Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cho tiền mai táng

19/01/201107:13(Xem: 4906)
Cho tiền mai táng

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần một: SA DI

Cho tiền mai táng 

Tôi đã kể lại câu chuyện làm sao tôi, một kẻ vụng về chẳng biết làm gì cho đúng cách, đã được huấn luyện trở thành một người ít nhất có thể nấu cơm trên bếp lửa, đun nước tắm, cọ nhà vệ sinh, và làm việc trong vườn được. Và rồi, theo đúng thời đúng lúc, tôi cũng được dạy những điều khác, như là đọc kinh điển và cử hành những lễ nghi thích hợp đối với một vị tăng sĩ. 

Rồi một ngày kia, sau khi tôi đã ở chùa Daishuin hơn một năm, lão sư nói với tôi, “Một người, nhất là một người đã xuất gia làm tăng sĩ, cần phải có những giao tiếp với người khác. Mi không thể sống cô lập được. Mi phải có những liên hệ đến nhiều người khác. Tuy rằng một đệ tử học đạo chỉ với một người thầy thôi cũng có thể gọi là đủ, nhưng vì mục đích phải có những liên hệ xã hội khác, mi cần phải đi đến một thiền đường để tu tập ở đó.” 

Có hai loại thiền tự. Thường thường các vị sư khi mới xuất gia ở trong một loại chùa cho đến khi tốt nghiệp đại học. Ra trường rồi, những vị tăng trẻ này gia nhập một thiền viện để chuyên tu tọa thiền một cách triệt để. Tôi đã được thầy định đoạt cho gia nhập vào thiền viện Ðại Ðức để tu trì như loại sau này. 

Một tăng sĩ trên đường đến thiền viện chuyên tu đem theo trong mình một cái hộp nhỏ đựng quần áo. Cái hộp đó, theo truyền thống, làm bằng giấy dầy được phết lên một lớp sơn mài cho cứng, lớn hơn cái hộp đựng sách một chút. Bát ăn cơm, đũa, dao cạo và đá mài để cạo đầu, kinh sách, đồ lót, và áo mưa được gói làm hai gói và cột lại bằng một sợi dây để vị sư đó có thể quẩy hết những đồ dùng đó lên trên lưng. Ông ta vén áo lên giắt vào lưng quần, nai nịt hai bắp vế, cột chặt lại đôi giầy rơm, đội nón tre lên đầu, rồi lên đường đến thiền viện. 

Tôi đang sắp xếp lại cái hộp quần áo của tôi thì lão sư đi vào hỏi, “Thế nào? Mi đã cột cái hộp lại chưa?” 

“Chưa, con đang sắp làm đây.” 

“Thế thì đúng lúc quá. Ðem cái nắp hộp đi vào phòng của thầy.” Thầy ra lệnh. 

Cái hộp này, trông giống như một cái rương nhỏ đựng thuốc, được đóng chặt lại bằng một cái nắp. Không hiểu lão sư có ý định gì, tôi đem cái nắp vào trong phòng của người. Lão sư cầm lấy nắp hộp và để vào dưới đáy ba tờ giấy một ngàn yen. (vào thời buổi đó, tờ giấy một ngàn yen vẫn còn có giá lắm) 

“Mi có hiểu ý nghĩa của cái này không?” lão sư hỏi sau khi người đã bỏ tiền vào. 

“Có phải tiền cho con tiêu không?” tôi định hỏi, nhưng đã kịp ngăn lại trước khi thốt ra lời nói, biết rằng tôi sẽ bị mắng ngay lập tức nếu nói điều gì ngu dại. 

Lão sư đã quá bẩy mươi tuổi khi tôi đến đó xin làm đệ tử của ngài. Lúc đó ngài đã cảnh cáo tôi là, “Ta không biết ta còn sống bao nhiêu lâu nữa. Nếu thầy của mi chết nửa chừng, mi sẽ bị đứt gánh nửa đường tu. Nếu không có ai để nương dựa vào để sống, mi sẽ gập rất nhiều khó khăn. Tốt hơn là nên đi tìm một vị thầy khác trẻ hơn.” 

“Con vẫn còn ít tiền cha con để lại. Con sẽ không là gánh nặng tài chánh cho thầy đâu,” tôi năn nỉ. 

Với lời hứa đó, tôi đã được Lão sư thâu nhận vào làm đệ tử dưới trướng. Theo sự thỏa thuận trước này, ông đã chưa bao giờ cho tôi một xu nào để tiêu. 

Bây giờ, khi tôi sắp rời chốn này đi đến thiền viện, tôi nghĩ chắc Lão sư, dù luôn luôn có vẻ chắc nịch, cũng có thể cho tôi một ít tiền để tiễn đưa. Tuy nhiên, trái ngược với sự trông đợi của tôi, ngài cho biết là, “Ðây là tiền Niết Bàn.” 

Hình ảnh Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni nằm nghiêng một bên khi ngài nhập diệt được biết đến như là “hình ảnh Niết Bàn.” 

“Mi sắp đến thiền viện đem thân mạng phó thác ở đó. Nếu không may mắn, mi sẽ bị thất bại và rồi sẽ chết giữa chừng trong lúc tu. Ðể cho mi không là một gánh nặng với bất cứ ai, ta cho tiền này để mai táng cái thân.” 

Lão sư bình thường rất nghiêm khắc và không hay nói đùa. Nghe người nói, với bộ mặt nghiêm trọng, “tiền này là để mai táng ngươi đó,” làm cho tôi ớn lạnh xương sống. Với một quyết tâm mới, tôi tự thề với mình, “Ta sẽ làm được điều đó”! 

Tôi đã từng nghĩ về cái chết trước đây, khi còn là một học sinh phải đi ra trận tuyến, tuy nhiên cái chết mà Lão sư đã ám chỉ trong câu … “Tiền này để mai táng cho ngươi” … có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Cái chết mà ngài nói đến đó không phải là cái chết của thể xác, mà là cái chết của bản ngã tôi. 

Không cần biết chúng ta có khéo léo biện hộ đến thế nào, khi đi thẳng đến gốc của vấn đề, động cơ chính của mọi sự vẫn là để nâng niu cái bản ngã quý giá của chúng ta. Trừ khi chúng ta tu tập để vượt qua được sự vướng mắc ngoan cố vào cái ngã của mình, chúng ta sẽ không mở mắt ra được. Những lời lẽ của Lão sư đã đánh thức tôi như vậy. Tôi cảm thấy những lời người nói về sự mai táng thân tôi như là cái thúc ở bên sườn vậy. Ngày nay, tôi cũng gởi các đệ tử của tôi đến thiền viện với một tờ giấy bạc mười ngàn yen, để mai táng thân của họ. 

Ngày hôm sau, khi trời vẫn còn đen như mực, tôi đến phòng Lão sư từ biệt, và rồi rút lui ra cửa sau, bước xuống nền đất ở trên lối ra vào. Một vị tân sa di không được phép dùng cửa trước. Khi với tay lấy đôi giầy rơm, tôi nghe tiếng Lão sư bước ra đàng sau. Bởi vì Lão sư luôn luôn là người giữ cung cách uy nghiêm, không phải là loại có thể đi ra tiễn đưa đệ tử, tôi ngạc nhiên thấy người đi ra qua cửa bếp phía sau. Hơn thế nữa, người lại còn bước xuống thềm đất, ngồi xổm dưới chân tôi, và lấy dây cột đôi giầy rơm của tôi lại. 

Ngượng ngùng, tôi vội vàng rụt chân lại và phản đối, “Ấy, thầy đừng làm như vậy. Con làm lấy được mà.” 

“Ðây, đưa chân đây cho thầy,” thầy dục, kéo chân tôi về phía người. Sau khi đã cột mấy sợi dây gọn gàng lên đôi giầy, người gõ tay vào mấy cái nút và nói, “Ðừng có cẩu thả mà làm lỏng mấy sợi dây này.” 

Dĩ nhiên, khi tôi đến thiền viện và được nhận vào đấy, tôi cũng sẽ tháo dây của những đôi giầy rơm này ra. Ðiều thầy muốn nói, tôi hiểu là, đừng bao giờ sơ xuất làm lơi lỏng sợi dây của lời nguyện trong đường tu. Một lần nữa, tôi run người trong ý chí quyết tâm của chính mình, cúi rạp xuống chào Lão sư rồi cất bước ra đi trong bóng tối của buổi sáng sớm tinh mơ đến thiền đường của thiền viện Ðại Ðức ở Kyoto. 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/12/2010(Xem: 15210)
Hoàngđế A-dục trị vì nước Ấn vào thế kỷ thứ III trướcTây lịch và cũng là một trong những nhân vật sáng chói nhấttrong lịch sử Phật giáo. Là vị hoàng đế nổi tiếng nhấtcủa triều đại Maurya ông đã thống nhất gần toàn thểbán lục địa Ấn độ. Dưới triều đại của ông,văn hóa được phát triển cao độ và cũng là lần đầu tiêntrong lịch sử nước Ấn mà sử liệu thật phong phú ghi chépbằng chữ viết còn lưu lại đến ngày nay. Nghệ thuật tiêubiểu và đặc trưng nhất cho nền văn hóa Ấn độ nói chungcũng đã phát sinh trong thời kỳ này.
19/12/2010(Xem: 6854)
Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma được chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Ngài. Sách gồm VI chương, dày 192 trang và sau đây là chương V của quyển sách mang tựa đề "Cẩm nang cho cuộc sống".
18/12/2010(Xem: 7201)
Nghiệp: Trong đạo Phật thường nói ý là căn bản của hành động và lời nói. Khi suy nghĩ điều thiện thì lời nói sẽ lành và hành động khắc đẹp. Nghiệp là một thói quen, có tất thảy ba nghiệp: nghiệp thân, nghiệp khẩu và nghiệp ý. Nghiệp có thể là nghiệp nhân, nguyên nhân của hành động, nhưng cũng có thể là nghiệp quả, kết quả của hành động. Nghiệp nhân giống như là hạt giống, nghiệp quả ví như là quả. Khi tư duy (khởi tâm) thì nó trở thành một năng lượng, và năng lượng đó chỉ mới là hạt giống. Nhưng hạt giống thì thế nào cũng sẽ thành cây và kết trái.
16/12/2010(Xem: 6475)
Chúng ta, người Phật tử, nên hoan hỷ với Noel, và “vui” Noel theo cách chủ động của chúng ta, đồng thời cũng hết sức thận trọng trong thời gian “cận điểm” cải đạo này. Chân thành cảm ơn quý bạn đọc Phật tử đã gợi ý cho chúng tôi đề tài này.
14/12/2010(Xem: 6799)
Buổi sáng khi chúng ta thức dậy, chúng ta nhận ra là mình đang còn sống và sự sống đang có mặt xung quanh ta. Chúng ta nhận ra 24 giờ là một món quà của sự sống và chúng ta nguyện sống thật sâu sắc với những giờ phút quý báu này.
13/12/2010(Xem: 5979)
Cách nay hơn 20 năm, qua giới thiệu của một người bạn làm ở chi nhánh địa phương của cơ quan từ thiện Thiên Chúa giáo Hoa Kỳ (thường gọi là hội USCC), vị linh mục tuyên úy xã hội giáo phận Richmond (tiểu bang Virginia) yêu cầu tôi viết một bài về Phật giáo để đăng trên số Xuân tờ báo tiếng Việt do ông chủ trương.
08/12/2010(Xem: 15025)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
08/12/2010(Xem: 7992)
Mỗi giây phút trong cuộc sống đều tượng trưng cho một giá trị vô biên. Thế nhưng chúng ta lại cứ để cho thời gian trôi đi như những hạt cát vàng lọt qua kẻ hở của bàn tay
08/12/2010(Xem: 8211)
Từ thuở năm vị Tỳ Kheo nơi vườn Nai đắc pháp, Tăng già Đạo Phật nơi trần thế ứng thân. Phật thuyết “Thiện Lai Tỳ Kheo” bậc cụ duyên đại đức liền thọ tâm giới đủ tướng Tỳ Kheo, còn trần thế chúng sanh tùy theo nghiệp cảnh nên ứng trí, lượng tâm nên có chổ không đồng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567