Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cái chết có bí hiểm không?

19/01/201107:13(Xem: 5765)
Cái chết có bí hiểm không?

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần ba: THIỀN SƯ 

Cái chết có bí hiểm không? 

Tuy tôn giáo là về những điều không liên hệ gì đến sự chết, nhưng ở đây, để rộng đường thảo luận, chúng ta hãy lui mười bước và coi như là không phải vậy, thật ra là sự chết có một ảnh hưởng chủ yếu trên tôn giáo. Có cách nào để chúng ta nghĩ đến sự sống mà không nghĩ đến sự chết không? Xã hội của chúng ta có khuynh hướng rất thiên về tuổi trẻ, và khi chúng ta già đi, chúng ta thường hay nhìn cuộc đời như đang trên đà xuống dốc từ một ngọn đồi cao, như một sự phế thải cô đơn của một đời người. 

Nhưng vấn đề không chỉ là như vậy. Có thể nào chúng ta thực sự sống trọn vẹn được mà không biết nhìn kỹ vào sự chết không? Tôi không tin điều đó có thể được. Nếu không nhìn thẳng vào sự chết, như là mặt trái của sự sống, chúng ta không thể nào sống trọn vẹn và đầy đủ được. Tôi hoàn toàn tin chắc như vậy. 

Nhìn sự chết như là cách biệt và xa vời với sự sống, chúng ta không hay ưa thích cái chết. Khi nghĩ rằng họ sẽ mất hết tất cả những gì họ đã tích lũy được, những người đã nỗ lực thật nhiều trong cuộc đời sẽ đặc biệt thù ghét cái chết và họ còn không muốn nhắc đến vấn đề đó nữa. Ngoài ra, nếu có ai nghĩ về sự chết thì cũng đều có một ý nghĩ như nhau là cái chết là một điều ï không thể hiểu được. Lý luận của họ là không thể biết đến cái chết được vì người ta không thể kinh nghiệm nó trong khi còn sống, và không có ai chết rồi mà lại trở về để có thể kể cho chúng ta nghe được. Tuy rằng có những người đã trở về sau khi trải qua cái chết giả, nhưng không một ai chết thật đã trở về sau đó vài năm để mà kể cho chúng ta nghe về thế giới bên kia. Một vài người nói rằng, nghĩ về sự chết là chỉ có phí thời giờ. 

Chấp trước trong thái độ đó, chúng ta sẵn sàng đơn giản hóa ý nghĩa của câu nói Khổng Tử là: “Chúng ta chưa biết gì về sự sống, làm sao chúng ta biết về sự chết được?” Chúng ta cho rằng có thể tập trung sống một cuộc sống trọn vẹn mà không cần phải nhìn kỹ đến cái chết. Do đó chúng ta thường hạ thấp tầm quan trọng của sự chết để mà không cần nghĩ đến nó. 

Nhưng thực sự chết có phải là điều gì chúng ta không thể biết đến không? 

Có một điều chúng ta chắc chắn sẽ gập phải trong đời sống hàng ngày của chúng ta, đó chính là sự chết. Người ta chết khắp nơi nơi. Hơn thế nữa, còn có những cái chết của các gia súc như chó, mèo, chim chóc nuôi trong nhà. Còn cây cối bạn mua ở vườn cây đem về trong chậu nữa, chúng cũng khô héo và chết đó thôi? Còn những đóa hoa tươi nghệ thuật được mua ở tiệm về, chúng cũng tàn tạ dần trong những kiểu trưng bầy của chúng đó thôi? Rồi cái tách đặc biệt mà bạn dùng đến hàng ngày và giữ gìn cẩn thận đó, một ngày nào nó vuột khỏi tay bạn và rơi xuống đất vỡ tan tành. Cái “chết” luôn luôn ở đó, với ý nghĩa của sự biệt ly. 

Nếu sự chết chiếm một phần đáng kể như vậy trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, làm sao chúng ta không biết đến nó được? Tại sao chúng ta cứ nhất quyết cho rằng không thể nào biết đến sự chết được khi cái chết vẫn hiện hữu thường nhật nơi cuộc đời chúng ta? Làm sao chúng ta có thể bác bỏ vấn đề này một cách lơ là như vậy được? 

Cái nguyên nhân gốc của sự bác bỏ sự chết của chúng ta là, theo từ ngữ Phật pháp, cái quan điểm đối đãi của năng và sở -- của cái ta và cái ngoài ta -- ”Ðó là người ta, còn đây là tôi.” Chúng ta thường hay lãnh đạm với những gì thấy có vẻ như không trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của mình trong hiện tại … “Ðiều ấy thì liên quan gì đến tôi?” 

Tuy rằng sự chết tràn lan ở chung quanh chúng ta, chúng ta thường xem đó như là cái chết của một cái gì hay một người nào khác chúng ta. Nhưng làm sao để biện minh cho điều đó được? 

Sự phân biệt rõ ràng giữa chúng ta và người khác có nói lên được thực chất trong tình trạng của chúng ta không? Giữa những người chúng ta, có phải là không có gì trung gian nối kết chúng ta với nhau không? 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/04/2013(Xem: 11087)
Đức Phật truyền dạy giáo pháp nhằm mang lại an lạc và giác ngộ. Nếu Phật Pháp chỉ là những tiền đề lý luận thỏa mãn tri thức thì Đạo Phật đã không có khả năng tồn tại...
02/04/2013(Xem: 6455)
Thiền Phật giáo, như chúng ta thường được nghe nói đến , là chủ trương ‘bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật’ (đại ý là không cần chữ nghĩa, giáo lý, mà chỉ thẳng vào chơn tâm, thấy tánh là thành Phật ).
02/04/2013(Xem: 4125)
Sau một đêm bị gió bão hành hạ, thành phố Houston, Gaveston và rất nhiều thành phố khác của Tiểu bang Texas chìm trong cơn đau rướm máu, tan hoang.
01/04/2013(Xem: 10355)
Thứ bẩy vừa qua, 15 tháng ba năm 2008, Chư Tăng Ni và Phật tử chùa Phật Tổ, tỉnh Long Beach miền Nam California đã được hưởng một ngày mưa pháp. Đó là chặng dừng chân trong lịch trình hoằng hóa năm 2008 tại Canada và Hoa Kỳ của TT Phương trượng chùa Viên Giác Đức quốc và phái đoàn từ Âu châu, Úc châu và Mỹ châu. Năm nay, phái đoàn có sự tham gia của: TT Thích Như Điển, HT Thích Kiến Tánh, TT Thích Đổng Văn, ĐĐ Thích Giác Trí, Sư chú Hạnh Bổn (Đức quốc); TT Thích Thái Siêu, TT Thích Minh Dung, TT Thích Hạnh Tuấn, ĐĐ Thích Hạnh Đức, ĐĐ Thích Thánh Trí (USA); ĐĐ Thích Nguyên Tạng (Úc châu) và ĐĐ Thích Viên Giác (Na Uy).
01/04/2013(Xem: 6073)
Không hung hăng tàn bạo, bản tánh vốn thuần hậu dễ sai khiến, siêng năng và nhiều nhẫn nại; nhưng lại hay làm bậy do sự si ngốc. Đó là đặc tính của trâu, mà cũng là đặc tính của chúng sinh. Phật không nhất thiết coi chúng sinh như trâu bò.
01/04/2013(Xem: 6718)
Chúng tôi rất hân hạnh được gặp gỡ để hầu chuyện với quý vị hôm nay tại nơi đây, vì mỗi người chúng ta đang đi tìm hiểu về giá trị và ý nghĩa đích thực của sự sống ...
01/04/2013(Xem: 5521)
Là Phật tử, chúng ta tìm về nơi nương tựa cao quý nhất trên thế gian là Tam Bảo: Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Ðức Phật tìm ra Con Ðường Giải Thoát, vượt thoát ra khỏi mọi hình thức khổ não của kiếp sống triền miên luân hồi trong sinh tử ...
01/04/2013(Xem: 2630)
Sống Trong Từng Sát Na là phương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng phút giây. Ðây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần kinh bốn lãnh vực quán niệm ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567