Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07-Phá rừng tre gai

01/02/201108:04(Xem: 4642)
07-Phá rừng tre gai


CÀNH LÁ VÔ ƯU
Thích-Thanh-Từ

Phá Rừng Tre Gai

Cuốinăm1992, chúng tôi suy yếu đi Vũng Tàu dưỡng bệnh, ở nhờnhà của một Phật tử. Chủ nhà vì chúng tôi mới xây cấtxong. Nhà nằm trên mảnh đất bằng phẳng, bên cạnh sườnnúi đá, dưới chân là biển cả mênh mông. Gió biển thổivào mát rượi, nang theo mùi mằn mặn của chất muối, thậtlà nơi thích hợp cho người dưỡng bệnh. Rất tiếc phiásau nhà có rừng tre gai mù mịt. Nhiều người tới thăm tôi,thấy rừng tre gai gần nhà đề nghị nên dọn sạch cho khoảngkhoát. Mấy chú và một số cư sĩ nghe đề nghị hợp lý,phát tâm "phá rừng tre gai".

Công việc đầu tiên của các vịấy, đi rèn mấy cái rựa bén, cào sắt và một số lốp xeđạp. Ðủ dụng cụ rồi, họ bắt tay vào việc. Nhưng nhìnrừng tre rậm rạp, gai giương lổm chổm, ai nấy đều ớnda gà. Can đảm xông vào chặt những màng nhện chung quanh gốctre sập xuống, họ lấy cào sắt cào cành lá tre khổ ấpvào gốc. Họ dùng lửa đốt gai gốc lia chia quanh bụi trecháy rụi, bày những thân tre trống trải rất dễ chặt. Saucùng họ cầm rựa tận lực chặt từng cây tre, những câytre non chặt ngọt sớt, song gặp cây tre già là dội tay. Nhữngcây tre sống lâu năm cứng như sắt nguội, họ phải vậndụng hết sức chặt đôi ba nhát mới đứt. Những bụi tređan chằng chịt nhau, tuy chặt đứt gốc mà không dễ gì xôngã. Phải gắng sức tối đa và hợp lực lại, họ lôi kéomới ngã xuống. Mặc dầu ngã xuống, song từng lớp sóng trengập cả khu đất. Cuối cùng họ phải dùng rựa, cào sắt,khó khăn lắm mới dọn dẹp thành từng cụm, từng khóm. Ðợitre khô, họ châm một mũi lửa cháy sạch, chỉ còn sót lạinăm ba cây thân còn tươi bị cháy nham nhở. Ðến đây đãthành một khu đất trống trải phủ trên mặt một lớp trothan. Dụng cụ quan trọng trong công cuộc phá rừng tre gai nàylà rựa bén, cào sắt và lửa. Song có dụng cụ tốt và đầyđủ mà thiếu quyết tâm, nỗ lực và bền chí của con ngườithì không thể nào làm thành công. Nhờ quyết tâm, nỗ lựcbền chí của con người mà rừng tre gai chằng chịt nguy hiểmphải tiêu tan.

Cũng thế, người Phật tử muốndẹp sạch rừng phiền não cần phải có đầy đủ dụng cụvà từng giai đoạn tiến lên mới đạt được cứu cánh giảithoát. Dụng cụ của Phật Tử là kiếm trí tuệ và lửa thiềnđịnh. Từng giai đoạn tiến lên phá dẹp tà kiến và phásạch chấp ngã chấp pháp.

Bát nhã là kiếm trí tuệ, như rựabén. Muốn xông vào phá rừng phiền não, Phật tử phải nhờvào văn tự Bát nhã làm kiếm bén. Căn cứ trên văn tự bátnhã, chúng ta mới nhận ra chân lý, nhân đó dẹp sạch nhữngkiến chấp sai lầm do phong tục tập quán còn để lại vàcác tà kiến tạo nên. Ví như lấy rượu làm lễ nghĩa, nhưkhay trầu rượu, hoặc nói "vô tửu bất thành lễ"; tập quánngười chết linh hồn ở mãi với con cháu ..., tà kiến thờthần cây đa, thờ ông táo, bình vôi ... Muôn ngàn thứ sailầm chằng chịt khó phá, giống như màn nhện tre gai, phảicó cây kiếm trí tuệ chặt đứt từng đoạn rã rời. Thứđến dùng chánh định đốt sạch, như dùng cào sắt gom cànhkhô lá mục vào gốc, châm một mũi lửa cháy tiêu tan.

Kế đó, chúng ta dùng quán chiếuBát nhã chiếu soi năm uẩn sáu trần đều do duyên hợp khôngcó thực thể. Chiếu soi tường tận thấu đáo, chúng ta thấyrõ thân này (ngã) và sự vật chung quanh (pháp) đều khôngcó chủ thể. Nói là ta (ngã) hay vật (pháp) chỉ căn cứ trêngiả tướng hư ảo làm chấp, chớ không có ta thật vật thật.Nhận thấy thấu đáo như thế, mọi chấp ngã chấp pháp đềutan vỡ. Ví như sau khi đốt xong màng nhện tre gai, chúng tadùng rựa bén chặt từng cây ngã gục.

Tuy thế chưa phải là xong, ngườiPhật tử phải tu tiến lên "Thật tướng Bát Nhã". Kinhnói "Bát nhã vô tri, vô sở bất tri". Nghĩa là đếnthật tướng Bát nhã, không còn khởi tâm phân biệt tất cảpháp, nên nói "vô tri"; song thể hằng trong sáng muôn vật đềuhiện bày rõ ràng, nên nói "vô sở bất tri". Như gương sángtrên đài, gương không phân biệt tất cả vật, mà không vậtnào ở trước không hiện bóng trong gương. Vô tri là định,vô sở bất tri là huệ, đến đây thể định huệ viên mãn.Ðược vậy, mọi phiền não thành tro bụi. Như khi những cụmtre khô rang, chỉ cần châm một mũi lửa là cháy sạch trởthành than tro. Thiền sư Huyền Giác nói: "Ðại trượng phubỉnh tuệ kiếm, Bát nhã phong hề kim cang diệm"(Chứngđạo ca). Nghĩa là "Người trượng phu cầm kiếm tuệ, lửakim cang chừ bát nhã bén". Lửa kim cang ở đây là "thậttướng Bát nhã". Ðược thật tướng Bát nhã là sạch phiềnnão, đến bờ thanh lương. Ngài Thái Hư nói: "Ví như cóngười muốn sang sông, trước phải nhờ thuyền bè, kế phảinhờ chèo bơi, sau cùng mới đến bờ kia. Thuyền bè là văntự Bát nhã, chèo bơi là quán chiếu Bát nhã, đến bờ kialà thật tướng Bát nhã". Phá rừng tre gai phải đi từngbước một, phá rừng phiền não, chúng ta cũng phải tiếntừng giai đoạn mới thu nhặt được kết quả nhu nguyện.

Tuy nhiên có văn tự Bát nhã, quánchiếu Bát nhã, thật tướng Bát nhã đầy đủ mà chúng tathiếu quyết tâm, tinh tấn và nhẫn nhục thì tiêu diệt phiềnnão cũng khó thành công.

Người tu Phật thấy thân này mỏngmanh như áng mây, tạm bợ như hòn bọt, quyết tâm hy sinh thântạm bợ (báo thân) đổi lấy thân kim cang bất hoại (phápthân), không có gì phải ngần ngại. Khi đã nhận thấy nhưthế, dù lao mình vào cảnh hiểm nguy vẫn xem như trò chơi.Do đó mới có nhà đại thí chủ cắt đầu tặng vua Kế Tân,chàng dũng sĩ chặt tay dâng tổ Ðạt Ma. Chính cái quyết tâmvong thân ấy, còn rừng phiền não nào mà phá chẳng sạch.

Kế đến phải mãi mãi tinh tấn.Tinh tấn là sức gắng gổ không ngừng. Dù biết là việctốt đáng làm mà không nỗ lực gắng sức thì việc tốtcũng khó thành công. Tinh tấn là chất nhiên liệu của chiếcxe ô tô, nhiên liệu hết thì xe phải dừng. Người ngồi xemuốn xe đến đích phải xem chừng không để cho nhiên liệucạn. Cũng thế, người học đạo giải thoát muốn đạt đạoquả phải nuôi dưỡng sức tinh tấn không cho thiếu vắng.Thiếu tinh tấn người tu sĩ sẽ dẫm chân tại chỗ, hoặcthối lui là khác. Có tinh tấn là có đạo quả và đạt đượcsở nguyện của mình.

Tinh tấn là thiết yếu, song cầnphải có nhẫn nhục phụ trợ thì sự tu hành mới đượcthành công. Vì phiền não vô vàn không thể tính kể được,chúng ta phá lớp này, lớp khác lại hiện ra, nếu không daisức nhẫn chịu thì dễ sanh chán nản rồi thối tâm bồ đề.Phiền não sâu dày như đất, bù tịt như rừng, muốn đàotận đáy, muốn chặt sạch trơn, phải dày công và trải quanhiều tháng năm mới thấy được kết quả. Nhẫn nhục làsức chịu đựng dẻo dai, đón nhận mọi khó khăn trở ngại,với thời gian dài mấy cũng không ngán. Có đủ sức chịuđựng này, dù rừng phiền não có gai góc bao nhiêu, có dàybịt đến đâu cũng bị dẹp tan phá sạch. Người tu Phậtnhắm đến xa thăm thẳm, chướng ngại và hầm hố dẫy đầy,nếu thiếu đức nhẫn nhục thì có đi mà không có đến.

Tóm lại, muốn phá rừng tre gai,chúng ta phải có đầy đủ dụng cụ, cộng thêm quyết tâmnỗ lực và bền chí của con người, rừng tre gai phải tanhoang, biến thành tro bụi. Muốn dẹp sạch trần lao phiềnnão, người tu phải có trí tuệ, thiền định đầy đủ.Trí tuệ, thiền định là pháp tu, cộng thêm quyết tâm, tinhtấn, nhẫn nhục của con người thì "phiền não vô tậnsẽ đoạn sạch" . Người tu là kẻ đối đầu với mavương, là chiến sĩ tảo thanh bọn giặc phiền não. Cho nên,kiếm trí tuệ không rời tay, cung thiền định nằm sẵn trênvai, vừa có bóng dáng kẻ thù xuất hiện, chúng ta liền hànhđộng ngay. Bất cứ lúc nào, nơi nào cũng là bãi chiến trường,chúng ta sẵn sàng ứng chiến hai mươi bốn trên hai mươi bốn(24/24). Có vậy, trận chiến với ma phiền não mới thành côngviên mãn. Bởi chúng là ma, nên sự ẩn hiện của chúng khólường, chúng ta luôn đề cao cảnh giác không một phút giâylơi lỏng, mới mong có ngày "ca khúc khải hoàn".







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/11/2010(Xem: 10362)
Cuộc sống xô bồ và dồn dập trong các xã hội phương Tây không cho phép một số người có thì giờ đọc toàn bộ những quyển sách liên quan đến các vấn đề khúc mắc của tâm linh. Vì thế nhiều tác giả chọn lọc các lời thuyết giảng, các câuphát biểu ngắn gọn hoặc các đoản văn ý nghĩa nhất để gom lại thành sách giúp người đọc dễ theo dõi và tìm hiểu, vì họ muốn đọc hay muốn dừng lại ở đoạn nàocũng được. Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sáchtheo thể loại trên đây. Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma vềPhật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo chọn lọc từ các bài diễn văn,phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
23/11/2010(Xem: 5536)
Chiếc y của người xuất gia Phật giáo biểu trưng cho sự thanh bần, giản đơn, và quan trong hơn cả là nó nối kết người mặc với vị thầy bổn sư của mình - Đức Phật...
22/11/2010(Xem: 12562)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
22/11/2010(Xem: 6335)
Hôm nay chúng tôi được duyên lành về đây, trước hết thăm chư Tăng trong mùa an cư, sau có vài lời muốn nói cùng chư Tăng Ni. Chúng tôi thường tự tuyên bố rằng tôi là kẻ nợ của Tăng Ni, nên trọn đời lúc nào tôi cũng canh cánh trong lòng nghĩ đến người tu xuất gia, muốn làm sao tạo duyên tốt cho tất cả Tăng Ni trên đường tu, mỗi ngày một tiến lên và tiến đúng đường lối của Phật đã dạy.
20/11/2010(Xem: 6165)
Khái niệm về "Tám mối lo toan thế tục" tiếng Phạnlà "Astalokadharma",tương đối ít thấy đề cập trong Phậtgiáo Trung hoa, Việt Nam, Triều tiên và Nhật bản, nhưng thường được triển khai trongPhật giáo Ấn độ và Tây tạng. Vậy "Támmối lo toan thế tục" là gì ? Đó là những tình huống, những mối bận tâmvà lo lắng làm xao lãng tâm thức và sự sinh hoạt của người tu tập. Những mối bậntâm đó được phân chia thành bốn cặp :
19/11/2010(Xem: 5772)
Nếu bạn hỏi ta tham dự vào việc lắng nghe, suy niệm và thiền định về giáo lý như thế nào thì câu trả lời là ta cần làm những điều đó không chỉ vì lợi ích của ta, nhưng bởi lợi lạc của tất cả chúng sinh. Như vậy bạn phát triển Bồ Đề tâm ra sao? Trước hết bạn thiền định về lòng từ ái, và sau đó là lòng bi mẫn. Làm thế nào bạn biết là mình có Bồ Đề tâm hay không? Người không phân biệt giữa bạn và thù, người ấy có Bồ Đề tâm. Điều này rất khó khăn đối với người mới bắt đầu, bạn nghĩ thế phải không? Vậy tại sao khó khăn? Từ vô thủy chúng ta đã bám chấp vào ý niệm sai lầm của cái tôi và đã lang thang suốt trong sinh tử.
19/11/2010(Xem: 7209)
Giáo lý này được đưa ra để làm lời nói đầu cho tập sách mỏng về Phật Ngọc và Đại Bảo Tháp Từ bi Thế giới được xây dựng tại Bendigo, Úc châu, theo lời khẩn cầu của ông Ian Green.
18/11/2010(Xem: 8174)
Tôi vừa từ Kuala Lumpur trở về Singapore tối nay. Tôi đã tới đó để dự một lễ Mani Puja trong 5 ngày do Trung tâm Phật giáo Ratnashri Malaysia tổ chức. Đây là trung tâm thuộc Dòng Truyền thừa Drikung Kagyu và có nối kết mật thiết với Đạo sư Drubwang Konchok Norbu Rinpoche. (1) Trong khóa nhập thất này, tôi đã cố gắng để được gặp riêng Đại sư Garchen Rinpoche. Rinpoche đã xác nhận rằng Khóa Nhập thất hàng năm Trì tụng 100 Triệu Thần chú Mani được tiếp tục để làm lợi lạc tất cả những bà mẹ chúng sinh chính là ước nguyện vĩ đại nhất của Đạo sư Drubwang Rinpoche. Rinpoche khuyên rằng chúng ta có thể thành tâm thỉnh cầu Tu viện KMSPKS (Tu viện Kong Meng San Phor Kark See tại Singapore) tiếp tục khóa nhập thất bởi điều này cũng làm lợi lạc cho Tu viện. Rinpoche cũng đề cập rằng các Đạo sư Tâm linh Drikung Kagyu sẽ luôn luôn hết sức quan tâm tới Khóa Nhập Thất Mani bởi nó rất lợi lạc cho tất cả chúng sinh.
18/11/2010(Xem: 9435)
Cuốn sách là những chỉ dẫn đơn giản, dễ hiểu về cách nhìn sự vật và cách sống theo giáo pháp của đức Phật, về cách thương yêu chính mình...
17/11/2010(Xem: 8843)
Còn định nghiệp là sao? Ðịnh nghiệp mới xem bề ngoài cũng có phần tương tự như định mệnh. Ðã tạo nhân gì phải gặt quả nấy, gieo gió gặt bão. Nhân tốt quả tốt, nhân xấu quả xấu. Không thể có nhân mà không quả, hay có quả mà không nhân. Ðó là một quy luật đương nhiên. Tuy nhiên luật nhân quả nơi con người không phải do bên ngoài sắp đặt mà chính do tự con người chủ động. Con người tự tạo ra nhân, ấy là tạo nghiệp nhân, rồi chính con người thu lấy quả, ấy là thọ nghiệp quả. Do vậy dù ở trường hợp thụ quả báo có lúc khắt khe khó cưỡng lại được, nhưng tự bản chất đã do tự con người thì nó không phải là cái gì cứng rắn bất di dịch; trái lại nó vẫn là pháp vô thường chuyển biến và chuyển biến theo ý chí mạnh hay yếu, tốt hay xấu của con người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567