Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Tự Xét Lại Mình

19/01/201108:03(Xem: 6363)
4. Tự Xét Lại Mình

TỪNG BƯỚC AN VUI

Thích Thông Phương
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo PL: 2549 - 2005

THẮNG MÌNH LÀ TRÊN HẾT

IV- TỰ XÉT LẠI MÌNH

Đã biết rõ, gốc tu hành là nơi tâm, là phải tự thắng mình, nên người tu phải luôn quán xét trở lại tâm mình, để nhậnrõ những điều xấu dở mà khắc phục chuyển đổi, khiến mỗi ngày tốt hơn. Đó là công phu thiết thực nhất.

Ở Tây Tạng có câu chuyện:

Geshé Ben, một tăng sĩ trẻ Tây Tạng, giữ giới luật Đại Thừa rất kỹ sống vào thế kỷ XI. Một ngày nọ Ben được một gia đình mời đến thọ thực tại gia đình ấy. Trong lúc gia đình đang dọn thức ăn, Ben đang đói bụng, và tự đi vào trong bếp. Bỗng Ben phát hiện bàn tay mình đang thò vào một bao bố đựng trà thơm. Ben liền kêu to lên: “Ăn trộm! Ăn trộm!” và tự đánh vào bàn tay tham lam của mình. Cả nhà nghe tiếng chạy vào hỏi: “Ăn trộm đâu?” và người cha cầm sẵn gậy để bảo vệ cho cả gia đình. Nhưng Ben đỏ mặt giơ tay ra bảo: “Đây! Đây! Chính tôi vừa bắt gặp chính mình đang lợi dụng lòng tốt của quý vị!”. Sau đó Ben nguyện lớn rằng: nếu còn tái phạm sẽ tự chặt tay ấy!

Một lần khác Ben và các vị Lạt Ma trưởng lão được mời đến một gia đình sang trọng cúng dường. Mọi người được xếp theo thứ tự bậc trưởng lão ở trên, dần xuống những vị tăng trẻ. Chủ nhà và người hầu cận bắt đầu dọn sữa cho các vị trưởng lão trước. Ben nhìn thấy nóng ruột. Nhìn qua bình sữa hơi nhỏ, Ben nghĩ đến phiên mình chắc đã cạn hết sạch còn gì! Vừa nghĩ tới đó, Ben tự nói to giữa đông người: “Ôi! tham lam!”. Sau đó người nhà đem thêm sữa, và sắp cho vào bát của Ben, thì Ben liền chặn lại bảo: “Thôi cám ơn! Ý nghĩ tham lam của tôi đã ăn hết phần của tôi rồi! (Sư Tử Tuyết Bờm Xanh)

Nếu ai cũng biết nghiêm túc thấy lại mình một cách chân thật như thế, chắc chắn trên đường tu hành rất mau tiến. Và hẳn đâu còn có ăn trộm trên cõi đời này! Mà nếu không có phản quan thì sao thấy được như thế? Cho nên đối với người tu, công phu soi lại mình rất là quan trọng, là then chốt trong mọi pháp tu. Pháp tu nào mà thiếu soi lại mình là khó đạt đến cứu cánh. Tụng kinh, lễ Phật nhiều mà không biết soi lại mình để thắng những phiền não sinh khởi cũng chưa là hay!

Như ông Tăng tên Phép Đạt, tụng thuộc lòng kinh Pháp Hoa, đến gặp Lục Tổ Huệ Năng, làm lễ mà đầu không sát đất, bị Tổ quở:

- Lễ mà đầu không sát đất sao bằng chẳng lễ? Trong tâm của ông hẳn có một vật, ông đã chứa đựng việc gì?

Pháp Đạt đáp:

- Đã tụng kinh Pháp Hoa đến ba nghìn bộ.

Tổ bảo:

- Nếu ông tụng đến mười nghìn bộ mà nhận được ý kinh, chẳng lấy đó cho là hơn, thì cùng ta đồng đi.

Nay ông cậy có sự nghiệp này đều chẳng biết lỗi. Hãy nghe ta nói kệ:

Lễ vốn bẻ cờ mạn
Đầu sao không sát đất
Có ta tội liền sinh
Quên công phước không sánh
***
(Lẽ bổn chiếc mạn tràng
Đầu hề bất chí địa?
Hữu ngã tội tức sinh
Vong công phước vô tỷ)

Đó là tụng kinh nhưng chưa đạt ý kinh, thiếu soi lại mình, để tâm ngã mạn nó chen vào nên lễ Tổ mà đầu không sát đất, Tổ quở để nhắc ông thấy lại mình mà tỉnh ngộ, không chấp vào đó thì phước mới không sánh được.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2011(Xem: 7751)
Ngày nayđọc được một bài viết về Phật giáo của một tác giả Ấn độ là một việc hiếm hoi,vì Phật giáo đã biến mất trên bán lục địa này đã tám thế kỷ. Nhưng nếu đọc đượcmột bài viết của một tác giả khác thường, thì lại còn hiếm hoi hơn nữa. BhimraoRamji Ambedkar (1891-1956) là cựu bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ Nerhu, mộtngười tranh đấu cho công bằng xã hội, đơn độc chống lại sự phận chia giai cấp giữacon người và vạch trần những sai lầm của Ấn giáo.
09/02/2011(Xem: 8839)
Muốn giải thoát sanh tử, chúng ta cần phải biết gốc của sanh tử là gì? Theo pháp Mười hai nhân duyên, Phật dạy gốc của sanh tử là Vô minh.
09/02/2011(Xem: 8983)
Bốn mùa đã không thì làm gì có mùa Xuân, mùa Hạ. Thế mà nói ngày Xuân, tháng Xuân, mùa Xuân là nhằm trong cửa phương tiện tương đối luận bàn.
07/02/2011(Xem: 15780)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốt và giữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
06/02/2011(Xem: 7635)
Cúng lễ, cầu nguyện, xin ơn trên phù hộ cho bản thân, gia đình được bình an hay hoàn thành một điều ước, một tâm nguyện nào đó là một trong những nhu cầu căn bản và thiết yếu của con người, diễn ra trong sinh hoạt của hầu hết các tôn giáo.
06/02/2011(Xem: 16179)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
02/02/2011(Xem: 11472)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
01/02/2011(Xem: 9471)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
31/01/2011(Xem: 7760)
Nói đến Tăng phục Phật Giáo trước tiên chúng ta nên tìm hiểu về những lý do căn bản, ý nghĩa thậm thâm của Tăng phục.
28/01/2011(Xem: 12376)
Tất cả chúng sanh lớn như loài người, nhỏ như các loài động vật đều có bổn phận để sanh tồn, như con người có bổn phận của con người, con kiến có bổn phận của con kiến, con ong có bổn phận của con ong, con chim, con sâu đều có bổn phận của con chim của con sâu..v..v.... Nguyễn Công Trứ thường ca ngợi về bổn phận của các loài động vật như : “Ta xem loài vật nhỏ, trong lòng ta tưởng mộ, ong kiến biết hợp đoàn, chim sâu còn luyến tổ, có nước không biết yêu, không bằng chim cùng sâu, có đoàn không biết hợp, ong kiến hơn ta nhiều..v..v.....” Các động vật thuộc loài hạ đẳng còn biết bổn phận đoàn kết và biết luyến tổ để sống còn để tồn tại thì huống hồ là loài người, nguyên vì các nhà hiền triết cho rằng loài người có trí khôn hơn loài vật. Cho nên vấn đề Bổn Phận là nguyên động lực lẽ sống của tất cả chúng sanh để hiện hữu và tồn tại trong cộng đồng duyên sanh của từng chủng loại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]