Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cho tiền mai táng

19/01/201107:13(Xem: 6530)
Cho tiền mai táng

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần một: SA DI

Cho tiền mai táng 

Tôi đã kể lại câu chuyện làm sao tôi, một kẻ vụng về chẳng biết làm gì cho đúng cách, đã được huấn luyện trở thành một người ít nhất có thể nấu cơm trên bếp lửa, đun nước tắm, cọ nhà vệ sinh, và làm việc trong vườn được. Và rồi, theo đúng thời đúng lúc, tôi cũng được dạy những điều khác, như là đọc kinh điển và cử hành những lễ nghi thích hợp đối với một vị tăng sĩ. 

Rồi một ngày kia, sau khi tôi đã ở chùa Daishuin hơn một năm, lão sư nói với tôi, “Một người, nhất là một người đã xuất gia làm tăng sĩ, cần phải có những giao tiếp với người khác. Mi không thể sống cô lập được. Mi phải có những liên hệ đến nhiều người khác. Tuy rằng một đệ tử học đạo chỉ với một người thầy thôi cũng có thể gọi là đủ, nhưng vì mục đích phải có những liên hệ xã hội khác, mi cần phải đi đến một thiền đường để tu tập ở đó.” 

Có hai loại thiền tự. Thường thường các vị sư khi mới xuất gia ở trong một loại chùa cho đến khi tốt nghiệp đại học. Ra trường rồi, những vị tăng trẻ này gia nhập một thiền viện để chuyên tu tọa thiền một cách triệt để. Tôi đã được thầy định đoạt cho gia nhập vào thiền viện Ðại Ðức để tu trì như loại sau này. 

Một tăng sĩ trên đường đến thiền viện chuyên tu đem theo trong mình một cái hộp nhỏ đựng quần áo. Cái hộp đó, theo truyền thống, làm bằng giấy dầy được phết lên một lớp sơn mài cho cứng, lớn hơn cái hộp đựng sách một chút. Bát ăn cơm, đũa, dao cạo và đá mài để cạo đầu, kinh sách, đồ lót, và áo mưa được gói làm hai gói và cột lại bằng một sợi dây để vị sư đó có thể quẩy hết những đồ dùng đó lên trên lưng. Ông ta vén áo lên giắt vào lưng quần, nai nịt hai bắp vế, cột chặt lại đôi giầy rơm, đội nón tre lên đầu, rồi lên đường đến thiền viện. 

Tôi đang sắp xếp lại cái hộp quần áo của tôi thì lão sư đi vào hỏi, “Thế nào? Mi đã cột cái hộp lại chưa?” 

“Chưa, con đang sắp làm đây.” 

“Thế thì đúng lúc quá. Ðem cái nắp hộp đi vào phòng của thầy.” Thầy ra lệnh. 

Cái hộp này, trông giống như một cái rương nhỏ đựng thuốc, được đóng chặt lại bằng một cái nắp. Không hiểu lão sư có ý định gì, tôi đem cái nắp vào trong phòng của người. Lão sư cầm lấy nắp hộp và để vào dưới đáy ba tờ giấy một ngàn yen. (vào thời buổi đó, tờ giấy một ngàn yen vẫn còn có giá lắm) 

“Mi có hiểu ý nghĩa của cái này không?” lão sư hỏi sau khi người đã bỏ tiền vào. 

“Có phải tiền cho con tiêu không?” tôi định hỏi, nhưng đã kịp ngăn lại trước khi thốt ra lời nói, biết rằng tôi sẽ bị mắng ngay lập tức nếu nói điều gì ngu dại. 

Lão sư đã quá bẩy mươi tuổi khi tôi đến đó xin làm đệ tử của ngài. Lúc đó ngài đã cảnh cáo tôi là, “Ta không biết ta còn sống bao nhiêu lâu nữa. Nếu thầy của mi chết nửa chừng, mi sẽ bị đứt gánh nửa đường tu. Nếu không có ai để nương dựa vào để sống, mi sẽ gập rất nhiều khó khăn. Tốt hơn là nên đi tìm một vị thầy khác trẻ hơn.” 

“Con vẫn còn ít tiền cha con để lại. Con sẽ không là gánh nặng tài chánh cho thầy đâu,” tôi năn nỉ. 

Với lời hứa đó, tôi đã được Lão sư thâu nhận vào làm đệ tử dưới trướng. Theo sự thỏa thuận trước này, ông đã chưa bao giờ cho tôi một xu nào để tiêu. 

Bây giờ, khi tôi sắp rời chốn này đi đến thiền viện, tôi nghĩ chắc Lão sư, dù luôn luôn có vẻ chắc nịch, cũng có thể cho tôi một ít tiền để tiễn đưa. Tuy nhiên, trái ngược với sự trông đợi của tôi, ngài cho biết là, “Ðây là tiền Niết Bàn.” 

Hình ảnh Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni nằm nghiêng một bên khi ngài nhập diệt được biết đến như là “hình ảnh Niết Bàn.” 

“Mi sắp đến thiền viện đem thân mạng phó thác ở đó. Nếu không may mắn, mi sẽ bị thất bại và rồi sẽ chết giữa chừng trong lúc tu. Ðể cho mi không là một gánh nặng với bất cứ ai, ta cho tiền này để mai táng cái thân.” 

Lão sư bình thường rất nghiêm khắc và không hay nói đùa. Nghe người nói, với bộ mặt nghiêm trọng, “tiền này là để mai táng ngươi đó,” làm cho tôi ớn lạnh xương sống. Với một quyết tâm mới, tôi tự thề với mình, “Ta sẽ làm được điều đó”! 

Tôi đã từng nghĩ về cái chết trước đây, khi còn là một học sinh phải đi ra trận tuyến, tuy nhiên cái chết mà Lão sư đã ám chỉ trong câu … “Tiền này để mai táng cho ngươi” … có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Cái chết mà ngài nói đến đó không phải là cái chết của thể xác, mà là cái chết của bản ngã tôi. 

Không cần biết chúng ta có khéo léo biện hộ đến thế nào, khi đi thẳng đến gốc của vấn đề, động cơ chính của mọi sự vẫn là để nâng niu cái bản ngã quý giá của chúng ta. Trừ khi chúng ta tu tập để vượt qua được sự vướng mắc ngoan cố vào cái ngã của mình, chúng ta sẽ không mở mắt ra được. Những lời lẽ của Lão sư đã đánh thức tôi như vậy. Tôi cảm thấy những lời người nói về sự mai táng thân tôi như là cái thúc ở bên sườn vậy. Ngày nay, tôi cũng gởi các đệ tử của tôi đến thiền viện với một tờ giấy bạc mười ngàn yen, để mai táng thân của họ. 

Ngày hôm sau, khi trời vẫn còn đen như mực, tôi đến phòng Lão sư từ biệt, và rồi rút lui ra cửa sau, bước xuống nền đất ở trên lối ra vào. Một vị tân sa di không được phép dùng cửa trước. Khi với tay lấy đôi giầy rơm, tôi nghe tiếng Lão sư bước ra đàng sau. Bởi vì Lão sư luôn luôn là người giữ cung cách uy nghiêm, không phải là loại có thể đi ra tiễn đưa đệ tử, tôi ngạc nhiên thấy người đi ra qua cửa bếp phía sau. Hơn thế nữa, người lại còn bước xuống thềm đất, ngồi xổm dưới chân tôi, và lấy dây cột đôi giầy rơm của tôi lại. 

Ngượng ngùng, tôi vội vàng rụt chân lại và phản đối, “Ấy, thầy đừng làm như vậy. Con làm lấy được mà.” 

“Ðây, đưa chân đây cho thầy,” thầy dục, kéo chân tôi về phía người. Sau khi đã cột mấy sợi dây gọn gàng lên đôi giầy, người gõ tay vào mấy cái nút và nói, “Ðừng có cẩu thả mà làm lỏng mấy sợi dây này.” 

Dĩ nhiên, khi tôi đến thiền viện và được nhận vào đấy, tôi cũng sẽ tháo dây của những đôi giầy rơm này ra. Ðiều thầy muốn nói, tôi hiểu là, đừng bao giờ sơ xuất làm lơi lỏng sợi dây của lời nguyện trong đường tu. Một lần nữa, tôi run người trong ý chí quyết tâm của chính mình, cúi rạp xuống chào Lão sư rồi cất bước ra đi trong bóng tối của buổi sáng sớm tinh mơ đến thiền đường của thiền viện Ðại Ðức ở Kyoto. 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/06/2021(Xem: 12545)
LỜI NÓI ĐẦU Hôm nay là ngày 9 tháng 7 năm 2018, trong mùa An Cư Kiết Hạ của năm Mậu Tuất, Phật lịch 2562 này, tôi bắt đầu đặt bút viết tác phẩm thứ 66 của mình sau hơn 45 năm (1974-2018) cầm bút và sau hơn 42 năm ở tại Âu Châu (1977-2018). Những sách của tôi viết bằng tiếng Việt hay dịch từ các ngôn ngữ khác ra Việt ngữ như: Anh, Đức, Hán, Nhật đều đã được in ấn và xuất bản với số lượng ít nhất là 1.000 quyển và có khi lên đến 2.000 quyển hay 5.000 quyển. Vấn đề là độc giả có nắm bắt được bao nhiêu phần trăm ý chính của kinh văn hay của sách dịch lại là một việc khác. Người viết văn, dịch sách cũng giống như con tằm ăn dâu thì phải nhả tơ, đó là bổn phận, còn dệt nên lụa là gấm vóc là chuyện của con người, chứ không phải của con tằm.
05/06/2021(Xem: 6073)
Sự ra đời của Đức Phật Thích Ca theo Thông Bạch Phật Đản Phật Lịch 2565- 2021 có đoạn ghi “Bản nguyện của ngài là gì khi hóa thân đến trần gian này?” Một câu hỏi mang đầy ý nghĩa nhất cần phải khai triển. Sự hóa thân xuống trần này với mục đích mở một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên cho đến ngày nay chưa từng có của loài người, đó là một kỷ nguyên trí tuệ và từ bi. Trước khi đi sâu vào trí tuệ và từ bi, trước hết ta quán chiếu đầu tiên sự xuất hiện bằng cách hóa thân của ngài xuống trần gian này.
03/06/2021(Xem: 5655)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Chủ Nhật (May 30) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Rampur Village & Katiya Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 363 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 14 cây số.
03/06/2021(Xem: 3264)
Nghe vẻ nghe ve, Nghe vè họ nói Chuyện người chuyện sói. Sói nói tiếng người
01/06/2021(Xem: 4245)
Tranh chăn trâu Thiền tông gồm mười bức rất nổi tiếng được sáng tạo trong thời nhà Tống (960-1279) và ngay từ đầu đã được xem như những bức họa tiêu biểu trình bày tinh hoa, cốt tủy của Thiền Trung Quốc. Mười bức tranh này là: 1. Tầm ngưu: tìm trâu, 2. Kiến tích: thấy dấu, 3. Kiến ngưu: thấy trâu, 4. Đắc ngưu: được trâu, 5. Mục ngưu: chăn trâu, 6. Kỵ ngưu quy gia: cưỡi trâu về nhà, 7. Vong ngưu tồn nhân: quên trâu còn người, 8. Nhân ngưu câu vong: người trâu đều quên, 9. Phản bản hoàn nguyên: trở về nguồn cội và 10. Nhập triền thùy thủ: thõng tay vào chợ.
01/06/2021(Xem: 4432)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Thứ 6 May 28 vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Chowra Village & Sundapur Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thuc phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 354 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 17 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 10 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari, 2 ký đường, dầu ăn, bánh ngọt cho trẻ em và 100Rupees tiên mặt (Mỗi phần quà trị giá: 15usd.75cents >< 367 hộ = . Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho những người sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn.)
29/05/2021(Xem: 4546)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. '' Tăng là bậc từ hòa, nghiêm tịnh Dứt trần lao, đạo quả viên thành Lục căn tịnh lặng vô sanh Ứng cúng cao thượng, phước lành thế gian . Từ quá khứ vô vàn Tăng chúng ở đương lai vô lượng Thánh Hiền Đời nay Tăng Bảo phước điền Con xin kính lễ gieo duyên Niết Bàn..''
27/05/2021(Xem: 11425)
Lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, lễ kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạo và Niết bàn của Đức Phật (Vesak), đã được tổ chức trọng thể tại Tòa Bạch Ốc ngày hôm nay. Để tôn vinh Đại lễ Vesak, một tuyên bố chính thức từ Tòa Bạch Ốc đã được Tổng thống Biden công bố: “Jill và tôi gửi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất tới các Phật tử ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới khi họ kỷ niệm Vesak, một ngày tôn vinh sự đản sanh, giác ngộ. , và Niết bàn của Đức Phật. Nghi lễ thắp sáng một ngọn đèn, biểu tượng của ngày lễ đã được tổ chức hơn 2.500 năm này, nhắc nhở chúng ta về những lời dạy từ bi, khiêm tốn và vị tha của Phật giáo vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Vào ngày này, chúng tôi cũng tưởng nhớ nhiều đóng góp của các Phật tử ở Mỹ, những người đã làm giàu cho cộng đồng và đất nước của chúng tôi khi tất cả chúng ta cùng nhau hướng tới những ngày tươi sáng hơn ở phía trước. ”
27/05/2021(Xem: 9669)
Sáng nay, 20-5-2021, chén trà móc câu Thái Nguyên miên man hương vị quê nhà trở lại với mình sau hơn một năm dài vắng bóng. Lâu nay, vì đại dịch phải uống mãi trà Tàu, trà tứ xứ. Hương trà cũ lại phảng phất hồn quê khi cùng lúc có tin một bé gái người Việt thuộc thế thứ ba trên đất Mỹ đang ở cùng thành phố Sacramento với mình, vừa được giải “thi sĩ khôi nguyên” của tổ chức Thi sĩ Tuổi Trẻ Toàn quốc (National Youth Poet Laureate - NYPL) tại Hoa Kỳ: Đó là Alexandra Huynh (Huỳnh Thụy An), 18 tuổi, vừa đoạt giải.
27/05/2021(Xem: 7329)
THÔNG TƯ AN CƯ KIẾT HẠ & KHOÁ TU HỌC PHẬT PHÁP ÂU CHÂU KỲ 32 - 2021 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính gởi chư tôn Hoà Thượng, chư Thượng Toạ, quý Ni Trưởng, Ni Sư, chư Đại Đức Tăng Ni Kính gởi quý Thiện Hữu Tri Thức Nam Nữ Phật Tử Kính thưa quý vị, Ngày Tưởng Niệm Đại Lễ Phật Đản PL 2565 - 2021 trọng đại linh thiêng của Phật Giáo, vẫn còn tiếp diễn đó đây trên trú xứ Âu Châu nói riêng và khắp năm châu nói chung. Đây cũng là bắt đầu bước vào 3 tháng thời gian đặc biệt của hàng Trưởng Tử Như Lai. Là 3 tháng thúc liễm thân tâm, 3 tháng huân bồi công đức, 3 tháng tăng trưởng giới định, 3 tháng thời gian huệ pháp viên dung, là nhân duyên chuyển phàm thành Thánh. Do vậy, sau ngày Rằm tháng tư âm lịch chư Tăng Ni hành tác pháp đối thú an cư kiết hạ từ 16/4 âm lịch đến 16/7 âm lịch, gọi là 3 tháng an cư kiết hạ và chư Tăng Ni giới hạn đi ra ngoài, ngoại trừ có những Phật sự quan trọng cần thiết, hoặc cha mẹ lâm bệnh nặng; hoặc thân quyến qua đời, nhưng khi ra khỏi đạ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]