Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm Bất Ðộng

19/01/201107:13(Xem: 5249)
Tâm Bất Ðộng

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007


Phần hai: TU LUYỆN 

Tâm Bất Ðộng 

Cách đây nhiều năm ở Luân Ðôn, một người đàn ông đến gặp tôi, tự nhận là đã hành thiền được sáu bẩy năm nay và hỏi như sau: “Tôi tập thiền vì muốn có được một tâm bất động, nhưng có vẻ như tôi chẳng thể nào có được tâm ấy. Chính ngay ngày hôm nay, khi đang trên đường đến gặp thầy, có một người đã dẫm lên chân tôi ở trong xe điện ngầm. Người ấy chẳng buồn nói “Xin lỗi” gì cả, mà cứ tiếp tục đi như là không có gì xẩy ra. Tôi cố kềm chế mình, cố giữ cho tâm thản nhiên, nhưng không thể nào mà không bực mình được. Xin thầy chỉ cho tôi cách tọa thiền thế nào để cho có được một tâm bất động.” 

Tôi trả lời ông ta, “Ông đã có một tâm bất động rồi đó! Mặc dù từ lúc ông bị dẫm chân lên tới giờ cũng cách đây khá lâu rồi, suốt từ khi đó, tâm ông vẫn giữ nguyên ở chỗ ông đã bị làm cho bực mình ấy. Nếu ông nghĩ rằng tâm bất động là một tâm không lay động gì dù có gặp điều gì chăng nữa, và nếu ông thực sự muốn như vậy, thì ông chẳng cần phải đem nó ra nữa.” 

“Nếu vậy thì, thế nào là một tâm bất động thực sự?” ông ta ngạc nhiên hỏi. 

“Tâm bất động thực sự mà ông đã có từ khi mới sinh ra đời là tâm vận chuyển với sự tự do tự tại. Tâm ấy không có điều gì là không biết và phản ứng một cách hết mình với những điều đang tới, nhưng không dính mắc vào một cái gì hết, mà luôn luôn sẵn sàng ứng phó với những gì đến sau đó. Một tâm bất động là một tâm không bao giờ bỏ mất tính tự do của nó, và lúc nào cũng luân lưu không ngừng .” 

Ông bạn này đã hoàn toàn bị thuyết phục với câu trả lời của tôi, và đã giã từ tôi sau khi nguyện là sẽ càng thêm tinh tấn tọa thiền. Tôi đoán là tới ngày nay ông ta cũng vẫn đang tiếp tục nỗ lực chuyên cần để ngộ được cái “tâm bất động” ấy, cái tâm thường luân lưu trong sự tự do tự tại. 

Ông này là một trường hợp điển hình của sự dính mắc vào điều mà chúng ta đang cố gắng tập trung toàn lực để đạt được. Cho dù chúng ta có hăng hái nhiệt tâm đến thế nào chăng nữa, nếu ta không biết luân lưu theo sự biến đổi của nước triều, ta sẽ không có được một tâm nhất quán, sẽ không đạt được Ðịnh. 

Chữ Ðịnh (samadhi) bao hàm hai ý nghĩa cực kỳ tương phản nhau: “sự hoàn toàn tiếp nhận” và “sự hoàn toàn không tiếp nhận”. Ðể có thể “hoàn toàn tiếp nhận” một điều gì đang tới, cần phải “hoàn toàn không tiếp nhận” những gì đã tới trong giây phút trước đó và những gì sẽ tới sau đó. Một tấm gương dù có phản chiếu thật rõ ràng chi tiết tới đâu cảnh trước mắt trong giây phút trước, nhưng nếu xoay nó đi, cảnh ấy sẽ biến đi hoàn toàn và tấm gương lại phản ảnh trung thực cảnh mới đang hiện ra. Cũng vậy, với năng lực có thể hoàn toàn tiếp nhận những gì đang có và hoàn toàn không tiếp nhận những gì đang không có, tâm chúng ta làm việc trong hai chiều đối nhau. Vì lý do đó, từ thuở xa xưa, tâm đã được ví như một tấm gương. Cái năng lực đưa đến trạng thái tiếp nhận hoàn toàn mọi sự đang đến trong thực tướng Như Như của chúng - có nghĩa là, một tâm hoàn toàn không thụ nhận và không dính mắc được gọi là “tâm bất động” hay chỉ đơn giản là Thiền. 

Cái tâm không có điều gì là không biết đến nhưng cũng không dính mắc vào bất cứ điều gì không phải là cái có thể đạt được nhờ tu luyện. Ðó là cái “năng lực” mà chúng ta đều đã sẵn có khi sinh ra. Những người được gọi là Thiền tăng như chúng tôi vào thiền viện là để dùng sự tu tập làm phương tiện đánh thức cái năng lực sẵn có ấy, để có thể biểu hiện nó ra một cách tự do, và đưa nó vào cuộc sống.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/06/2012(Xem: 4425)
Điều 1- Người Phật tử chân chính thờ phượng hình ảnh tượng Phật, Bồ-tát, A-la-hán và Thánh Tăng để được chiêm bái, học hỏi qua công hạnh độ sinh, không biết mệt mỏi, nhàm chán mà vẫn an nhiên tự tại để làm gương sáng cho cuộc đời, nhằm làm chỗ dựa tinh thần cho bản thân, gia đình và xã hội.
14/06/2012(Xem: 6559)
Tình yêu thương có năng lực vô song, giúp bạn không còn cảm xúc sợ hãi. Một khi bạn phát triển được tình yêu thương (tâm Đại từ) thì sẽ không còn chỗ cho sự sợ hãi.
05/06/2012(Xem: 27891)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
27/05/2012(Xem: 8466)
Guru Rinpoche tuyên bố với Jomo Shedron rằng việc trì tụng lời cầu nguyện này cũng ngang bằng với việc trì tụng toàn thể Bài Trì tụng Hồng danh Đức Văn Thù.
27/05/2012(Xem: 6013)
Mục đích của việc cúng dường mạn-đà-la là xua tan sự bám chấp vào cái tôi và bất cứ kiểu thái độ quan niệm nào mà bám vào thứ gì đó như là của ai đó.
26/05/2012(Xem: 6217)
Khi trí tuệ được thắp sáng, bóng tối vô minh nhiều kiếp liền được xua tan, cuộc đời hết tối tăm, cho người người đều được hưởng trọn niềm vô biên phúc lạc.
26/05/2012(Xem: 6158)
Căn cứ trên khái niệm về Tính không nghĩa là Quang Minh khách thể, và cũng căn cứ khái niệm về Quang Minh chủ thể, chúng ta cố gắng phát triển một sự lí hội thông hiểu...
26/05/2012(Xem: 6171)
Đạo sư đại diện cho sự khuyến khích của sự thật; ngài đại diện cho sự kết tinh của lực gia trì, từ bi và trí tuệ của chư Phật và mọi Đạo sư.
25/05/2012(Xem: 7731)
Chọn pháp môn Tịnh Độ Tông, niệm Phật cầu vãnh sanh Tịnh Độ... Tâm Tịnh
25/05/2012(Xem: 7519)
Đây là một vùng đất huyền bí và diệu kỳ nhất trên thế giới. Trên rìa của Hy Mã Lạp Sơn, trên góc cạnh sâu kín nhất của Ấn Độ, tôi đã du hành nửa vòng trái đất để đến nơi này, đến nơi trú ngụ của một bậc hiền nhân được cho là hóa thân của Đức Phật, Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567