Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Vô Lậu

19/01/201107:13(Xem: 7396)
Pháp Vô Lậu

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần ba: THIỀN SƯ 

Pháp Vô Lậu 

Kể từ kinh nghiệm đó về cái chết của ông tôi, cũng đã có mấy lần tôi có ý tưởng muốn chết, muốn tự trong đáy lòng. Có lẽ đôi lúc bạn cũng có cảm nghĩ như vậy. Thực ra, có lần tôi đã từng thử uống thuốc quá liều, nhưng tôi tin rằng một cách vô thức, tôi đã giữ liều lượng thuốc đó trong vòng an toàn. Tôi không thể chết được. Có lẽ lý do chính khiến tự thâm tâm tôi ngần ngại không muốn chết là vì kinh nghiệm tôi đã trải qua khi chứng kiến cái chết của ông tôi. Sự cảm nhận về cái chết của tôi, qua kinh nghiệm đó, đã sâu xa tới mức khó thể nào vượt qua được. 

Cái “chết” mà nhiều người biết đến, tuy nhiên, không phải là cái chết tan rã thực sự của thể xác trong tương lai. Thường thì cái chết duy nhất được biết đến là cái chết như trong một phim lịch sử hay một phim kinh dị nào đó mà người ta thưởng thức trong khi nằm dài trên sàn nhà hay trên ghế sofa, ăn kẹo hay những thức ăn lặt vặt khác. 

Tôi xin kể lại một câu chuyện khác, về một người thầy thời tiểu học của tôi, một con người vĩ đại. Suốt từ lớp hai cho đến khi ra trường, các bạn học và tôi đã may mắn được thầy chỉ đạo lớp, và thầy đã có một ảnh hưởng tiên quyết lên trên mỗi người chúng tôi. 

Vài năm trước, để kỷ niệm nửa thế kỷ đã qua từ lúc ra trường, chúng tôi có một buổi hội ngộ. Trong năm mươi học trò thuở trước, hơn mười người đã qua đời, và ba mươi ba người chúng tôi còn lại đã đến thật đông đủ. Chính tôi cũng dẹp bỏ hết mọi việc để đến, vì không muốn bỏ lỡ cơ hội này. Chúng tôi có một buổi tiệc và nghỉ đêm ở một nơi du lịch có suối nước nóng, và tuy rằng có uống rượu saké, nhưng không có ai đề nghị hát karaoke cả. Ngay cả lúc chúng tôi tụ tập quanh người thầy cũ hồi xưa, uống rượu vui chơi, buổi họp mặt này vẫn có vẻ nghiêm túc. Có nhiều thành viên trong nhóm tham vấn với thầy, và cũng có vài người hỏi tôi về đủ thứ vấn đề ảnh hưởng đến đời sống của họ. Buổi họp mặt tái ngộ này hoàn toàn giống như một khóa tu học nhờ ảnh hưởng sâu đậm của thầy đã để lại trên chúng tôi trước nay. 

Thầy là một nhà mô phạm vĩ đại, và từ khi về hưu, thầy cũng vẫn tiếp tục sống một đời gương mẫu trong cộng đồng. Nếp sống cá nhân của thầy cũng không có điều gì đáng chê trách. Mặc dù đã ngoại tám mươi tuổi, trông thầy vẫn khỏe mạnh hơn bất cứ học trò cũ nào của thầy! 

Khi đến lúc tan tiệc, tất cả những người đã quay quần chung quanh thầy để nghe những lời vàng ngọc đều có vẻ không muốn làm phiền thầy hơn nữa, nên rốt cuộc là thầy và tôi đêm ấy được xếp chung một phòng. Chúng tôi để gối bên cạnh nhau, nằm xuống, tắt đèn rồi, bỗng thầy gọi tôi một cách lịch sự, “Morinaga-san”, thêm tiếng … san vào tên đứa học trò cũ của thầy thời xa xưa trước đây. 

“Xin lỗi, tôi thấy tôi điên quá”, thầy nói tiếp, “nhưng dạo sau này tôi đâm ra sợ chết quá, đến nỗi tôi hầu như là cảm thấy rằng giá không được sanh ra lại hơn!” 

Những lời của thầy đập vào tai tôi đã đem lại một ấn tượng không nhỏ. Tôi nhớ lại về trước, suốt tám mươi năm ròng rã thầy đã chuyên cần làm việc như thế nào, và sự thú nhận của thầy làm tôi cảm thấy thật mủi lòng. 

Những con người chúng ta sống một đời sống hữu hạn, hiện thân trong những hình tướng ở thế giới hiện tượng này, và bắt buộc phải chịu sự chi phối của luật nhân quả, luật của nghiệp. Ðiều cơ bản trong giáo lý đạo Phật là hễ có sanh, là có tử; có nỗ lực làm thì mới có kết quả. Tất cả những nghiên cứu khoa học về thiên nhiên và con người cũng đều đặt trên căn bản của luật nhân quả này. Không những vậy, trong đời sống hàng ngày, cả những người ít khi suy nghĩ nghiêm chỉnh đến những vấn đề này cũng cố sống sao để được những cái nhân tốt đem lại kết quả tích cực. 

Tuân theo luật (nhân quả) ấy, một số người đã không ngừng cố gắng tạo lấy nghiệp tốt và cũng được thành công trong sự nỗ lực của họ. Nhưng khi cuối cùng họ trạm chán phải bức tường kiên cố của sinh, lão, bệnh, tử, không có một số lượng tích trữ thiện nghiệp nào có thể giúp họ vượt qua được, và họ sẽ cảm thấy thất vọng vô cùng. 

Một điều tất nhiên là, người nào càng đặc biệt hãnh diện về công việc làm của họ, khi gập sự tấn công ồ ạt của tuổi già -- khiến cho họ không còn làm việc được như từ trước tới nay -- sẽ rất là hãi sợ. Người nào khoe khoang trí thông minh sắc bén phi thường của họ sẽ lo sợ sự suy yếu dần của trí óc. Người nào sống một đời gương mẫu của một thành viên trong xã hội sẽ đặc biệt hãi sợ khi chứng kiến sự hao mòn của năng lực thể chất cũng như tinh thần của họ. 

Như thế, chúng ta không thể mong sống với một tâm an lạc trong những ngày cuối cùng của cuộc đời chỉ bằng những việc công đức mà ta cố gắng tạo nên theo luật nhân quả này. 

Trong giáo pháp của đạo Phật, có đề cập đến sự tồn tại hữu hạn của chúng ta, bị chi phối trong luật nhân quả, và được gọi với danh từ pháp hữu lậu hay pháp hữu vi. Pháp này còn được gọi là Giới của Bẩy Vị Phật bởi vì nó đã được chư Phật ba đời trong thế gian này giảng nói, trong đó có dạy chúng ta nên cố gắng gieo trồng những hạt giống lành trong đời, như vậy sẽ thọ nhận được những phước báo. Một bài kệ nổi tiếng đã tóm lược giáo pháp này như sau: 

Tránh làm điều ác 

Năng làm điều lành 

Giữ tâm thanh tịnh 

Ðó lời Phật dạy. 

Nếu ta thâm cứu và thực hiện pháp tu này, soi chiếu vào bản tâm của mình, điều đó cũng đủ làm cho tâm thanh tịnh và đưa ta vượt qua khỏi một giáo lý chỉ dậy những pháp hữu vi cho một đời sống giới hạn trong hình tướng và nghiệp quả. Thật đáng tiếc là người ta thường diễn dịch giáo pháp này -- gieo nhân tốt, hái quả tốt, gieo nhân xấu, hái quả xấu -- là chỉ áp dụng để thụ đắc những hạnh phúc và thịnh vượng của thế gian. Dĩ nhiên mục tiêu đó trong đời tự nó cũng đã là quan trọng vô cùng, nhưng những công đức hữu vi này không thể đem lại sự an lạc tuyệt đối cho tâm khi trải qua sinh, lão, bệnh, tử. 

Dù bạn có nỗ lực đến thế nào để tạo dựng nên những thành quả mong muốn, một khi tên đã được gọi lên trong sổ bộ Nam tào, tất cả những tích lũy thế gian ấy cũng sẽ bị quét sạch. Cái vòng luân hồi này không chỉ áp dụng cho cõi giới của người mà còn cho tất cả mọi hiện tượng, cái gì cũng phải trải qua một thời kỳ sinh, một thời kỳ trưởng, một thời kỳ suy, và một thời kỳ hủy diệt để trở về với cái Không ban đầu. Trong con người thì đó là sinh, lão, bệnh, tử. Tất cả mọi hiện tượng đều trống rỗng như bọt nước, chợt hiện chợt mất, vô thường, biến đổi. Không có một thực thể cá nhân nào trên đời này có thể giữ nguyên trạng mãi mãi được. 

Ðó là khái niệm Không của Phật pháp, theo tiếng Phạn được gọi là shunyata và tiếng Nhật gọi là mu, và thực trạng của tánh Không này được gọi là Pháp Vô Lậu. Tất cả mọi chúng sinh đều là hữu lậu. Nhưng tánh Không, vốn ở nơi gốc cơ bản của mọi chúng sinh, là vô lậu. Hữu lậu và vô lậu là bất khả phân với nhau, điều đó đã được nói đến trong câu kinh bất hủ của Bát Nhã Tâm Kinh: “Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc.” (Sắc chính thực là Không, Không chính thực là Sắc). 

Tuy nhiên, thực tế rất khó mà tự mình thấy rõ ràng được rằng tất cả mọi pháp tự nó đều căn bản là không. Có thể nói rằng, muốn tự giác ngộ được cái Không vốn có này nơi chính mình, ta phải dụng thân mình bằng mọi công phu, với tất cả mồ hôi và nước mắt. 




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/01/2015(Xem: 7869)
Như một thiện duyên, tôi khởi sự viết tản văn khi đã lớn tuổi. Dầu cho tâm thế là nhẹ nhàng khi viết, nhưng nhiều lúc cứ tự trách mình, sao trí nhớ mình dở để đến nỗi những gì mình đọc, những gì mình nghe bị cuốn đi đâu; thế là khi viết, phải đi tìm tài liệu, rồi đi hỏi. Vì vậy, tôi rất phục những người có trí nhớ tốt, lại càng khâm phục những người nghiên
30/01/2015(Xem: 9878)
Hôm mồng 08 tháng 12 Âm lịch (27/01/2015), Tổ đình Thiền tông Thiếu Lâm Tự tổ chức nấu Cháo Bát Lạp, để dâng cúng dường Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, hoạt động này đã thu hút hàng trăm Phật tử tham gia chế biến món truyền thống với hương vị đặc trưng này. Hôm nay cũng là Lễ hội Cháo Bát Lạp nhân Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, được gọi là “Pháp Bảo Tiết”. Vào buổi sáng lúc 08 giờ 30 phút, Hòa thượng Thích Vĩnh Tín, Phương trượng Thiếu Lâm Tự, cùng đại chúng vân tập Đại Hùng Bửu điện cử hành cung phụng Pháp hội, những tình nguyện viên, thiện nam tín nữ Phật cầu Phúc.
26/01/2015(Xem: 9735)
Bất cứ tổ chức nào muốn tồn tại lâu dài và muốn phát triển mục đích, cũng như tôn chỉ của mình đến với đa số quần chúng, thì tổ chức đó phải có nhân sự. Nhân sự là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển hay suy vong của tổ chức. Đào tạo nhân sự thiếu phẩm chất Bi Trí Dũng, đó là nguyên nhân suy thoái của Tổ chức GĐPT. Đào tạo nhân sự có đầy đủ phẩm chất Bi Trí Dũng, đó là nguyên nhân tồn tại và phát triển của Tổ chức GĐPT.
20/01/2015(Xem: 7824)
Đến bây giờ mới thấy đây. Câu nói này của ai mà nghe quen thuộc thế? Của Nguyễn Du rồi. Ô hay! Cái ở đây chỉ có thể thấy được khi mình trở về được với cái bây giờ. Đến được cái bây giờ thì mới thấy được cái ở đây. Cái ở đây là cái không gian. Cái bây giờ là cái thời gian.
20/01/2015(Xem: 7142)
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của Phật Giáo Tây Tạng là tương duyên sanh khởi hay duyên sanh. Không điều gì có thể tồn tại hay có thể xảy ra trên chính nó mà không liên hệ và nương tựa vào những nhân tố khác. Hơn thế nữa, mọi thứ sinh khởi từ một phức hợp của nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh; không thứ nào sinh khởi từ việc chỉ dựa trên một nguyên nhân hay từ hoàn toàn không nguyên nhân. Thí dụ, một thân thể khỏe mạnh sinh khởi, trên trình độ nội tại, lệ thuộc trên tất cả những nội tạng và hệ thống chức năng của nó biểu hiện trong sự hòa điệu với nhau.Về trình độ ngoại tại, sức khỏe tốt cũng tùy thuộc vào thuốc men, dinh dưỡng, sự săn sóc ân cần từ người khác, môi trường, và v.v… Tương tự thế, một xã hội lành mạnh sinh khởi, trên trình độ nội tại, lệ thuộc vào toàn thể những nhóm thành viên của nó hợp tác với nhau và hoạt động hòa hiệp với nhau. Ở trình độ ngoại tại, xã hội lành mạnh cũng tùy thuộc vào những nhân tố kinh tế, chính trị môi trường, cũng như hoàn cảnh thế giới
20/01/2015(Xem: 7136)
Một nhóm 50 người đang tham dự một seminar, đột nhiên diễn giả ngừng lại và đề nghị nhóm tham gia một hoạt động, ông ta đưa cho mỗi người một quả bóng bay và yêu cầu từng người viết tên của mình lên quả bóng bay. Sau đó, những quả bóng bay được đưa tới một căn phòng khác. Những người tham dự bước vào căn phòng có những quả bóng và phải tìm ra quả bóng có tên của họ trong vòng 5 phút. Mọi người đều cố gắng tìm quả bóng có tên của mình, xô đẩy những người khác và đẩy các quả bóng khác sang một bên. Khung cảnh rất hỗn độn.
18/01/2015(Xem: 7775)
Đức Đạt Lai Lạt Ma từng dạy rằng tiền bạc không mang lại hạnh phúc, vì hạnh phúc thuộc về lãnh vực tinh thần, con người không thể mua được, kể cả máy móc cũng không thể cung cấp cho chúng ta chút hạnh phúc nào cả: “Tiền bạc và giàu sang chỉ mang lại cho con người một phần nào hạnh phúc, chứ không thể có hạnh phúc trọn vẹn. Không ai có thể ban phát cho chúng ta hạnh phúc, hạnh phúc đến từ trong tâm của chính chúng ta. Tâm bình an chính là nguồn hạnh phúc tuyệt vời nhất. Nó không tùy thuộc vào ngoại cảnh. Cuộc sống của chúng ta dù tiện nghi vật chất không đầy đủ, học vấn thời tầm thường hay sự nghiệp công danh không mấy thành công thời cũng chẳng sao, miễn là tâm chúng ta an lạc.” (Live In A Better Way.)
17/01/2015(Xem: 14400)
Trong kinh A Hàm lại kể một câu chuyện như sau: Có một người ngoại đạo tên Tu Nhàn Đề đến yết kiến Đức Phật để bài bác chủ trương xa lìa ngũ dục của Phật giáo. Sau khi Đức Phật dùng đạo lý giáo hóa thì ông tỉnh ngộ và bấy giờ Đức Phật mới nói cho ông nghe bài kệ: Không bịnh lợi bậc nhất Niết bàn vui bậc nhất. (Tịch diệt vi lạc)
17/01/2015(Xem: 11619)
Trái đất đang đi vào chỗ chết: rừng rú, tài nguyên đang bị khai thác kịch liệt, ô nhiễm tràn đầy mọi xứ, nhiệt độ khắp quả đất ngày càng lên cao, cả ngàn súc vật bị giết để tế thần, đất đai của người nghèo bị chính quyền mua rẻ để xây cất... Lúc này hơn lúc nào hết chúng ta phải đọc lại các bài học của người xưa để lại, để suy ngẫm và hành sự.
17/01/2015(Xem: 8632)
Jean-Paul Ribes sinh năm 1939, một nhà văn và nhà báo chuyên về Tây Tạng, và cũng là một người tu tập Phật Giáo đã hơn bốn mươi năm. Ảnh chụp ngày 27 tháng 4, năm 2008, trong một cuộc phỏng vấn của một chương trình Phật Giáo trên đài truyền hình quốc gia Pháp) Người ta thường xem phi-bạo-lực là một trong các phẩm tính tự nhiên của Phật Giáo. Điều này quả hết sức đúng. Thế nhưng sự phi-bạo-lực ấy có phải là một trong các mục tiêu hay chỉ là một phương pháp luyện tập chủ yếu của Phật Giáo? Câu hỏi thật tế nhị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]