Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Tu Thiền Là Bác Bỏ Nhân Quả Chăng?

19/01/201108:03(Xem: 4900)
1. Tu Thiền Là Bác Bỏ Nhân Quả Chăng?

TỪNG BƯỚC AN VUI

Thích Thông Phương
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo PL: 2549 - 2005


CHẲNG LẦM NHÂN QUẢ 

I- TU THIỀN LÀ BÁC BỎ NHÂN QUẢ CHĂNG?

Nhân quả là đạo lý căn bản của người học Phật. Người tu, nhất là tu Thiền cần phải hiểu rõ, nhận kỹ điểm này, không để sảy chân sa đọa phải hối hận kiếp kiếp lâu dài. Bời người tu Thiền thường nghe nói: “Xưa nay không một vật”, thì nhân quả để ở chỗ nào? Nhân quả có hay không ?

Đây dẫn câu chuyện thời Tổ Bá Trượng: Sư mỗi khi thượng đường dạy chúng, có một ông già theo chúng nghe pháp. Hôm nọ, chúng ra hết chỉ còn ông già không đi. Sư hỏi:

- Ông là người gì ?

Ông già thưa:

- Con chẳng phải người, thời quá khứ thuở Đức Phật Ca diếp, con làm tăng ở núi này, nhân học trò hỏi: “Người đại tu hành có rơi vào nhân quả chăng?”. Con đáp: “Không rơi vào nhân quả”. Do đó đến năm trăm đời đọa làm thân chồn. Nay thỉnh Hòa thượng chuyển một câu nói để con thoát khỏi thân chồn.

Sư bảo:

- Ông hỏi đi!

Ông già hỏi:

- Người đại tu hành có rơi vào nhân quả chăng ?

Sư đáp:

- Không lầm nhân quả.

Ngay câu nói ấy, ông già đại ngộ làm lễ thưa:

- Con đã thoát thân chồn. Con ở sau núi dám xin Hòa thượng lấy theo lễ Tăng chết mà tống táng con.

Sư vào trong kêu Duy Na đánh kiểng bảo chúng ăn cơm xong đưa đám một vị tăng. Đại chúng nhóm nhau bàn tán: “Đại chúng đều mạnh, nhà dưỡng bệnh không có người nào nằm, tại sao có việc này?”.

Sau khi ăn cơm xong, Sư dẫn chúng đến hang núi phía sau, lấy gậy khơi lên thấy xác một con chồn vừa chết, bèn làm lễ thiêu như vị Tăng.

Trong đây cho thấy người làm thầy chỉ đáp lầm một chữ thôi mà phải năm trăm kiếp đọa làm chồn. Người học đạo có thể hời hợt, khinh thường đối với việc này sao?

Bởi ông Tăng đáp “chẳng rơi”, tức gạt nhân quả qua một bên, sống ngoài nhân quả. Đó là phủ nhận một bên, rơi vào đoạn kiến nguy hiểm! Xưa, Tôn giả Đại Mục Kiền Liên là bậc A La Hán thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử Thanh Văn của Phật, nhưng đến cuối đời, bị bọn xấu đánh nát thân, thì thế nào? Hơn nữa, đối trong con mắt nhà Thiền, câu hỏi: “Có rơi không” là đã mắc kẹt hai bên, “rơi - chẳng rơi” rồi. Câu đáp “chẳng rơi”, cũng là rớt một bên, cho thấy người đáp chưa đủ mắt sáng.

Tổ Bá Trượng đáp: “Chẳng lầm” tức không kẹt “rơi” hay “chẳng rơi”, mà chính là thấy rõ ràng, thấy tường tận nhân quả, không chút sai lầm, không chút lờ mờ hỗn tạp. Đó mới thật là bậc sáng suốt. Cho nên người đại tu hành là đã mở sáng mắt trí tuệ, thấy tột cùng nhân quả không còn nghi ngờ.

Trong Tuyệt Quán Luận có đoạn nhân duyên hỏi đáp:

Hỏi:

- Có nhân duyên được sát sinh chăng ?

Đáp:

- Lửa hoang đốt núi, gió mạnh thổi gãy cây, núi lở đè thú, nước tràn làm trôi trùng, tâm được đúng như thế thì cả đến người cũng giết được. Nếu có tâm do dự, thấy sống, thấy giết, trong đó chưa hết tâm có, thì dù đến con kiến cũng buộc mạng ông.

Nghĩa là vừa có động niệm là không tránh khỏi nhân quả; huống nữa đã tạo tác rổi lại khởi tâm biện luận để muốn phủ nhận nhân quả được sao ?

Thiền sư Thừa Hạo khoảng niên hiệu Thiên Khánh 1023 – 1031, xuất gia ở viện đại Lực, sau sư đến tham học với Thiền sư Tư Quảng ở Bắc Tháp, đạt thấu huyền chỉ, được Tam muội đại tự tại. Sư có may cái khố vải, rồi viết tên các vị Tổ sư trên đó tùng lâm gọi là Hạo Bố Côn. Có ông tăng trẻ thấy vậy bắt chước cũng may một cái làm như thế. Sư biết được, gọi ông đến quở trách. Một tuần sau ông tăng ấy thổ huyết chết.

Học thiền không tới nơi mà bắt chước là nguy hiểm như thế. Làm để tỏ ra ta đây đạt Thiền, ta đây tự tại không vướng mắc… Nhưng không ngờ mình đã vướng mắc rồi. Vướng cái gì? Tức là vướng mắc vào cái khuôn của người xưa. Thêm một điểm nữa là, đã có tâm làm rồi, thì chạy đâu cho khỏi? Có tâm thì có pháp, có mình, có người, có đủ tất cả, không thể lý luận để chạy trốn!

Hòa thượng Minh hỏi Quốc Sư Đức Thiều ở Thiên Thai:

- Ngài Ca Diếp mang chiếc y trượng sáu của Đức Thích Ca vào núi Kê Túc đợi lúc Di Lặc hạ sanh mới đem y một trượng sáu khoác lên trên thân nghìn thước của Đức Di Lặc, kích thước vẫn vừa vặn. Chỉ như thân của Đức Thích Ca cao một trượng sáu, thân Đức Di Lặc cao một nghìn thước, vậy thì thân biết rút ngắn lại hay y biết nới dài ra?

Sư đáp:

- Ông lại hội.

Minh phủi áo đi ra.

Sư nói:

- Kẻ tiểu nhi, Sơn tăng nếu như đáp cho ông chẳng phải, chính sẽ có nhân quả. Ông nếu chẳng phải, ta sẽ thấy rõ.

Minh trở về bảy ngày sau bị thổ huyết. Hòa thượng Phù Quang khuyên:

- Ông mau đi sám hối.

Minh liền đến phương trượng của Sư buồn khóc thưa:

- Nguyện Hòa thượng từ bi nhận cho con sám hối.

Sư bảo:

- Như người té xuống đất, nhân đất mà đứng dậy, ta chưa từng dạy ông có ngã hay đứng.

Minh lại thưa:

- Nếu Hòa thượng cho con sám hối, con nguyện suốt đời hầu Hòa thượng.

Sư vì Minh mà nói ra:

- Phật Phật đạo đạo đồng, bổng dưng chia có cao thấp. Thích Ca, Di Lặc như con dấu in vào đất bùn. Đây cho thấy nhân quả không phải là chuyện đùa chơi, phải rất cẩn thận! Đối với nhân quả không có luật sư biện hộ như ở thế gian, mà gốc chính từ tâm tạo thành, tâm gây ra để có nghiệp quả báo, thì cũng phải chính từ tâm mà chuyển nghiệp. Tâm không chuyển chỉ cứ lý luận suông thì không thể sạch được nghiệp. Người chân chính học đạo phải thật chín chắn nhận định rõ ràng chỗ này!


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/12/2010(Xem: 5235)
Chúng ta cần biết ý nghĩa Giáo Pháp là gì. Giáo Pháp hay Pháp bảo là một từ ngữ tiếng Phạn mà có nghĩa đen là một “phương sách phòng ngừa”.
06/12/2010(Xem: 8472)
Ở đây giáo sư tiến sĩ Alexander Berzin từng nghiên cứu và tu tập với những đạo sư Tây Tạng gần ba mươi năm tại Dharamsala, Ấn Độ, sẽ giảng giải việc thực hành bảy điều quán nguyện trong đời sống tu tập thực tiễn hằng ngày.
05/12/2010(Xem: 5291)
Năm giờ sáng, mây xám tuy mỏng, nhưng che phủ bầu trời, che cả những vì sao muộn khiến không gian ẩm tối, lạnh lẽo và rưng rức quạnh hiu! Vậy mà có vị Phật lặng thinh ngồi đó...
04/12/2010(Xem: 4989)
Nói đến chữ tu, có người lầm tưởng rằng phải bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ vợ con để tìm nơi non cao thanh vắng, hoặc ở chùa, ở am mới gọi là tu. Không phải như thế đâu, tu có nghĩa là sửa đổi, trau dồi. Sửa là sửa hư, sửa sai, sửa lạc lầm, sửa xấu thành tốt, sửa dữ thành hiền, tà vạy thành ngay thẳng, tối tăm thành sáng suốt, si mê thành giác ngộ, phàm phu thành thánh hiền, chúng sanh thành Phật, sanh-tử thành Niết-Bàn.
03/12/2010(Xem: 3586)
Một đệ tử đang ở trong tù viết thư cho Rinpoche khẩn cầu ngài ban những thực hành cho quãng đời còn lại của anh. Rinpoche đã trả lời như sau. Bài do Michelle Bernard biên tập.
03/12/2010(Xem: 14622)
Cuốn sách mang đến cho bạn đọc những suy ngẫm nghiêm túc về hạnh phúc mà đôi khi có thể chúng ta ngộ nhận hoặc lầm lẫn với niềm sung sướng.
30/11/2010(Xem: 8830)
Đức Phật dạy rằng nếu muốn tự giải thoát ra khỏi thế giới Ta bà thì phải tuân theo ba lời giáo huấn tối thượng như sau : đạo đức, chú tâm và trí tuệ. Khi nào biết noi theo ba lời giáo huấn ấy thì ta sẽ đạt được sự giải thoát cá nhân...
28/11/2010(Xem: 5285)
Lâu lắm chúng tôi không có cơ hội về giảng cũng như nhắc nhở sự tu hành cho toàn thể chư Tăng Ni ở khu Đại Tòng Lâm. Hôm nay được ban tổ chức trường hạ Đại Tòng Lâm mời về thăm và nói chuyện với tất cả Tăng Ni và Phật tử nơi đây, tôi liền hoan hỉ chấp nhận.
27/11/2010(Xem: 8969)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
25/11/2010(Xem: 23461)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567