Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06-Tất cả pháp không cố định

01/02/201108:04(Xem: 6094)
06-Tất cả pháp không cố định


CÀNH LÁ VÔ ƯU
Thích-Thanh-Từ

Tất Cả Pháp KhôngCố Ðịnh

Mọiconngười chúng ta đều mắc phải bệnh cố chấp, muốn cáigì mình yêu thích phải còn như vậy mãi. Mỗi khi những cáiđó đổi thay, mình sinh ra đau khổ chán chường, trách tạisao cái đó không giống ngày xưa. Bệnh cố chấp ấy khiếnchúng ta sống trong hiện tại mà tâm hồn vẫn lùi về quákhứ. Quá khứ đã qua, đã mất, mà chúng ta cứ sống vớicái mất, chính chúng ta đang sống mà đã chết đi rồi.

Trên đời, muôn vật luôn thay đổinhư dòng nước chảy, chúng ta muốn nắm đứng chúng lạichỉ là việc toi công. Sự biến chuyển đã thành qui luậtcủa thiên nhiên, không ai có quyền làm sai qui luật ấy. Nếuchúng ta muốn khác đi với qui luật này, là chúng ta tự rướclấy sự đau khổ vào mình. Bởi thời gian cứ chạy mãi thìmuôn vật cũng theo đó đổi thay. Chúng ta mới mua chiếc xeHonda thấy mới toanh, chạy mấy tháng sau đã phai màu, có vàibộ phận mòn lỏng. Nhớ lại lúc mới mua xe đem về, chúngta cảm thấy buồn chiếc xe cũ rồi. Một cái nhà mới cất,chúng ta thấy hài lòng, nhưng ở được vài ba năm đã thấytrên tường có mấy lằn rạn nứt, những màu nước vôi đãtrắng bạc, các cánh cửa đã lung lay. Chúng ta cảm thấy buồn,cái nhà mới cất mấy năm mà đã cũ. Mọi vật chúng ta luônluôn biến đổi, biến đổi theo thời gian và biến đổi donhân duyên hội tụ đủ thiếu. Ðóa hoa sen trong hồ, xây ởtrước sân, vừa nở tròn thơm nhẹ, nhìn nó chúng ta cảmthấy vui lâng lâng. Vài hôm sau từng cánh hoa rơi lả tả,chúng ta trông thấy lòng buồn rười rượi. Cây cam trướcnhà sung sức cành lá sum sê, trái đeo cằn nhánh, chúng ta nhìnnó với nụ cười thích thú. Mây năm sau, cây cam già lụilá rụng cành khô, chúng ta nhìn nó với vẻ buồn thất vọng.Chúng ta muốn giữ mãi cái gì làm đẹp mắt chúng ta. Chúngta cố bám chặt cái gì đem lại quyền lợi cho chúng ta vànhững cái gì có tính thân tình liên hệ với chúng ta, khimất mát nó chúng ta mới thật buồn khổ. Ðây là lòng thamcố giữ cái sở hữu của mình. Nếu chiếc xe của ngườikhác hư, cái nhà người khác cũ, chúng ta có buồn không? Quảlà do cái chấp ngã sở của chúng ta, nên khi vạn vật vôthường sinh diệt, chúng ta liền bị lôi kéo theo. Cố chấplà si mê, không thể thấy được sự thật của cuộc đời.

Con người chúng ta cũng thế, vềthể xác thì tế bào sinh diệt, diệt sinh liên tục không dừng.Hết thời tăng trưởng tới thời suy tàn, như dòng nướcthủy triều hết lên lại xuống. Thế mà, chúng ta nghe nóithân này già là cảm thấy buồn. Có những người thời traitrẻ khuân vác gánh gồng, làm nhiều mà không thấy mệt. Ðếnkhi tuổi sắp lục tuần, ra làm chút ít đã thất thở hàohển, tự trách tại sao bây giờ yếu lắm vậy. Họ đâu biếtthân họ đã đến lúc tàn cỗi rồi. Người ta cứ tưởngmình như thuở nào, chớ không biết mình đang xê dịch lầnvề cõi chết. Bởi vậy nghe nói cái chết đâm ra hoảng sợ.Ðó là chúng ta không biết thể xác này luôn luôn biến đổivô thường. Sợ chết, sợ mất thân này là do si mê chấpngã mà ra. Ðến phần tinh thần cũng vậy, trong ấy luôn luônbiến đổi diệt sinh. Tâm niệm này sinh tâm niệm kia diệt,cứ mãi đổi thay không cùng. Có ai đó nghĩ rằng tâm niệmmình trước sau như một, đây là một nhận định sai lầm.Bởi họ cho tâm niệm mình trước sau như một, nên thấy tâmai trước trắng sau đen, họ đâm ra bực bội căm hờn. Họquên rằng mỗi khi hoàn cảnh đổi thay, hoặc hội nhập vàoxã hội xa lạ, tâm con người liền chuyển đổi theo thờitheo cảnh. Chúng ta đừng ngây thơ nghĩ rằng kẻ kia trướcthế nào, ngày nay dù hoàn cảnh khác đi tâm họ vẫn như xưa.Ðó là nhận định sai lầm khiến ta ôm hận suốt đời. Nỗiđau khổ của con người là sợ già sợ chết, sợ ngườithân đổi dạ thay lòng. Song cái sợ ấy làm sao tránh khỏi.Chỉ cần sáng suốt nhận rõ rằng thân này là tướng vôthường hoại diệt, tâm này là một dòng biến chuyển vôchừng. Ðược vậy, thân ta có già có chết cũng không buồn,lòng người có đổi trắng thay đen cũng chẳng lạ. Thế làchúng ta sống cuộc đời an ổ vô cùng.

Ðây tôi thuật lại chuyện "Cốnhân về thăm cố hương" cho quí vị nghe: Tôi rời khỏi quêhương năm 1947, đến năm 1980 tôi trở về thăm. Quê hươngtôi là nơi tôi đã sống hơn hai mươi năm thật là gắn bóvà thân thiết biết bao. Từ chùa Phước Hậu thuê thuyềnmáy đưa thầy trò chúng tôi về Rạch Tra. Ðến vàm RạchTra rồi! Chú phụ lái ngồi trước nói. Tôi vội vàng chunra khỏi mui, ngồi trước mũi thuyền. Ðây là giòng sông thânthuộc chứa chan biết bao kỷ niệm ngày xưa. Tôi tin rằngkhông thể nào quên được những ngôi nhà của bà con thânquyến nằm bên cạnh bờ sông. Nhưng than ôi! nhìn hai bên bờsông tôi thấy lạ hết, những cảnh ngày xưa tôi biết,ngàynay đổi khác. Nào là nhà bác Chín Chiếu, nhà ông Cả Lập...,tôi không tìm ra ở chỗ nào. Cho đến bến sông nhà tôi ngàyxưa, một chiếc cầu thang bắc xuống sông, bên phải bụitầm vông, bên trái cây mít, kế một cái xẻo đi vô trong,nơi để ghe xuồng khi chúng tôi đi đâu về. Những hình ảnhnày tôi tìm mãi, tìm mãi mà không thấy. Thuyền đi khá xa,tôi đã biết ra khỏi nhà xưa của chúng tôi rồi. Bảo dừngthuyền lại, tôi tìm lên cầu lên bờ hỏi thăm, mới biếtlà đã đi quá hơn nửa cây số. Thuyền quay trở lại, ghéngay bến theo người hàng xóm chỉ. Tôi theo cây cầu dừa bắcduỗi xuống sông trơn trợt, chống cây làm gượng lên đếnbờ. Những đứa bé lớn có nhỏ có ở các nhà xung quanh thấythuyền đậu, chúng chạy úa đến xem. Tôi nhớ nhà tôi ngàyxưa ở giữa, bên cạnh xẻo là nhà chú Tám, bên trái nhìnra đường là nhà anh Hai Nhất, kế đó là nhà chú Bảy ...mà nay nhà cất loạn, không còn một chút dấu tích gì củangày xưa. Cho đến những người thân ngày xưa đâu mất cả,tôi không thấy ai, chỉ thấy đám người trẻ xa lạ khôngbiết tôi, cũng như tôi không biết họ. Mấy mươi phút sau,có mấy ông già, bà già đến, nhìn ra tôi mới biết đâylà anh Bảy, Nhung con cô Năm tôi, kia là cô Tư con chú Bảytôi, rồi thiếm Sáu Cừ dâu chú Tám tôi ... Nhìn ra tôi, mỗingười nghẹn ngào vừa mừng vừa khóc. Tôi cũng cảm thấynao nao trong lòng. Các vị ấy dẫn tôi đi thăm nền nhà cũcủa tôi, ở đây chỉ còn là một khoảnh đất trống, cuốcthành những luống khoai, trồng bắp. Tôi chợt nhớ đến haicâu thơ của Bà Huyện Thanh Quan: "Lối xưa xe ngựa hồn thuthảo, Nền cũ lâu đài bóng tịch dương". Những hình ảnhxưa sống lại trong ký ức tôi. Kế đến đi thăm những ngôimộ của ông nội, bà nội tôi, mà ngày xưa mỗi năm ông thântôi và tôi đều tảo mộ vào dịp hai mươi tháng chạp. Sắptừ giã trở về chùa Phước Hậu, mọi người vây quanh tôinhắc chuyện năm xưa, khi kia mọi người đều còn trẻ, mànay hầu hết đã từ biệt cõi đời, chỉ còn sót lại mộtít người gặp nhau mà không nhận ra nhau, khiến lòng tôi selại. Từ giã mọi người, chúng tôi trở về chùa PhướcHậu. Lòng tôi cứ ôn đi ôn lại, mình là "cố nhân về thămcố hương" hay là "người mới về thăm cảnh mới". Cảnhđã hoàn toàn mới, người cũng mới, bản thân tôi cũng mớiluôn. Khi xưa ra đi, tôi là một thanh niên trên hai mươi tuổi,ngày nay trở về tôi là ông già đầu bạc hoa râm. Khi xưatôi là người cư sĩ, ngày nay tôi là kẻ xuất gia. Từ thểxác lẫn tinh thần đều đổi mới. Nếu tôi cứ buồn tráchcảnh thay đổi, người thay đổi, sao tôi không tự trách tôicũng đã thay đổi. Ðúng như hai câu thơ của Thiền sư MãnGiác: "Trước mắt việc đi mãi, trên đầu già đến rồi"(Sự trục nhãn tiền quá, lão tùng đầu thượng lai). Chúngta mới thấm thía lẽ "Tất cả đều thay đổi, không có gìlà cố định". Cố bám lấy hình ảnh xưa cũ, chúng ta sẽđau buồn vì nó không còn như mình nhớ. Mọi vật là mộtdòng biến thiên từng phút giây, chúng ta luôn luôn sống vớicái mới. Nhận thức được như vậy, chúng ta sẽ cười khidòng đời luân lưu biến chuyển.

Bản thân các pháp là chuyển độnglà đổi dời. Thấy rõ sự chuyển động đó là thấy đượcsự thật. Nghĩ là các pháp là nguyên vẹn không đổi dời,là cái nghĩ sai lầm. Trên cái nghĩ sai lầm này, lại sinh tâmbuồn phiền than trách là cố chấp. Cố chấp là nguồn gốckhổ đau. Cho nên người học Phật phải thấy các pháp đúngsự thật của nó. Chính cái thấy đúng sự thật này là khoahọc. Vì khoa học nhận thấy sự vật là một dòng sinh diệtbất tận. Với con mắt khoa học hiện đại không thấy cómột sự vật nào mà không sinh diệt và đứng yên một chỗ.Từ thân người cho đến cây cỏ, từng tế bào sinh diệttrong ấy. Vì vậy người vật hết thời kỳ tăng trưởng,đến thời kỳ lão hóa và bại hoại. Có cái gì bền lâunguyên vẹn mà chúng ta cố chấp. Nếu cố chấp là si mê khônggiác ngộ, là sai lầm không đúng khoa học.

Sở dĩ các pháp biến chuyển khôngcố định, vì bản chất nó là vô thường vô ngã. Chúng tađịnh nghĩa sống là gì? Là động. Còn luân lưu biến độnglà còn sống. Dừng sự biến động là chết. Bản thân talà động, muôn vật là động. Ðã là động thì biến chuyểnđổi dời, đấy là vô thường. Sống trong biển biến độngvô thường của vạn vật mà chúng ta muốn nó được thường,thực là một điều không bao giờ có. Hành tinh chúng ta đangở, nó quay tròn mãi không dừng, nếu dừng lại là nổ tung.Chính thân chúng ta, tim đập mãi không dừng, một khi nó dừnglà chúng ta chết. Con người và muôn vật đều bám vào quảđất mà sống, bản thân quả đất lại quay cuồng, thì conngười và muôn vật làm sao an định được. Cho nên sự tồntại của quả đất, cũng như sự tồn tại của muôn vậtlà động, đấy là lý vô thường Phật đã dạy. Thấu triệtlý vô thường này, chúng ta sẽ cười trước mọi biến đổi,nhất là sự biến đổi của thân ta lúc bại hoại.

Con người và muôn vật sống trênquả đất, kể cả quả đất đều do nhiều nguyên tố họplại thành hình. Không có vật nào đơn thuần từ một nhântố mà thành. Ðã do nhiều nhân tố chung hợp thành sự vật,những nhân tố ấy nhà Phật gọi là nhân duyên. Nếu phântích một con người hay sự vật, chúng ta thấy nhiều lớpnhân duyên tụ họp thành. Nơi con người thì có mấy tỷ tếbào chung họp, mỗi loại đều có chức năng riêng. Ở mỗivật cũng do nhiều tế bào kết hợp, hay những hạt nguyêntử đang quay cuồng xoắn chặt vào nhau. Ðã nhiều loại nhiềuthứ thì loại nào thứ nào là chủ? Hoặc do nhiều thứ họplại thành, tức không có thực thể. Không có chủ, không thựcthể, Phật gọi là vô ngã. Từ vô ngã là chỉ cho mọi vậtdo nhân duyên hợp không có chủ thể, nên nói "chư pháp vôngã". Bởi vô ngã nên chúng ta không chấp mình thật, vậtthật. Không chấp mình là không chấp ngã, không chấp vậtlà không chấp ngã sở. Không chấp ngã và ngã sở thì còncái gì để chúng ta tham cầu. Nếu không tham cầu thì còngì lo sợ, còn gì bực tức. Thế là do thấy được lẽ thậtnơi con người và sự vật, chúng ta dứt được si mê. Do hếtsi mê, chúng ta dừng được tâm tham lam và nóng giận, ngangđây tam độc không còn. Ðó là kết quả tốt đẹp cuả ngườitu Phật.

Tóm lại, do biết rõ các pháp khôngcố định tức là vô thường, vô ngã, nên chúng ta buông xảtất cả cố chấp si mê. Chính đây là "chánh kiến"trong Bát Chánh Ðạo. Mọi cố chấp đều y cứ nơi con ngườivà sự vật. Thấy rõ người vật đều tạm bợ biến thiênkhông thật, thì mọi cố chấp đâu còn. Không còn cố chấpthì tất cả khổ đau đều tan biến. Sở dĩ chúng ta nhiềubuồn khổ là sợ thân này bệnh, chết. Biết bệnh chết làlẽ thường, con đường mà ai cũng phải đến, còn gì sợhãi việc bệnh và chết. Chúng ta sợ cái bất thường chỉđến riêng mình, nên cố gắng né tránh. Nếu là việc chungcủa tất cả, chúng ta có sợ cũng chỉ vô ích thôi. Cho nênTuệ Trung Thượng Sĩ khi sắp tịch, nằm trên cái giườngtại Dưỡng Chân Trang nhắm mắt tịch. Các bà thê thiếp khócrống lên, Ngài mở mắt quở: "Sanh tử là lẽ thường, tạisao làm náo động chân tánh ta". Rồi ngài nhắm mắt an nhiênmà tịch. Cho đến mọi vật sở hữu của ta cũng thế, nólà vật vô thường bại hoại, chúng ta muốn nó còn mãi saođược. Chi bằng thấy chúng là tướng giả dối tan hợp vôthường, khi chúng còn thì chúng ta dùng, khi chúng mất thìchúng ta cười, vì lẽ thường là như thế. Kinh Kim Cang Phậtdạy: "Phàm cái gì có tướng đều là hư dối"(Phàmsở hữu tướng giai thị hư vọng). Lối nhìn này là trọngtâm thoát khổ của chúng sanh. Chúng ta sợ khổ mà không chịumở con mắt trí tuệ thấy được lẽ thật nầy thì muônđời cũng không hết khổ.






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/03/2021(Xem: 4858)
Cách nay chừng vài tuần lễ tôi nhận được một phong thư dày gửi đi từ Thầy Thanh An ở Tích Lan, trong đó có quyển sách trên. Sách do nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2020, in loại bìa cứng mạ vàng rất trang nhã. Tất cả có 180 trang chữ nhỏ. Tác giả là một vị Hòa Thượng người Tích Lan đã ở Hoa Kỳ lâu năm, và dĩ nhiên là Hòa Thượng Gunaratana đã dịch và tham cứu từ bản tiếng Pali, vốn là những Kinh điển gốc của Phật Giáo Nam Truyền và Ngài đã viết cũng như bình chú bản kinh nầy bằng tiếng Anh nhan đề là: Meditation on Perception-Ten Healing Practices to Cultivate Mindfulness. Thầy Thanh An là một nghiên cứu sinh về Phật Giáo ở bậc Tiến Sĩ tại Đại Học Kelaniya, Tích Lan. Thầy Thanh An cho biết đây là tác phẩm đầu tay của Thầy ấy dịch từ Anh Văn ra Việt Văn.
11/03/2021(Xem: 4394)
Chính quyền Trung ương rất mong muốn quảng bá việc Nghiên cứu Phật giáo tại Ấn Độ, và đang chuẩn bị sẵn sàng một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh về các trường Đại học Ấn Độ, cung cấp các chương trình Phật học. The University Grants Commission (UGC) đã gửi một Chỉ thị đến tất cả các trường học để cung cấp dữ liệu liên quan về các chương trình học liên quan đến Phật giáo. Điều này được cho là sẽ hồi sinh Ấn Độ, như một trung tâm nghiên cứu và truyền thống Phật giáo trên toàn thế giới.
10/03/2021(Xem: 7756)
Cư sĩ Quảng Hải Phan Trung Kiên sinh năm Nhâm Dần (1962) tại Phường Tân Thái, Quận 3, Đà Nẵng (nay là Phường Mân Thái), là người con thứ ba trong gia đình có 9 anh em (5 trai, 4 gái). Vượt biên cùng với Ba và 3 anh em trai vào tháng 6 năm 1981 và định cư đến Mỹ vào cuối tháng 3 năm 1982. Má và các em gái cùng em trai út vượt biên năm 1988 và cả gia đình sum họp tại Hoa Kỳ vào năm 1989.
09/03/2021(Xem: 4286)
Đài Bắc, Đài Loan: Vào ngày 7 tháng 3 vừa qua, trong một cuộc mít tinh đông đảo do Hiệp hội Phúc lợi Tây Tạng Đài Loan (在 台 藏人 福利 協會) và Mạng lưới Nhân quyền cho Tây Tạng, Đài Loan (西藏 台灣 人權 連線 會), hơn 34 tổ chức phi chính phủ từ khắp đất nước Đài Loan, đã cùng tham gia kỷ niệm 62 năm ngày tổng khởi nghĩa chống Tàu cộng xâm lăng 10/3/1959-10/3/2021. Cuộc mít tinh cũng đánh dấu kỷ niệm gần 70 năm ngày Ký kết Thỏa thuận 17 điểm giữa Tây Tạng và nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc.
09/03/2021(Xem: 4788)
Cái gì là “Không thường cũng không đoạn”?Ý nghĩa “Không Thường” chính là tất cả sự vật không phải cố định vĩnh cữu bất biến, mà là thời khắc nào cũng bị biến đổi mãi mãi.Ý nghĩa “Không Đoạn” là chỉ trong chỗ biến đổi này chưa từng có dừng lại, cũng chính là chưa có phút giây nào “Gián Đoạn”.Giả sử như sự sự vật vật trong thế giới này đích thực có thật tại thì không cần phải phát sanh ra hiện tượng “Không”.Hôm qua có mà hôm nay không thì đây chính thuộc về “Đoạn”.Còn nếu như có vĩnh cữu thì đó chính thuộc về “Thường”.Thử hỏi thế giới hiện thật đây là “Đoạn” như thế nào và “Thường” như thế nào? Đúng ra sự sự vật vật trên thế giới đều là “Không, không phải thường cũng không phải đoạn”.
09/03/2021(Xem: 8631)
Anton đã nói với tôi rằng một người bạn nổi tiếng của ông một lần nọ đã lưu ý rằng hầu hết những nhà vật lý lượng tử liên hệ đến lãnh vực này thì ở trong phong thái tâm thần phân liệt. Khi họ ở trong phòng thí nghiệm và chơi đùa với mọi thứ, thì họ là những người thực tế. Họ nói về những quang tử (photon) và điện tử đi đây và đi đó. Tuy nhiên, lúc chuyển sang việc thảo luận triết lý, và hỏi họ về nền tảng của cơ học lượng tử, thì hầu hết sẽ nói rằng không có gì thật sự tồn tại mà không có cơ cấu nhận – định nó.
08/03/2021(Xem: 4068)
Dharamshala: Danh sách tham gia ngày càng tăng, bởi các nhà lãnh đạo thế giới đã được tiêm vaccine COVID-19, vào đầu giờ hành chính ngày 6 tháng 3 vừa qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên tại Bệnh viện Zonal, Dharamshala, H.P., Ấn Độ. Sau khi tiêm liều vaccine COVID-19, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi tất cả những người đủ điều kiện, đặc biệt là ‘bệnh nhân bị nhiễm covid-19’ hãy vì lợi ích chung cho xã hội, nhanh chóng đăng ký tiêm liều vaccine COVID-19. “Điều này rất quan trọng, vì vậy tôi đã thực hiện việc tiêm vaccine COVID-19, tôi muốn chia sẻ nhiều người nên đã can đảm để thực hiện tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên tại Bệnh viện Zonal.
07/03/2021(Xem: 7223)
Huế, cố đô một thời, là thành phố nhỏ bé như vậy mà lại có nhiều chùa nhất so với các miền khác trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Bởi, nơi đây có chiều dài lịch sử lập quốc của nhà Nguyễn từ khi người đầu tiên khai mở là Nguyễn Hoàng, muốn tránh sự sát hại của người anh rể là Trịnh Kiểm nên xin đi xa vào Nam để khai khẩn đất hoang theo sự vấn kế của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua câu phán: “ Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân.“ Và, Chùa Thiên Mụ danh Tự có từ đó. Đứng đầu bảng trong 10 ngôi chùa nổi tiếng tại Huế.
07/03/2021(Xem: 4825)
“Ai thấy Pháp người ấy thấy Ta, ai thấy Ta người ấy thấy Pháp”. Đây là lời dạy của đức Phật dành cho tỷ-kheo Vakkali. Lời dạy này được ghi lại trong Kinh Tiểu Bộ và Kinh Tương Ưng; do Hòa thượng Minh Châu dịch từ tiếng Pàli sang tiếng Việt. Trước khi tìm hiểu lời dạy trên của đức Phật, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về ngài Vakkali một chút.
06/03/2021(Xem: 4654)
Kính bạch Thầy nhân ngày phụ nữ sắp tới và còn trong tháng giêng, con chợt nghe bài hát này , nhớ đến trong bài pháp thoại Thầy kể về cụ bà Tâm Thái . Kính dâng bài thơ này đến Cụ Bà Tâm Thái và những bà mẹ từ thôn quê đến thị thành nhân ngày phụ nữ . Kính, HH Lễ hội 8/3 ngày phụ nữ bình đẳng ! Những bà mẹ quê ....từ sáng tinh mơ, Có khi nào nghĩ đến quyền lợi bao giờ. Sáng chiều vất vã hy sinh trong lặng lẽ !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]