Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ðiều gì đây?

19/01/201107:13(Xem: 6577)
Ðiều gì đây?

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần ba: THIỀN SƯ 



Ðiều gì đây? 

Kể cho quý bạn nghe những kinh nghiệm trong những ngày đầu tu tập rồi, bây giờ tôi xin chia xẻ vài kinh nghiệm mới đây hơn, khi vai trò đã đảo ngược và tôi đã trở thành một vị thầy. Chia xẻ những câu chuyện này, điều quan trọng đối với tôi không phải là cho đạo Phật được hưng thịnh hay Thiền tông được phổ biến toàn thế giới này, mà nhiều hơn là cho mỗi người trong chúng ta có thể sống cuộc đời này một cách toàn vẹn, trong một ý nghĩa chân thật nhất, cho đến ngày nhắm mắt lìa đời, trong sự mãn nguyện và an bình nơi tâm. Chính trong niềm hi vọng này mà tôi đã đi thuyết giảng. 

Một thanh niên trẻ có họ với tôi, còn trong lứa tuổi đôi mươi, một hôm đã đến thăm tôi với một điều thắc mắc. Làm việc trong một hãng mậu dịch, anh thường có cơ hội tiếp đón khách hàng từ các nước khác, và qua những câu chuyện trao đổi thân mật, những người khách này thường hỏi về tôn giáo của anh. Anh bảo khi trả lời họ là anh không có tôn giáo gì cả, những vị khách ấy có vẻ phản ứng một cách ngờ vực. 

“Có vẻ như những người ngoại quốc ấy xem tôn giáo là rất quan trọng,” anh nhận xét, “trong khi những người Nhật chúng ta lại chẳng biết gì cả. Thật sự là những người trẻ tuổi như chúng con đây chỉ tiếp xúc với tôn giáo qua những tang lễ, ngoài ra con không cảm thấy nó cần thiết gì cả. Thầy nghĩ sao, với cảm nghĩ như vậy đó, tôn giáo có còn là quan trọng không?” 

Ðiều anh ta hỏi cơ bản là như thế này: tôn giáo là về cái gì đây? 

Trong tiếng Nhật, chữ tôn giáo gồm có hai nghĩa “chính” (hay là “gốc”) và “dạy dỗ”. Vì vậy, tôi nói với anh ta, “tôn giáo là ở ngay gốc của cái mà chúng ta gọi là đời sống. Ta có thể nói rằng có vô số những điều dạy chúng ta trong đời và tôn giáo là cái chính thống và cơ bản nhất trong những điều dạy này.” 

Khi anh chàng trẻ tuổi này nghe giải thích như vậy, anh nói,” Như vậy có nghĩa là tôn giáo là một cách căn bản nhất để nghĩ về cuộc đời, phải không? Nói cách khác, mình có thể diễn dịch nó như là một “nhân sinh quan” được không?” 

Tôi nói với anh rằng có thể nói như vậy, nhưng tôi cũng hỏi anh về nhân sinh quan của anh như thế nào. 

“À, con nghĩ rằng mục đích cuộc đời con người là xây dựng một cái gì đó bằng nỗ lực của chính mình,” anh trả lời. 

Ðó cũng là một quan điểm về cuộc đời. Trước đây, chính tôi cũng đã từng có lúc nghĩ như vậy. Trong những ngày còn son trẻ, tôi đã tin tưởng rằng làm con người tức là có khả năng lấy được hay thụ đắc được điều gì đó. 

Có những người có thể chạy đua đến hơn bốn mươi cây số. Người ta biết rằng nếu luyện tập thân thể thì sẽ có được sức mạnh thể lực; sự phát triển thể lực có thể được thực hiện trong một hạn tuổi nào đó . Bằng sự học tập, bạn có thể học được bất cứ cái gì bạn muốn. Bạn có thể tích lũy những kinh nghiệm của mình. Nếu đủ nỗ lực, bạn có thể có thêm nhiều bạn bè, kiếm được người yêu. Bạn có thể lập gia đình, tạo mãi tài sản, xây nhà để ở. Trong cuộc đời, có một thời kỳø bạn cảm thấy thế giới như ở trong tay bạn, một thời kỳ trong đó quan điểm hay mục đích của cuộc đời là “xây dựng một điều gì đó qua nỗ lực của chính mình” có thể thích hợp. 

Thế rồi sau đó, khi bạn già đi, bạn cần phải có kính đeo mắt để đọc sách, tai bạn bắt đầu ù đi, răng lung lay dần. Khi một đứa bé ở tuổi mẫu giáo mất một cái răng, nó sẽ có một cái răng khác tốt hơn nữa mọc ra, nhưng khi một người lớn mất răng, thì cái răng đó sẽ mất mãi mãi! Tử thần sẽ đến, cướp đi những người bạn thân thiết nhất của bạn. Những đứa con mà bạn đã hi sinh nhường cơm xẻ áo sẽ ra đi rời tổ ấm của gia đình. Rồi tuổi về hưu xế chiều đến, công việc mà bạn đã từng bỏ bao nhiêu công sức vào đó cũng phải bỏ đi. Bạn bắt đầu quên đi những điều bạn tưởng đã học được. Bạn sẽ mất đi những bắp thịt rắn chắc mà bạn đã cố công xây đắp, và chúng cũng ra đi không bao giờ trở lại. Dù cho một người có nhìn cuộc đời như thế nào chăng nữa, họ cũng sẽ cảm thấy thật thấm thía rằng cuộc đời con người không phải là một điều gì có thể thêm vào, mà chỉ là mất đi. 

“Khi thời kỳ đó đến, quan điểm về cuộc đời ấy của anh có còn giúp gì được anh không?” Tôi hỏi người bà con trẻ tuổi của tôi. 

Anh chàng trông có vẻ hơi ngượng ngịu khi cúi đầu xuống, thú nhận rằng có lẽ anh đã hơi tự kiêu quá, và có lẽ cũng nên ít nhất tìm hiểu xem tôn giáo nói cái gì. Anh còn xin tôi hướng dẫn cho anh nữa. 

Tất cả mọi người chúng ta đều hay dựng nên những quan điểm của riêng mình tùy theo tuổi tác và hoàn cảnh đến trong đời sống, từ đó có những lối sống biến đổi và phức tạp khác nhau. Tôn giáo, tuy vậy, không phải là một nhân sinh quan có giá trị chỉ trong một thời gian nào đó. Ðó là một giáo pháp luôn luôn dùng được trong mọi thời, luôn luôn đúng thực, không phân biệt tuổi tác và hoàn cảnh. 

Mọi hiện tượng trên thế gian này đều thường xuyên thay đổi; tất cả đều trải qua một thời đểø trưởng dưỡng (thành), một thời để bảo trì (trụ), và rồi trở về với hư không … sinh, lão, bệnh, và tử. Không một cố gắng nào có thể làm cho bạn tránh được diễn biến của sự lão hóa. Không một nỗ lực nào có thể làm cho bạn tránh khỏi cái chết. Những gì tích lũy được rồi sẽ mất đi, những gì có sinh rồi sẽ có diệt, những gì được xây dựng lên rồi cũng sẽ bị tiêu hủy. Một quan điểm về bản chất của cuộc đời là một quan điểm giúp chúng ta vượt qua được những đau khổ khi chúng ta phải đối mặt với chúng. 

Tôi tin tưởng tự đáy lòng, rằng cái mà chúng ta gọi là tôn giáo chính là điều quan trọng nhất cho con người. Tôi không thể nhấn mạnh đủ, rằng mục tiêu tối thượng của tôn giáo, dù chúng ta gọi đó là giác ngộ hay là tâm bình an, vẫn là làm sao cho mỗi người được sống trong sự an bình, được sống một đời đầy đủ và toại nguyện. 

Hàng năm tôi đều đi Hokkaido để thuyết giảng, và sau một buổi nói chuyện trong một cuộc họp UNESCO ở Sapporo, ông chủ tịch đến tìm tôi nhận xét rằng: “Chúng tôi hân hạnh được nghe thầy diễn thuyết một bài rất dài và hữu ích, nhưng tôi già rồi, không thể nào nhớ hết một bài dài như thế được. Hơn nữa, tôi cũng đã là một Phật tử rồi; mỗi buổi sáng trước khi đi làm và mỗi buổi tối khi về nhà tôi cũng đều thắp hương bàn thờ và tụng một bài kinh.” 

“Vấn đề là, tôi bị bắt buộc phải giải thể, từng cái một, số lớn những công ty tôi đang quản lý, và điều này làm cho tôi bị xáo trộn rất nhiều. Thế thì, Lão sư,” ông nói thẳng thừng, “Tôi không muốn nghe diễn thuyết dài dòng. Tôi muốn thầy nói cho tôi, chỉ trong một chữ, làm sao tôi có thể an được cái tâm đang xáo trộn của tôi.” 

Những vị cao niên đôi khi thật khó tính, phải không bạn? Tôi đã bỏ công diễn thuyết thật trọn vẹn vấn đề đó, bây giờ ông lại muốn chỉ tóm lại trong một chữ thôi! 

Tôi trả lời bằng cách hỏi ông khi thắp hương và tụng kinh trước bàn thờ ông cầu nguyện cho ai. 

“Thì, dĩ nhiên là, nhờ tổ tiên mà tôi mới có mặt ở đây,” ông trả lời. “Nên tôi thắp nén hương để tỏ lòng biết ơn tổ tiên và Phật tổ.” 

“Trong trường hợp đó”, tôi bảo ông, “bắt đầu từ đêm nay, hãy thắp hai nén hương. Một nén để tỏ lòng tri ân tổ tiên, như ông vẫn thường làm. Một nén kia để thắp cho cái xác của ông.” 

Chúng ta thường xem sự sống của mình là một điều đương nhiên, và như thếù hay bị lầm lạc khi hoàn cảnh có những vấn đề, và bị mê mờ không phán đoán được cho đúng thực. Nhưng mặt khác, khi nhìn vào cái chết của một người khác, chúng ta lại rất bén nhậy với sự mong manh của mọi sự trên đời này. 

Nếu cùng với những suy tưởng đó mà chúng ta nhìn vào xác thân của mình, có lẽ chúng ta sẽ không còn muốn để cho mình bị lôi cuốn trong những dây mơ rễ má của các vấn đề. Chúng ta có thể tự giải thoát mình và quyết định hành động đúng vào căn bản của những vấn đề, vào gốc rễ của chúng. Ðó là điều tôi ám chỉ khi tôi bảo vị cao niên ấy ngày đêm thắp một nén hương cho xác của chính mình. 

Sau khi chấm dứt một bài giảng, tôi thường yêu cầu mọi người hãy quên đi tất cả những gì tôi đã nói. Ðó là bởi vì chúng ta hay có khuynh hướng thu thập những bài giảng chỉ như những tài liệu, mang chúng về nhà, rồi đem những trích dẫn từ đó ra làm nguyên liệu để chỉ trích những môi trường chung quanh chúng ta. Ðiều trở thành cái nhân của sự tranh cãi không phải là trí tuệ; nó không khác gì mầm mống gieo trồng cho sự than phiền và bất mãn. Có nhiều trường hợp, chúng ta càng cảm thấy mình biết nhiều một vấn đề, càng cảm thấy bất mãn và bực bội hơn. 

Những kiến thức thu lượm được trong vấn đề tôn giáo là không có giá trị gì cả. Tôn giáo, nói cho tới cùng, là một điều phải tự kiểm chứng lấy qua sự thực hành. 

Có nhiều người sẵn sàng muốn theo học những kỹ thuật giúp cho họ sống trong cuộc đời. Nhưng người muốn tìm cách xác định gốc rễ đời sống của họ và vượt lên khỏi những kỹ thuật để đi vào cái căn bản -- tới tôn giáo đích thực -- là cực kỳ hiếm hoi. Hiện trạng đó tôi thấy thật đáng tiếc vô cùng. Vì lẽ đó tôi không thể nào không thúc dục bạn đừng đánh giá cuộc sống hàng ngày của mình trên căn bản những điều bạn tưởng là đã biết, trên căn bản những tài liệu thu thập được. Tôi muốn bạn thức tỉnh thấy Phật tính trong vạn pháp và đi tìm một lối sống chân chính. Nhưng đừng có rơi vào sai lầm: bạn có thể trở thành một hạng người bất mãn hay thành một vị Phật giác ngộ, điều đó hoàn toàn tùy thuộc nơi bạn, hoàn toàn tuỳ thuộc vào những hành động thực tế của chính bạn. 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2021(Xem: 5634)
Dharamshala: Sáng sớm ngày 5 tháng 7 năm 2021, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ngỏ lời nhâp dịp sinh nhật lần thứ 86 của mình, để cảm ơn đến với mọi người, vì những lời chúc mừng sinh nhật từ khắp nơi trên thế giới. “Tôi chỉ là một con người bình thường như bao nhiêu người khác. Thực sự cho thấy nhiều người yêu quý tôi. Nhiều người yêu quý nụ cười hồn nhiên của tôi. Tuy tuổi cao nhưng khuôn mặt của tôi khá tươi trẻ. Nhiều người đã cho tôi thấy tình bạn chân chính.
02/08/2021(Xem: 5585)
Trước tiên muốn hiểu về vấn đề này, chúng ta phải biết rõ, tin sâu và chấp nhận thuyết “nhân quả, luân hồi” ! Khoa học ngày nay đã trải nghiệm và chứng minh rằng: "Mỗi động lực gây ra đều tạo một phản lực tương đồng và ngược chiều, động lực và phản lực không bao giờ tách rời nhau". Nhân quả là quy luật đã sẵn có trong vũ trụ, nên có tính bất biến và rất nghiêm minh, gieo nhân từ ba nghiệp thân, khẩu, ý rồi, khi đủ duyên phải nhận quả, trong hiện đời hoặc nhiều kiếp về sau, không thể chạy trốn vào đâu được. Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ Kinh), Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa”.
02/08/2021(Xem: 14780)
Có những nghi lễ tưởng chừng như hủ hoá trong thời đại văn minh này nhưng lại có ý nghĩa vô vàn sâu sắc ! Nhìn hình ảnh đảnh lễ của hơn 40 tăng ni chùa Huyền Không Sơn Thượng trong những buổi trà đàm được tổ chức vào mỗi sáng thứ bảy do HT Giới Đức chủ trì thật là một hình ảnh đẹp lạ vô cùng . Phải chăng đó là hình ảnh của một sự tôn kính sâu xa của một đệ tử đối với Sư Phụ mình? ( một Minh Sư mà mình kính quý và tôn thờ như một Phật hay Bồ tát ) Chợt nhớ lại bài giảng của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh về Ngũ Phần Pháp Thân khi niệm hương mỗi sáng và bài Hô canh thiền khi TT Thích Nguyên Tạng trong khóa tu An Cư Kiết Đông tại chùa Pháp Hoa ...tôi đã chiêm nghiệm và thu thập những bài học vô cùng quý giá trong quảng đời tu học, nhân hôm nay lại được đọc toàn bài pháp thoại Chuông và Mỏ của Thầy (được phiên tả do Phật Tử Diệu Tuyết và Phật Tử Thanh Phi chỉnh lỗi chính tả ) , Kính xin mạn phép trình bày điều sơ sót khuyết điểm của mình từ trước dưới con mắt củ
02/08/2021(Xem: 4001)
Nhiều nhà sư đang khoác lên mình bộ quần áo bảo hộ y tế để tham gia chống dịch khi Covid-19 bùng phát mạnh tại Thái Lan. Thái Lan đang phải chật vật kiềm chế đợt bùng phát Covid-19 mới nhất do biến chủng dễ lây nhiễm Delta gây ra. Số ca nhiễm gia tăng nhanh chóng khiến hệ thống y tế bên bờ vực quá tải và gây thêm thiệt hại cho nền kinh tế vốn đã suy yếu vì đại dịch.
01/08/2021(Xem: 12723)
Chuông mõ gia trì là 2 pháp khí rất quan trọng trong nghi thức hành trì và tu tập mỗi ngày đối với người đệ tử Phật. Tiếng chuông, tiếng mõ rất là quen thuộc gần gũi trong sự hành trì tu tập hằng ngày của người Phật tử, nhất là Phật tử theo truyền thống Bắc tông. Phật tử theo truyền thống Nam tông trước kia thì không có gõ mõ, thỉnh chuông khi tụng kinh, nhưng bây giờ đã có chuông rồi, còn bên Bắc tông thì chuông mõ đã có từ ngàn xưa.
30/07/2021(Xem: 4252)
Đại dịch đang tàn phá quê nhà. Đất nước như trong nhà lửa. Mọi người đều đang sống trong nỗi lo. Nhiều người bất an, kể cả trong giấc ngủ, hễ chợp mắt là những hình ảnh đáng sợ hiện ra. Có những bài kinh nào để hộ thân, và để có giấc ngủ bình an? Bài viết này sẽ tìm các bài kinh đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hành – vừa để hộ thân, vừa có giấc ngủ bình an. Người viết không có thẩm quyền gì, nơi đây chủ yếu là chép lời Đức Phật dạy. Các sai sót, nếu có, xin được sám hối. Công đức chép kinh xin hồi hướng về quê nhà cho tất cả mọi người bình an.
29/07/2021(Xem: 6582)
Giếng nước tình thương cho dân nghèo xứ Ấn Namo Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát ''..Đầu cành dương liễu vương Cam Lộ - Một giọt mười phương rưới cũng đầy Bao nhiêu trần lụy tiêu tan hết - Đàn tràng thanh tịnh ở ngay đây. '' Kính thưa quí Ni Sư và quí vị hảo tâm Từ thiện. Trong tâm niệm hành thiện: ''Sáng cho người thêm niềm vui- Chiều giúp người vơi bớt khổ'', hôm nay chúng tôi vừa hoàn tất một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo khu vực làng Uruvela Uruvela-Kassapa, Gaya, Nalanda tiểu bang Bihar India. 6 giếng nước này được thành tựu từ lòng bi mẫn của chư vị trong nhóm Phật tử chùa Từ Hạnh- Xin chia sẻ cùng quí vị một vài hình ảnh tường trình.
28/07/2021(Xem: 4404)
Đây là những điều tôi đã nghe: Vào một thời, Đấng Chiến Thắng Siêu Việt đang cư ngụ cùng với đại chúng tu sĩ và đại chúng Bồ tát trên núi Linh Thứu ở thành Vương Xá. Vào lúc ấy Đấng Chiến Thắng Siêu Việt đang nhập đại định làm minh bạch các hiện tượng được gọi là “trực giác thậm thâm”. Cùng lúc ấy, Đại sĩ Bồ tát, Quán Tự Tại Thượng nhân, cũng đang quán sát sự thực hành tuệ trí hoàn thiện thậm thâm và đang quán chiếu những tập hợp này (sắc, thọ, tưởng, hành, thức[1]) như trống rỗng sự tồn tại cố hữu, không hơn không kém.
27/07/2021(Xem: 7999)
Chuông là một pháp khí linh thiêng, quan trọng trong nghi thức Phật giáo, nhất là Đại Hồng Chung (chuông lớn, còn gọi là chuông u minh). Tiếng chuông chùa hằng ngày thong thả vang xa khắp chốn không gian, thâm trầm giữa bao náo nhiệt của cuộc đời, ngân nga giữa những tang thương dâu bể, thức tỉnh biết bao khách trọ trần gian, còn mãi mê lo “hướng ngoại tìm cầu” chạy theo đuổi bắt ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy), gọi thế nhân đang mê đắm nơi bể khổ trầm luân, trở về cõi an nhiên. Cho đến nay nhiều ngôi chùa, nhất là chùa Việt Nam đã có mặt khắp nơi trên thế giới, cho nên "Tiếng chuông chùa thật là gần gũi, không thể thiếu trong đời sống dân lành của mọi thời đại, mọi quốc độ”. Kinh Tăng Nhất A Hàm có bàn về vấn đề này: “Mỗi khi tiếng chuông chùa ngân vang thì những hình phạt trong ác đạo được tạm thời dừng nghỉ, chúng sanh chịu hình phạt được tạm thời an vui”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]