Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02-Nguồn gốc mê tín

01/02/201108:04(Xem: 6040)
02-Nguồn gốc mê tín


CÀNH LÁ VÔ ƯU
Thích-Thanh-Từ

Nguồn Gốc Mê Tín

Mêtín là cái bệnh những nhà trí thức đều chê trách, chánhquyền cũng chủ trương dẹp trừ mê tín. Thế mà bệnh mêtín mỗi ngày một tăng, càng lúc càng lan rộng. Thậm chícó những nước tự cho mình là văn minh nhất thế giới, màdân chúng trong nước ấy vẫn còn mê tín. Ðó là tại sao?

Trước tiên chúng ta phải biếtmê tín là thế nào? Mê tín là lòng tin mù quáng không thấylẽ tật, không đúng chân lý. Ðơn cử một số thí dụ đểchúng ta biết rõ. Như tin ông đồng bà cốt, tin xin xăm bóiquẻ, tin ngày lành tháng dữ, tin số mạng sang hèn,tin coi tayxem tướng, tin cúng sao cúng hạn, tin thầy bùa thầy chú, tincầu cúng tai qua nạn khỏi v.v... Những lối tin này không cólý luận, không đủ bằng chứng, không có lợi ích, nên gọilà mê tín.

Mê tín không phải là sự ngẫunhiên phát sinh mà có nguồn gốc phát xuất cụ thể. Có haithứ nguồn gốc mê tín:

Mê tín do tâmmong cầu- Con người khi mong cầu một điều gì màquá khả năng mình thì dễ sinh mê tín. Ví như có một ngườimuốn vay một số vốn lớn làm ăn, không biết việc làm ănnày sẽ kết quả tốt hay xấu. Tự nhiên lòng họ thấy bănkhoăn lo lắng không biết hỏi ai, tin ai. Nghe nói có ông đồngbà cốt nào đó linh ứng, nói quá khứ vị lai rất trúng,họ liền muốn tìm tới hỏi han. Chỉ tốn tiền quẻ có nămbảy trăm, mà biết việc làm cuả mình thành công hay thấtbại thì an ổn biết mấy. Hoặc trên đường công danh cónhững học sinh, sinh viên đến kỳ thi cử, lo âu thân phậnmình không biết thi đậu hay rớt. Nghe đồn Lăng này, Miếukia linh hiển xin xăm bói quẻ sẽ báo đúng những điều sắpđến, các cô, các cậu không tin vào khả năng học hành củamình, nhất định đi đến xin xăm để hỏi thăm thần thánhxem thế nào.

Mê tín do tâmsợ hãi- Sợ hãi là gốc sinh ra mọi mê tín. Mộtgia đình nọ tiếp tục xảy ra đôi ba người chết "bất đắckỳ tử", những người còn lại đâm ra hoảng hốt, nghe đâucó thầy bùa thầy chú giỏi liền đi rước về ếm đốiđể mình khỏi bị chết trùng. Chính vì sợ hãi mà nhữngngười này sanh mê tín. Có những người bị tai nạn dồndập, vừa té xe bị thương lại bị người giựt nợ, contrai thi rớt, con gái bị bệnh.. mất bình tĩnh, nghe đồn ôngđồng này hay bà cốt kia giỏi, họ liền tìm đến để cầucứu hộ, xin phép lạ về để trừ tai ách. Lại có ngườisắp làm điều mạo hiểm, lo sợ không biết vượt qua mọihiểm nguy được chăng, họ vào am vào miếu để thưa hỏithần linh bằng cách rút xăm bói quẻ. Nếu được xăm tốtquẻ lành thì họ mới mạnh dạn xông pha. Có những ngườimắc bệnh nan y, họ buồn khổ sợ chết. Nghe bất cứ nơiđâu có sự linh thiêng mầu nhiệm, họ đều đi đến đểxin thuốc cầu bùa. Dù phải làm những điều quái dị, họthảy đều chấp nhận, miễn sao lành bệnh là vui. Hoặc cóngười sợ vận sui hạn xấu, nên đầu năm đến chùa cúngsao cúng hạn, cầu cho tròn năm cuộc sống được hanh thông,gia đình được an vui may mắn. Hoặc có người vì thươngcha mẹ đã quá cố, sợ cha mẹ chết rơi vào địa ngục chịuđói khổ nhọc nhằn, họ bèn nhờ thầy cúng dán lầu kho,xe cộ, giấy tiền giấy bạc, lễ cúng đốt xuống cho chamẹ được an hưởng nơi âm ty... Mọi sợ hãi đều là cộinguồn của mê tín.

Là con người có ai không mong cầu,không sợ hãi, đã có hai thứ này thì nhất định sẽ rơivào mê tín dị đoan. Khi chưa gặp việc thì chúng ta chốngđối mê tín, nhưng gặp lúc có việc khắc khoải mong cầu,kinh hoàng sợ hãi, chúng ta cũng trở thành mê tín như ai. Dùlà người có bằng cấp cao, có kiến thức rộng, nếu trongtâm có mong cầu sợ hãi, họ cũng sẽ rơi vào hố mê tín.Có những người đứng trước quần chúng thì miệt thị chêbai kẻ mê tín, song về nhà gặp lúc gia cảnh rối nùi bàxã vẫn đi bói quẻ xin xăm, hỏi quá khứ vị lai nơi ôngđồng bà cốt. Bởi con người mang sẵn tính tham lam, thóihèn nhát, nên khi muốn thỏa mãn sự mong cầu, muốn đượcbình an khi nguy hiểm, đều nảy sinh mê tín dị đoan. Thếnên bệnh mê tín dị đoan là bệnh bẩm sinh có sẵn nơi mọicon người. Muốn chữa lành bệnh này phải là bậc Thánh yvà thần dược mới mong điều trị được.

PhápPhật dạy trị bệnh mê tín

Phật là bậc Thánh y, pháp củaPhật dạy là thần dược, nếu ai tin nơi Phật, dùng thuốcPhật dạy trị mê tín chắc chắn sẽ được lành. Pháp Phậtdạy trị bệnh mê tín có hai thứ:

Nhân quả- Nhân quả là sự thật, là lý đương nhiên mà người đờiít ai nghĩ đến. Bởi con người cố mong cầu cái quả màkhông cân xứng cái nhân. Hoặc họ ước mơ nhặt được nhữngcái quả ngoài tầm tay của họ. Hoặc họ không có tâm tựtín nên làm việc gì cũng ngờ vực lo âu. Ðó là những lýdo khiến họ đâm ra mê tín. Nếu mọi người tự biết rõrằng mọi hậu quả nên hư tốt xấu, thành công thất bạiđều do nguyên nhân hay dở đủ thiếu của con người tạonên. Không có cái quả nào tự trên trời rơi xuống, hoặcdưới đất bỗng dưng hiện lên, mà đều do trí sáng suốtvà sức lao động cần cù của con người tạo ra. Chúng tacứ tạo nhân tốt thật đầy đủ thì quả tốt nhất địnhđến. Ví như chúng ta muốn có quả một cây cam mật, trướcchúng ta phải chọn giống từ cam mật, hoặc chiết cành từcây cam mật. Kế đó, chúng ta phải lựa chỗ đất mầu mỡương giống xuống tồi tưới nước bón phân đúng thời đúnglúc, chăm sóc sâu bọ đừng cho phá hại. Sau này chúng ta sẽthu hoạch được quả cam mật không sai. Chúng ta khỏi phảimong cầu, khỏi phải trông đợi mà quả sẽ thành tựu viênmãn theo sở nguyện của mình. Cũng thế, mọi sự nên hư thànhbại trong đời mình không phải ngẫu nhiên mà đến, khôngphải từ ai ban cho, mà do những cái nhân chúng ta tạo nêntừ trước, khi nhân duyên đầy đủ thì quả thành. Khôngphải chúng ta cầu xin mà nó đến, không phải chúng ta xuađuổi mà nó đi, một khi nhân đã thành thì quả phải chịu.Chúng ta cứ sợ tai ương đổ lên đầu chúng ta, mà lại khôngsợ những nhân xấu do mình đã gieo từ trước. Chúng ta cầuthần khấn Phật ban bố phúc lành cho chúng ta, mà chúng takhông chịu ban ơn bố đức cho những người chung mình. Nhữngnhân xấu kết hợp thành quả xấu, những nhân tốt tụ hộithành quả tốt. Cầu mong quả tốt mà không chịu gieo nhântốt, sợ hãi quả xấu mà không dừng tay tạo nhân xấu, sựcầu mong sợ hãi ấy chỉ là việc không đâu. Chi bằng chúngta ngày cứ tạo nhân lành, tránh nhân dữ, chả cầu mong sợhãi chi hết.

Song nhân quả không phải đơn thuầnmà đa dạng, chẳng phải chỉ do trực tiếp ở đời hiệntại mà lại gián tiếp của nhiều đời. Biết rõ nhân quảtự mình gây tạo, chúng ta can đảm nhận những quả khổmà không chút sợ hãi buồn phiền. Mình làm chủ tạo nhân,chính mình làm chủ thọ quả, còn cầu xin cái gì, cần hỏihan ai nữa. Chỉ mình sáng suốt khi tạo nhân, cần cù nuôidưỡng bảo vệ cho nhân tăng trưởng, thì quả chín mọngsẽ đến tay mình một cách dễ dàng. Chúng ta tin chắc lýnhân quả như thế, mọi mê tín sẽ tan theo mây khói. Ðấylà quyền con người sẽ nằm trọn trong bàn tay cuả chúngta.

Ba cửa giảithoát(Tam giải thoát môn) - ba cửa này là Không,Vô Tướng, Vô nguyện (vô tác). Ðây là người tu đượctrí tuệ thâm hậu thấy suốt con người và ngoại cảnh đúngnhư thật. Khônglà từ con người cho đến muôn vậtđều do nhân duyên kết hợp thành không có chủ thể nhấtđịnh. Bởi căn cứ trên lý nhân duyên, thấy vạn vật khôngcó chủ thể nên nói là "Không". Từ một cái nhà cho đếncái bàn, cái ghế, cây bút chì ... tìm thử cái gì là chủthể của nó. Nếu có chủ thể thì không đợi duyên hợp,đợi duyên hợp mới có thì nhất định không có chủ thể.Ðến con người chúng ta thử tìm xem cái gì là chủ thể củathân này? Như Phật dạy thân này do tứ đại (đất, nước,gió, lửa) hợp thành, thiếu một trong bốn thứ thì thân phảihoại. Ðã là bốn thứ thì thứ nào là chủ ? Có một thứlàm chủ thì thiếu một thứ khác tại sao nó không còn? Bốnthứ này lại thù địch chống đối nhau, đem bốn đứa thùnhốt chung một chỗ thì có an ổn không ? Chúng ta có bổnphận phải nuôi dưỡng điều hòa bốn kẻ thù này bằng cáchchọn những thức ăn uống nào để quân bình chúng. Về tinhthần cũng thế, nội tâm chúng ta có mặt tốt xấu thiệnác đủ thứ, thử hỏi cái nào là chủ. Cho nên nói là đờisống của ta, mà thực sự cái gì là ta? Cái ta chỉ là tưởngtượng chớ không có thực thể. Từ lãnh vực không có thựcthể nhìn sang lãnh vực "vô tướng"thực hợp lý vôcùng. Bởi vì vạn vật không có thực thể nên không có tướngthật (vô tướng) của nó. Cái mà chúng ta trông thấy, sờmó được chỉ là giả tướng của duyên hợp mà thôi. Người,vật chỉ là tướng hư giả. Ðã là hư giả chúng ta có mongcầu để được, sợ hãi khi mất hay không? Thế là tiếnđến "vô nguyện". Bởi thấy thân hư dối, mọi vậthư dối, chúng ta không còn tham sống sợ chết, không còn hammê vàng ngọc. Ðã thấy trên thế gian này không có cái gìđáng mong cầu, đáng sợ hãi, thì còn gì phải khấn nguyền,phải van xin, phải thưa hỏi các vị thánh thần. Dùng trítuệ này dẹp tan mê tín, như chế nước sôi trên băng. Bacửa giải thoát này là đỉnh cao trí tuệ, thấy tận cùngbản chất con người (ngã) và vạn vật (pháp). Chính do thấyrõ bản chất hư dối của chúng, nên gỡ bỏ mọi mê lầmcố chấp, mọi tham lam trói buộc, được tự tại an vui, gọilà giải thoát.

Tóm lại, mê tín là một tệ nạncủa xã hội, nó tạo dựng những con người yếu hèn, mấttự tin, không sáng suốt. Muốn có một xã hội văn minh lànhmạnh chúng ta không thể nào chấp nhận nạn mê tín hoànhhành. Huống nữa trong giới Phật Giáo chúng ta đang kế thừachánh pháp giác ngộ giải thoát của đấng Thế Tôn mà nuôidưỡng chấp nhận mê tín được sao? Thế mà có nhiều Tăngsĩ trụ trì, khi nghe Phật tử than làm ăn sa sút, liền bảođến chùa thầy cầu nguyện cho; nghe con cháu Phật tử sắpthi cử, bảo ghi tên để thầy cầu nguyện cho; nghe Phật tửthan gia đình xảy ra tai nạn, bảo đến chùa thầy cúng saocúng hạn cho ... Ôi thôi vô số chuyện, cái gì thầy cũnglãnh hết, lo hết và bao thầu hết. Ðó là chúng ta đang truyềnđăng tục diệm hay chúng ta dụi tắt ngọn đuốc chánh phápcủa đức Như Lai?


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2015(Xem: 8346)
Khi chung ta bước đi, với tâm địa Từ Bi rộng mở mang theo, làm tất cả những việc lành cho tất cả chúng sanh là chúng ta đã mở rộng biên giới hòa bình ngày một dang rộng. Những bước chân ấy đáng gọi là những bước chân Từ Bi. Có những điều khi tiếp cận với Phật học, dù với bất cứ trình độ nào, chưa chắc một sớm một chiều mình hiểu ra ngay hết được. Đôi khi phải đợi đến nhiều chục năm sau, thậm chí gần hết đời người rồi mình mới bừng tỉnh về một điều giác ngộ chưa trọn vẹn. Khi xưa mình nghe kể chuyện đức Phật Đản sanh, dưới bảy bước đi đều nở bảy đóa hoa sen. Thần thoại, truyền thuyết hay hư cấu cho lung linh một sự kiện về đấng giáo chủ của mình; hãy cứ để đó. Sau này ghé sang Làng Mai, chạm phải những công án Thiền của Ngài Nhất Hạnh, chúng ta bắt gặp câu “Từng bước nở hoa sen” thì mới vỡ òa nhiều khúc mắc ngày xưa còn kẹt lại trong một góc tối của tâm trí nào đó.
24/09/2015(Xem: 9065)
Sau tiếng ré lên của cái chuông bấm ở cửa, mình đã nghe tiếng chìa khoá lách cách tra vào ổ khoá của cánh cửa song sắt ở bên trong. Một chập sau, cánh cửa "Trại Cải Huấn Thanh Thiếu Niên Phạm Pháp" (Jugendarrestanstalt, viết tắc là JAA) tại Nienburg nặng chịt, rít lên tiếng sắt cọ sát trên thềm xi măng, mở ra. Bước chân vào, vài câu chào hỏi trao đổi với cô giám thị. Cửa chánh đóng lại. Cô giám thị hướng dẫn mình đi qua một cánh cửa song sắt. Lại đứng chờ. Sau khi nó lại khóa lại, thì có cảm giác "mình đi lại tự do trong Trại Cải Huấn" được rồi! Tiến về phòng điều hành. Từ bên ngoài đã thấy ông "xếp" trại, ba nam giám thị, cô giám thị khi nãy; hai cô tác viên xã hội (Sozialarbeiterin) và thêm bốn thiếu nữ lạ mặt. Ông "xếp" trại giới thiệu bốn thiếu nữ lạ ấy cũng là tác viên xã hội ở các tù khác đến tìm hiểu kinh nghiệm hướng dẫn của "thầy JIP" - tên là Diệp, nếu đọc không bỏ dấu và theo âm Đức thì là "Dieb"; mà "Dieb" có nghĩa là "kẻ cắp"! Còn nếu phát âm tương đối đúng thì v
24/09/2015(Xem: 9084)
Phải nói thật rằng câu hỏi này lởn vởn trong đầu tôi nhiều lần, trong nhiều năm nay. Nghe có vẻ ngớ ngẩn. Mà cũng có thể tôi là người ngớ ngẩn. Ai đời lại đi đặt câu hỏi mà đứa trẻ học tiểu học cũng có câu trả lời thế này. Ấy thế mà khi ngồi tĩnh tâm tại ngôi chùa lớn nhất thế giới Borobudur, Indonesia câu hỏi này lại hiện về. Hiện về 1 cách rất rõ nét. Đây là lần thứ 3 câu hỏi này làm tôi trăn trở nhiều nhất.
21/09/2015(Xem: 7642)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?” (Vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?) thì Phật bảo rằng không có gì khó cả, các vị Đại Bồ tát đều hàng phục tâm bằng cách như vầy... như vầy...
21/09/2015(Xem: 10142)
Tôi gặp bà lần đầu tiên trong một phiên họp thường niên lãnh đạo Hiệp hội Xuất bản ASEAN diễn ra tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Ấn tượng của tôi về lãnh đạo cao cấp này của Hội sách lớn nhất thế giới được tổ chức thường niên vào tháng 10 là bà rất nhẹ nhàng, rất Á đông, rất gần gũi, rất nhiệt tình. Tôi cũng đặc biệt vui khi bà quan tâm đến Việt Nam. Trong phiên hop này, lãnh đạo Hội xuất bản Việt Nam bận hết nên tôi làm trưởng đoàn. Vậy là ngoài các buổi làm việc chung với trưởng đoàn của Hội xuất bản các nước ASEAN tôi có các buổi làm việc riêng với nhiều lãnh đạo các nhà xuất bản các nước, trong đó có buổi làm việc với bà Claudia Kaiser, người phó chủ tịch rất hiểu biết và thân thiện của Frankfurt Book Fair.
21/09/2015(Xem: 8050)
Khi mẹ mất, con cháu đều có mặt. Qua bao năm đất nước tang thương, chiến tranh khốc liệt, đàn con gian truân trong nghề nghiệp, trong lửa đạn. Có đứa vào quân đội, cả năm không thấy mặt, không biết ở đâu. Sau chiến tranh mọi người đều tìm cách bỏ xứ. Đứa trước đứa sau, qua rừng qua biển, rồi tìm cách đưa được mẹ sang xứ người. Các con làm lại sự nghiệp, các cháu học hành giỏi, thành công vượt mực. Ai cũng nói: “Cụ thật có phước, cụ thật có phước, được Phật độ !”
20/09/2015(Xem: 11838)
Tâm dục được xếp hạng trên tất các sắc tướng, gọi là Sắc Dục, mà mê đắm sắc đẹp đưa đến dâm dục là điều cốt yếu của mọi vấn đề trên cõi Ta Bà. Tham dâm dục thôi thúc trong lòng khiến con người phải hành động để được thoả mãn ham muốn. Khi cái luồng chân khí ái dục này dâng lên thì si ái tình, khi đi xuống thì tham nhục dục. Mà ái có nghĩa là yêu thương thuộc tình cảm với cảm giác cao thượng. Dục là sự si mê, thèm khát thể xác. Khi dâng lên khi hạ xuống bất thường thì bị tẫu hỏa nhập ma, thất tình lục dục, đưa đến hành động phi luân, phạm pháp, vô đạo tai hại khôn lường cho mình cho người. Dục gồm có lục dục hay ngũ dục. Lục dục là sự ham muốn của sáu căn đối với sáu trần; mắt thích nhìn những sắc đẹp, tai thích nghe âm thanh êm dịu, mũi thích ngửi mùi thơm, lưỡi thích nếm những vị ngon, thân thích đụng chạm êm ái, ý thích nghĩ tới tham si. Ngũ dục là năm thứ ham muốn của người đời không dễ gì loại bỏ. Kinh Phật nói về Ác Dục, Niệm Dục: Chư hiền, nếu ai có ác dục, niệm dục th
20/09/2015(Xem: 8424)
Hôm nay là ngày rằm, từ sáng sớm bà chủ đã ngỏ lời: “Hây, tối nay kính mời khách thưởng trà ngắm trăng với chúng tôi trong vườn nhà”. Khi ráng chiều vừa tắt, bà chủ đưa cho khách bộ Yukata (Kymono mặc mùa hè), một đôi tất trắng, một đôi guốc xỏ ngón và một cái hoa vải màu hồng nâu. Thấy khách lúng túng, hiểu ý, bà chủ ân cần hướng dẫn khách sử dụng từng loại. Bà chủ chia sẻ: “Mặc Yukata khó nhất và đẹp nhất là cái đai quanh thắt lưng”. Miệng nói, tay làm, bà giúp khách hoàn thiện cái đai này. Bà lại hồn hậu: “Búi tóc kiểu Nhật cũng không là việc dễ”, rồi đôi tay bà chủ thoăn thoắt, chỉ mươi phút mái tóc của khách đã được búi cao lại còn giắt thêm cái hoa vải màu hồng nâu sau gáy. Khách nghĩ, mình đã tươm tất lắm rồi, thì nghe bà chủ nhắc khéo: “Mặc Yukata đôi chân phụ nữ phải được bọc trong đôi vớ trắng và bước đi với đôi guốc xỏ ngón”. Nghe lời, khách mang vớ, mang guốc rồi thử bước đi; xong, khách thầm nhủ “mang đôi guốc này mà không té là điều kỳ diệuJ”.
19/09/2015(Xem: 9401)
Đối với người Phật tử, dù ở bất cứ phương trời nào, không phải chỉ mùa Vu Lan mới là thời điểm để người con Phật thể hiện lòng báo đức tri ân. Ân Chư Phật, ân Thầy Tổ, ân cha mẹ giáo dường, ân đàn na thí thí, ân xã hội, ân chúng sanh …. mà ân kia, đức đó phải luôn phát nguyện bằng thiện tâm: “Hiếu là độ được song thân, Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài” Theo tinh thần trùng trùng duyên khởi trong kinh Hoa Nghiêm thì muôn người, muôn loài đều thầm lặng vì nhau mà sinh diệt. Cái này vì cái kia mà hiện hữu, cái này ra đi để cái kia tồn tại. Như lá rụng mà thực chẳng diệt, vì lá lại thành đất nuôi cây. Như mây tụ lại mà thực chẳng tan, vì mây chỉ chuyển hóa thành mưa tươi mát, tắm đẫm cỏ nội hoa ngàn ….
18/09/2015(Xem: 9010)
Được sự đồng ý của tác giả, Cư sĩ Diệu Nhung, Cư sĩ Tâm Thành và các Cư sĩ khác hùn phước ấn tống và gửi tặng sách GIA TÀI CỦA NGƯỜI TỈNH THỨC (Thực tập Kham nhẫn) phiên bản tiếng Việt cho các đối tượng sau đây: 1. Đọc giả người Việt đang sinh sống và làm việc trong khu vực VIỆT NAM và CHÂU Á. 2. Các tu sĩ Phật giáo người Việt không phân biệt tông phái. 3. Các cư sĩ người Việt đang nghiên cứu và thực tập Phật giá
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]