Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Vô Lậu

19/01/201107:13(Xem: 7257)
Pháp Vô Lậu

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần ba: THIỀN SƯ 

Pháp Vô Lậu 

Kể từ kinh nghiệm đó về cái chết của ông tôi, cũng đã có mấy lần tôi có ý tưởng muốn chết, muốn tự trong đáy lòng. Có lẽ đôi lúc bạn cũng có cảm nghĩ như vậy. Thực ra, có lần tôi đã từng thử uống thuốc quá liều, nhưng tôi tin rằng một cách vô thức, tôi đã giữ liều lượng thuốc đó trong vòng an toàn. Tôi không thể chết được. Có lẽ lý do chính khiến tự thâm tâm tôi ngần ngại không muốn chết là vì kinh nghiệm tôi đã trải qua khi chứng kiến cái chết của ông tôi. Sự cảm nhận về cái chết của tôi, qua kinh nghiệm đó, đã sâu xa tới mức khó thể nào vượt qua được. 

Cái “chết” mà nhiều người biết đến, tuy nhiên, không phải là cái chết tan rã thực sự của thể xác trong tương lai. Thường thì cái chết duy nhất được biết đến là cái chết như trong một phim lịch sử hay một phim kinh dị nào đó mà người ta thưởng thức trong khi nằm dài trên sàn nhà hay trên ghế sofa, ăn kẹo hay những thức ăn lặt vặt khác. 

Tôi xin kể lại một câu chuyện khác, về một người thầy thời tiểu học của tôi, một con người vĩ đại. Suốt từ lớp hai cho đến khi ra trường, các bạn học và tôi đã may mắn được thầy chỉ đạo lớp, và thầy đã có một ảnh hưởng tiên quyết lên trên mỗi người chúng tôi. 

Vài năm trước, để kỷ niệm nửa thế kỷ đã qua từ lúc ra trường, chúng tôi có một buổi hội ngộ. Trong năm mươi học trò thuở trước, hơn mười người đã qua đời, và ba mươi ba người chúng tôi còn lại đã đến thật đông đủ. Chính tôi cũng dẹp bỏ hết mọi việc để đến, vì không muốn bỏ lỡ cơ hội này. Chúng tôi có một buổi tiệc và nghỉ đêm ở một nơi du lịch có suối nước nóng, và tuy rằng có uống rượu saké, nhưng không có ai đề nghị hát karaoke cả. Ngay cả lúc chúng tôi tụ tập quanh người thầy cũ hồi xưa, uống rượu vui chơi, buổi họp mặt này vẫn có vẻ nghiêm túc. Có nhiều thành viên trong nhóm tham vấn với thầy, và cũng có vài người hỏi tôi về đủ thứ vấn đề ảnh hưởng đến đời sống của họ. Buổi họp mặt tái ngộ này hoàn toàn giống như một khóa tu học nhờ ảnh hưởng sâu đậm của thầy đã để lại trên chúng tôi trước nay. 

Thầy là một nhà mô phạm vĩ đại, và từ khi về hưu, thầy cũng vẫn tiếp tục sống một đời gương mẫu trong cộng đồng. Nếp sống cá nhân của thầy cũng không có điều gì đáng chê trách. Mặc dù đã ngoại tám mươi tuổi, trông thầy vẫn khỏe mạnh hơn bất cứ học trò cũ nào của thầy! 

Khi đến lúc tan tiệc, tất cả những người đã quay quần chung quanh thầy để nghe những lời vàng ngọc đều có vẻ không muốn làm phiền thầy hơn nữa, nên rốt cuộc là thầy và tôi đêm ấy được xếp chung một phòng. Chúng tôi để gối bên cạnh nhau, nằm xuống, tắt đèn rồi, bỗng thầy gọi tôi một cách lịch sự, “Morinaga-san”, thêm tiếng … san vào tên đứa học trò cũ của thầy thời xa xưa trước đây. 

“Xin lỗi, tôi thấy tôi điên quá”, thầy nói tiếp, “nhưng dạo sau này tôi đâm ra sợ chết quá, đến nỗi tôi hầu như là cảm thấy rằng giá không được sanh ra lại hơn!” 

Những lời của thầy đập vào tai tôi đã đem lại một ấn tượng không nhỏ. Tôi nhớ lại về trước, suốt tám mươi năm ròng rã thầy đã chuyên cần làm việc như thế nào, và sự thú nhận của thầy làm tôi cảm thấy thật mủi lòng. 

Những con người chúng ta sống một đời sống hữu hạn, hiện thân trong những hình tướng ở thế giới hiện tượng này, và bắt buộc phải chịu sự chi phối của luật nhân quả, luật của nghiệp. Ðiều cơ bản trong giáo lý đạo Phật là hễ có sanh, là có tử; có nỗ lực làm thì mới có kết quả. Tất cả những nghiên cứu khoa học về thiên nhiên và con người cũng đều đặt trên căn bản của luật nhân quả này. Không những vậy, trong đời sống hàng ngày, cả những người ít khi suy nghĩ nghiêm chỉnh đến những vấn đề này cũng cố sống sao để được những cái nhân tốt đem lại kết quả tích cực. 

Tuân theo luật (nhân quả) ấy, một số người đã không ngừng cố gắng tạo lấy nghiệp tốt và cũng được thành công trong sự nỗ lực của họ. Nhưng khi cuối cùng họ trạm chán phải bức tường kiên cố của sinh, lão, bệnh, tử, không có một số lượng tích trữ thiện nghiệp nào có thể giúp họ vượt qua được, và họ sẽ cảm thấy thất vọng vô cùng. 

Một điều tất nhiên là, người nào càng đặc biệt hãnh diện về công việc làm của họ, khi gập sự tấn công ồ ạt của tuổi già -- khiến cho họ không còn làm việc được như từ trước tới nay -- sẽ rất là hãi sợ. Người nào khoe khoang trí thông minh sắc bén phi thường của họ sẽ lo sợ sự suy yếu dần của trí óc. Người nào sống một đời gương mẫu của một thành viên trong xã hội sẽ đặc biệt hãi sợ khi chứng kiến sự hao mòn của năng lực thể chất cũng như tinh thần của họ. 

Như thế, chúng ta không thể mong sống với một tâm an lạc trong những ngày cuối cùng của cuộc đời chỉ bằng những việc công đức mà ta cố gắng tạo nên theo luật nhân quả này. 

Trong giáo pháp của đạo Phật, có đề cập đến sự tồn tại hữu hạn của chúng ta, bị chi phối trong luật nhân quả, và được gọi với danh từ pháp hữu lậu hay pháp hữu vi. Pháp này còn được gọi là Giới của Bẩy Vị Phật bởi vì nó đã được chư Phật ba đời trong thế gian này giảng nói, trong đó có dạy chúng ta nên cố gắng gieo trồng những hạt giống lành trong đời, như vậy sẽ thọ nhận được những phước báo. Một bài kệ nổi tiếng đã tóm lược giáo pháp này như sau: 

Tránh làm điều ác 

Năng làm điều lành 

Giữ tâm thanh tịnh 

Ðó lời Phật dạy. 

Nếu ta thâm cứu và thực hiện pháp tu này, soi chiếu vào bản tâm của mình, điều đó cũng đủ làm cho tâm thanh tịnh và đưa ta vượt qua khỏi một giáo lý chỉ dậy những pháp hữu vi cho một đời sống giới hạn trong hình tướng và nghiệp quả. Thật đáng tiếc là người ta thường diễn dịch giáo pháp này -- gieo nhân tốt, hái quả tốt, gieo nhân xấu, hái quả xấu -- là chỉ áp dụng để thụ đắc những hạnh phúc và thịnh vượng của thế gian. Dĩ nhiên mục tiêu đó trong đời tự nó cũng đã là quan trọng vô cùng, nhưng những công đức hữu vi này không thể đem lại sự an lạc tuyệt đối cho tâm khi trải qua sinh, lão, bệnh, tử. 

Dù bạn có nỗ lực đến thế nào để tạo dựng nên những thành quả mong muốn, một khi tên đã được gọi lên trong sổ bộ Nam tào, tất cả những tích lũy thế gian ấy cũng sẽ bị quét sạch. Cái vòng luân hồi này không chỉ áp dụng cho cõi giới của người mà còn cho tất cả mọi hiện tượng, cái gì cũng phải trải qua một thời kỳ sinh, một thời kỳ trưởng, một thời kỳ suy, và một thời kỳ hủy diệt để trở về với cái Không ban đầu. Trong con người thì đó là sinh, lão, bệnh, tử. Tất cả mọi hiện tượng đều trống rỗng như bọt nước, chợt hiện chợt mất, vô thường, biến đổi. Không có một thực thể cá nhân nào trên đời này có thể giữ nguyên trạng mãi mãi được. 

Ðó là khái niệm Không của Phật pháp, theo tiếng Phạn được gọi là shunyata và tiếng Nhật gọi là mu, và thực trạng của tánh Không này được gọi là Pháp Vô Lậu. Tất cả mọi chúng sinh đều là hữu lậu. Nhưng tánh Không, vốn ở nơi gốc cơ bản của mọi chúng sinh, là vô lậu. Hữu lậu và vô lậu là bất khả phân với nhau, điều đó đã được nói đến trong câu kinh bất hủ của Bát Nhã Tâm Kinh: “Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc.” (Sắc chính thực là Không, Không chính thực là Sắc). 

Tuy nhiên, thực tế rất khó mà tự mình thấy rõ ràng được rằng tất cả mọi pháp tự nó đều căn bản là không. Có thể nói rằng, muốn tự giác ngộ được cái Không vốn có này nơi chính mình, ta phải dụng thân mình bằng mọi công phu, với tất cả mồ hôi và nước mắt. 




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/07/2011(Xem: 8953)
Hỏi: Tại sao đạo Phật lại đề xướng ăn chay? Đáp:Người ăn chay thì dục niệm nhẹ. Kẻ ăn mặn thì dục niệm nặng nề. Có tôn giáo cho rằng động vật được sanh ra là để cho loài người ăn, cho nên ăn mặn là một việc hợp lý trời đất. Song le, Phật Giáo đề xướng tinh thần "mọi vật đều cùng một thể, đó gọi là Đại Bi," và xem mọi loài chúng sanh đều có Phật-tánh, đều sẽ thành Phật; cho nên chủ trương giới sát, phóng sanh.
27/07/2011(Xem: 8347)
Mỗi người đều có nhân quả báo ứng của riêng mình. Hễ tạo nghiệp gì thì chịu quả báo đó. Không những chỉ có loài người là phải chịu quả báo mà tất cả chúng sanh cũng vậy; tạo nghiệp từ xưa, ngày nay gặt quả. Điều đó không dễ hiểu đâu. Ví như bị đọa làm súc sinh hoặc ở nơi ác đạo thì rất khó khôi phục lại thân người; nên nói rằng:
26/07/2011(Xem: 8344)
Quyển “MỚI VÀO CỔNG CHÙA” ra đời trước, chúng tôi hướng dẫn độc giả vừa mới làm quen với mùi tương dưa, còn ngỡ ngàng khi bước chân vào cổng chùa. Đến quyển “VÀO CỔNG CHÙA”, chúng tôi nhắm đến những độc giả đã quen thuộc với những chiếc mái vốn cong, từng nghe tiếng mộc ngư nhịp đều buổi tối và tiếng chày kình ngân nga buổi khuya. Tuy nhiên vẫn còn là khách thấy nghe thân cận nhà chùa, chưa phải là người sống trong chùa.
24/07/2011(Xem: 8130)
Ngày nay, việc tổ chức đám cưới tại chùa có lẽ không mấy ai còn cho là lạ, nhưng đây là điều đã được mong muốn từ nửa thế kỷ trước, mà Ni trưởng trụ trì chùa Phước Hải hiện nay – ngày đó là sư cô Tịnh Nguyện, là một trong những vị tu sĩ mở đầu cho truyền thống tốt đẹp này. Một số người vẫn hình dung nhà thờ là nơi để tổ chức đám cưới với tiếng đàn Organ sang trọng, âm vang dưới mái vòm trang nghiêm phủ xuống cô dâu chú rể. Còn nhà chùa chỉ là nơi tổ chức đám tang, với những “vãng sanh đường” leo lét ánh nến, nhang khói mờ mờ, âm âm tiếng mõ trầm buồn.
22/07/2011(Xem: 6749)
Bạn bè là sự thể hiện sinh động cho mối quan hệ đặc thù giữa người với người. Mối quan hệ đó được thiết lập căn bản trên sự đồng đẳng hoặc bất đồng đẳng về giới tính, tuổi tác, chí nguyện, đam mê, sở thích,… là tiêu chí quan trọng để khẳng định nhân cách hoặc quan điểm sống của một con người. Với Phật giáo, sống là sống với. Do đó, bạn bè là một thuộc tính riêng có của các loài chúng sanh nói chung và của con người nói riêng, và là một trong những nhân tố quan trọng, có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực lên bối cảnh sống cũng như khả năng thăng hoa tâm linh của một con người. Sống phải có bạn bè. Không có bạn bè, được xem là một trong năm điều bất hạnh đã được Đức Phật cảnh báo(1).
22/07/2011(Xem: 6924)
Bên cạnh sự ảnh hưởng trực tiếp của gia đình, trong cuộc sống chúng ta, mối tương giao với bạn bè cũng đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành bại của mình. Trong mối quen biết ngoài xã hội, hay trong đoàn thể cùng sống chung, ta có nhiều loại bạn hữu; nhưng tìm được người bạn tốt, chân thật hiểu được ta, để có thể chia sẻ tâm tư là điều khó, huống chi là hỗ trợ ta vượt qua những khó khăn trong đời sống thì càng khó gấp bội phần.
22/07/2011(Xem: 6642)
Suốt ngàn năm bị nội thuộc Trung Quốc dân tộc Việt không ngừng nỗi dậy đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự chủ. Năm 968 (Mậu Thân) Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên nạn cát cứ 12 sứ quân, thống nhất non sông xưng là Đại Thắng Minh hoàng đế. Nhà Đinh đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), lập nên triều đại quân chủ đầu tiên của nước Đại Việt.
22/07/2011(Xem: 7103)
Có những biện giải Phật học mà đôi khi ý nghĩa thực tiển vượt thoát khỏi cái võ ngôn từ. Đó là khi hiện thực nương gá vào sự biện giải đó bị biến dạng theo lịch sử, thời gian. Gần gũi hơn, có những phạm trù, khái niệm mà khi vận dụng, ta vô tình quên mất nghĩa gốc ban đầu của chúng. Vấn dề Phật sự là một trường hợp như vậy.
16/07/2011(Xem: 7616)
Lúc này chúng ta hãy quan sát điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới; có bạo lực thuộc mọi loại; không chỉ phía bên ngoài mà còn cả trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta.
15/07/2011(Xem: 7535)
Không biết tự bao giờ, Trà trở thành thân quen trong nếp sống Thiền gia Phật Giáo Bắc Truyền, rồi trà thành một phần văn hóa của Phật Giáo...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]