Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý nghĩa của sự can đảm

19/01/201107:13(Xem: 5746)
Ý nghĩa của sự can đảm

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần một: SA DI

Ý nghĩa của sự can đảm 

Khi một vị tăng xin đăng nạp vào trong một thiền viện để tu tập, lúc đến tiền điện của thiền viện ấy, vị tăng bỏ nón ra cất đi trong một góc nhà, trèo lên bực thang, và lên tiếng gọi. Trong một đại thiền viện, thường có tiền điện lớn mênh mông và một bực thang dẫn lên một giải hành lang rộng lớn ngoài xa. Tuy rằng có thể có đến khoảng mấy tá tăng sĩ đang tu tập ở trung tâm của thiền viện, chung quanh bốn bề đều không một tiếng người, không khí im lặng như một cái nhà mồ. Vị tăng gọi lớn, giọng ngân dài, “Quý thầy ơi! Xin mở cửa cho tôi!”, một thủ tục đã được lập ra từ thời xa xưa đến giờ. 

Vị tăng xin đăng nạp cảm thấy như giọng nói của mình bị hút vào trong khoảng không gian sâu thẳm của thiền viện. Bấy giờ, có tiếng trả lời từ đàng xa. “Ai đấy?” Một vị sư xuất hiện, mặc y áo bằng vải thô và trông có vẻ rất kinh nghiệm. “Anh đến từ đâu?” Ông tra hỏi. 

Vị tăng trẻ đứng trên bực thềm đưa tay ra trước mặt lễ phép trình giấy tờ mang theo. Trong những giấy tờ đó có đăng lục của tiểu sử cá nhân, một thơ giới thiệu vào thiền viện, và một thỉnh nguyện thư trong đó ông nguyện sẽ hi sinh cuộc đời mình cho đạo pháp, tất cả đều viết tay với bút lông và cho vào một phong bì. 

Một cách thật trịnh trọng, người mới đến xưng danh tính và nói rõ xuất xứ của mình đến từ quận huyện nào, thành phố nào, ở chùa nào, và đã học với vị thầy nào. Vị tăng nói rằng ông muốn đến đây để gia nhập chúng và có thể treo y bát, gậy của mình ở trong thiền đường nơi đây. Sau đó ông xin cho lời thỉnh nguyện ấy được chấp nhận. 

Vị sư bảo thí sinh đợi ở đấy rồi biến mất vào phía trong. Một lúc lâu sau trở lại, theo đúng nguyên tắc, vị sư sẽ không nói rằng:”Xin đón chào anh đến đây. Mời đi vào trong.” Thay vào đó, thế nào vị sư cũng đưa lệnh ra là lời thỉnh nguyện của thí sinh đã bị từ chối. Ví dụ như, vị sư có thể nói rằng thiền viện đã đủ chỗ rồi, hay lúc này phương tiện rất eo hẹp, không thể nào kham nổi thêm một người nữa. 

Trường hợp của tôi là, bây giờ tôi cân tới 150 cân Anh, nhưng hồi ấy tôi chỉ nặng chưa đến 90 cân và trông toàn là da bọc xương khi đến đó xin vào thiền viện. Tôi bị từ chối với lý do là, “Trông anh có vẻ yếu ớt quá. Sẽ không thể nào đủ sức để theo kịp sự tu tập gắt gao ở đây. Xin hãy đến thiền viện khác mà nạp đơn.” 

Có khoảng chừng bốn mươi thiền viện chuyên tu trong cả nước, nhưng bất cứ đến chỗ nào, vị tăng cũng sẽ bị từ chối ở đó. Bị bác rồi, vị tăng cầm lấy cái phong bì bị ném vào mặt lúc nẫy, rồi rút lui vào một xó để không cản trở người qua lại. Oâng trụ vào một chỗ trên bực thềm, phủ phục xuống, trán áp xuống đất trong tư thế khẩn cầu cho tới khi nào được chấp nhận gia nhập thiền viện. 

Bồ Ðề Ðạt Ma, sơ tổ của Thiền tông Trung Hoa, là một tăng sĩ xuất thân từ An độ trong thế kỷ thứ 6, cũng là vị tổ chân truyền đời thứ hai mươi tám kể từ Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tục truyền rằng Huệ Khả (tiếng Nhật gọi là Eka), người sau này kế thừa Bồ Ðề Ðạt Ma làm vị tổ thứ hai của thiền tông Trung Hoa, khi đến đó xin học đạo, Tổ Ðạt Ma đã hoàn toàn không thèm biết đến ông. Huệ Khả đứng ở cổng và nhất định không chịu di chuyển cho đến khi được Tổ Ðạt Ma nhìn tới. 

Mấy ngày liền, Huệ Khả đứng yên vị ở một chỗ. Ðến ngày 9 tháng 12, tuyết bắt đầu rơi phủ kín đến đầu gối của ngài, nhưng ngài vẫn đứng yên không nhúc nhích. Cuối cùng, Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma quay ra nhìn Huệ Khả và hỏi: “Ngươi làm gì ở đây?” 

Khi nghe được tiếng của thầy sau bao nhiêu ngày chờ đợi lâu dài, Huệ Khả, những giọt lệ biết ơn tuôn trào trên má, trình bầy ý nguyện muốn đến để cầu đạo giải thoát. Bồ Ðề Ðạt Ma trả lời một cách phũ phàng, “Ðạo vi diệu, đạo vô thượng của Phật chỉ có thể đạt được qua những nỗ lực vô tận, qua sự hành trì cái không thể hành được, chịu đựng điều không thể chịu đựng được. Nay ngươi chỉ có một chút đạo hạnh, một ít trí tuệ nhỏ nhoi, với một tâm nông cạn và đầy ngã mạn, làm sao có thể mong đạt tới chân pháp được?” 

Như vậy, Huệ Khả đã bị nói thẳng ra rằng chỉ với một ít trí tuệ, một ít khả năng và một tâm si mê đầy giao động, sẽ không thể nào mong đạt sự giác ngộ chân lý và an lạc được. Ðể trả lời sự khích bác của Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma và chứng minh rằng ý chí quyết tâm cầu đạo của mình là hoàn toàn chân thật, tương truyền rằng ngài đã rút dao phay ra chặt mất cánh tay của mình. Chỉ khi ngài dâng lên cánh tay bị chặt đẫm máu ấy, Bồ Ðề Ðạt Ma mới chịu chấp nhận cho ngài vào học đạo. 

Bắt nguồn từ truyền thống này, những nghi thức để nhập thiền viện tu tập thật cực kỳ cam go, ngay cả bây giờ vẫn áp dụng sau một ngàn năm trăm năm. Tôi đã biết ngay từ đầu là tôi cũng sẽ phải tuân theo những luật lệ của truyền thống này. Do đó, đầu tiên tôi đã bò qua cổng, sửa soạn tinh thần để chịu đựng cái thủ tục không thể tránh khỏi này. 

Mặc dù vậy, dù chỉ là thủ tục, điều tôi phải chịu đựng cũng thật là khó khăn. Chẳng bao lâu sau khi đơn xin của tôi đã bị từ chối, một vị sư khác xuất hiện, cầm theo một cây gậy bằng gỗ. “Mặc dù người đã bị từ chối không cho nhập viện, ngươi vẫn ngoan cố chường mặt ở đây làm phiền người khác, làm cản trở lối ra vào của thiền viện,” ông nói, “yêu cầu ngươi phải đi ra khỏi đây ngay lập tức.” 

Từ trước cho tới lúc đó, tôi vẫn còn được nghe những lời nhã nhặn, nhưng bây giờ thì những câu mắng chửi bắt đầu, mặc dù vậy, tôi vẫn không chịu rút lui. Tôi cứ tiếp tục ở yên chỗ của mình, không động đậy chút nào. 

“Ê! Tên kia! Bộ ngươi điếc hay sao?” 

Vị sư tiếp theo câu chửi mắng kia với những cú đấm, cú đá, và nguyền rủa hết lời, và chỉ một lúc sau tôi đã thấy mình bị đá văng ra khỏi cổng. Khi tôi ngẩng lên thấy vị sư đã đi vào trong rồi và lối vào đã trống trải, tôi lại len lén đi vào, như một con mèo đang rình mồi, và lại tiếp tục tư thế phủ phục trên bậc thềm. Sau đó, cảnh trên lại tiếp tục xẩy ra nhiều lần. 

Sự nhẫn nhục của tôi khởi đầu còn tồn tại là vì tôi biết rằng đây là một thủ tục mà tôi phải chịu đựng qua, nhưng dần dần, khi nó cứ kéo dài, tôi bắt đầu thấy bực dọc. “Họ không thấy là họ đã quá đáng một cách không cần thiết sao, khi mình không hề có một chút chống trả lại?” Tuy nhiên, đến tối, những ý tưởng này cũng chẳng còn, và tôi chỉ còn cảm thấy khốn khổ và tủi nhục. Rồi tôi càng lúc càng thương xót cho mình. “Tại sao mình lại để cho họ đối xử như một cái giẻ rách vậy?” Tại sao tôi phải ở trong tư thế khốn nạn này trước cánh cổng đáng ghét này? Cha mẹ của tôi chết rồi, nhưng dù sao tôi cũng vẫn còn trở về Toyama được mà. Tôi vẫn còn họ hàng ở đó, tôi vẫn có thể sống được mà không phải bị đối xử tàn nhẫn như thế này.” 

Tất cả những điều đó và nhiều điều nữa đã băng ngang tâm trí tôi lúc đó. 

Khi được thọ giới xuất gia, tôi đã phần nào mang một quyết tâm muốn tu hết sức mình. Sau đó, khi Lão sư nói với tôi, “Ðây là món tiền Niết Bàn, để mai táng thân ngươi,” tôi đã lại lạnh mình trong một quyết tâm mới. Rồi, khi Lão sư cột lại dây giầy rơm cho tôi và khuyến cáo rằng, “Ðừng có lơ là mà làm lỏng những dây này,” chẳng phải là lúc đó tôi đã càng thêm quyết chí, nhất định phải đi đến cùng đó sao? Nhưng bây giờ tôi ở đây, chỉ chưa đầy một ngày sau đó, tâm đã đầy dao động, tự hỏi mình tại sao lại ở đây, sao lại phải chịu cảnh khốn cùng như thế này. 

Tôi nghĩ rằng con người ta rất là yếu đuối. Nếu không biết tự kỷ luật mình, người ta sẽ không thể tin vào ý chí của mình được. Rất dễ dàng để bị lung lạc. Khi tôi thấy mình đang bị lung lạc, lần đầu tiên tôi đã hiểu được sự hệ trọng của việc tiếp tục bò lại vào trong chỗ tiền đường. Sự tiếp tục bò lại chỗ cũ này được gọi là “bị giữ đứng ở ngoài vườn.” Trong tình trạng bị giữ ở ngoài vườn và đứng đó, vị tăng bị bắt buộc phải làm mới lại quyết tâm ban đầu, phải tăng cường cho quyết tâm đó, phải quyết tâm trở lại, và củng cố sự quyết tâm đó càng xa hơn nữa. Chính vì lý do này mà vị tăng bị bắt phải ở ngoài cửa ra vào tiền đường của thiền viện. 

Tất cả răng của tôi … vốn chẳng mạnh khỏe gì … bắt đầu cảm thấy như đang long ra, máu nóng trào lên mặt. Tôi nghĩ chắc đôi mắt của tôi như muốn nổ ra khỏi xương sọ, và lưng tôi, với vị thế phủ phục lâu dài như vậy, cũng muốn sụm xuống. Trời vẫn còn lạnh khi tôi đến tiền đường vào đầu tháng ba, vì năm đó tiết mùa đông đã thật khắc nghiệt ở Kyoto. Cái lạnh bắt đầu từ mấy ngón chân, thấm qua chân tôi trong đôi giầy rơm ướt đẫm, và dâng lên đến đầu gối, khiến đôi chân tôi tê dại, không còn một cảm giác gì nữa. 

Trực diện với con người bất an của mình, trong bất cứ điều kiện nào, và rồi trở về với cái tâm của lúc ban đầu, tự mình đứng dậy sau khi tâm đã thay đổi, suy yếu, và sụp đổ, để rồi củng cố trở lại cái quyết tâm muốn hoàn thành tới nơi lời nguyện ban đầu … phải chăng đây chính là ý nghĩa của sự can đảm? 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/11/2012(Xem: 6226)
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika dạy các Tỷ kheo: - Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Thế nào là hai? Hội chúng không phải Thánh và hội chúng bậc Thánh.
23/11/2012(Xem: 5949)
Đó là chuyến đi Tây Tạng của tôi và nhà thơ Văn Cầm Hải từ ngày 17/9 đến 25/9. Có nhiều cách đến Tây Tạng. Chúng tôi chọn con đường từ Hà Nội đi Nam Ninh, từ Nam Ninh bay sang Thành Đô, rồi từ Thành Đô bay lên Lhasa.
22/11/2012(Xem: 4840)
Haibạn thân mến, Trước hết tôi xin mạn phép được gọi hai người là những người bạn của tôi. Thiết nghĩđã là con người thì tất cả chúng ta đều là bạn hữu với nhau, có phải thế haychăng? Tin các bạn vừa quyết định tạm thời chia tay để sống xa nhau khiến tôi bànghoàng và lòng buồn vô hạn. Dù chỉ là một người bạn thế nhưng tôi cũng cảm thấyđau lòng, huống chi con cái và những người thân chung quanh thì chắc là họ sẽcòn đau lòng hơn nhiều lắm !
21/11/2012(Xem: 5700)
Gần đây, tòa soạn nhận được rất nhiều thông tin từ bạn đọc trong nước và hải ngoại gửi về, với yêu cầu tha thiết cần có sự kiểm chứng trước một số thông tin mang tính quy chụp, tự dựng vô căn cứ, hoặc những phát biểu – thông điệp tiếm xưng đụng chạm đến lòng tự trọng dân tộc của người Việt… Câu chuyện trong tuần kỳ này xin giới thiệu cùng bạn đọc những ý kiến của CTV. Minh Thạnh, về khía cạnh văn hóa ứng xử trong một thông điệp ẩn chứa nhiều nội dung khác của một chức sắc tôn giáo nước ngoài tại nước ta, được nhiều diễn đàn quan tâm.
17/11/2012(Xem: 8080)
Trong thời gian gần đây có một số ý kiến cho rằng phương pháp thực hành AN TRÚ TRONG HIỆN TẠI hay còn gọi là HIỆN PHÁP LẠC TRÚ mà các nhà Phật học trình bày trong nhiều sách báo, tạp chí Phật giáo là không phù hợp với tinh thần Phật dạyhoặc không trích dẫn đầy đủ lời Phật dạy trong kinh.
15/11/2012(Xem: 16954)
theo báo New York Times cho biết cơ quan cứu hộ Arizona đã tìm thấy một người phụ nữ, Christie McNally 39 tuổi trong tình trạng hôn mê do nhiễm nắng và thiếu nước và chồng, Ian Thorson, chết thê thảm trong một hang núi ở cao độ 7000 bộ giữa những ngọn núi vùng sa mạc thuộc bang Arizona vào ngày Chủ Nhật 22 tháng 4 năm 2012.
14/11/2012(Xem: 9894)
Ai cũng phải chết nên chết là điều đáng sợ. Tuy nhiên không phải ai cũng được trải qua tuổi già, nên dầu tuổi già còn đáng sợ hơn cái chết, người ta vẫn chúc tụng nhau sống lâu trăm tuổi, đầu bạc răng long. Vì không phải ai cũng thấy được những cái khổ của tuổi già.
02/11/2012(Xem: 6841)
Ở bên đó, hằng năm đến ngày 20/11, học sinh tặng hoa để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. Đó là "ngày nhà giáo quốc tế" của họ. Lúc đầu quà tặng là những đóa hoa hồng, nghe cũng xuôi tai, chừng đó! Thế nhưng những năm đầu tôi cũng đã xót ruột khi thấy học sinh phải mua hoa rất mắc vào ngày 20/11 trong khi nồi cơm nhà các em luôn luôn độn sắn khoai. Do đó mà khi nhận những phần thưởng tinh thần này, những nhà giáo xã hội chủ nghĩa bất đắc dĩ như tôi không thấy vui như ngày xưa đối với cách biểu lộ tình cảm của học sinh; cái cách biểu lộ tình cảm ngây ngô, tự phát, không có công thức, không có chỉ huy...
01/11/2012(Xem: 5745)
Nhằm để thực hành Đạo Phật, chúng ta trước nhất phải biết về tâm. Ngay cả nếu ta là một người không tín ngưỡng, ta có thể thử để cải thiện hay rèn luyện tâm, được cung cấp ta có kiến thức về nó. Bất cứ một con người bình thường nào, cho vấn đề ấy, có thể thực tập rèn luyện tâm và điều này cuối cùng sẽ chứng tỏ là rất hữu dụng.
30/10/2012(Xem: 9365)
Để thành tựu được lễ dâng y kathina, người thí chủ cần phải có sự hiểu về tấm y gọi là “Y Kathina” và nghi thức làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567