Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Bốn sự thật cao quý

07/02/201109:32(Xem: 10191)
03. Bốn sự thật cao quý

THƯƠNGYÊU LÀ THÔNG CẢM
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo TL. 2005 - PL. 2549

-03-

Bốnsự thật cao quý
Tríchlục kinh điển

Bàinầy dựa theo bản Anh ngữ "The Four Noble Truths - A Study Guide"của Tỳ-khưu Thanissaro, đăng trong trang web Access-to-Insight,và các bản Việt ngữ của Hòa Thượng Thích Minh Châu (ÐạiTạng Kinh Việt Nam).
ÐứcThế Tôn bảo các vị Tỳ-khưu: "Nầy các Tỳ-khưu, bởi vìkhông thông hiểu, không thấu đạt Bốn Sự Thật Cao Quý (TứDiệu Ðế) mà ta cũng như quý vị từ lâu đã phải trảiqua nhiều kiếp luân hồi trong vòng sinh tử. Bốn sự thậtấy là gì?

Vìkhông thông hiểu Sự Thật về Khổ (Khổ Ðế) mà chúng taluân hồi, không thông hiểu Sự Thật về Nguồn Gốc củaKhổ (Tập Ðế), không thông hiểu về Sự Thật về ÐoạnDiệt Khổ (Diệt Ðế), không thông hiểu Sự Thật về ConÐường Diệt Khổ (Ðạo Ðế), mà chúng ta đã phải luânhồi trong vòng sinh tử. Bằng cách thông hiểu, bằng cách thấuđạt Sự Thật về Khổ, Sự Thật về Nguồn Gốc của Khổ,Sự Thật về Ðoạn Diệt Khổ, Sự Thật về Con Ðường DiệtKhổ, lòng tham thủ về sinh hữu được đoạn tận, sự hỗtrợ để sinh hữu được phá hủy, và từ đó không còn phảitái sinh nữa."

-Kinh Ðại Bát Niết Bàn (Trường Bộ, 16)
ÐứcPhật giảng về sự Giác Ngộ của Ngài:

"Trikiến phát sinh, minh sát phát sinh, tuệ giác phát sinh, hiểubiết phát sinh, minh kiến phát sinh trong ta, về những điềumà từ trước ta chưa từng nghe đến:

- Ðâylà Sự Thật Tuyệt Ðối về Khổ ... Khổ nầy phải đượcthông hiểu ... Khổ nầy vừa được thông hiểu.

- Ðâylà Sự Thật Tuyệt Ðối về Nguồn Gốc của Khổ ... NguồnGốc nầy phải được đoạn tận ... Nguồn Gốc nầy vừađược đoạn tận.

- Ðâylà Sự Thật Tuyệt Ðối về Sự Diệt Khổ ... Diệt Khổnầy phải được trực nghiệm ... Diệt Khổ nầy vừa đượctrực nghiệm.

- Ðâylà Sự Thật Tuyệt Ðối về Con Ðường Diệt Khổ ... ConÐường nầy phải được thực chứng ... Con Ðường nầyvừa được thực chứng.

Nầycác vị Tỳ-khưu, khi nào mà sự hiểu biết và nhận thứcnầy của ta - với ba vòng chuyển và mười hai kết hợp vềbốn Sự Thật Tuyệt Ðối đó - không tinh thuần, ta khôngthể khẳng định rằng ta là Bậc Chánh Ðẳng Chánh Giác,vượt hơn tất cả mọi loài trong vũ trụ, chư thiên, ma quỷ,phàm phu, tu sĩ, vua chúa và thường dân. Tuy nhiên, ngay khi sựhiểu biết và nhận thức nầy của ta - với ba vòng chuyểnvà mười hai kết hợp về bốn Sự Thật Tuyệt Ðối đó- hoàn toàn thật sự tinh thuần, ta khẳng định rằng ta làBậc Chánh Ðẳng Chánh Giác, vượt hơn tất cả mọi loàitrong vũ trụ, chư thiên, ma quỷ, phàm phu, tu sĩ, vua chúa vàthường dân. Tuệ giác và tri kiến phát khởi trong ta: 'SựGiải Thoát đã xảy ra. Ðây là kiếp sống cuối cùng. Khôngcòn phải tái sinh nữa.'"

-Kinh Chuyển Pháp Luân (Tương Ưng, 56.11)
1.Diệu Ðế về Khổ

1.a)Ðịnh nghĩa:

"Nầycác vị Tỳ-khưu, đây là Diệu Ðế về Khổ: Sinh là khổ,già là khổ, chết là khổ; ưu sầu, than khóc, đau đớn, buồnrầu, và tuyệt vọng là khổ; liên kết với những điềukhông ưa thích là khổ, cách ly những điều ưa thích là khổ;không đạt được những gì mong muốn là khổ; tóm lại, cảnăm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) để tham thủ làkhổ."

-Kinh Chuyển Pháp Luân (Tương Ưng, 56.11)
1.b)Sáu căn:

"Vàthế nào là Diệu Ðế về Khổ? Câu trả lời phải là sáucăn đều khổ. Sáu căn đó là gì? Là căn của mắt (nhãncăn), căn của tai (nhĩ căn), căn của mũi (tỷ căn), căn củalưỡi (thiệt căn), căn của thân (thân căn), và căn của ý(ý căn). Ðây là Sự Thật Cao Quý về Khổ."

-Tương Ưng, 56.14
1.c)Khổ như lửa cháy:

"Tấtcả đều là lửa cháy. Cái gì là lửa cháy?

- Mắtlà lửa cháy. Hình sắc là lửa cháy. Nhận thức từ mắtlà lửa cháy. Tiếp cận qua mắt là lửa cháy. Những gì sinhkhởi tùy thuộc vào sự tiếp cận qua mắt, cảm giác nhưlà khoái lạc, đau đớn, hoặc không lạc không đau, đềuđang thiêu cháy...

- Tailà lửa cháy. Âm thanh là lửa cháy. Nhận thức từ tai làlửa cháy. Tiếp cận qua tai là lửa cháy. Những gì sinh khởitùy thuộc vào sự tiếp cận qua tai, cảm giác như là khoáilạc, đau đớn, hoặc không lạc không đau, đều đang thiêucháy...

- Mũilà lửa cháy. Mùi hương là lửa cháy. Nhận thức từ mũilà lửa cháy. Tiếp cận qua mũi là lửa cháy. Những gì sinhkhởi tùy thuộc vào sự tiếp cận qua mũi, cảm giác như làkhoái lạc, đau đớn, hoặc không lạc không đau, đều đangthiêu cháy...

- Lưỡilà lửa cháy. Vị nếm là lửa cháy. Nhận thức từ lưỡilà lửa cháy. Tiếp cận qua lưỡi là lửa cháy. Những gìsinh khởi tùy thuộc vào sự tiếp cận qua lưỡi, cảm giácnhư là khoái lạc, đau đớn, hoặc không lạc không đau, đềuđang thiêu cháy...

- Thânlà lửa cháy. Vật xúc chạm là lửa cháy. Nhận thức từthân là lửa cháy. Tiếp cận qua thân là lửa cháy. Nhữnggì sinh khởi tùy thuộc vào sự tiếp cận qua thân, cảm giácnhư là khoái lạc, đau đớn, hoặc không lạc không đau, đềuđang thiêu cháy...

- Ýlà lửa cháy. Tư tưởng là lửa cháy. Nhận thức từ ý làlửa cháy. Tiếp cận qua ý là lửa cháy. Những gì sinh khởitùy thuộc vào sự tiếp cận qua ý, cảm giác như là khoáilạc, đau đớn, hoặc không lạc không đau, đều đang thiêucháy. Thiêu cháy với gì? Thiêu cháy với lửa tham, lửa sân,và lửa si. Ta nói với quý vị rằng tất cả đều đang thiêucháy với sinh, già, chết, ưu sầu, than khóc, đau đớn, buồnrầu, và tuyệt vọng."

-Tương Ưng, 35.28
2.Diệu Ðế về Nguồn Gốc của Khổ

"Nầycác vị Tỳ-khưu, đây là Diệu Ðế về Nguồn Gốc của Khổ:lòng tham thủ làm cho sinh hữu - kèm theo với ham muốn và ưathích, thêm vào chỗ nầy chỗ kia, nghĩa là tham thủ các dụclạc, tham thủ thường sinh, tham thủ đoạn sinh."

-Kinh Chuyển Pháp Luân (Tương Ưng, 56.11)
Aisống trong đời này,
Bịái dục buộc ràng
Sầukhổ sẽ tăng trưởng,
Nhưcỏ Bi gặp mưa.

Aisống trong đời này
Áidục được hàng phục
Sầurơi khỏi người ấy
Nhưgiọt nước lá sen. (Pháp Cú, 335-336)

Nhưcây bị chặt đốn,
Gốcchưa hại vẫn bền
Áitùy miên chưa nhổ,
Khổnày vẫn sanh hoài. (Pháp Cú, 338)

3.Diệu Ðế về Sự Diệt Khổ

"Nầycác vị Tỳ-khưu, đây là Diệu Ðế về Diệt Khổ: sự tànlụn và ngưng không còn tàn dư, sự xuất ly, sự từ bỏ,sự giải phóng, và sự buông bỏ lòng tham thủ."

-Tương Ưng, 56.11
3.a)Tháo gỡ các nguyên nhân về khổ:

"Tabảo với các vị Tỳ-khưu, việc chấm dứt các lậu hoặckhông thể nào có được nơi những người không thấy vàkhông biết. Thấy gì và biết gì? 'Ðây là sắc, đây là nhâncủa nó, đây là sự tan biến của nó. Ðây là cảm thọ,đây là nhân của nó, đây là sự tan biến của nó. Ðây làtưởng, đây là nhân của nó, đây là sự tan biến của nó.Ðây là hành, đây là nhân của nó, đây là sự tan biến củanó. Ðây là thức, đây là nhân của nó, đây là sự tan biếncủa nó.' Việc chấm dứt các lậu hoặc chỉ có thể xảyra nơi những người thấy và biết như thế.

Tuệgiác về sự đoạn diệt khi đoạn diệt hiện hữu là do duyênsinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh. Duyên sinhcủa nó là gì? Ðó là sự giải phóng.

- Giảiphóng là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyênsinh. Duyên sinh của nó là gì? Ðó là sự lạnh nhạt.

- Sựlạnh nhạt là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu khôngdo duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Ðó là sự chán chường.

- Chánchường là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không doduyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Ðó là tri kiến về bảnchất của sự vật.

- Trikiến về bản chất của sự vật là do duyên sinh. Nó khôngthể xảy ra nếu không do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì?Ðó là tâm định tĩnh.

- Tâmđịnh tĩnh là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu khôngdo duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Ðó là thư thái.

- Thưthái là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyênsinh. Duyên sinh của nó là gì? Ðó là khinh an.

- Khinhan là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyênsinh. Duyên sinh của nó là gì? Ðó là hỷ.

- Hỷlà do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh.Duyên sinh của nó là gì? Ðó là lạc.

- Lạclà do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh.Duyên sinh của nó là gì? Ðó là tín tâm.

- Khổlà do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh.Duyên sinh của nó là gì? Ðó là tái sinh.

- Táisinh là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyênsinh. Duyên sinh của nó là gì? Ðó là hữu.

- Hữulà do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh.Duyên sinh của nó là gì? Ðó là thủ.

- Thủlà do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh.Duyên sinh của nó là gì? Ðó là tham muốn.

- Thammuốn là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyênsinh. Duyên sinh của nó là gì? Ðó là thọ.

- Thọlà do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh.Duyên sinh của nó là gì? Ðó là tiếp xúc.

- Tiếpxúc là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyênsinh. Duyên sinh của nó là gì? Ðó là sáu xứ (mắt, tai, mũi,lưỡi, thân, ý).

- Sáuxứ là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyênsinh. Duyên sinh của nó là gì? Ðó là danh sắc.

- Danhsắc là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyênsinh. Duyên sinh của nó là gì? Ðó là thức.

- Thứclà do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh.Duyên sinh của nó là gì? Ðó là nghiệp hành.

- Nghiệphành là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyênsinh. Duyên sinh của nó là gì? Ðó là vô minh.

Cũngnhư khi chư thiên làm mưa sấm, trút nước vào vùng núi cao,nước nầy chảy xuống theo triền dốc, làm đầy các khe núi,hang động. Khi các khe và hang động đầy tràn, nước sẽchảy xuống các hồ nhỏ. Khi các hồ nhỏ đầy tràn, nướcsẽ chảy xuống các hồ lớn. Khi các hồ lớn đầy tràn,nước sẽ chảy xuống các dòng suối. Khi các dòng suối đầytràn, nước sẽ chảy xuống các sông lớn. Khi các sông lớnđầy tràn, nước sẽ chảy ra đại dương. Cùng thế ấy:

Hànhcó vô minh là duyên,
Thứccó hành là duyên
Danhsắc có thức là duyên
Sáuxứ có danh sắc là duyên,
Tiếpxúc có sáu xứ là duyên,
Thọcó tiếp xúc là duyên,
Thammuốn có thọ là duyên,
Chấpthủ có tham muốn là duyên,
Hữucó chấp thủ là duyên,
Sinhcó hữu là duyên,
Hoạnkhổ có sinh là duyên,
Tíntâm có hoạn khổ là duyên,
Lạccó tín tâm là duyên,
Hỷcó lạc là duyên,
Khinhan có hỷ là duyên,
Thưthái có khinh an là duyên,
Tâmđịnh tĩnh có thư thái là duyên,
Trikiến về bản chất của sự vật có tâm định tĩnh là duyên,
Chánchường có tri kiến về bản chất của sự vật là duyên,
Lạnhnhạt có chán chường là duyên,
Giảiphóng có lạnh nhạt là duyên,
Tuệgiải thoát có giải phóng là duyên."
-Tương Ưng, 12.23
3.b)Lý Duyên Sinh:

"Phươngcách cao quý nào cần phải được nhận thấy đúng đắn vàphân biệt rõ ràng bằng trí tuệ? Ðây là lúc một ngườiđệ tử cao sang quán xét được rằng:

Khicái nầy hiện hữu thì cái kia hiện hữu
Từviệc khởi sinh cái nầy thì có khởi sinh cái kia.
Khicái nầy không hiện hữu thì cái kia không hiện hữu,
Từviệc đoạn diệt cái nầy thì có đoạn diệt cái kia."

Nóicách khác:

"Vôminh là duyên của hành,
Hànhlà duyên của thức,
Thứclà duyên của danh sắc,
Danhsắc là duyên của sáu xứ,
Sáuxứ là duyên của tiếp xúc,
Tiếpxúc là duyên của thọ,
Thọlà duyên của tham,
Thamlà duyên của chấp thủ,
Chấpthủ là duyên của hữu,
Hữulà là duyên của sinh,
Sinhlà duyên của già, chết, ưu sầu, than khóc,
đauđớn, buồn rầu, và tuyệt vọng.

Ðólà nguồn gốc rốt ráo của hoạn khổ.

Giờđây, chấm dứt và đoạn diệt vô minh, đưa
đếnđoạn diệt hành,
Ðoạndiệt hành đưa đến đoạn diệt thức,
Ðoạndiệt thức đưa đến đoạn diệt danh sắc,
Ðoạndiệt danh sắc đưa đến đoạn diệt sáu xứ,
Ðoạndiệt sáu xứ đưa đến đoạn diệt tiếp xúc,
Ðoạndiệt tiếp xúc đưa đến đoạn diệt cảm thọ,
Ðoạndiệt cảm thọ đưa đến đoạn diệt tham muốn,
Ðoạndiệt tham muốn đưa đến đoạn diệt chấp thủ,
Ðoạndiệt chấp thủ đưa đến đoạn diệt hữu,
Ðoạndiệt hữu đưa đến đoạn diệt sinh,
Ðoạndiệt sinh đưa đến đoạn diệt già, chết, ưu sầu, than khóc,đau đớn, buồn rầu, và tuyệt vọng.

Ðó làsự chấm dứt rốt ráo các hoạn khổ.

Ðâylà phương cách cao quý cần phải được nhận thấy đúngđắn và phân biệt rõ ràng bằng trí tuệ."

-Tăng Chi, 10.92
4.Diệu Ðế về Con Ðường Diệt Khổ

4.a)Bát Chánh Ðạo:

"Nầycác vị Tỳ-khưu, đây là Diệu Ðế về Con Ðường DiệtKhổ, đó chính là Con Ðường Tám Chánh: Chánh Kiến, ChánhTư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn,Chánh Niệm, Chánh Ðịnh."

-Kinh Chuyển Pháp Luân (Tương Ưng, 56.11)
BátChánh Ðạo là Pháp Thừa (Dhamma-yana):

"NàyAnanda, Con Ðường Tám Chánh nầy là đồng nghĩa với cỗ xetối thượng, là cỗ xe Pháp, là sự chiến thắng vô thượngtrong mọi chiến trận nhiếp phục tham, sân, si."

-Tương Ưng, 5.4
Ðịnhnghĩa về tám chi phần:

"Nàycác vị Tỳ-khưu, thế nào là chánh tri kiến? Ðó làsự thông hiểu về khổ, sự thông hiểu về nguyên nhân củakhổ, sự thông hiểu về sự diệt khổ, và sự thông hiểuvề con đường diệt khổ.

Thếnào là chánh tư duy? Ðó là tư duy về sự xuất ly, tưduy về vô sân, tư duy về vô hại.

Thếnào là chánh ngữ? Ðó là từ bỏ nói láo, từ bỏ nóihai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phùphiếm.

Thếnào chánh nghiệp? Ðó là từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấycủa không cho, từ bỏ hành động tà dâm.

Thếnào là chánh mạng? Ðó là đoạn trừ tà mạng, nuôisống với chánh mạng.

Thếnào là chánh tinh tấn? Ðó là tinh tấn ngăn chận khôngcho khởi sanh các bất thiện pháp chưa sanh, tinh tấn trừ diệtcác bất thiện pháp đã sanh, tinh tấn phát khởi các thiệnpháp chưa sanh, và tinh tấn duy trì các thiện pháp đã sanh.

Thếnào là chánh niệm? Ðó là sống quán thân trên thân,nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu trên đời;sống quán thọ trên thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phụcmọi tham ưu trên đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm,tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu trên đời; sống quánpháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phục mọitham ưu trên đời.

Thếnào là chánh định? Ðó là ly dục, ly pháp bất thiện,chứng và trú Thiền-na thứ nhất, một trạng thái hỷ lạcdo ly dục sanh, có tầm, có tứ; rồi làm cho tịnh chỉ tầmvà tứ, chứng và trú vào Thiền-na thứ hai, một trạng tháihỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhấttâm; rồi ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảmsự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú,chứng và trú vào Thiền-na thứ ba; rồi xả lạc, xả khổ,diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú vào Thiền-nathứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh."

-Tương Ưng, 5.8
4.b)Tìm lại Con Ðường Cũ Xa Xưa:

"Cómột người đang đi theo một con đường mòn trong rừng. Ðộtnhiên người ấy tìm ra được một con đường cũ xa xưa màcác vị tiền nhân thường dùng. Người ấy liền đi theo conđường ấy. Sau đó, người ấy tìm lại được thành phốcổ xưa mà ngày trước đã có nhiều người trú ngụ, vớicác công viên, vườn cây, hồ ao, đền đài tráng lệ. Ngườiấy trở về, báo cáo với vua và các quan đại thần: 'Thưabệ hạ, khi thần dân đi theo con đường mòn trong rừng, thầndân đã tìm lại được một con đường cũ xa xưa. Thần dânliền đi theo con đường ấy. Sau đó, thần dân tìm lại đượcthành phố cổ xưa mà ngày trước đã có nhiều người trúngụ, với các công viên, vườn cây, hồ ao, đền đài tránglệ. Kính xin bệ hạ hãy trùng tu lại thành phố ấy.' Sauđó, nhà vua và các quan đại thần quyết định trùng tu thànhphố cổ đó, và về sau, thành phố nầy trở nên phồn thịnh,đông dân cư, phát triển lớn mạnh và giàu có.

Cùngthế ấy, ta đã tìm lại con đường cũ xa xưa, một con đườngmà các Bậc Chánh Ðẳng Chánh Giác đều đi qua trong các thờikỳ trước. Con đường cũ xa xưa đó là gì? Ðó là Con ÐườngTám Chánh: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp,Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Ðịnh. Ta đãđi theo con đường ấy.

Theocon đường đó, ta đã có được tri kiến về già và chết,tri kiến về nguyên nhân của già và chết, tri kiến về đoạndiệt già và chết, tri kiến về con đường đoạn diệt giàvà chết.

Theocon đường đó, ta đã có được tri kiến về sinh, tri kiếnvề nguyên nhân của sinh, tri kiến về đoạn diệt sinh, trikiến về con đường đoạn diệt sinh.

Theocon đường đó, ta đã có được tri kiến về hữu, tri kiếnvề nguyên nhân của hữu, tri kiến về đoạn diệt hữu, trikiến về con đường đoạn diệt hữu.

Theocon đường đó, ta đã có được tri kiến về chấp thủ,tri kiến về nguyên nhân của chấp thủ, tri kiến về đoạndiệt chấp thủ, tri kiến về con đường đoạn diệt chấpthủ.

Theocon đường đó, ta đã có được tri kiến về tham muốn, trikiến về nguyên nhân của tham muốn, tri kiến về đoạn diệttham muốn, tri kiến về con đường đoạn diệt tham muốn.

Theocon đường đó, ta đã có được tri kiến về thọ, tri kiếnvề nguyên nhân của thọ, tri kiến về đoạn diệt thọ, trikiến về con đường đoạn diệt thọ.

Theocon đường đó, ta đã có được tri kiến về tiếp xúc, trikiến về nguyên nhân của tiếp xúc, tri kiến về đoạn diệttiếp xúc, tri kiến về con đường đoạn diệt tiếp xúc.

Theocon đường đó, ta đã có được tri kiến về sáu xứ, trikiến về nguyên nhân của sáu xứ, tri kiến về đoạn diệtsáu xứ, tri kiến về con đường đoạn diệt sáu xứ.

Theocon đường đó, ta đã có được tri kiến về danh sắc, trikiến về nguyên nhân của danh sắc, tri kiến về đoạn diệtdanh sắc, tri kiến về con đường đoạn diệt danh sắc.

Theocon đường đó, ta đã có được tri kiến về thức, tri kiếnvề nguyên nhân của thức, tri kiến về đoạn diệt thức,tri kiến về con đường đoạn diệt thức.

Theocon đường đó, ta đã có được tri kiến về nghiệp hành,tri kiến về nguyên nhân của nghiệp hành, tri kiến về đoạndiệt nghiệp hành, tri kiến về con đường đoạn diệt nghiệphành.

Trikiến được như thế, ta đã truyền dạy lại cho các nam vànữ tu sĩ, nam và nữ cư sĩ, để đời sống thánh thiện nầyđược trở nên hùng mạnh, huy hoàng, quảng bá sâu rộng chochư thiên và loài người".

-Tương Ưng, 12.65
4.c)Con đường giải thoát:

"NầySubhada, nếu giáo pháp nào mà không hàm chứa Bát Chánh Ðạothì giáo pháp đó không đào tạo các vị sa môn đạt đạoquả thứ nhất (Dự lưu, Tu-đà-hoàn), không đào tạocác vị sa môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư-đà-hàm),không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ ba (Bấtlai, A-na-hàm), không đào tạo các vị sa môn đạt đạoquả thứ tư (Vô sanh, A-la-hán).

NầySubhada, nếu giáo pháp nào có hàm chứa Bát Chánh Ðạo thìgiáo pháp đó sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quảthứ nhất, sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứhai, sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ ba, sẽđào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ tư.

NầySubhada, giáo pháp của Ta có hàm chứa Bát Chánh Ðạo nên giáopháp đó đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất,đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ hai, đào tạocác vị sa môn đạt đạo quả thứ ba, đào tạo các vị samôn đạt đạo quả thứ tư. Các hệ giáo pháp khác đềukhông đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thánh, đắctuệ giải thoát. Nầy Subhada, khi nào các vị sa môn tu tậpvà truyền giảng Chánh Pháp một cách đúng đắn thì thếgiới nầy sẽ không bao giờ trống vắng các bậc A-la-hángiải thoát."

-Kinh Ðại Bát Niết Bàn (Trường Bộ, 16:214)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2018(Xem: 8298)
Người xưa sáng tác thơ ca là để thể hiện tâm tư, tình cảm của mình trước thời cuộc, “Thi ngôn chí”, Bà Bang Nhãn làm thơ cũng không ngoài mục đích đó. Cuối thế kỷ XIX, đất nước ta bị thực dân Pháp xâm chiếm. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh mất nước, bà không khỏi đau buồn trước cảnh non sông gấm vóc của cha ông đã nằm trong tay giặc. Sự xuất hiện những bài thơ “Qua cửa Hàn”, “Vịnh Ngũ Hành Sơn” bộc lộ một tâm sự yêu nước thiết tha mà vô cùng kín đáo của bà đã đưa bà bước lên một vị trí xứng đáng trên văn đàn.
14/12/2018(Xem: 9056)
Câu chuyện xôn xao dư luận những ngày qua là những cái tát ở Quảng Bình và Thủ đô Hà Nội. Xôn xao ở đây không chỉ là những cái tát mà là chính là tại sao cô giáo lại ra lệnh cho các học sinh tát bạn mình, thậm chí chính cô giáo, tấm gương sáng về đạo đức trong bạn và trong tôi lại giơ tay tát học trò. Chuyện gì nên nông nỗi này!
11/12/2018(Xem: 7874)
Bài viết này bàn về khả năng tên gọi 12 con giáp có gốc là tiếng Việt cổ, chú trọng đến chi thứ 12 là Hợi, đặc biệt cho năm Kỷ Hợi sắp đến (5/2/2019). Bài này đánh số là 5B vì là phần tiếp theo của các bài 5, 5A cùng một chủ đề - các bài 5 và 5A đã được viết cách đây nhiều năm. Trong thời gian soạn bài
10/12/2018(Xem: 7160)
Buổi sớm mai ngày cuối tuần. Đang đọc sách và thưởng trà. Tự nhiên nhớ đến thầy Vạn Lợi, một vị tu sỹ đang giảng dạy tại Học viện Phật giáo Việt Nam trên Sóc Sơn và tại viện Trần Nhân Tông. Nhấc máy gọi cho thầy. Thầy Vạn Lợi nhấc máy hàn huyên. Rồi thầy rủ đi Hưng Yên, về chùa Cổ Am.
10/12/2018(Xem: 5699)
Sáng nay nhận tờ lịch đón năm mới 2019 đầu tiên đến nhà. Vẫn là Báo Giác Ngộ như mọi năm. Ảnh Lịch mang chủ đề "Sen". Thư pháp tiếng Việt bình dị chân phương của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Lịch có 7 tờ, lật giở từng tờ, đọc và suy ngẫm, thích nhất là tờ lịch của tháng 9&10, câu "Có Bùn mới có Sen", bởi:
09/12/2018(Xem: 6224)
CẤU TRÚC THÂN TÂM Nguyên bản: The Inner Structure Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
04/12/2018(Xem: 5332)
Từ khi đọc được lời dạy của Sư Ông Thích Nhất Hạnh trong TRÁI TIM CỦA BỤT rằng , có người đến tuổi trung niên rồi 60 hay nhiều hơn nữa mà chưa bao giờ có đủ thì giờ để ngắm nhìn sâu sắc vào một đóa hoa đang nở trong vườn hay ngắm ánh trăng đang tỏa sáng bên song cửa vào đêm rằm ....tôi chợt tư duy nghĩ lại những gì thật sự gọi là giá trị một đời người , thế nào là hạnh phúc một đời người và phải chăng ta chưa biết được mình đang là người hạnh phúc ...
01/12/2018(Xem: 8099)
Nếu trong lúc chúng con tụng chú Lăng Nghiêm mà phát âm không hoàn toàn chính xác thì có sao không? Ngày xưa có một ông lão tu hành rất chân thật, nên lúc nào ông cũng không rãnh rỗi. Ông lão làm gì? Ông lão trì chú, tức là trì “Lục Tự Đại Minh Chú.” Nhưng ông lão tu hành này niệm không đúng. Bởi vì ông đã không hỏi cho rõ ràng cách đọc như thế nào, mà lại tự ý đặt ra. Hoặc là ông có hỏi qua, nhưng vì trí nhớ không mấy gì tốt, cho nên người ta dạy: khi chữ khẩu (口) bên cạnh chữ Án (奄) thì có âm đọc là Án (奄)Vì thế mà ông nghĩ rằng khi chữ khẩu có thêm chữ Ngưu (牛), thì nhất định cũng đọc là Ngưu. Thật ra chữ đó không phải phát âm là Ngưu (牛) mà có âm đọc là Hồng (吽). Thế là ông lão niệm câu chú Án Ma Ni Bát Di Ngưu, Án Ma Ni Bát Di Ngưu, Án Ma Ni Bát Di Ngưu. Ông lão cứ như vậy mà niệm rất thành tâm, rất hứng thú. Với lòng nhiệt tâm và nghị lực trì niệm của ông, thì thật là bao nhiêu sức mạnh của chữ ngưu ( trâu ) đó như phát xuất ra vậy.
29/11/2018(Xem: 7555)
Trong cương vị Thống Đốc tiểu bang Hawaii, bản thân là một Phật tử và là da màu, David Yutaka Ige suy nghĩ thế nào trong thời đại của Tổng Thống Trump, một người Thiên Chúa Giáo không gương mẫu và là một chính khách không tin các nghiên cứu về biến đổi khí hậu? Tạp chí Lion’s Roar đã có bài phỏng vấn Thống Đốc David Yutaka Ige về nhiều phương diện, đặc biệt về suy nghĩ của một Phật tử như Ige. Ông David Ige sinh ngày 15/1/1957, giữ chức Thống Đốc tiểu bang Hawaii từ năm 2014, và tái thắng cử năm 2018. Là một đảng viên Dân Chủ, trước đây từng là Thượng nghị sĩ cấp tiểu bang Hawaii (1996-2014), Dân biểu cấp tiểu bang Hawaii (1985-1995).
27/11/2018(Xem: 8245)
Bài này là phần 3 trong loạt bài viết về hiện tượng đồng hóa âm thanh trong ngôn ngữ với tâm điểm là tiếng Việt. Phần 1 bàn về cách dùng ròng rọc < rọc rọc, phưng phức < phức phức, nơm nớp < nớp nớp, phấp phất/phất phới/phân phất < phất phất và khám bệnh < khán bệnh. Phần 2 bàn về cách dùng Huyền Trang < Huyền Tảng/Tráng, Tịnh Độ < Tịnh Thổ. Phần 3 chú trọng vào cách dùng tẩm liệm so với tấn/ tẫn/tẩn liệm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]