Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Tóm Kết

19/01/201108:20(Xem: 6453)
5. Tóm Kết

TỪNG BƯỚC AN VUI

Thích Thông Phương
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo PL: 2549 - 2005

TÍNH CHẤP NGÃ – NGÒI NỔ CỦA MỌI SỰ ĐỔ VỠ 

V. TÓM KẾT

Người tu hành là nhắm đến con đường giải thoát khổ đau. TÌNH CHẤP NGÃ là đầu mối mọi thứ phiền não đau khổ trên thế gian này. Người biết tu, khéo tu không thể nào nuôi dưỡng nó.

Vào đạo Phật là phải đi qua cửa VÔ NGÃ, qua ít thì bớt khổ ít, qua nhiều thì bớt khổ nhiều, qua trọn vẹn thì dứt khổ, niết bàn an vui, không thể lẩn tránh chỗ nào khác. Người tu mà ôm ấp bản ngã nặng, cố chấp không buông là trái với con đường mình đi, là quay lưng với ánh sáng giác ngộ. Xưa Bồ Tát Đề Bà để lại tấm gương vô ngã sáng ngời.

Khi Ngài cảm hóa vị quốc vương vốn tin theo ngoại đạo, rồi lại dùng biện luận thắng các ngoại đạo, trong vòng ba tháng đã độ hơn một trăm vạn người. Có một đệ tử ngoại đạo căm hận vì Thầy mình bị thua, bèn thề “Người đã dùng miệng mà thắng phục ta, ta phải dùng dao thắng phục ngươi; ngươi dùng dao không làm khốn ta, ta sẽ dùng dao thực làm khốn ngươi”.

Y liền rình theo Ngài, một hôm Ngài Đề Bà đi lại một mình trong rừng vắng, gã ấy xách dao đến bảo:

- Ngươi dùng miệng phá đổ Thầy ta, sao bằng ta dùng dao phá vở bụng ngươi !

Y bèn mổ bụng Ngài.

Ngài Đề Bà tuy bị mổ bụng, ruột lòi ra ngoài mà chưa chết, vẫn thương xót kẻ ngu si kia bảo:

- Tôi có y bát để ở đằng kia, ngươi có thể đến đó lấy, rồi hãy lên núi gấp, đừng đi bằng đường bằng. Những đệ tử của tôi chưa chứng được pháp nhẫn họ sẽ bắt ngươi, ngươi có thể bị bắt giải đến quan.

Khi các đệ tử hay tin chạy vội đến hiện trường, có những vị chưa được pháp nhẫn bèn gào khóc, chạy cuồng lên núi đuổi bắt hung thủ. Ngài Đề Bà nhân cơ duyên ấy, khai thị cho các đệ tử rằng:

- Lý thực của các pháp, chính là ở chỗ không có người thọ, không có người hại. Thân ai, oán ai, giết ai, hại ai ? Kẻ bị si độc lừa dối, mê lầm nảy sinh chấp trước mà gào khóc, trồng căn bất thiện. Người bị kẻ kia hại, lại ở nghiệp báo, không phải hại ta. Các ngươi phải xét thận trọng, đừng đem cái Cuồng đuổi theo cái Cuồng, đem cái Thương buồn cho cái Thương !

Dặn dò xong, Ngài nằm xuống rồi thoát.

Xem Ngài Đề Bà bị ngoại đạo mổ bụng vẫn thương xót kẻ kia, không sanh tâm thù hận, kết oán, vì quên cái TA này. Trong khi đó, huynh đệ cùng một thầy, sống chung với nhau hằng ngày, lại vì một chút bất đồng ý kiến, vì một chút hơn kém nhau, một chút không chìu chuộng cái Ta, đành xem nhau như kẻ nghịch thì sao ? Lúc đó đạo tâm để ở chỗ nào ? Phải xét kỷ lại chỗ này, giải tỏa ngay. Bởi vậy, kinh kim cang quét sạch hết tâm ba thời qua khứ, hiện tại , vị lai; trừ tột bốn tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, tức khiến mất dấu vết cái TA này, mới thật sự thể nhập thật tướng Bát Nhã, sống trong Vô thượng Bồ Đề .

Mong rằng mỗi hành giả luôn luôn soi sáng lại mình, để thấy rõ tường tận mọi bóng dáng cái TA lộ ra mà cảnh tỉnh không lầm theo. Quyết không để nó làm mờ đi ánh sáng chánh giác. Đó là đường tiến tu chân thật.

Có bài kệ tự nhắc:
Ta ơi là Ta
Mi ở đâu ra ?
Mà làm diên đảo, 
Khắp cõi Ta-bà.
Mở mắt sinh ra, 
Liền khóc oa oa 
Báo cho người biết 
Là có mặt Ta !
Trong suốt cuộc đời, 
Theo sát bên người, 
Tạo thàng cuộc sống, 
Giận ghét buồn vui.
Đi khắp thế gian, 
Tột cõi ba ngàn, 
Không đâu chẳng thấy, 
Bóng TA lang thang.
Ta ơi là Ta !
Mi ở đâu ra ?
Mà làm điên đảo, 
Khắp chúng hằng sa.
Sinh tử không dừng 
BA cõi sáu đường 
Xoay quanh lẩn quẩn, 
Mi dẫn đi luôn.
Ta ơi là Ta !
Bao giờ mới tha, 
Cho người tự tại, 
Sống mở lối ra ?
Mở
Đây rồi là Ta ! 
Muôn thuở lầm qua, 
Chỉ do ngủ mớ, 
La hoảng Ta Ta.
Nay tỉnh ra rồi,
Hết chạy xa xôi,
Đảo điên lên xuống,
Theo bóng trời người…
Thánh phàm ngay đây,
Tổ Phật chốn này,
Một buông, một tột , 
Liền vác lên đi. 
Hay !
Từ đây xin chào !
Cái ta thuở nào,
Một bước thẳng tiến,
Bặt dấu đằng sau 





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/01/2015(Xem: 8056)
Hầu hết nhân loại đều hớn hở, vui mừng và tràn đầy hy vọng đón chào một năm mới mở ra trước mặt. Mọi người lăng xăng chúc nhau những điều tốt đẹp nhất và tất cả dường như đều quên mất là đầu năm ngoái mình cũng đã từng chúc nhau như thế.
01/01/2015(Xem: 8456)
Video: Pháp Hội Thù Ân 2014 - Phỏng vấn HT Thích Tuệ Sỹ
26/12/2014(Xem: 7418)
Về nguyên tắc, buông dễ hơn nắm, thả ra dễ hơn giữ lại. Thế nhưng, trên thực tế, có mấy ai chịu thả; người ta thích khư khư nắm giữ, dù biết rõ càng giữ thì càng đau khổ. 1. Tôi có một người bạn. Một hôm, bạn ấy gọi điện báo bạn ấy sắp… chết! Tôi hỏi tại sao? Bạn ấy thều thào: Hãy đến đây đi, một chút thôi!
26/12/2014(Xem: 8017)
Năm nay cũng như mọi năm tôi đều nhận được tin nhắn chúc mừng Giáng sinh từ những người bạn thậm chí là những người Phật tử, trớ trêu thay tôi là một tu sĩ Phật giáo. Với tinh thần cởi mở của giới trẻ Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá, văn hoá phương Tây đã ảnh hưởng rất mạnh mẻ đến đời sống của họ về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến cả nền văn hoá của một đất nước trong đó điển hình nhất là lễ Giáng Sinh và Halloween.
25/12/2014(Xem: 7066)
Ngày chủ nhật vẫn hối hả, vẫn đan xen sọc ca-rô những dòng xe. Bỗng nhiên trên đường phố Sài Gòn xuất hiện 24 thành viên trẻ trung vui nhộn mặc áo cam tươi tắn đầy sức sống. Họ đạp xe đạp. Họ mang theo bao tải đựng rác, găng tay và dụng cụ nhặt rác. Vâng! đó chính là những thành viên CLB Sách Thái Hà. Những con người với nhiệt huyết của tuổi trẻ mong muốn xây dựng một cộng đồng ý thức "xanh" và sống "xanh".
25/12/2014(Xem: 7971)
Những ai hành trì pháp Theo chánh pháp khéo dạy sẽ đến bờ bên kia Vuợt ma lực khó thoát. PC.86. Đạo Phật là con đuờng giác ngộ, nhận biết rõ đích thực bản chất của mọi sự vật hiện tuợng nơi cuộc sống quanh ta, và chính ta để chuyển tiếp tịnh hóa thân tâm, mà đuợc hiện tại lạc trú ngay đây và bây giờ. Thế nhưng, sự thênh thang và lạc lỏng mãi miết xuôi theo dòng cảm thức trộn lẫn bởi bao cuồng nộ và mê lầm, nên sự tìm kiếm lại càng vô vọng, che ngăn trên đuờng trở về bổn xứ.
24/12/2014(Xem: 8148)
Vị khách Tăng được mời đến đạo tràng Thọ Bát Quan Trai của chùa Linh Thứu trong khóa tu mùa đông năm nay, không ai xa lạ, đấy là Thầy An Chí đến từ xứ Na Uy nơi biệt danh là xứ lạnh tình nồng, lạnh đến nỗi chỉ ăn kem ngoài trời mới cảm thấy ấm áp mà thôi.
24/12/2014(Xem: 6808)
Để nhận thức về thế giới hiện tượng bên ngoài, con người thường dựa hẳn vào 5 giác quan của mình như là 5 công cụ tìm kiếm hiện thực vậy. Nhưng 5 giác quan này là luôn tạo ra “một thế giới cảm giác” luôn thay đổi. Do đó Phật giáo mới nói 5 căn hiệp với 5 trần là gây đau khổ tưng bừng. Vì trong ngoài gì cũng thay đổi chạy ngược chạy xuôi hết mà. Cho nên về việc tu tập, trước tiên chúng ta phải biết kiểm soát 5 căn này, bằng cách đừng cho nó tiếp xúc với trần cảnh nhiều quá, mà làm rối lòng chúng ta thì sẽ rất khó tu.
24/12/2014(Xem: 8780)
Bạn đừng quy Phật Pháp Tăng ngoài cửa miệng. Khi quy y thì tâm bạn với Phật là một. Bạn đừng quên sống với tâm tỉnh giác, sống với tâm tỉnh giác, chính là quy y Phật vậy. Khi quy y thì tâm bạn với Pháp là một. Bạn đừng quên mọi an lạc đều là do tâm không còn phiền não đem lại. Quy y với tâm không phiền não là quy y Pháp vậy.
22/12/2014(Xem: 9261)
Cuộc sống đời thường của nữ tu Tây Tạng Ngoài lúc thiền, hay tụng kinh, các ni cô được làm những công việc mình yêu thích như vẽ tranh hay nói chuyện điện thoại cùng bạn bè.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]