Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nội Kết

21/01/201104:45(Xem: 11966)
Nội Kết

AN LẠC TỪNG BƯỚC CHÂN

Thích Nhất Hạnh

PHẦN HAI

CHUYỂN HÓA VÀ TRỊ LIỆU

Nội Kết

Trong đạo Bụt có một cái từ là "kiết sử", hay là nội kết, tức là những gút mắc trong lòng ta.

Khi một sự việc xảy ra, tùy cách ta tiếp nhận nó mà ta tạo ra nội kết hay không.

Khi ai đó nói với ta một câu không đẹp, nếu ta hiểu vì đâu mà họ nói với ta như vậy, ta không giận thì ta không có nội kết. Trái lại khi ta nghe nói như vậy, ta không hiểu vì sao, ta thấy giận và như vậy là ta có nội kết.

Sự thiếu hiểu biết về mình và người khác là nguyên nhân gây ra nội kết.

Trong đời sống hằng ngày, nếu ta có chánh niệm, khi nội kết bắt đầu hình thành trong ta, ta biết ngay và lập tức chuyển hóa nó.

Ví dụ có một thiếu phụ trong bữa tiệc nghe chồng ăn nói có vẻ hơi huênh hoang thì sanh ra có ý hơi coi thường chồng.

Đó là sự phát sinh của một nội kết. Nếu thiếu phụ đem ý đó ra bày tỏ với chồng và cho chồng cơ hội giải thích để hai người hiểu nhau hơn, thì nội kết mới thành hình, sẽ được tháo gỡ dễ dàng. Khi nội kết bắt đầu xuất hiện sẽ được tháo gỡ dễ dàng. Khi nội kết bắt đầu xuất hiện, ta phải kịp thời nhận diện nó; nếu để lâu ngày, nó đâm chòi mọc rễ thì việc chuyển hoá sẽ khó khăn hơn.

Ý thức ta cũng biết rằng những cảm thọ như buồn, giận, lo lắng, hối hận ít được mọi người chấp nhận. Do đó ý thức thường tìm cách che dấu những cảm thọ này vào một góc tối tăm nào đó của vô thức, để ta quên bẳng nó đi, và cho ta cái ảo tưởng là ta không có vấn đề gì cả, ta là một người có hạnh phúc.

Nhưng những nội kết này không chịu nằm im lâu. Lúc nào chúng cũng chờ dịp xuất đầu lộ diện, có khi tràn ra như nước vỡ bờ qua những ý nghĩ, hành động và lời nói của ta.

Chỉ có thực tập chánh niệm mới giúp ta tìm ra những giây mơ rể má của những nội kết ngủ ngầm trong ta. Trong mỗi ý nghĩ, lời nói và hành động của ta, ta phải ý thức rõ ràng do đâu mà ta nghĩ, nói và làm như vậy. Ta phải luôn luôn đặt câu hỏi:" Tại sao ta khó chịu khi nghe anh ta nói câu đó? ". Tại sao ta nói điều đó với anh ta? " " Tại sao thấy người đàn bà đó ta nghĩ đến mẹ ta? " " Tại sao nhân vật đó trong phim làm ta ghét cay ghét đắng?" "Có phải bà ta giống người nào đó mà ta không ưa? " Chỉ cần theo dõi quan sát tận tường như vậy ta mới có thể đưa được tất cả những gút mắc trong lòng ta trước ánh sáng của ý thức.

Khi ngồi thiền, khi các cửa sổ giác quan đã được đóng lại, ta có thể thấy nhữnh hình ảnh, những cảm giác này nọ bắt đầu phát hiện từ những khối nội kết bị chôn vùi trong tiềm thức của ta. Ta thấy lo sợ, buồn bã, bực bội mà nhiều khi ta không hiểu vì sao. Những cảm giác này có khi mạnh đền nổi làm ta bất an, xao xuyến cực độ, tình trạng này khiến ta vội vã lẩn tránh không dám đương đầu với chúng nữa.

Do đó mà nhiều khi ta bỗng dưng e ngại không muốn ngồi thiền nữa, hoặc mỗi khi ngồi thiền thì thấy buồn ngủ không hứng thú. Theo tâm lý học, đó là một hình thức đối kháng. Ta sợ ngồi thiền rồi những hình ảnh đó lại xuất hiện làm cho ta đau khổ. Nhưng nếu ta đủ quyết tâm để tiếp tục tập thở và cười, sau một thời gian ta sẽ đủ sức để ngồi yên và đối diện với những cái sợ trong ta. Giữ vững hơi thở và nụ cười, ta nhìn thẳng vào cái sợ hay cái buồn và nói: " Xin chào em. Em lại lên thăm ta đó hả? "

Có nhiều người thích ngồi thiền giờ này qua giờ khác trong một ngày nhưng chưa bao giờ họ thực sự đối diện được với những khổ đau của họ. Họ cho rằng những đau khổ ấy không quan trọng, họ chỉ thích quán chiếu về những đề mục siêu hình. Tôi không có ý phê phán về những gì họ quán chiếu. Tôi nghĩ rằng nếu những gì ta quán chiếu trong khi ngồi thiền lại không dính dáng gì đến đời sống hàng ngày của ta, đến khổ đau và hạnh phúc của ta, thì sự hành thiền của ta chẳng giúp ích gì cho ta cả.

Hàng ngày, nếu sống có chánh niệm trong từng giây phút, ý thức rõ ràng từng cảm thọ và trí giác của ta , thì không thể nào ta để cho nội kết đóng cục trong lòng ta được. Nếu ta để tâm theo dõi và quan sát từng ý nghĩ, hành động và lời nói của ta, ta sẽ khám phá ra những khối nội kết lâu đời trong ta, và dù chúng có mạnh đến đâu, ta cũng có thể chuyển hóa được một khi mà ta đã thấy được bộ mặt thật của chúng.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/01/2011(Xem: 10303)
Người ta sanh ra trên hoàn vũ này, ai cũng có bổn phận. Nói một cách tổng quát, thì đã có cái danh, tất phải có cái phận. Con kiến, con ong, có cái phận của kiến, của ong; mặt trăng, mặt trời có cái phận của mặt trăng, mặt trời. Dù nhỏ dù lớn, mọi vật mọi người đều có cái phận riêng của mình. Những điều cần phải làm, đối với cái phận ấy, chính là bổn phận.
27/01/2011(Xem: 5694)
Bố Thí là một đức hạnh cao quí thường được đề cập đến trong cuộc sống tu tập của người con Phật, tu sĩ lẫn cư sĩ, trong mọi tông phái Phật Giáo. Có lẽ đa số Phật tử chúng ta đều nghe biết nhiều về các lời giảng trong kinh điển Bắc truyền, đều quen thuộc với các khái niệm hành trì như Lục độ Ba-la-mật và Tứ nhiếp pháp của hàng Bồ-Tát.
26/01/2011(Xem: 5491)
Trước đây người Việt đã có mặt trên khắp thế giới - đặc biệt tại Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nga, Đông Âu v.v.. là do các chương trình du học hoặc làm việc trong các tòa đại sứ hoặc đi lính cho Pháp từ thời Thế Chiến I, nhưng con số không nhiều.
26/01/2011(Xem: 6389)
Ngay từ thuở nhỏ ta được dạy nói cảm ơn khi ai đó giúp mình. Lời cảm ơn không phải để xã giao mà thật sự biểu lộ lòng biết ơn chân thành của mình đối với người đó. Thế nhưng có lẽ chưa bao giờ ta được dạy nói cảm ơn ta vì nhiều khi ta coi chuyện cảm ơn mình là một điều gì đó lố bịch, kỳ cục, không cần thiết! Trái lại nhiều khi ta còn có khuynh hướng nói xấu mình, bất mãn với mình, thậm chí…nguyền rủa mình.
26/01/2011(Xem: 5482)
Phật Giáo, Đạo của an lạc, Đạo của thương yêu, Đạo sống chân thật trong từng phút giây mình có, Đạo của tâm từ luôn hướng người nên tin tưởng vào ngày mai...
25/01/2011(Xem: 11147)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
25/01/2011(Xem: 5535)
Chúng ta cứ ngỡ rằng vào Niết bàn là vào một cảnh giới rực rỡ, có đủ thứ sung sướng, tươi đẹp… Tưởng Niết bàn như vậy là Niết bàn tưởng tượng. Niết bàn là vô sanh, vô sanh mà hằng tri hằng giác, chứ không phải vô sanh mà vô tri vô giác.
24/01/2011(Xem: 6107)
Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc?
23/01/2011(Xem: 5885)
Thời gian trôi một dòng, trôi không trở lại. Quà tặng của thời gian là dành cho những ai quên nó, có nghĩa là quên chiều dài để vươn tới chiều cao thời gian cũng chính là không gian cao rộng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567