Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09-Nụ cười bất diệt

01/02/201108:04(Xem: 4629)
09-Nụ cười bất diệt


CÀNH LÁ VÔ ƯU
Thích-Thanh-Từ

Nụ Cười Bất Diệt

Trongthờigian yên tu, một hôm bỗng dưng chúng tôi cảm thông đượcnụ cười nhẹ nhàng hiện trên môi tượng đúc Phật và nụcười của các Thiền Sư khi giã từ cuộc đời. Tại sao bàithuyết pháp đầu tiên của đức Phật tại Lộc Uyển đềcập trước nhất là khổ đế, cho đến nhiều bài thuyếtpháp sau này, đức Phật cũng thường nhắc đến nỗi khổcủa chúng sinh bằng những câu "nước mắt chúng sinh nhiềuhơn nước biển cả", mà trên gương mặt Ngài luôn nởnụ cười.

Vô minh là cộinguồn của muôn kiếp khổ đau- Con người có mặttrên cõi đời này do vô minh chủ động, nên khi ra đời đãmang sẵn chất keo đau khổ. Vô minh là gì mà đày đoạ conngười lắm thế.? Vô minh là nhận hiểu sai lầm về con ngườivà muôn vật. Về con người, thân này là cái không thể giữmà cố giữ, cái sắp bại hoại mà muốn không bại hoại,cái tạm bợ mà tưởng lâu dài, cái nhơ nhớp mà tưởng đẹpđẽ; các cảm giác là hư ảo mà tưởng chân thật, cảm giáclà vô thường mà tưởng lâu dài, cảm giác là là đau khổmà tưởng hạnh phúc; nội tâm vọng tưởng là ảo ảnh màchấp là tâm mình, chân tâm bất biến thì lơ là không biếtđến. Và muôn vật, những sắc hình hào nhoáng, những âmthinh sanh diệt, những hương vị tạm bợ mà mê say đắm đuối,khao khát thèm thuồng đuổi bắt suốt đời không biết mệtmỏi. Từ những nhận hiểu sai lầm này, con người không baogiờ toại nguyện, không bao giờ được như ý, không bao giờthấy hạnh phúc; mà luôn luôn thấy bất mãn, bất như ý,bất hạnh...là nguồn gốc khổ đau. Cái nhận biết sai lầmnày gắn chặt vào chúng ta từ đòi này sang kiếp nọ, mãimãi không rời, cho nên khổ đau do nó gây ra không biết lấyđâu làm ngằn mé, chỉ còn cách diễn tả "nước mắt chúngsanh nhiều hơn nước biển cả".

Mặc dù vô minh hiểm nguy như thế,song một phen giác ngộ chúng đều tiêu tan. Như ngôi nhà tốingàn năm chỉ còn thắp ngọn đèn sáng lên thì bóng tối tanmất. Cái mê lầm u tối tạo thành muôn ngàn sợi dây nghiệpkhổ; trói buộc lôi kéo con người lăn lộn trong vạn nẻoluân hồi, tưởng chừng như không có cách gì thoát khỏi,đâu ngờ ngọn đèn giác ngộ vừa bừng sáng lên, chúng liềnlui mất không còn tung tích. Thấy được việc này, đức Phậtkhông nở nụ cười an lành sao được.

Chúng sinh simêtranh dành sắc, tài, danh, lợi, đấm đá nhau,sát phạt nhau, lừa đảo nhau, hận thù nhau ... biến cảnhnhân gian thành bãi chiến trường. Kẻ thắng thì được hoanhô thăng thưởng, được vật chất dẫy đầy; người bạithì bị khinh miệt chê đè, bị thân tàn nghèo đói. Một bênhạnh phúc, một bên khổ đau hiện bày trước mắt mọi người.Vì thế, bất cứ ai có mặt trên trần gian đều sẵn sàngcầm kiếm xông vào trận mạc để mong dành phần thắng vềmình. Nhưng nơi chiến trường đâu phải ai cũng là kẻ thắng.Có người thắng là có kẻ bại, có hạnh phúc là có khổđau. Ðôi khi kẻ bại phải tan thân mất mạng đã đành, màngười thắng cũng thương tích đầy mình. Hạnh phúc rấtít mà khổ đau quá nhiều. Mặc dầu là thế, ở đời cóai chịu nhường bước cho ai. Nhũng chiếc xe tranh nhau qua mặtgây tại nạn, hàng ngày xảy ra nhan nhản trước mắt, màcác chú tài xế ít khi chịu nhường tránh nhau để mình vàngười được an toàn. Tranh đấu đã trở thành qui luật củacon người. Song kẻ thắng người bại kết cuộc sẽ thànhcái gì ? - Một nấm mồ hay một nhúm tro tàn !

Ðời người là diễn viên đangdiễn xuất những vở bi hài kịch trên sân khấu của kịchtrường. Dù đóng vai người tài danh lỗi lạc hay đóng vaikẻ ăn mày cùng khổ ở xó chợ đầu đường, khi hạ mànkết thúc đều không. Trong lúc giả trang tạm thời ấy, mọisự được mất thành bại ... đều là trò chơi. Người diễnviên thông minh đóng kịch, dù bi kịch hay hài kịch, khi sânkhấu buông màn liền nở nụ cười, đây là trò đùa trênsân khấu, không có một chút hối tiếc hay lo buồn. Ðúc Phậtđã giác ngộ viên mãn, thấy rõ cuộc đời ảo hóa, khi từgiã cuộc đời tự nhiên ngài hé môi cười nhẹ.

Những thứsuy tư nghĩ tưởng trong nội tâm, mỗi con ngườichúng ta đều thừa nhận là tâm của mình, hoặc nhận làmình. Tôi suy tư thế này, tôi nghĩ tưởng thế kia, hoặc tôinghĩ tôi tưởng. Do thừa nhận chúng là mình, nên chúng raoai tác quái tạo đủ thứ nghiệp, cột trói lôi kéo mìnhlăn tròn trong lục đạo không có ngày thoát khỏi. Hằng ngàycác thứ ấy lăng xăng lộn xộn bủa vây che đậy trong nộitâm chúng ta không một chút giây an ổn. Có khi chúng nó ồnào náo loạn khiến đầu óc ta nóng rực bất an, cố van xinchúng cho cho ta được vài phút an lành, nhưng chúng nó nàocó chịu tha, cứ tha hồ quậy, buộc lòng ta phải dùng thuốcan thần để chống cự. Thậm chí những nhà tu hành cũng bựcbội sự náo loạn của chúng, phải chạy tìm "pháp an tâm".Có vị sợ sự trói buộc vô hạn định của chúng, phảiđi cầu xin "pháp giải thoát". Gặp bậc thầy cỡ lớn, nhàtu hành liền đem ra hỏi "pháp an tâm". Ông thầy nghiêmnghị bảo "đem tâm ra ta an cho". Nhà tu hành sửng sốtphản quang soi lại thì bọn giặc ồn ào đã biến đâu mất,đành thưa "con tìm tâm không được". Bậc thầy nhếchmép cười bảo "ta đã an tâm cho ngươi rồi. Nhà tu hànhbỗng dưng thấy bọn giặc ấy là một đám khói mây. Nhàtu hành khác thao thức lo sợ sự trói buộc của đám phiềnnão này đi cầu thầy dạy "pháp giải thoát". Ông thầycỡ lớn chỉ hỏi "ai trói buộc ông?". Nhà tu hành tìmlại không thấy có gì trói buộc, liền thưa "không có aitrói buộc". Ông thầy cả cười bảo "cầu giải thoátlàm gì ?"Nhà tu hành bỗng dưng thấy trăm dây ngàn mốitrước kia nhất thời đã biến đâu mất.

Khi thấy tột bản chất ảo hóacủa các thứ tâm lăng xăng lộn xộn này, đức Phật chỉcó cười với chúng mà thôi! Nếu ai còn lầm nhận chúng làmình thì bị chúng ra oai tác quái, trái lại người biết rõbản chất hư ảo của chúng thì không bị chúng lừa gạtvà khả năng lôi kéo của chúng cũng bị hạn chế. Thấy rõcác thứ tâm hư ảo rồi, đức Phật còn nhận ra tâm thểchân thật nơi mỗi con người là thênh thang trùm khắp, chưabao giờ bị sinh diệt vô thường. Xả bỏ thân khổ đau nhớpnhúa, tạm bợ, thể nhập pháp thân thanh tịnh bất sanh bấtdiệt (niết bàn), nhẹ nhàng an lạc biết mấy, thì đức Phậtlàm sao chẳng hé nở nụ cười an lành thanh thản. Không nhữngPhật mà các Thiền sư đệ tử Phật khi từ giã cuộc đờicũng cười. Tôn giả Pháp Loa khi sắp tịch diệt để kệ:

Dịch âm:
Vạn duyên tài đoạn nhất thânnhàn

Tứ thập dư niên mộng huyễngian

Trân trọng chư nhân hưu tá vấn

Na biên phong huyệt cách man khoan
Dịch nghĩa:
Muôn duyên cắt đứt một thânnhàn

Hơn bốn mươi năm giấc mộngtràng

Nhắn bảo mọi người thôi chớhỏi

Bên kia trăng gió rộng thênhthang
Ðeo mang thân này là đeo mang gông cùm,bệnh tật, bại hoại, khổ đau, buông xả được nó thì nhẹnhàng thảnh thơi an lạc. Xả bỏ thân này đâu phải là hết,mà còn bầu trời mênh mông có trăng trong gió mát, còn gìthích thú bằng, nên Thiền sư cười.








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2010(Xem: 7365)
"Mưa dầm thấm sâu, sẽ giúp con cháu trong gia đình đến với đạo Phật, thực hành theo lời dạy của đức Phật một cách tự nhiên và bền vững. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người cư sĩ Phật tử nên tự nổ lực tinh tiến tu học, cẩn thận ba nghiệp thân miệng ý, làm sao để trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo"
22/10/2010(Xem: 6024)
Sự ảnh hưởng sâu rộng của Đức Phật và Tăng đoàn đã làm cho ngoại đạo lo sợ quần chúng sẽ theo Phật và xa rời họ. Do đó, một nhóm ngoại đạo đã suy nghĩ, toan tính âm mưu triệt hạ uy danh Đức Phật. Sau cùng, một nữ đệ tử cuồng tín của họ tên là Tôn Đà Lợi đã chấp nhận hy sinh bản thân cho mục đích đen tối đó.
22/10/2010(Xem: 4692)
“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật. Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).
22/10/2010(Xem: 8082)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
21/10/2010(Xem: 5802)
Ngày 8 tháng 12 năm 2003 tại Chùa Than Hsiang, Peang, Malaysia trong Khóa Nhập thất Trì tụng 100 Triệu Thần chú Sáu-Âm 1. Là Phật tử, chúng ta thực hành để làm lợi lạc cho bản thân và những người khác. Vì thế, chúng ta thực hành trì tụng thần chú Sáu-Âm (Om Mani Padme Hung). Tuy nhiên, khi chúng ta ăn thịt – thịt gà, thịt heo, cá hay trứng trong đời sống hàng ngày của ta, chúng ta đang tạo vô số nghiệp xấu.
21/10/2010(Xem: 6584)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
21/10/2010(Xem: 5555)
Tất cả mọi phương tiện đều để phục vụ mục tiêu chân lý của cuộc sống, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay phương tiện để hướng đến mặt trăng chân lý.
21/10/2010(Xem: 7772)
Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam và hiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm. Trong thời gian ấy, có lúc Phật giáo được các vua chúa ủng hộ, mà cũng có lúc bị một số người bài xích. Nhưng chung cục, Phật giáo vẫn chịu đựng được những thử thách ấy để mà tồn tại. Như thế, chứng tỏ Phật giáo phải tiềm tàng nhiều khả tính, mà một trong những khả tính có sức cảm hóa con người mạnh mẽ nhất, đó là đức tính từ bi bao dung của đạo Phật.
21/10/2010(Xem: 5902)
Khi vừa mới một tuổi thì Dagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Mathứ XIII xác nhận là vị hóa thân (toulku) của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097)một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy của Đại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135).Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vào chùa từ lúc sáu tuổi, học tại các tu viện đạihọc danh tiếng nhất ở Tây tạng, tốt nghiệp tiến sĩ Phật học. Ngài rời Tây Tạngvượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó thì lưu trú tại Pháp từ năm 1960. Hiện nayDagpo Rimpoché là một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu.
20/10/2010(Xem: 4094)
Những điều nhỏ nhặt đang ghi nhớ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567