Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Lái Xe

20/01/201112:47(Xem: 13067)
Thiền Lái Xe

AN LẠC TỪNG BƯỚC CHÂN

Thích Nhất Hạnh

Phần 1

HƠI THỞ Ý THỨC

HƠI THỞ MẦU NHIỆM

Thiền Lái Xe

Ở Việt Nam, cách đây bốn mươi lăm năm, tôi là ông thầy tu đầu tiên dám cỡi xe đạp.

Hồi đó, một thầy tu đi xe đạp được xem như không có oai nghi. Ngày nay thì các nhà tu lái xe hơi và còn cỡi mô tô chạy vù vù. Để thích ứng với đời sống mới, chúng ta phải biết hiện đại hóa lối tu thiền. Tôi có làm một bài kệ, lái xe để chúng ta thực tập trước khi rồ máy. Bài kệ như sau:

Trước khi cho máy nổ

Tôi biết tôi đi đâu

Tôi với xe là một

Xe mau tôi cũng mau

Nhiều khi chúng ta không thực sự cần xử dụng xe hơi mà tại vì chúng ta muốn trốn tránh chính mình nên ta muốn lái xe đi đâu đó. Ta cảm thấy một sự trống trải trong tâm hồn và ta không muốn đối diện nó. Ta không thích bị bận bịu suốt ngày nhưng hễ có chút thì giờ rảnh, ta lại sợ phải đối diện với chính mình. Ta muốn chạy trốn. Hoặc là ta mở máy truyền hình, ta gọi điện thoại, ta đọc tiểu thuyết, ta tìm một người bạn để đi phố chơi hoặc là ta phải rồ xe chạy đi đâu đó, đi đâu cũng được. Chính nền văn minh của chúng ta đã dạy ta cách hành xử như vậy và cung cấp cho ta đủ mọi tiện nghi để ta đánh mất chính ta. Nếu đúng vào lúc bạn định vặn chìa khóa để rồ xe chạy mà bạn đọc bài kệ này, nó sẽ như ánh đuốc soi sáng cho bạn và bạn chợt thấy là mình không cần đi đâu cả. Vì đi đâu, bạn cũng không thoát khỏi được cái " ta ".

Do đó mà tốt hơn hết là bạn tắt máy và bạn hãy đi thiền hành. Chắc chắn bạn sẽ thấy thú vị hơn nhiều.

Người ta nói là chỉ trong mấy năm gần đây thôi, hàng triệu mẫu rừng đã bị tiêu diệt vì mưa át xít, mà một phần là do khói xe hơi. " Trước khi cho máy nổ, tôi biết tôi đi đâu ". Tôi biết tôi đi đâu? Đó là một câu hỏi rất quan trọng. Có phải tôi đi đến chỗ tận diệt của chính tôi? Bởi vì nếu cây cối chết hết thì con người cũng phải chết theo. Nếu việc bạn phải đi là cần thiết thì bạn chẳng nên chần chờ, trái lại nếu nó chưa cần thiết, bạn nên rút chìa khóa ra và bước xuống xe. Bạn có thể đi thiền hành dọc theo bờ sông hay trong một công viên. Nơi đó, bạn sẽ tìm thấy lại chính mình và cây cối là những người bạn gần gũi của mình.

Chúng ta thường có quan niệm rằng xe hơi là vật sở hữu của ta, ta là chủ chiếc xe hơi, điều đó chưa hẳn là đúng. Khi ta xử dụng một cái gì thì ta trở nên cái đó. Người chơi đàn vĩ cầm cũng trở nên đẹp như tiếng đàn anh dạo. Người cầm một cây súng trở nên rất nguy hiểm. Khi ta lái xe thì ta và chiếc xe là một.

Trong đời sống văn minh hiện đại, lái xe là một nhu cầu hằng ngày. Tôi không bảo bạn đừng lái xe, tôi chỉ mong bạn xử dụng nó một cách có ý thức. Khi lái xe, chúng ta thường chỉ mong cho mau tới " chỗ " đó. Nếu chúng ta xem đèn đỏ như tiếng chuông chánh niệm giúp chúng ta trở về với giây phút hiện tại thì lần sau gặp đèn đỏ, ta liền mỉm cười và vừa thở vừa đọc thầm bài kệ: "Thở vào tâm tỉnh lặng, thở ra miệng mỉm cười. " Tức khắc chúng ta chuyển đổi cảm giác khó chịu thành dễ chịu. Cũng cây đèn đỏ đó mà bây giờ nó khác. Bây giờ nó là người bạn giúp ta nhớ rằng chỉ có giây phút hiện tại là đáng sống.

Cách đây mười năm tôi qua Montréal, Gia Nã Đại. Để hướng dẩn một khóa tu.

Một hôm, một người bạn lái xe chỗ tôi đi ngang qua thành phố để lên núi. Tôi nhận thấy rằng chiếc xe nào ngừng đằng trước cũng có bảng số ghi hàng chữ bằng tiếng Pháp "Je me souviens" có nghĩa là " tôi nhớ". Tôi không biết họ muốn nhớ cái gì, có thể là họ muốn nhớ tới gốc rễ văn hóa Pháp của họ, nhưng tôi bảo người bạn là tôi đã có món quà để tặng anh ta. Tôi bảo anh ta: " Này bạn, khi nào bạn thấy thấm bảng " Je me souviens", bạn nhớ thở và cười nhé. Đó là tiếng chuông chánh niệm đó. Như vậy bạn tha hồ thở và cười khi lái xe ngang qua thành phố Montréal ".

Người bạn rất thích thú và đem niềm vui đó chia xẻ ngay với các bạn của anh ta. Sau đó khi anh qua Pháp để thăm tôi thì anh bảo là ở Paris khó thực tập chánh niệm quá vì không có mấy tấm bảng số ghi " Je me souviens" như ở Montréal.

Tôi bảo anh: " Ở Paris, chỗ nào mà không có đèn đỏ và những tấm bảng STOP hở anh? Chúng cũng là những tiếng chuông chánh niệm đó chứ !"

Khi về lại Montréal, anh ấy cũng đã đi ngang qua Paris, nên anh viết cho tôi một bức thư rất dễ thương: " Thưa thầy, ở Paris, con cũng thực tập được rất dễ dàng. Mỗi khi có một chiếc xe ngừng trước mặt con là con thấy Bụt nháy mắt với con và con đã biết thở và mỉm cười để trả lời Ngài. Bây giờ con mới biết lái xe trong Paris là một điều tuyệt diệu.

Cho nên khi nào bị kẹt xe, bạn đừng tìm cách lèo lái để thoát nạn kẹt xe làm gì, vô ích.

Bạn dựa lưng vào nệm xe, thân tâm buông thả, miệng mỉm cười, một nụ cười đầy từ, bi, hỉ, xả.

Thở và mỉm cười, an trú trong giây phút hiện tại, bạn có thể làm cho những người ngồi chung xe với bạn cảm thấy an lạc. Hạnh phúc lúc nào cũng có mặt nếu bạn biết thở và mỉm cười.

Thiền là biết trở về với giây phút hiện tại để thấy rõ bông hoa, trời xanh và em bé.

Hạnh phúc là một điều có thật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2019(Xem: 14963)
“Một nữ cư sĩ đến gặp vị thầy trụ trì và nói: "Bạch Thầy, Con không đi chùa nữa!" Vị Thầy hỏi: – Vậy à, Đạo hữu có thể cho thầy biết lý do không?
14/01/2019(Xem: 7784)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - (phần 13) vài nhận xét về cách dùng tên bộ phận cơ thể ở phía dưới như lòng, bụng, dạ, ruột[1] cho đến vật âm mình! Nguyễn Cung Thông[2] Phần này bàn về một số cách dùng trong tiếng Việt như lòng, bụng, dạ, ruột thời các LM Alexandre de Rhodes và Jeronimo Maiorica sang An Nam truyền đạo. Đây là những ‘cầu nối’ để có thể giải thích một số cách dùng hiện đại. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đôn Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false .
14/01/2019(Xem: 6799)
Bài này là phần 4 trong loạt bài viết về hiện tượng đồng hóa âm thanh trong ngôn ngữ với tâm điểm là tiếng Việt. Phần 1 bàn về khuynh hướng đồng hoá âm thanh (phụ âm) qua các cách dùng ròng rọc < rọc rọc, phưng phức < phức phức, nơm nớp < nớp nớp, phấp phất/phất phới/phân phất < phất phất và khám bệnh < khán bệnh. Phần 2 bàn về khuynh hướng đồng hoá âm thanh (thanh điệu) qua các cách dùng Huyền Trang < Huyền Tảng/Tráng, Tịnh Độ < Tịnh Thổ. Phần 3 chú trọng vào cách dùng tẩm liệm so với tấn/ tẫn/tẩn liệm qua khuynh hướng đồng hoá âm thanh (phụ âm) như khán bệnh > khám bệnh. Bài này (phần 4) bàn về các dạng phong thanh (phong thinh), phong phanh và phong văn.
11/01/2019(Xem: 6219)
Trước khi bàn về ma, chúng ta thử định nghĩa xem “ma” là gì. Thông thường, ma là người đã chết hay người chết. Đang sống thì là người. Nhưng vừa chết một cái đã thành ma, thây ma. Chính vì thế đám ma là nghi thức hoặc tục lệ để khóc than, để tang, thăm viếng, tiễn đưa hoặc chôn cất, hỏa thiêu người chết.
11/01/2019(Xem: 6646)
Sống chung với nghịch cảnh, đương đầu với chướng duyên, gẫm ra đó cũng chính là một pháp môn tu trong tám vạn bốn ngàn pháp môn của Đức Phật truyền dạy. Người đã tu học theo Pháp Phật thì chẳng còn lạ gì chuyện “sống chung” và “đương đầu” này! Nhờ chướng duyên mà ta mới thấm thía được lý nhân quả. Nhờ nghịch cảnh mà ta mới nhận thấy rõ vô thường.
09/01/2019(Xem: 5525)
HƯƠNG NHẠC ĐẠI NGÀN Ngàn mùi hương, chỉ có hương giới hạnh mới bay ngược làn gió; vạn âm ba, gió rít đại ngàn hay sóng âm biển khơi mới tồn tại miên trường. Âm nhạc đời thường chỉ là cơn sóng xô giạt tiếp nối theo từng thời đại, có lúc chìm lặng lãng quên, có lúc mơ hồ thổn thức.
09/01/2019(Xem: 5504)
Thơ Báo Ơn Khóa Tu Báo Ơn năm nay Chúng con tu tập những ngày mùa đông Tại Chùa Tam Bảo ấm nồng Pháp thoại chia sẻ với lòng lạc an
09/01/2019(Xem: 10251)
Ngày 26/10/2018, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã rời Làng Mai Thái Lan về Đà Nẵng. Hai ngày sau, chiều 28/10, Thầy đã về chùa tổ Từ Hiếu trong sự chào đón của các học trò cũng như tăng ni, Phật tử ở Huế. Chuyện này thì ai cũng biết và các báo đài đã đưa tin rất nhiều.
08/01/2019(Xem: 8081)
Trong thời gian gần đây trên các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội đã bàn tán xôn xao đến cuộc Cách mạng Công nghiệp lần Thứ tư (CC4) và đưa ra nhiều ý kiến là Việt Nam cần phải hành động để đón đầu cuộc CC41. Trước những thách thức mới ấy, trong lãnh vực giáo dục và đào tạo, Việt Nam cần có những kiến thức và kỹ năng gì để có thể đáp ứng nhu cầu lao động trong thời kỳ CC4?
08/01/2019(Xem: 7818)
TRÁI TIM RỘNG MỞ THỰC TẬP BI MẪN TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY Nguyên bản: An Open Heart: Practicing Compassion in Everyday Life Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Thông dịch: Thupten Jinpa Biên tập và nhuận sắc: Nicolas Vreeland Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tác giả, dịch giả và người hiệu đính.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]