Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tôi đang làm gì ở đây?

19/01/201107:13(Xem: 7408)
Tôi đang làm gì ở đây?

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần một: SA DI

Tôi đang làm gì ở đây? 

Trong lúc chờ đợi ngoài cổng chùa, tôi bắt buộc phải định nghĩa lại thế nào là sự dũng cảm. Khi còn nhỏ, tôi thường hay phô trương sự dũng cảm của mình bằng cách tấn công người khác, nhưng đó không phải là dũng cảm. Sự hung hăng đó có thể ví như một con chó nhỏ mà hay sủa thật to. Sự dũng cảm đích thực là chấn chỉnh lại cái tinh thần đã sa sút và kiên tâm theo đuổi mục tiêu ban đầu của mình. Ðể có thể giữ vững được như vậy, phải tự đặt câu hỏi với mình là: “Tôi đang làm gì ở đây?” 

Trong khi bị giữ ở ngoài vườn, nhiều tư tưởng khác nhau đã trôi qua trong tâm trí tôi. Tôi nghiệm ra rằng mỗi con người được vào tu trong thiền viện này đều bẩm sinh ra khác nhau. Mỗi con người đi vào trong cuộc đời này đều có những khả năng khác nhau, những kinh nghiệm và học vấn khác nhau, suy nghĩ những tư tưởng khác nhau; không ai giống ai cả. Trong tất cả những sắc thái dị biệt ấy, nếu ai nấy ở trong thiền viện đều muốn làm theo ý của mình, đều khăng khăng rằng, “Tôi nghĩ như thế, tôi làm như thế đấy,” thì việc tu hành rồi sẽ ra làm sao? 

Có câu ngạn ngữ rằng, “Rượu mới đổ vào bình mới”. Nếu muốn chuyển hóa bản thân mình bằng cách đem thân đến thiền viện để tu tập, thì đó cũng có thể được ví như cái bình mới, và như thế cần phải xả bỏ hết những kinh nghiệm quá khứ, những kiến thức, và địa vị xã hội của mình. Người thiền sinh phải trở nên trống rỗng hoàn toàn và đi vào trong thiền viện với một tâm khiêm tốn, nhẫn nhục. Ở trong cái xó góc trước cổng chùa này, người sa di thiền sinh bị bắt buộc phải nghĩ cho thấu suốt tất cả những điều ấy và dọn mình để hành động cho thích hợp. 

Trong buổi tối ngày thứ ba bị giữ ở ngoài vườn chờ đợi, một vị sư đi ra thông báo với tôi rằng: “Xét rằng kể từ hôm kia tới nay, ngươi vẫn giữ nguyên vị trí ở trước cổng ra vào mặc dù đã bị mắng chửi, đánh đập; nay ra quyết định rằng: ngươi có vẻ cũng có ý chí muốn tu tập, vì thế, ngươi được phép bước vào trong. Tuy nhiên, vì chưa được chấp nhận chính thức vào tu tập ở đây, nên ngươi phải luôn luôn cẩn trọng.” Với những lời nói đó, cuối cùng tôi đã được bước chân vào thiền viện. 

Căn phòng tôi được phép vào gồm có một bên là tường và ba bên là liếp cửa bằng giấy mở toang. Tôi đặt cái hộp đồ vẫn đeo trên lưng vào cạnh tường, rồi ngồi xuống đối diện vách tường và bắt đầu tọa thiền. Không có cách gì biết ai đang nhòm ngó mình từ ba vách trống trải kia. Lúc này là lúc tôi không thể nào lơ đễnh được. 

Ban ngày tôi được cho ăn ba lần và ban đêm được phát chăn chiếu ngủ, nhưng vẫn phải ở năm ngày nữa trong phòng này; như thế, tôi đã bị đặt mình trong sự tự vấn thật căng thẳng suốt trong tám ngày liền. Tôi đã tự hỏi mình biết bao nhiêu lần, “Tôi đang làm gì ở đây? Tôi sẽ làm gì bây giờ?” Dưới áp lực của sự tự vấn này, buộc mình tôi luôn luôn phải quay trở về cái khởi điểm, về cái tâm ban đầu trong sự tu tập của tôi. 

Ðã bao lần tôi đã trở lại cái khởi điểm ấy, đã bao lần tôi khẳng định lại quyết tâm của mình. Tôi tin rằng sự dũng cảm là kiên trì theo điều mình đã quyết định làm và chịu đựng tất cả những khó khăn gặp phải trên đường. Giữ vững và làm được cái ý định ban đầu ấy -- chỉ một điều ấy thôi -- cũng đã là dũng cảm thực sự rồi. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/09/2013(Xem: 9456)
Ông hoàng tử Hạnh Phúc
30/08/2013(Xem: 11536)
Tâm Tình Dẩn nhập Cuộc đời ngày càng phức tạp, học Phật cũng như thế. Người học Phật ngày nay, trong thời buổi kinh tế thị trường, trăm hoa đua nở, tài liệu, kinh điển Phật Pháp, phương tiện thông tin đầy đủ và hữu hiệu, nên việc tìm hiểu, thực hành giáo Pháp, nếu muốn
29/08/2013(Xem: 10083)
Năm 1983: chúng tôi cạn kiệt khi mua xong đất làm tự viện mà còn thêm nợ nữa. Mảnh đất thật trơ trọi, không nhà cửa, một túp liều cũng không, Suốt mấy tuần lễ đầu chúng tôi phải ngủ trên cánh cửa cũ mua rẻ trong bãi phế liệu. Chúng tôi kê bốn góc gạch làm giường (dĩ nhiên làm gì có nệm – chúng tôi tu ở rừng mà!).
27/08/2013(Xem: 7601)
Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải Nobel Hòa Bình 21 năm trước, ngài nói, "Tôi chỉ là một thầy tu giản dị". Nhưng tôi có thể nói với các bạn, khi tôi gặp ngài lần đầu tiên năm năm trước rằng ngài hơn là một thầy tu giản dị rất nhiều. Tôi vẫn nhớ lần viếng thăm ấy bởi vì đấy là những thời khắc đáng ghi nhớ nhất trong đời tôi và khi tôi gặp những sinh viên chưa tốt nghiệp của chúng ta, họ nói, "Ô, ông đã từng gặp những lãnh tụ thế giới, ông đã từng gặp những tổng thống, ông đã từng gặp những Khôi nguyên Nobel Hòa Bình. Nhưng ai là người hấp dẫn nhất và ấn tượng nhất mà ông đã từng gặp?" Và tôi nói, đấy phải là việc gặp gở với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
23/08/2013(Xem: 10117)
Sau khì thành Đạo dưới cội Bổ Đề, Đức Phật vân du khắp nơi để diễn bày chân lý nhiệm mầu đến khắp nơi : "Cửa vô sinh bất diệt, đã mở cho tất cả chúng sanh. Hãy để cho ai có tai muốn nghe được hưởng trọn niềm tin tưởng"
22/08/2013(Xem: 8644)
Với Tuệ giác và lòng Từ bi của Đức Phật, thấy chúng sanh ở cõi Ta bà, đang đắm nhiễm trong khổ đau, nên Ngài đã thị hiện xuống trần, vào cung vua, nhưng rồi biết rõ rằng do THAM ÁI với NGŨ DỤC mà con người mãi trầm luân, đau khổ.
22/08/2013(Xem: 11590)
Chúng ta muốn tu hành được tinh tấn và thành tựu thì phải tránh những chuyện thị phi, vì thị phi mất rất nhiều thời gian một cách vô ích, mà lại gây tạo rất nhiều nghiệp khẩu, oan trái.
16/08/2013(Xem: 7579)
Từ năm 1955-1975, những ai học tại trường Trung Học Bồ Đề Nha Trang nói riêng ít nhiều gì cũng được ngắm nét chữ tài hoa, bay bướm; bài giảng ngắn gọn, hàm súc và cốt cách phong lưu, nho nhã của thầy Võ Hồng. Chúng tôi thường kháo nhau: “Kim Trọng hào hoa đến thế là cùng.”
16/08/2013(Xem: 14253)
Mao_HiepChuongNói đến pháp phục của Phật giáo, chúng ta thường đề cập đến pháp phục của người xuất gia, bao gồm pháp phục nghi lễ và pháp phục thường nhật. Pháp phục Phật giáo được xem là hình thức thể hiện thân giáo, đó là pháp tướng bên ngoài của người xuất gia nên các chế tài trong luật nghi quy định rất rõ về các hình thức của pháp phục.
16/08/2013(Xem: 7910)
Trong số tất cả những cảm xúc tiêu cực tai hại của chúng ta, sân hận rõ ràng là cái càm xúc nguy hiểm nhất vì nó không chỉ gây hại cho người khác mà có lẽ nó gây hại cho chính chúng ta nhiều nhất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]