Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Duyên sinh

07/02/201109:32(Xem: 10045)
07. Duyên sinh

THƯƠNGYÊU LÀ THÔNG CẢM
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo TL. 2005 - PL. 2549
07-

Duyênsinh

Hòathượng Nyanatiloka
BìnhAnson lược dịch

TiếngPālicủa lý Duyên khởi hay Duyên sinh là Paticcasamuppāda (tiếngAnh là Dependent Origination). Đây là thuyết về điều kiệntính (conditionality)của tất cả hiện tượng tâm lý- vật lý (tâm-vật). Thuyết nầy cùng với thuyết Vô ngã(anattā) lập thành điều kiện thiết yếu để có thểthông hiểu và thực chứng lời dạy của Đức Phật. Thuyếtnày diễn tả tính cách tương quan, có điều kiện tính, củamột dòng chảy liên tục gồm những hiện tượng tâm-vậtcủa sự hiện hữu, theo quy ước được gọi là cái Tôi (ego),con người, con vật, v.v.

Trongkhi thuyết Vô ngã được trình bày bằng cách phân tích, phânchia sự hiện hữu thành các thành tố, cho đến tận cùngchỉ còn là những hiện tượng trống rỗng, phi thực thể,thì ngược lại, lý Duyên khởi, được trình bày bằng lốitổng hợp, và chỉ rõ ràng mọi hiện tượng đều tươngquan với nhau, làm duyên (tạo điều kiện) cho nhau bằng cáchnầy hay cách khác. Toàn bộ tạng Thắng Pháp (Abhidhamma pitaka,A-tỳ-đàm tạng hay Vi Diệu Pháp tạng) chỉ đề cập haigiáo thuyết: tính chất Hiện tượng - nghĩa là vô ngã tính;và tính chất Duyên sinh - nghĩa là điều kiện tính, của mọisự hiện hữu. Giáo thuyết đầu hay phương pháp phân tích,được áp dụng trong Bộ Pháp Tụ (Dhammasangani),bộsách đầu tiên của tạng Thắng Pháp; giáo thuyết sau hay phươngpháp tổng hợp, áp dụng trong Bộ Vị Trí (Patthāna),bộ sách cuối cùng của tạng Thắng Pháp.

*

Mặcdù đề tài nầy thường được nhiều học giả Tây phươngbàn luận, nhưng đa số các vị ấy thường hiểu lầm ý nghĩavà mục đích thật sự của lý Duyên khởi. Ngay cả nhữngthuật ngữ dùng để chỉ 12 chi phần của giáo lý này cũngthường bị diễn dịch sai.

LýDuyên khởi thường được tóm lược như sau:

- Vôminh duyên hành: Do vô minh, các hành có điều kiện để sinhra. Hành là những tư tâm sở (cetanā)hay ý chí đưađến tái sinh, còn gọi là hành nghiệp.

- Hànhduyên thức: Do hành nghiệp (trong đời quá khứ) mà thức (hiệntại) có điều kiện phát sinh.

- Thứcduyên danh sắc: Do thức, các hiện tượng tâm-vật lý có điềukiện phát sinh.

- Danhsắc duyên lục nhập: Do danh sắc, sáu căn (5 căn vật lý vàý căn) có điều kiện phát sinh.

Quákhứ1.Vô minh (avijjā)
2.Hành (sankhārā)
Nghiệphữu (kamma-bhava)
5nhân: 1, 2, 8, 9, 10
Hiệntại3.Thức (viññāna)
4.Danh sắc (nāma-rūpa)
5.Lục nhập (āyatana)
6.Xúc (phassa)
7.Thọ (vedanā)
Sinhhữu (upapatti-bhava)
5quả: 3, 4, 5, 6, 7
8.Ái (tanhā)
9.Thủ (upādāna)
10.Hữu (bhava)
Nghiệphữu (kamma-bhava)
5nhân: 1, 2, 8, 9, 10
Vịlai11.Sinh (jāti)
12.Già chết (jarā-marana)
Sinhhữu (upapatti-bhava)
5quả: 3, 4, 5, 6, 7
- Lụcnhập duyên xúc: Do lục nhập, ấn tượng cảm quan (hay xúc)có điều kiện phát sinh.

- Xúcduyên thọ: Do xúc, cảm thọ có điều kiện phát sinh.

- Thọduyên ái: Do thọ, tham ái có điều kiện phát sinh.

- Áiduyên thủ: Do ái, chấp thủ có điều kiện phát sinh.

- Thủduyên hữu: Do thủ, mà hữu có điều kiện phát sinh. Hữulà tiến trình năng động và thụ động của đời sống,gồm Nghiệp hữu (nghiệp đưa đến tái sinh, kamma-bhava)và Sinh hữu (hậu quả của nghiệp hữu, upapatti-bhava).

- Hữuduyên sinh: Do nghiệp hữu mà có tiến trình tái sinh.

- Sinhduyên già chết: Do tái sinh, già và chết (sầu, bi, khổ, ưu,não) có điều kiện phát khởi. Như thế, toàn bộ khổ uẩnnầy lại sinh khởi tiếp tục trong tương lai.

Ðồbiểu dưới đây chỉ rõ tương quan duyên khởi giữa 3 đờikế tiếp (quá khứ, hiện tại và vị lai).

1.Vô minh duyên hành:Các nghiệp thiện, bất thiện về thân,ngữ, ý, đều do vô minh mà sinh khởi. Hành nghĩa là các tưtâm sở (cetanā, tác ý) thiện và bất thiện, nhữnghành động cố ý, tóm lại là Nghiệp (kamma, Sanskrit: karma).

Ởđây, Nghiệp trong Phật giáo chỉ là một thuật ngữ có nghĩalà những hành động cố ý, thiện hay ác, đem lại hậu quảtrong hiện tại, hoặc làm nhân cho số phận và sự tái sinhtrong tương lai. Nghiệp không bao giờ có nghĩa là hậu quảcủa hành động, như nhiều học giả Tây phương thường hiểulầm.

Bằngcách nào nghiệp hành được phát sinh do duyên vô minh? Vềbất thiện nghiệp tương ưng với tham, sân hay si, các nghiệphành nầy có điều kiện (duyên) là vô minh tương ưng bấtly với chúng, luôn luôn trong mọi trường hợp. Vậy, vô minhlà một duyên cho các bất thiện hành (nghiệp), qua câu sinhduyên (sahajāta-paccaya), tương ưng duyên (sampayutta-paccaya),hữu duyên (atthi-paccaya)v.v. Hơn nữa, vô minh đối vớibất thiện nghiệp còn là một duyên như thân y duyên (upanissaya-paccaya),chẳng hạn như khi vô minh đi kèm với tham, xúi giục mộtngười phạm các tội ác như giết người, trộm cắp, tàdâm, v.v. Trong trường hợp ấy, vô minh là một duyên tự nhiênthân y (pakati-upanissaya-paccaya). Nó cũng có thể trở thànhmột sở duyên thân y (ārammanūpanissaya-paccaya),duyêncủa tư tưởng chúng ta. Ðiều nầy xảy ra như trường hợpcó người nhớ lại một tình trạng vô minh về trước, phốihợp với khoái lạc, và khi hồi tưởng như thế, các bấtthiện pháp khởi lên, như dục tham, sầu, ưu, v.v.

Vớicác nghiệp (hành) thiện, vô minh chỉ có thể làm một điềukiện gọi là thân y duyên, chứ không bao giờ làm câu sinhduyên v.v., bởi vì thiện tâm vào lúc hành thiện đương nhiênkhông thể tương ưng với bất cứ một bất thiện pháp nào,như vô minh. Vô minh là một duyên, kể như tự nhiên thân yduyên (pakatupanissaya), chẳng hạn một người bị vôminh và thói khoe khoang thúc đẩy mà nỗ lực để đắc cácthiền, và cuối cùng nhờ kiên trì cũng đạt các thiện tâmấy. Vô minh cũng có thể là thân y duyên cho các nghiệp thiện,kể như sở duyên thân y, thí dụ một người tư duy về vôminh là căn để của mọi đau khổ trên đời, và cuối cùngđạt đến tuệ giác và nhập vào một trong bốn thánh đạo.

2.Hành duyên thức: Các Hành (nghiệp) thiện và bất thiện,là nguyên nhân cho sự tái sinh trong tương lai ở một sinh thúhay cõi (gati) thích hợp. Hành nghiệp đời trước tạođiều kiện cho sự khởi sinh trong bụng mẹ một tập hợpdanh sắc mới, gồm 5 uẩn, ở đây được biểu trưng bằngThức. Nhưng tất cả những dị thục thức (vipāka) nhưvậy (như nhãn thức, nhĩ thức, v.v.) cũng như tất cả tâmpháp tương ưng (thọ, v.v.) đều là vô ký về phương diệnnghiệp. Cần hiểu rằng ngay từ sát-na đầu tiên nhập thaimẹ, dị thục thức của bào thai đã hoạt động rồi.

Ðểgiải tỏa ngộ nhận của vài học giả Tây phương về lýDuyên khởi như là kinh nghiệm cá nhân về một sát-na nghiệpduy nhất và ngộ nhận về tính cách đồng thời của cả12 chi phần, ở đây, cần phải xác định rõ rằng lý Duyênkhởi phải được hiểu như gồm 3 đời kế tiếp; và điềunầy không những phù hợp với các trường phái Phật Giáokhác nhau, và với tất cả các luận giải cổ điển, mà cònphù hợp với giải thích có ghi trong kinh tạng. Thí dụ, trongTươngƯng Nhân Duyên (Tương Ưng, XII.51) có ghi: "Khi Vô minh(1) và Thủ (9) chấm dứt, thì không có Hành nghiệp (2=10),dù là công đức, phi công đức, hay bất động - phước hành,phi phước hành và bất động hành - được phát sinh, và nhưvậy không có Thức (3=11) nào sẽ khởi lên trở lại trongmột mẫu thai mới". Thêm vào đó: "Bởi vì, nếu Thứckhông tái xuất hiện trong mẫu thai, thì trong trường hợpấy, Danh sắc (4) có sinh khởi không?"Xin xem đồ biểuở trên.

Mụcđích của Đức Phật khi giảng dạy Duyên khởi là để chứngminh cho nhân loại đau khổ thấy rằng, do duyên vô minh vàbị mê hoặc mà cuộc tồn sinh và khổ đau hiện tại đãphát sinh; và do sự diệt tận của vô minh, và từ đó áidiệt và thủ diệt, mà không còn sự tái sinh nào sẽ tiếptheo, và như vậy, tiến trình hiện hữu đứng dừng lại,từ đó, chấm dứt mọi đau khổ.

3.Thức duyên danh sắc:Nếu không có Thức thì không thểcó tiến trình hiện hữu gồm tâm lý và vật lý. Danh (hayTâm, nāma) ở đây cần được hiểu là các tâm phápdị thục như là thọ, tưởng, hành (cetanā, ở đâychỉ cho phi nghiệp hành), xúc, tác ý (Trung Bộ, 9; Tương ƯngXII.2). Có bảy tâm sở (cetasika)căn bản tương ứngvới mỗi tâm: thọ, tưởng, hành, xúc, tác ý, mạng và định- như giải thích trong quyển Thắng Pháp Tập Yếu. Sắc (rūpa)ở đây có nghĩa là 4 thành tố vật lý (dhātu, giới:đất, nước, lửa, gió) và 24 sở tạo sắc (upādā-rūpa),theo Thắng Pháp.

Danhhay Tâm luôn luôn do duyên thức: Thức là một duyên kể nhưcâu sinh (sahajāta), hỗ tương (aññamañña), tươngưng (sampayutta)v.v. cho Tâm, vì 4 tâm uẩn luôn luôn hợpthành một đơn vị bất khả phân.

Thứcđối với Sắc là một duyên kể như câu sinh, chỉ vào lúcsát-na nhập thai, còn sau đó là một duyên như Hậu sinh duyên(pacchājāta-paccaya)và Thực duyên (āhāra). Cũng như cơn đói tiếp tụckhởi lên là một duyên và là một chỗ y cứ cho thân xácđã sinh từ trước, thức khởi lên sau đó cũng là một duyênvà chỗ sở y cho sự duy trì của thân tiền sinh.

4.Danh sắc duyên lục nhập:Sáu Nhập hay Sáu Xứ chỉ 5 giácquan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) và ý xứ (manāyatana),tức là tâm thức.

Tâm(danh, nāma) đối với 5 sắc xứ (5 giác quan, āyatana)là một duyên theo kiểu Hậu sinh duyên.

Tâm,nghĩa là thọ, v.v. với nghĩa là ý xứ - vì luôn luôn tươngưng với nhau, không rời - là một duyên theo kiểu câu sinhduyên.

Sắc(rūpa),ở đây là 4 giới (4 đại), đối với 5 sắc xứ, hay giácquan, là một duyên kể như Thân y duyên (nissaya).

Sắcvới nghĩa là 5 căn vật lý, đối với ý xứ là một duyênkể như thân y và tiền sinh (purejāta-paccaya).

5.Lục nhập duyên xúc:Nếu không có 5 giác quan thì khôngthể có cảm giác, và nếu không có ý xứ thì không có ấntượng của Tâm.

Nhưvậy, 5 giác quan - mắt, tai, mũi, lưỡi, thân - đối với 5ấn tượng tương ứng là một duyên, kể như thân y (nissaya)và tiền sinh (purejāta), còn ý xứ đối với ấn tượngtâm là một duyên kể như câu sinh, tương ưng, hỗ tương.

6.Xúc duyên thọ:Các ấn tượng cảm quan và ý thức đốivới cảm giác tương ưng, là một duyên kể như câu sinh, tươngưng, hỗ tương.

7.Thọ duyên ái:Bất cứ cảm giác nào, dù dễ chịu, khóchịu hay trung tính, thuộc thân hay tâm, quá khứ hay vị lai,đều có thể trở thành một duyên, theo kiểu Thân y duyên,loại Sở duyên thân y, cho tham ái. Ngay cả cảm giác đau đớnthuộc vật lý và tâm lý cũng có thể trở thành một Sởduyên thân y cho khát ái - do cái khát vọng muốn thoát ly khỏicảm giác đau đớn ấy.

8.Ái duyên thủ:Thủ được giải thích là một dạng tăngcường của khát ái. Có 4 loại thủ: (i) Dục thủ (kāmūpādāna):bám vào sắc dục; (ii) Kiến thủ (ditthūpādāna): chấpthủ vào tà kiến; (iii) Giới cấm thủ (sīlabbatūpādāna):chấp thủ vào nghi thức; (iv) Ngã luận thủ (attavādūpādāna):chấp thủ vào luận cứ có một bản ngã.

Dụcái đối với dục thủ là một duyên tự nhiên thân y. Ðốivới kiến thủ, giới cấm thủ và ngã luận thủ, thì áilà một duyên, theo kiểu câu sinh, hỗ tương, nhân duyên v.v.Nó cũng có thể là một duyên tự nhiên thân y. Chẳng hạn,do khát vọng tái sinh lên trời v.v. mà người ta có thể bámlấy những nghi thức, lễ tục, với hy vọng đạt đượcđối tượng khát ái của họ bằng cách đó.

9.Thủ duyên hữu:Các nghiệp hữu thiện và bất thiện,cũng như quả dị thục có tính cách thụ động - tiến trìnhtái sinh, đều bao hàm trong Hữu nầy.

Nghiệphữu gồm 5 nhân: vô minh, hành, ái, thủ, và tiến trình tạonghiệp (xem số 1, 2, 8, 9, 10 ở đồ biểu). Sinh hữu gồm 5nghiệp dị thục (xem số 3, 4, 5, 6, 7 ở đồ biểu).

Tiếntrình tạo nghiệp ở đây, nói cho đúng, là một thuật ngữđể chỉ chung các tư tâm sở tạo nghiệp và tất cả tâmsở tương ưng, trong khi vòng khoen thứ 2 (Hành) chỉ có tiêubiểu cho nghiệp tích lũy từ trước. Nhưng cả hai Hành vàHữu, thật ra, cũng chỉ cho một thứ, tức là nghiệp làmnhân cho Tái sinh, như sẽ trình bày dưới đây.

Thủcó thể là một thân y duyên cho nhiều loại nghiệp thiệnvà bất thiện. Chẳng hạn Dục thủ có thể là một duyênthân y tự nhiên cho sát sinh, trộm cướp, tà dâm, tà ngữ,tà niệm v.v. Giới cấm thủ có thể đưa đến tự mãn, cuồngtín, tàn bạo v.v. Thủ đối với ác nghiệp tương ưng, cũnglà một duyên theo kiểu câu sinh, tương ưng, hỗ tương.

10.Hữu duyên sinh:Do nghiệp hữu thiện hay bất thiện màcó Sinh hữu hay tiến trình tái sinh. Câu số 2 và 10, như đãtrình bày, thật ra cùng chỉ một điều là nghiệp làm nhâncho tái sinh, nói cách khác, tư tâm sở (tác ý) là hạt giống,từ đó khởi lên lên đời sống mới, cũng như từ hột xoàikhởi lên cây xoài mới.

Ởđây, 5 nghiệp nhân (vô minh, hành, ái, thủ, hữu) thuộc đờiquá khứ là điều kiện cho những nghiệp quả trong đời hiệntại; và 5 nghiệp nhân trong hiện tại là điều kiện cho 5nghiệp quả (dị thục quả: thức, danh sắc, lục nhập, xúc,thọ) của đời kế tiếp (xem đồ biểu ở trên). Bộ luậnThanh Tịnh Ðạo, chương XVII, có ghi:

Cónăm nhân trong quá khứ,
Vànăm quả trong đời hiện tại.

Hiệntại chúng ta lại gieo năm nhân,

Vàtương lai gặt hái năm quả.
Trongtiến trình biến chuyển liên tục của hiện tượng tâm-vậtnầy, không có một cái gì truyền từ một sát-na nầy đếnsát-na kế tiếp. Vì thế, không có một thực thể trườngtồn hay bản ngã, cái tôi, ở trong tiến trình hiện hữu đểluân chuyển từ đời nầy đến đời sau. Không có mộtcon người hay một linh hồn nào đi từ đời trước đếnđời nầy; tuy vậy, bào thai hiện tại không thể hiện hữunếu không có những nhân duyên đi trước (Thanh Tịnh Ðạo,Chương XVII). Có thể chứng minh điều nầy bằng nhiều vídụ, như tiếng vang, ánh sáng ngọn đèn, dấu ấn, hay hìnhảnh do gương phản chiếu (Thanh Tịnh Ðạo, Chương XVII).

Ngườinào không biết gì về các pháp do duyên sinh, và không hiểurằng nghiệp (hành) là do vô minh sinh ra, v.v. thì sẽ nghĩ rằngchính cái ngã của mình biết hoặc không biết, hành độngvà sai khiến hành động, và chính cái ngã ấy khởi lên vàolúc tái sinh. Hoặc người ấy cho rằng các nguyên tử, haymột vị Tạo hóa, với sự trợ giúp của tiến trình thainghén, đã hình thành cái thân nầy, hay chính cái ngã có cáccăn gây cảm thọ, ước muốn, chấp thủ, tiếp tục và táihiện hữu trong một sự thọ sinh mới. Hoặc người ấy chorằng tất cả loài hữu tình sinh ra do định mệnh, hay tìnhcờ ngẫu nhiên sinh ra (Thanh Tịnh Ðạo, Chương XVII).

Khinghe nói đạo Phật dạy rằng bất cứ gì trong thế gian đềudo duyên sinh, một số người có thể kết luận là đạo Phậtgiảng dạy một loại định mệnh thuyết, và con người khôngcó ý chí tự do, hoặc ý chí là không tự do.

Thậtra, vấn đề con người có một ý chí tự do hay không thìkhông cần thiết đối với người Phật tử, vì người ấybiết rằng ngoài những hiện tượng tâm-vật hằng biến ccũngchỉ là một giả danh, không tương ứng với một thực tạinào. Vấn đề ý chí có tự do hay không cũng phải đượcdẹp bỏ, vì ý chí hay hành là một hiện tượng tâm chỉchớp lên trong một sát-na, và như vậy, nó không có một hiệnhữu kế tục từ trong sát-na trước. Về một sự kiện khônghiện hữu, hay chưa hiện hữu, ta không thể hỏi nó có tựdo hay không tự do. Câu hỏi duy nhất có thể chấp nhận là:-Sự phát sinh của ý chí có vượt ngoài duyên sinh, hay nó cũnglà duyên sinh?Nhưng câu hỏi đó cũng có thể áp dụngcho tất cả tâm pháp khác, và các hiện tượng vật lý nữa.Nói cách khác, câu hỏi đó là cho tất cả mọi sự kiện,tất cả sự sinh khởi của bất cứ cái gì. Câu trả lờisẽ là: - Dù là do ý chí sinh, hay do cảm thọ sinh, hay dobất cứ tâm pháp, sắc pháp nào sinh, thì sự sinh khởi củabất cứ việc gì cũng đều tùy thuộc vào các duyên (điềukiện). Nếu không có duyên, thì không bao giờ có cái gì cóthể sinh khởi hay hiện hữu được.

Theođạo Phật, mọi sự thuộc tâm lý hay vật lý xảy ra phùhợp với các định luật và các điều kiện (duyên). Nếukhông như vậy, thì chỉ có một mớ hỗn độn càn khôn vàsự ngẫu nhiên bất định. Nhưng điều nầy không thể xảyra, và nó mâu thuẫn với mọi định luật của tư duy.

11.Sinh duyên già chết:Nếu không có sinh ra thì không thểcó già chết, không có nỗi đau đớn và khổ não. Như vậy,Tái sinh đối với Già chết là một duyên, kể như Thân yduyên (upanissaya).

*

Vềtầm quan trọng của lý Duyên khởi, Ðức Phật dạy:

"NầyAnandā, giáo pháp Duyên khởi này rất thâm sâu, thật sự thâmsâu. Chính vì không thông hiểu giáo pháp này mà thế gian giốngnhư một cuộn chỉ rối ren, một tổ chim, một bụi rậm laulách, và không thể thoát khỏi các đọa xứ, cõi dữ, phảichịu khổ đau trong vòng luân hồi sinh tử." (Trường Bộ,15)

Trongmột đoạn kinh khác, Ngài dạy rằng:

"Ngườinào hiểu được lý Duyên khởi, là hiểu Pháp; và ngườinào hiểu được Pháp, là hiểu lý Duyên khởi." (Trung Bộ,28)

(Trích:Nyanatiloka Maha Thera,
"BuddhistDictionary" - Từ điển Phật học,

SriLanka, 1970)





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/12/2010(Xem: 6607)
Năm giờ sáng, mây xám tuy mỏng, nhưng che phủ bầu trời, che cả những vì sao muộn khiến không gian ẩm tối, lạnh lẽo và rưng rức quạnh hiu! Vậy mà có vị Phật lặng thinh ngồi đó...
04/12/2010(Xem: 6449)
Nói đến chữ tu, có người lầm tưởng rằng phải bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ vợ con để tìm nơi non cao thanh vắng, hoặc ở chùa, ở am mới gọi là tu. Không phải như thế đâu, tu có nghĩa là sửa đổi, trau dồi. Sửa là sửa hư, sửa sai, sửa lạc lầm, sửa xấu thành tốt, sửa dữ thành hiền, tà vạy thành ngay thẳng, tối tăm thành sáng suốt, si mê thành giác ngộ, phàm phu thành thánh hiền, chúng sanh thành Phật, sanh-tử thành Niết-Bàn.
03/12/2010(Xem: 5605)
Một đệ tử đang ở trong tù viết thư cho Rinpoche khẩn cầu ngài ban những thực hành cho quãng đời còn lại của anh. Rinpoche đã trả lời như sau. Bài do Michelle Bernard biên tập.
03/12/2010(Xem: 18062)
Cuốn sách mang đến cho bạn đọc những suy ngẫm nghiêm túc về hạnh phúc mà đôi khi có thể chúng ta ngộ nhận hoặc lầm lẫn với niềm sung sướng.
30/11/2010(Xem: 11725)
Đức Phật dạy rằng nếu muốn tự giải thoát ra khỏi thế giới Ta bà thì phải tuân theo ba lời giáo huấn tối thượng như sau : đạo đức, chú tâm và trí tuệ. Khi nào biết noi theo ba lời giáo huấn ấy thì ta sẽ đạt được sự giải thoát cá nhân...
28/11/2010(Xem: 8158)
Lâu lắm chúng tôi không có cơ hội về giảng cũng như nhắc nhở sự tu hành cho toàn thể chư Tăng Ni ở khu Đại Tòng Lâm. Hôm nay được ban tổ chức trường hạ Đại Tòng Lâm mời về thăm và nói chuyện với tất cả Tăng Ni và Phật tử nơi đây, tôi liền hoan hỉ chấp nhận.
27/11/2010(Xem: 11626)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
25/11/2010(Xem: 26806)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội.
25/11/2010(Xem: 12975)
Cuộc sống xô bồ và dồn dập trong các xã hội phương Tây không cho phép một số người có thì giờ đọc toàn bộ những quyển sách liên quan đến các vấn đề khúc mắc của tâm linh. Vì thế nhiều tác giả chọn lọc các lời thuyết giảng, các câuphát biểu ngắn gọn hoặc các đoản văn ý nghĩa nhất để gom lại thành sách giúp người đọc dễ theo dõi và tìm hiểu, vì họ muốn đọc hay muốn dừng lại ở đoạn nàocũng được. Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sáchtheo thể loại trên đây. Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma vềPhật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo chọn lọc từ các bài diễn văn,phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
23/11/2010(Xem: 7114)
Chiếc y của người xuất gia Phật giáo biểu trưng cho sự thanh bần, giản đơn, và quan trong hơn cả là nó nối kết người mặc với vị thầy bổn sư của mình - Đức Phật...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]