Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cái chết của ông tôi

19/01/201107:13(Xem: 7341)
Cái chết của ông tôi

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần ba: THIỀN SƯ 

Cái chết của ông tôi 

Năm trước khi tôi vào trường tiểu học, trong một ngày hè nóng đỏ lửa, ông tôi dẫn tôi đi xem đô vật trong thành phố. ông tôi bao giờ cũng rất cưng chiều tôi. Chúng tôi rời nhà đi vào buổi sáng, và có lẽ ông định về nhà từ lúc trưa, nhưng vì tôi vòi vĩnh nên rốt cuộc chúng tôi đã ở ngoài đường suốt ngày và đến tối mới trở về nhà. Hậu quả là sau khi ở ngoài nắng quá lâu, ông tôi đã bị trúng nắng. Dù mới là một đứa bé sáu tuổi, tôi cũng nhận ra là sự vòi vĩnh của tôi đã là nguyên nhân cho tình trạng bất thường của ông. 

Cha tôi, vốn là một bác sĩ, đã không đưa ông đến bệnh viện, nhưng để ông ở nhà chăm sóc và nuôi dưỡng ông. Lúc bấy giờ mới bắt đầu triều đại Chiêu Hòa (Showa), trong thập niên 1930, những cách chữa trị còn rất là thô sơ. Một tảng nước đá được đặt trong một đĩa thiếc mỏng, và khi nước đá tan ra, thì nước lạnh đó được dùng để làm hạ nhiệt nơi lông mày của ông. 

Cả nhà tôi lúc ấy náo loạn lên, cử người đi gọi các bà con họ hàng. Trong những ngày ấy điều kiện không dễ dàng như bây giờ, chỉ việc nhẩy lên xe lái đến nơi sau khi nhận một cú điện thoại; mà sau khi nhận được tin báo, bà con phải đi bộ vượt núi trong những đôi dép rơm để đến. 

Tôi hoàn toàn bị bỏ rơi trong khi mọi người tề tựu lại và, từng giây từng phút một, hết vui mừng lại đến than khóc, tùy theo tình trạng biến đổi của ông. Thấy các người trong họ như vậy và cùng lúc cảm thấy cái không khí xáo trộn trong gia đình, tôi cảm thấy sợ hãi. Tôi chạy trốn lên gác và nằm bẹp nơi cầu thang ngắm nhìn quang cảnh ở dưới. Trong khi nhìn xuống cảnh tượng hoang mang yên lặng ở dưới, tôi nhận ra rằng ông tôi sắp chết. Tôi nhớ mình đã tự hỏi không biết như vậy có nghĩa là tôi có còn gập được ông nữa hay không. 

Bởi vì đối với một đứa trẻ như tôi, cái ý tưởng ông đột nhiên có thể biến mất đi không phải là một cái gì có thể dễ dàng thấu hiểu được. ông tôi vẫn thường luôn ở đó, lúc nào cũng tỏ thật nhiều tình thương mến. Trong khi tôi còn đang ngẫm nghĩ về vấn đề đó, mẹ tôi trèo lên gác tìm tôi và giải thích cho tôi biết rằng ông sắp chết rồi. 

“Khi một người sắp chết”, mẹ nói, “người ấy khát nước lắm, nên chúng ta phải cho họ uống nước. Bởi vì ông đã cưng chiều con hơn hết thẩy mấy đứa cháu khác, con phải xuống cho ông uống nước.” Thế là tôi bị lôi xuống dưới nhà. 

Tôi được đưa cho một miếng bông thấm nước để lau môi cho ông. Tôi thấy rõ ràng rằng trong khi trán ông ẩm ướt, thì miệng ông ngậm chặt lại, đôi môi khô và nứt nẻ, và tôi cảm thấy như ông đang rất khát nước. Khi tôi bắt đầu lau nhè nhẹ, những giọt nước chẩy vào những đường trên môi ông và làm cho ẩm ướt, nhưng không có một giọt nào lọt được vào miệng của ông. Tưởng rằng tôi không dùng đủ nước, tôi vắt miếng bông gòn ướt lên miệng của ông. Nước chẩy ròng ròng nơi mặt ông, nhưng vẫn không có một giọt nào lọt vào miệng ông được. 

Ông tôi, vốn vẫn hay có thú uống trà, và bây giờ đang khát nước như vậy, lại không thể mở miệng ra được để nuốt lấy một ngụm nước. Cái cảm giác có một sự thay đổi lớn đang diễn ra đã thấm thấu vào trong tâm của đứa trẻ này đến tận xương tủy. Không bao lâu sau đó, ông đã thở hơi cuối cùng, và chúng tôi tắm rửa xác ông để sửa soạn hỏa thiêu. 

Người ta thường nghĩ rằng thật là tội cho người chết, khi đang trên đường đến cõi Tịnh Ðộ của Ðức Phật Di Ðà, lại phải đem theo bụi trần của thế gian này, cho nên với cảm nghĩ đó, người chết thường được tắm rửa lần cuối cùng. Bồn tắm được đổ vào đầy nước lạnh, sau đó thêm nước nóng vào. 

Trong ngày ấy, ở nhà tôi nước nóng được đổ vào bồn, rồi một ít rượu được thêm vào, và xác ông tôi được lau với một khăn bông ướt. Tôi được phép lau ngực của ông, nhưng cái khăn vuột ra khỏi bàn tay bé nhỏ của tôi, trượt trên da mình của ông. Tôi vẫn còn nhớ cái cảm giác khi sờ vào da của ông. Trước đây, khi ông để tôi leo lên vai ngồi, tôi có thể thấy được làn da nhăn nheo trên gáy ông. Dưới bàn tay tôi, lúc nắm chặt lấy trán ông để khỏi ngã, tôi cũng cảm thấy được làn da nhăn nheo . Lúc đó người ông dẻo dai và ấm áp, trong khi bây giờ đôi tay tôi bất ngờ chạm vào người ông chỉ thấy cứng đơ. Cái lạnh toát ra từ xác ông, một cái lạnh hoàn toàn khác với cái lạnh của nước đá, làm cho tôi phát rùng mình. Ðứa trẻ sáu tuổi này đã nhận được một bài học bén nhậy về sự chết. 

Gia đình tôi mang tôi đi dọc theo những con đường nhỏ hẹp nằm giữa hai bên đồng ruộng khi đưa quan tài đi. Lò thiêu không phải như ngày nay, với những cửa dầy nặng nề như dưới hầm của nhà băng. Trông nó không hơn gì một cái lỗ, trong đó người nhà cho quan tài vào và qua đó còn có thể thấy được hai bên. Cái lỗ đó được chất đầy rơm, và củi được đặt chung quanh quan tài. Rồi tất cả mọi người trong gia đình cùng nhóm cây đuốc thông lên và cho lửa cháy. Khi rơm cùng củi và quan tài bắt đầu nứt ra và nổ lách tách trong ngọn lửa, chúng tôi đi về nhà đợi đến ngày hôm sau sẽ đến thu lượm tro cốt của ông. Dù với con mắt của một đứa trẻ sáu tuổi, khi tôi ngoái cổ nhìn lại cột khói mờ đục bốc lên từ ống khói của ngọn lửa thiêu mà tôi đã tiếp tay nhóm lên đó, tôi cũng cảm nhận cái chết như một cái gì thật riêng tư đối với mình. Cái chết đó không phải chỉ là của “một người nào khác.” 

Bây giờ, tôi đang thấy ông tôi -- người tôi kính trọng và muốn noi theo -- đang bị thiêu đốt. Cái tôi thấy đó không phải là cái chết của một người nào khác, mà chính là tôi của ngày tương lai. Tôi đã không nói quá về việc này, khi nhiều năm sau nhìn lại và kể câu chuyện bi thảm này . Mà thật sự là tôi lúc ấy, một đứa trẻ sáu tuổi, đã thấy thân xác mình tương lai bị thiêu đốt trong ngọn lửa đó. 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/10/2015(Xem: 9122)
Con Bobby bị bệnh hiểm nghèo, phải mổ mắt, và bị mù cả hai mắt. Nhưng nó có bạn. Đứa bạn bùi ngùi sẻ chia. Luôn luôn ở bên cạnh săn sóc, tuy nét mặt không tránh khỏi nỗi buồn rầu.
09/10/2015(Xem: 17378)
Tu không cần đi chùa nhiều, đọc kinh nhiều, ăn chay giỏi, làm công quả chuyên cần, xây chùa cất miếu…nếu làm được những điều này thì tốt. Nhưng vấn đề chính yếu của tu là thấu hiểu và “quyết tâm” ứng dụng những điều Phật dạy vô đời sống hằng ngày của mình.
08/10/2015(Xem: 17286)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
08/10/2015(Xem: 7075)
Chúng ta muốn được phước báo tốt, sống đời hiền thiện, đạo đức, thì phải cố gắng tu trong mọi hoàn cảnh, đừng chờ đến chùa rồi mới tu. Tu như vậy là không thực tế. Một tháng chúng ta đến chùa được mấy ngày? Không lẽ không đến chùa là không tu được hay sao?
07/10/2015(Xem: 9604)
Câu hỏi đặt ra là vì sao bệnh viện mở ra ngày càng nhiều mà lúc nào cũng “quá tải”? Vì sao con người bây giờ tiện nghi dồi dào mà đau ốm triền miên? Vì sao bệnh nhiễm gia tăng và bệnh do hành vi lối sống ngày một phát triển trong khi khoa học y học tiến như vũ bão? Rõ ràng sức khỏe không phải là chuyện của y tế. Sức khỏe là chuyện của mỗi người, của mọi người. Đời sống càng tiện nghi, nhu cầu vật chất càng được thõa mãn thì con người càng xa lạ với tự nhiên, với chính mình. Stress chính là nguyên nhân của 60-90% bệnh lý đưa người ta đến bác sĩ. Mà bác sĩ thì chỉ chữa được cái đau chứ không chữa được cái khổ, chữa được cái bệnh, chứ không chữa được cái hoạn.
06/10/2015(Xem: 53772)
Từ Bi, có nghĩa là tình thương yêu rộng lớn đối với muôn loài hữu tình chúng sanh(loài người và súc vật). Tình thương rộng lớn này được xuất phát từ trong tâm, thể hiện qua lời nói và hai hành động: TỪ và BI : Bang vui. Cứu khổ.
06/10/2015(Xem: 15124)
(1) Con nguyện luôn yêu thương tất cả chúng sanh Bằng cách xem họ quý báu Hơn ngọc như ý Để thành tựu mục tiêu tối thượng.
06/10/2015(Xem: 15518)
Con xin đảnh lễ tâm đại bi. Con xin đảnh lễ chư đạo sư cao cả. Con xin đảnh lễ chư Bổn Tôn, Là chư vị ban nguồn cảm hứng về lòng tín tâm và sùng mộ.
06/10/2015(Xem: 11255)
Chúng ta đối phó với cảm xúc tiêu cực như thế nào? Đây là một đề tài quan trọng, vì nó nêu ra câu hỏi điều gì là tích cực và điều gì là tiêu cực. Có bất cứ điều gì mà hoàn toàn tiêu cực hay hoàn toàn tích cực không? Thật ra, tôi không biết. Mọi việc đều tương quan lẫn nhau và có những khía cạnh khác nhau. Một người quan sát sự vật từ hướng này thì thấy một hình ảnh. Nhưng cũng là người đó, khi đứng ở hướng khác, họ sẽ thấy sự vật theo một khía cạnh khác.
05/10/2015(Xem: 9764)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của nhà sư Dzongsar Jamyang Khyentse, một vị lạt-ma Tây Tạng. Ông sinh năm 1960, và lúc bảy tuổi đã được thừa nhận là vị tái sinh lần thứ ba của nhà sư Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892, một trong số các nhà các sư nổi tiếng nhất của Phật giáo Tây Tạng).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]