Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Y nghĩa bất y ngữ

02/02/201108:57(Xem: 6173)
14. Y nghĩa bất y ngữ

CƯ TRẦN LẠC ĐẠO
Cư Sĩ Chánh Trực
Toronto, Canada 1999 - PL 2543

Y nghĩa bất y ngữ

Lời nói chẳng động tâm ta.
Dù lời nói ngọt hay là đắng cay.

Trên thế gian này, chúng ta thường gặp, nhiều điều phiền não, lắm nỗi khổ đau, sinh ra do bởi, lời nói con người. Chỉ cần thoáng nghe, một lời nặng nhẹ, một lời phê bình, phê phán chỉ trích, dù đúng hoặc sai, một lời bóng gió, vu vơ mơ màng, một lời truyền miệng, hoặc chuyện rỉ tai, con người liền khởi, tâm niệm bực bội, tức giận bất an.

Người nào chấp ngã, tự ái quá độ, đụng độ tức thì, bùng nổ chiến tranh, sanh ra lớn chuyện, người đi bệnh viện, kẻ đi lao tù. Người nào tự chế, ngoài mặt tĩnh bơ, nhưng ở trong lòng, sóng gió ba đào, về đến tận nhà, ăn không biết ngon, tối ngủ chẳng yên. Những lời khó nghe, văng vẳng bên tai, một cách dai dẳng, chẳng biết làm sao, dứt bỏ cho được. Cái người nói ra, những lời khó nghe, đã đi đâu mất, đã quên từ lâu. Chỉ có người nghe, cảm thấy nặng nhọc, như bò kéo xe. Tại sao như vậy? Bởi vì người nghe, nghe rồi thì dính, dính rồi đem vào, chất chứa bên trong, kho tàng tâm thức, lâu lâu nhớ lại, tức giận một mình!

Bởi vậy cho nên, nếu như muốn có, cuộc sống hằng ngày, an lạc hạnh phúc, chúng ta nên dẹp, bỏ tự ái xằng, bằng cách diệt trừ, chấp ngã chấp pháp, luôn luôn thực hành: Giáo Pháp Vô Ngã, bằng cả tấm lòng: Từ Bi Hỷ Xả, nhứt là hiểu rõ, thực hành "Tứ Y" như lời Phật dạy, cuộc sống hằng ngày, của mỗi chúng ta.

Giáo lý Tứ Y, ở trong đạo Phật, gồm có bốn điều:

Y Pháp Bất Y Nhân, Y Nghĩa Bất Y Ngữ, Y Trí Bất Y Thức, Y Liễu Nghĩa Bất Y Bất Liễu Nghĩa.

* * *

Trong bài viết này, chúng ta đề cập: "Y Nghĩa Bất Y Ngữ". Câu này có nghĩa: chúng ta chỉ nên, quan tâm ý nghĩa, không nên chấp chặt, ngôn ngữ văn tự, không nên chấp chặt, lời nói chữ viết, nếu chúng không có, ý nghĩa gì cả. Làm được như vậy, chúng ta bớt nhiều, phiền não khổ đau, trên thế gian này.

Có những lời nói, thực ra vô nghĩa, nhưng cũng có thể, làm cho người khác, bực mình bực mẫy, giận lẫy bất an. Chẳng hạn như là: có người nói rằng, mình ngu như bò, mà bày đặt trò, dạy đời dạy đạo, xạo quá xá chừng! Chẳng hạn như là: có người nói rằng, mình chép bài viết, của các người khác, rồi để tên mình, xưng là tác giả!

Nếu như thu nhận, các câu nói đó, chứa trong tâm trí, rồi sanh phiền não, bất an giận tức, quả thực như là: chúng ta không được, thông minh cho lắm. Các loại câu nói, tương tự như vậy không có căn cứ, vào chỗ nào cả, chúng ta khởi tâm, giận tức làm gì, cho mệt tấm thân. Thực ra nên hiểu, những lời nói đó, đều là vô nghĩa, bởi vì chính mình, không ngu không dốt, bởi vì chính mình, không phải con bò, bởi vì chính mình, không chép trộm bài, của bất cứ ai, cho nên không cần, quan tâm chú ý, những lời như vậy.

Những lời nói đó, trên thế gian này, thực là quá nhiều, thường làm điêu đứng, khổ nạn người nghe. Người đời thường thích, nói ra những lời, chọc tức người khác, bằng những lời nói, mơ hồ vu vơ, không có căn cứ, không có nghĩa gì. Thí dụ có người, hỏi chúng ta rằng: Tại sao dạo này, anh hay là chị, bị mất uy tín, quá xá như vậy? Câu hỏi thế đó, không có ý nghĩa, chỉ nhằm mục đích, chọc tức mà thôi. Chúng ta nghe rồi, thì thôi đừng nhớ, có thể lờ đi, như không nghe thấy, bởi vì nếu hiểu, một cách tường tận: giáo lý "vô ngã", không có "bản ngã", nên không thu nhận, những lời như vậy, vào trong tâm trí.

Hiểu được như vậy, làm được như vậy, chúng ta không còn, cảm thấy bực bội, phiền não khổ đau. Hoặc khiêm nhường hơn, từ tốn đáp rằng: Chúng tôi đâu có, uy tín hồi nào, để mất cơ chứ! Hoặc là có người, phê bình chúng ta, thường hay nóng tánh, chúng ta lập tức, phản ứng tức thì, lên tiếng cãi chánh, khởi tâm niệm bực, quả thực người ta, nói chẳng có sai, chứ còn gì nữa!

Thậm chí có người, viết bài phê phán, miệt thị chỉ trích, mạ lỵ chửi bới, vu khống sỉ vả, khiêu khích lăng nhục, bôi lọ chụp mũ, đặt điều bịa chuyện, nhưng chúng ta y nghĩa bất y ngữ, họ không thể nào, xúc phạm đụng chạm, gây ra phiền não, tạo thêm khổ đau, cho chúng ta được.

Người ta cố ý, đưa lửa tới đốt, mình không đáp ứng, không đưa thân tâm, ra để lãnh đủ, thì họ chỉ đốt, "hư không" mà thôi, chẳng nhằm nhò gì, đến chúng ta cả. Chửi bới hồi lâu, không thấy ép phê, không thấy hiệu quả, không thấy động đậy, về phía chúng ta, họ cũng chán nản, cảm thấy hao hơi, phí công tổn sức, rồi tự ngưng thôi.

Còn nếu ngược lại, chúng ta phản ứng, lên tiếng cãi chánh, thanh-minh-thanh-nga, nói gần nói xa, biện bạch phải quấy, cho rõ đúng sai, cũng giống như là, thổi hơi vào lửa, cho bùng thêm lên, hà hơi tiếp sức, gây thêm cảm hứng, tạo thêm duyên cớ, cho họ làm tới, chuốc thêm phiền não, khổ đau mà thôi.

Lúc Phật tại thế, gặp người ngoại đạo, đi theo quấy rầy, nhưng vẫn thản nhiên, cất bước khoan thai, như không có chuyện, xảy ra gì cả. Người đó thấy Phật, tiếp tục lặng thinh, bèn chặn lại hỏi: Này ông Cồ Đàm, có chịu thua chưa? Lúc đó Đức Phật, từ tốn nói kệ:

Người hơn thì thêm oán. Kẻ thua ngủ chẳng yên.

Hơn thua đều xả hết. Giấc ngủ được an lành.

Lại còn thêm nữa, tâm của chúng ta, luôn luôn tưởng tượng, cho nên gây ra, phiền não khổ đau. Một lời nói ra, diễn giải kiểu nào, tùy tâm người nghe. Có người nói ra, một câu thực là: vô-thưởng-vô-phạt, vô-ý-vô-tứ, chẳng ngụ ý gì, chúng ta tưởng tượng, suy diễn thêm ra, vẽ rắn thêm chân, để rồi chuốc lấy, giận dỗi bực bội, phiền não khổ đau. Chuyện này xảy ra, trong mọi cuộc sống, của các gia đình, ở khắp mọi nơi, rất là thường xuyên.

Trong cuộc nói chuyện, bàn cãi thảo luận, ở giữa đám đông, thường dễ mích lòng, chỉ vì câu nói, của một con người, cộng thêm tâm trí, tưởng tượng phong phú, của các người khác.

Nếu trong gia đình, người vợ người chồng, nói ra lời nào, đều được hiểu theo, khía cạnh tốt đẹp, đừng có tưởng tượng, khía cạnh xấu dở, cuộc sống gia đình, chắc chắn hạnh phúc. Dễ chịu một chút, cảm thông một chút, tha thứ một chút, cuộc sống chắc chắn, vui vẻ khỏe khoắn, nhiều hơn một chút!

Khi chúng ta nói, tốt cho người nào, người đó sẽ ráng, cố gắng giữ gìn, được tốt như vậy. Người đó sẽ ráng, phát huy mặt tốt, bỏ điều không tốt. Chẳng hạn như là: cha mẹ rầy la, nhiếc mắng con cái, nhưng không bao giờ, mở lời khen thưởng, cũng không bao giờ, nói tốt con cái, thậm chí nhiều khi, đem các tật xấu, của con cái mình, nói với người ngoài, trước mặt con cái. Tác dụng giáo dục, sẽ rất tiêu cực, dễ gây buôn bực, cho con cái mình!

Có câu chuyện sau, đáng cho các bậc, phụ huynh nghiền ngẫm: Có một chú tiểu, sống trong tu viện, đợi khi trời tối, thường hay leo tường, đi ra ngoài chơi. Vị sư trụ trì, biết được việc ấy, nhưng chẳng nói gì. Hôm nọ sau khi, đi chơi trở về, chú tiểu leo tường, trở vào bên trong, bởi vì trời tối, không có đèn dầu, đặt chân ngay đầu, của vị sư phụ, thay vì chiếc ghế, dùng để trèo tường, ra chơi bên ngoài.

Vị thiền sư đó, chẳng nói nửa lời, quở phạt trách móc, còn ân cần khuyên: Con đi ngủ đi, đã khuya rồi đó! Từ đó về sau, chú tiểu cảm thông, không dám tái phạm, bèn hạ quyết tâm, hết lòng hết sức, tận tâm tận tình, tận lực tận sức, tu học tinh tấn. Về sau trở thành, một vị thiền sư, nổi tiếng khắp nơi, giúp ích đạo đời, nhiều người lợi ích. Bởi vậy cho nên, trong sách có câu:

Tha thứ thì thư thái. Thư thái thì thành tựu.

Thành tựu thì thanh thản. Thanh thản thì thảnh thơi.

Có rất nhiều khi, người ta nói xong, lời nói khó nghe, làm mình khó chịu, ngày này ngày khác, tháng này tháng khác, năm này năm khác, trong khi người nói, quên mất lâu rồi, còn mình thì sao, lúc nào cũng nhớ, ôn đi lập lại, làm khổ lỗ tai, vợ chồng con cái.

Như vậy nên biết, nếu như chúng ta, không hề chấp chặt, lời nói vô nghĩa, câu văn bài viết, xuất phát từ lòng, ganh tị đố kỵ, ghen ghét hơn thua, hận thù thành kiến, nhứt định chắc chắn, chúng ta sẽ không, nhức đầu nhói tim, khỏi cần uống thuốc, chẳng cần xức dầu, nghĩa là chúng ta, không hề phiền não, và chẳng khổ đau.

Chẳng hạn như khi: chúng ta đi dự, mãn tiệc ra về, chủ nhà gói quà, đem ra biếu tặng, chúng ta không nhận, tức nhiên chủ nhà, giữ quà đó lại. Cũng y như vậy, người đời thường tặng, lời khen tiếng chê, đầu môi chót lưỡi, chúng ta không nhận, tức nhiên sẽ được: ăn ngon ngủ yên, an lạc hạnh phúc.

Trong sách có câu:

Thần khẩu nó hại xác phàm.

Người nào nói quá họa làm khổ thân.

Hoặc:

Lỡ chân gượng được đứng lên.

Lỡ miệng gây họa phải đền trả thôi.

Hoặc:

Nước đổ còn khó hốt thay.

Nói rồi hối hận chẳng hay chút nào.

Trong kinh nghiệm sống hằng ngày, ít ai hối hận vì ít nói,

nhưng nhiều người hối hận vì nói nhiều, và nói quá lời.

Trong gia đình nào, vợ chồng đồng lòng, tu tâm dưỡng tánh, nếu vợ hay chồng, nói lời khó nghe, người kia vui vẻ: nói bớt chút đi, giảm 50% nhe, sao mắc quá vậy? Người vợ hay chồng, nghe qua liền tỉnh, nở nụ cười tươi. Thế là mọi sự, mọi việc bình yên, vui vẻ khỏe khoắn, gia đình hạnh phúc, chắc chắn không nghi! Gia đình như vậy, khỏi coi thầy bói, khỏi tới luật sư, khỏi thăm bác sĩ, mặt không như khỉ, tâm hồn phơi phới, thanh thản thảnh thơi, vui tươi suốt ngày!

Trong lòng chất chứa, quá nhiều lời nói, thường là khó nghe, nên khó tiêu hóa, tâm của chúng ta, sẽ bị bất an, ngày ăn không ngon, đêm ngủ không yên, thành tiên mắc đọa, thực là tai họa, cuộc đời kém vui. Nếu chúng ta hiểu, lời nói người khác, khía cạnh tốt đẹp, chắc chắn cuộc đời, sẽ vui vẻ hơn.

Như trong gia đình, vợ chồng con cái, nói lên lời nào, đều được mọi người, hiểu theo ý tốt, vui vẻ đón nhận, chắc chắn gia đình, luôn luôn hạnh phúc, không có tranh cãi, khỏi phải cầu nguyện, khỏi cần van xin, thần linh thượng đế, phù hộ độ trì.

Người nào đang mang, mắt kiếng màu hồng, sẽ thấy cuộc đời, hồng hồng vui tươi, sáng sáng trong trong. Bằng như ngược lại, người nào đang mang, mắt kiếng màu đen, sẽ thấy cuộc đời, u ám tối thui, nhìn thấy người nào, cũng tưởng là ma, đen thủi đen thùi! Hạnh phúc thối lui, phiền não khổ đau, khởi đầu từ đó!

Trong kinh sách có, câu chuyện như sau: Chú tiểu theo sau, hầu vị hòa thượng, cả hai đang đi, trên con đường làng. Nhìn thấy cảnh tượng, các người nông dân, làm lụng vất vả, các con trâu cày, cực nhọc vô cùng, nhiều con côn trùng, bị lưỡi cày cắt, đau đớn oằn oại, khắp nơi trên ruộng, chú tiểu phát tâm, đại từ đại bi, thương xót chúng sanh, bèn thốt lên rằng: Con quyết tu hành, cho thành chánh quả, để độ chúng sanh.

Vị hòa thượng tán: Con tâm bồ tát, hãy đi phía trước, để thầy đi sau, con chớ đi mau, thầy không theo kịp. Đi thêm một đoạn, cảm thấy mệt quá, chú tiểu bèn than: Tu hành thiệt khổ! Không tu sướng hơn! Vị hòa thượng phán: Con đã thối tâm, hãy đi phía sau, để thầy đi trước! Câu chuyện có nghĩa: Nói nhiều chừng nào, thố lộ người biết, tâm của chính mình, động nhiều chừng ấy! Đơn giản như vậy!

Trên đời này có, rất nhiều người thích, thần thông phép lạ, chứ không quan tâm, tu tâm dưỡng tánh. Chẳng hạn như là: họ tất thích được, chứng thiên nhãn thông, và thiên nhĩ thông. Tức là khả năng, thấy được ngàn dặm, nghe được ngàn dặm, xuyên sơn cách vách. Những người như vậy, nếu được thần thông, không còn an ổn, chắc chắn khổ đau, vô cùng vô tận.

Tại sao như vậy? Bởi vì nên biết, những lời sau lưng, lời nói sau vách, lời nói nơi xa, thường là những lời, nói rất khó nghe, như bò kéo xe, không nói trước mặt, đó là những lời, phát từ tâm ma, không phải tâm Phật, chẳng hạn như là: tâm tham sân si, ganh tị đố kỵ, hơn thua phải quấy, thị phi đúng sai.

Trong sách có câu: "Tiếng lành đồn gần. Tiếng dữ đồn xa".

Khi nghe được những, lời nói như vậy, bởi vì không biết, tu tâm dưỡng tánh, chắc chắn con người, khởi tâm tức giận, cuộc sống bất an, bắt đầu cho những, phiền não khổ đau, xảy ra sau đó, bởi do tâm ma, từ chính mình ra, khiến mình phản ứng, đối chọi trả đủa, những điều nghe được, những điều thấy được, do thiên nhĩ thông, do thiên nhãn thông!

Bởi vậy cho nên, đạo Phật chủ trương: tu tâm dưỡng tánh, dừng nghiệp chuyển nghiệp, chuyển hóa cuộc đời, phiền não khổ đau, biến thành an lạc, hạnh phúc trần gian.

Ở trong đạo Phật, không hề quan trọng, các chuyện thần thông, phép lạ kỳ hoặc, không cần biết đến, tượng đá biết khóc, thiệt hay là không, không cần biết đến, tranh chảy nước mắt, thiệt hay là không, không cần biết đến, thần thánh hiện ra, ở trên vách tường, trên các đám mây, trên các ngọn cây, trên nóc nhà thờ, trên các cánh đồng, hay trong giáo đường, trong các chùa miễu, thiệt hay là không.

Tại sao như vậy? Bởi vì nên biết, những chuyện thần thông, không thiệt không tưởng, chẳng hề đem lại, ích lợi gì cả, cho việc tu học, tu tâm dưỡng tánh, chẳng hề đem lại, an vui lợi lạc, cho bất cứ ai. Người nào chỉ biết, quan tâm đến chuyện, thần thông phép lạ, linh thiêng huyền bí, mơ mơ hồ hồ, cầu nguyện van xin, tức là người đó, lạc vào tà giáo, hành theo ngoại đạo, không phải Chánh Pháp, đúng của đạo Phật, dù người đó là: tu sĩ tại chùa, Phật Tử tại gia!

Hơn nữa chúng ta, cần lưu ý rằng: chính con người thường, làm việc cứu xét, phong thánh phong thần, cho nhiều người khác, qua đời trước kia, vì không giữ được, mạng sống của họ, nên phải hy sinh. Để rồi sau đó, cũng chính con người, cầu nguyện thần thánh, trở lại giúp đỡ, phù hộ độ trì, bảo vệ gìn giữ, chính thân mạng mình, và linh hồn mình! Thực là lẩn quẩn! Thực là loanh quanh! Thực là ngây thơ! Như người đang mơ, chưa chịu tỉnh thức!

Đối với lời nói, sách vở cổ kim, từ đông sang tây, ca dao tục ngữ, truyền miệng thế gian, có thực là nhiều, chẳng hạn như là:

"Ăn thì phải nhai, nói thì phải nghĩ".

"No ăn mất ngon. Giận nói mất khôn".

"Thân giáo hơn là khẩu giáo".

"Người khôn nói ít hiểu nhiều.

Người ngu nói mấy cũng liều tấm thân".

"Nên làm gương hơn là nói bằng lời".

"Deeds speak louder than words".

"Người khôn nói ít mà hay.

Người nào nói lắm dù hay cũng nhàm".

"Hay làm hơn là hay nói. Hay nói không bằng nói hay".

Người ta thường chê những kẻ "Năng thuyết bất năng hành", tức là những kẻ, chỉ biết nói suông. Chẳng hạn như là: sống trong gia đình, muốn có hạnh phúc, người làm cha mẹ, nên phải làm gương, cho con bắt chước, người nào hổn xược, con cũng làm theo, người nào gian dối, con cũng dối gian, làm sao đàng hoàng, thẳng ngay cho được? Nhân nào quả nấy! Hình nào ảnh nấy!

Trong sách có câu: "Trên đường chó sủa, cứ mặc chó sủa, đoàn người đang đi, vẫn tiếp tục đi", có ngụ ý rằng: người đời thường hay, lắm lời nhiều chuyện, lắm miệng to mồm, thường xen vào chuyện, của nhiều người khác, thường hay chơi trò, thọc gậy bánh xe, thường thích ngậm máu, phun người lấm lem, thường phao tin đồn, rêu rao nhảm nhí, nản chí người ngay, thường hay phê phán, cho người đâm chán, chẳng muốn làm gì, ích lợi mọi người. Người đời cho đó, là hạng chó sủa, chẳng đáng quan tâm, vững lòng tiến bước, đoàn người cứ đi, chẳng vì chó sủa, đâm ra nản lòng, thối chí uổng công.

Tuy nhiên người biết, tu tâm dưỡng tánh, thường không ví họ, tệ hại như chó, theo thói thường tình, không coi những người, thường hay mắng chửi, hay thường tâng bốc, là những kẻ thù.

Tại sao như vậy? Bởi vì thế này, nếu làm như vậy, tâm mình bị động, bực bội bất an, công phu tu tập, khó mà khá được. Trái lại, chúng ta nên coi, họ như những bực, thiện hữu tri thức, những vị giám khảo, trên đường tu đạo, thử thách tâm mình, tu tập đến đâu, nếu biết chăn trâu, hãy giữ tâm mình, bình tĩnh thản nhiên, an nhiên tự tại, trước mọi sóng gió, mọi tiếng khen chê, phê bình chỉ trích, nói khích nói trêu, vững tâm bồ đề, chẳng hề lay chuyển. Làm được như vậy, công phu tu tập, mau chóng đạt thành, kết quả mỹ mãn.

* * *

Tóm lại nếu như, chúng ta thực hành, "y nghĩa bất y ngữ" được bao nhiêu, cuộc sống chúng ta, an lạc hạnh phúc, tương ứng bấy nhiêu. Y nghĩa bất y ngữ giúp con người, cải thiện đời sống, chuyển hóa hoàn cảnh. Hoàn cảnh an vui, hay là khổ não, đều do chúng ta, tạo ra gây ra.

Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật có dạy:

"Nhất Thiết Duy Tâm Tạo".

Nghĩa là tất cả mọi sự mọi việc đều do tâm của chúng ta tạo ra. Hiểu sai lời nói, chấp chặt ngôn ngữ, chắc chắn sinh sự. Sinh sự sự sinh. Nếu như chúng ta, muốn sống trong cảnh, an nhiên tự tại, thì hãy ráng nhớ: "y nghĩa bất y ngữ". Thực là đơn giản!

Trong sách Phật học, các từ ngữ như: "vô học", "hư thân", ý nghĩa thâm sâu. Người muốn thực hành, tu tâm dưỡng tánh, phải học kinh điển, và đem áp dụng, đời sống hằng ngày. Cho đến lúc nào, không chỗ chứng đắc, không phải học nữa, lúc đó được gọi: là bậc vô học, tức là bồ tát. Còn cái từ ngữ, hư thân nghĩa là: cái thân tứ đại, tất cả chúng ta, đều là giả tạm, hư dối không thực, tạm bợ vô thường, biến đổi luôn luôn, tùy theo thời gian, cho đến lúc bị, hư hoại mất đi, về với cát bụi. Ở ngoài thế gian, cũng những chữ đó, nhưng có nghĩa khác, ý xấu tiêu cực, thường dùng ám chỉ, miệt thị người khác.

Trong Kinh Di Giáo, Đức Phật có dạy:

"Không nên quan tâm, đến chuyện thế gian.

Không nên loan truyền, các loại tin đồn".

Tây phương dịch là: "You should not concern yourselves with worldly affairs, nor yet circulate rumours".

Tại sao như vậy? Bởi vì nên biết, các chuyện thế gian, thường là những chuyện, nhơn ngã thị phi, phải quấy đúng sai, tranh chấp hơn thua. Các loại tin đồn, thường không căn cứ, không có xác thực, không đáng tin cậy, khó kiểm chứng được, chỉ nhằm làm hại, thanh danh người khác.

Những chuyện thế gian, các loại tin đồn, thảy đều làm cho, tâm trí con người, bất an chao động, có hại mà thôi, chẳng ích lợi gì, đem đi rao truyền! Những kẻ xấu mồm, các người xấu miệng, lấy làm thích thú, khi thấy chúng ta, bực bội bất an, vì những lời nói, cố ý của họ. Đó chính là điều, mà họ mong muốn.

Nếu như chúng ta, bình tĩnh thản nhiên, như không có chuyện, gì xảy ra cả, những lời vu oan, sẽ tan biến dần, đi vào quên lãng. Chúng ta chỉ nên, dành hết thì giờ, tập trung lo chuyện, tu tâm dưỡng tánh, cho đến khi được: giác ngộ giải thoát.

Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng có dạy:

Tắng ái bất quan tâm.

Trường thân lưỡng cước ngọa.

Nghĩa là những chuyện, thương thương ghét ghét, chẳng làm bận lòng, chúng ta sẽ nằm, thẳng hai chân cẳng, mà an giấc ngủ, khỏi phải trằn trọc, khỏi phải trăn trở, nằm đếm một hai, ba bốn trăm ngàn! Khỏe re! Khỏe ru!

Như vậy chính là: "y nghĩa bất y ngữ".








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2015(Xem: 8365)
Mùa hè tôi về thăm quê, nhân tiện ghé Viện Phật Học Vạn Hạnh để thăm và đảnh lễ Cố Đại Lão Hòa Thượng Minh Châu. Sau khi vào Tổ Đường Hòa Thượng Chơn Nguyên thắp hai cây hương và trao cho tôi. Hai cây hương rất lạ, dài gần gấp tư cở thường mua ở chợ bây giờ và tỏa mùi thơm ngào ngạt. Tôi vốn đã bị bệnh dị ứng nhiều năm nay, thường ngửi mùi hương là phải hách xì liên miên. Ở nhà, ngay cả những hộp hương thơm có người mang từ Nhật về biếu hay mua tại các cửa hàng bên Mỹ, loại hương cây ít khói, đựng trong hộp và không có que bên trong
01/02/2015(Xem: 7816)
Sinh ra không được lạnh lặn, thiếu đi đôi bàn tay nhưng Hạnh đã vượt lên số phận để vươn lên và ông trời đã không phụ lòng Hạnh. Sinh ra đã không có tay, nhiều người lại đồn thổi rằng Hạnh bị “ma ám”, tuy nhiên, vượt qua mọi khó khăn, cậu bé Hạnh khiến nhiều người phải cảm phục nghị lực của em khi em dùng chân viết chữ, chải đầu, chạy xe và hơn cả là em đã đoạt huy chương bơi lội. Đó là cậu bé Hồ Hữu Hạnh (16 tuổi, ngụ xã Gia Canh, huyện Định Quán, Đồng Nai). Là con trai đầu trong gia đình có bốn anh chị em nhưng Hạnh lại là người khác biệt nhất. Khi sinh ra Hạnh không có tay. Nhưng điều gia đình và mọi người xung quanh ngạc nhiên là khi lên 3 tuổi, Hạnh đã dùng chân cầm nắm những vật nhỏ như lược chải tóc, đồ chơi...
31/01/2015(Xem: 7899)
Như một thiện duyên, tôi khởi sự viết tản văn khi đã lớn tuổi. Dầu cho tâm thế là nhẹ nhàng khi viết, nhưng nhiều lúc cứ tự trách mình, sao trí nhớ mình dở để đến nỗi những gì mình đọc, những gì mình nghe bị cuốn đi đâu; thế là khi viết, phải đi tìm tài liệu, rồi đi hỏi. Vì vậy, tôi rất phục những người có trí nhớ tốt, lại càng khâm phục những người nghiên
30/01/2015(Xem: 9906)
Hôm mồng 08 tháng 12 Âm lịch (27/01/2015), Tổ đình Thiền tông Thiếu Lâm Tự tổ chức nấu Cháo Bát Lạp, để dâng cúng dường Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, hoạt động này đã thu hút hàng trăm Phật tử tham gia chế biến món truyền thống với hương vị đặc trưng này. Hôm nay cũng là Lễ hội Cháo Bát Lạp nhân Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, được gọi là “Pháp Bảo Tiết”. Vào buổi sáng lúc 08 giờ 30 phút, Hòa thượng Thích Vĩnh Tín, Phương trượng Thiếu Lâm Tự, cùng đại chúng vân tập Đại Hùng Bửu điện cử hành cung phụng Pháp hội, những tình nguyện viên, thiện nam tín nữ Phật cầu Phúc.
26/01/2015(Xem: 9777)
Bất cứ tổ chức nào muốn tồn tại lâu dài và muốn phát triển mục đích, cũng như tôn chỉ của mình đến với đa số quần chúng, thì tổ chức đó phải có nhân sự. Nhân sự là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển hay suy vong của tổ chức. Đào tạo nhân sự thiếu phẩm chất Bi Trí Dũng, đó là nguyên nhân suy thoái của Tổ chức GĐPT. Đào tạo nhân sự có đầy đủ phẩm chất Bi Trí Dũng, đó là nguyên nhân tồn tại và phát triển của Tổ chức GĐPT.
20/01/2015(Xem: 7867)
Đến bây giờ mới thấy đây. Câu nói này của ai mà nghe quen thuộc thế? Của Nguyễn Du rồi. Ô hay! Cái ở đây chỉ có thể thấy được khi mình trở về được với cái bây giờ. Đến được cái bây giờ thì mới thấy được cái ở đây. Cái ở đây là cái không gian. Cái bây giờ là cái thời gian.
20/01/2015(Xem: 7182)
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của Phật Giáo Tây Tạng là tương duyên sanh khởi hay duyên sanh. Không điều gì có thể tồn tại hay có thể xảy ra trên chính nó mà không liên hệ và nương tựa vào những nhân tố khác. Hơn thế nữa, mọi thứ sinh khởi từ một phức hợp của nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh; không thứ nào sinh khởi từ việc chỉ dựa trên một nguyên nhân hay từ hoàn toàn không nguyên nhân. Thí dụ, một thân thể khỏe mạnh sinh khởi, trên trình độ nội tại, lệ thuộc trên tất cả những nội tạng và hệ thống chức năng của nó biểu hiện trong sự hòa điệu với nhau.Về trình độ ngoại tại, sức khỏe tốt cũng tùy thuộc vào thuốc men, dinh dưỡng, sự săn sóc ân cần từ người khác, môi trường, và v.v… Tương tự thế, một xã hội lành mạnh sinh khởi, trên trình độ nội tại, lệ thuộc vào toàn thể những nhóm thành viên của nó hợp tác với nhau và hoạt động hòa hiệp với nhau. Ở trình độ ngoại tại, xã hội lành mạnh cũng tùy thuộc vào những nhân tố kinh tế, chính trị môi trường, cũng như hoàn cảnh thế giới
20/01/2015(Xem: 7165)
Một nhóm 50 người đang tham dự một seminar, đột nhiên diễn giả ngừng lại và đề nghị nhóm tham gia một hoạt động, ông ta đưa cho mỗi người một quả bóng bay và yêu cầu từng người viết tên của mình lên quả bóng bay. Sau đó, những quả bóng bay được đưa tới một căn phòng khác. Những người tham dự bước vào căn phòng có những quả bóng và phải tìm ra quả bóng có tên của họ trong vòng 5 phút. Mọi người đều cố gắng tìm quả bóng có tên của mình, xô đẩy những người khác và đẩy các quả bóng khác sang một bên. Khung cảnh rất hỗn độn.
18/01/2015(Xem: 7808)
Đức Đạt Lai Lạt Ma từng dạy rằng tiền bạc không mang lại hạnh phúc, vì hạnh phúc thuộc về lãnh vực tinh thần, con người không thể mua được, kể cả máy móc cũng không thể cung cấp cho chúng ta chút hạnh phúc nào cả: “Tiền bạc và giàu sang chỉ mang lại cho con người một phần nào hạnh phúc, chứ không thể có hạnh phúc trọn vẹn. Không ai có thể ban phát cho chúng ta hạnh phúc, hạnh phúc đến từ trong tâm của chính chúng ta. Tâm bình an chính là nguồn hạnh phúc tuyệt vời nhất. Nó không tùy thuộc vào ngoại cảnh. Cuộc sống của chúng ta dù tiện nghi vật chất không đầy đủ, học vấn thời tầm thường hay sự nghiệp công danh không mấy thành công thời cũng chẳng sao, miễn là tâm chúng ta an lạc.” (Live In A Better Way.)
17/01/2015(Xem: 14436)
Trong kinh A Hàm lại kể một câu chuyện như sau: Có một người ngoại đạo tên Tu Nhàn Đề đến yết kiến Đức Phật để bài bác chủ trương xa lìa ngũ dục của Phật giáo. Sau khi Đức Phật dùng đạo lý giáo hóa thì ông tỉnh ngộ và bấy giờ Đức Phật mới nói cho ông nghe bài kệ: Không bịnh lợi bậc nhất Niết bàn vui bậc nhất. (Tịch diệt vi lạc)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]