Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Không thể làm được

19/01/201107:13(Xem: 6382)
Không thể làm được

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần một: SA DI

Không thể làm được” 

Khi xưa lúc cha mẹ tôi còn sống và khỏe mạnh, tôi thường cằn nhằn suốt ngày, và câu nói “Con không thể làm được” lúc nào cũng sẵn sàng trên đầu môi chót lưỡi của tôi. Tuy vậy, tôi để ý thấy rằng câu “Con không thể làm được” mà lúc nào tôi cũng nói luôn mồm này, thực sự ra không phải là một lượng định vô tư về sự thiếu khả năng một cách khách quan, mà sự thiếu khả năng đó là dựa trên sự lượng định đầy chủ quan của tôi về năng lực của mình vào thời điểm đó. 

Khi bạn nghĩ rằng bạn có khả năng, tỷ như là, tới 10.0 chẳng hạn, tất cả những gì lên đến 9.9 là có thể làm được; cái cảm tưởng “Không thể làm được” khởi lên đúng vào lúc bạn được giao cho một công việc lên đến 10.1. Người nào mau chóng cho rằng một công việc nào đó là không thể làm được sẽ không bao giờ làm được một việc gì quá 10.0. Người đó sẽ chẳng bao giờ khá hơn được. Vì vậy, bạn không bao giờ nên nghĩ rằng, “Tôi không làm được”.

Không cần biết thầy của mình đòi hỏi mình tới mức nào, bạn phải luôn luôn làm tròn nhiệm vụ. Bạn phải cố gắng không ngừng để lo cho xong việc, và trong khi bạn leo thang … từ 10.1, 10.2, 10.3 … bạn sẽ dần dần phát triển, lần đầu tiên, một khả năng mà bạn không bao giờ ngờ là bạn có thể có được. 

Giả tỷ như bây giờ Thầy tôi ra lệnh, “Giết!” hay “Chết đi!” Tôi có sẽ phải giết, hay chết thực không? Tôi sẽ phải làm gì bây giờ? Nếu nhận những lệnh như vậy, làm sao người ta có thể tin tưởng được vị thầy đó? 

Trước hết, chúng ta phải nhận biết rằng người thầy mà chúng ta tin tưởng sẽ không bao giờ bảo chúng ta làm một điều gì vô đạo đức. Do đó, khi vị thầy dùng đến chữ giết hay là chết, những chữ này phải có một ẩn ý sâu xa, mà người đệ tử chưa thể hiểu được. 

Và rồi, chấp nhận rằng những ngôn từ được dùng có một ý nghĩa khác sâu xa hơn, nhưng không hiểu ý nghĩa ấy như thế nào, người đệ tử thấy mình bị dằn vặt bởi một mối nghi lớn. Ðeo đẳng mối nghi này trong tâm, thường xuyên bị thúc đẩy với ý nghĩ về nan đề trước mắt, người đệ tử dồn hết sức lực để lo tập trung tu tập. Ðiều đó, theo nhà Thiền, gọi là “đại tín căn”. 

Những câu như là “Giết Phật, giết Tổ” và ngay cả “Giết cha, giết mẹ” xuất hiện nhan nhản trong những văn bản của Thiền tông. “Ðại tín căn” trong Thiền là làm tới nơi tới chốn những gì được giao cho, đúng với ý nghĩa của chữ này. Bất kỳ bạn có nghe nói gì, bất kỳ bạn có được giao cho việc gì, bạn cũng làm việc đó một cách siêng năng, không một chút phàn nàn. Sự siêng năng này là đặc điểm nổi bật trong thời gian đầu tiên học đạo của tôi . 

Ðiều đó, tuy nhiên, không có nghĩa là tôi thi hành những việc được giao phó một cách đáng tin cậy hay là thành thạo gì. Ví dụ như, có lúc trong ngày đầu tiên của tôi, khi tôi được sai đi lau nhà, tôi quỳ gối xuống sàn nhà, cầm cái giẻ lau trong một tay, lau qua lau lại từ phải sang trái. Tuy nhiên, những sàn gỗ của một ngôi thiền tự thật bao la lớn rộng hơn nhà thường rất nhiều. 

“Ðồ ngu! Mi tính ngồi đó lau nhà tới bao nhiêu ngày mới xong hả? Phải lau như thế này này.” Khi tôi thấy Thầy quỳ xuống cả hai tay lẫn hai chân, mông chổng lên, lấy hai tay đè lên miếng giẻ trên sàn rồi kéo lê thoăn thoắt suốt dọc hành lang, tôi cảm thấy như những lớp vẩy đang che lấp tầm mắt nhìn của tôi đang rơi xuống đất. 

Khi học khoa văn ở trường trung học, những bạn đồng học và tôi thuờng đọc những sách triết và rồi thảo luận với nhau suốt đêm. Toàn là những câu chuyện lý thuyết! Tôi đã bỏ biết bao nhiêu thì giờ trong những hoạt động đó rất lâu trước khi tôi bước chân vào cổng Thiền. Nhưng tất cả chỉ là lý thuyết, và trong thực tế, tôi còn chưa biết lau nhà cho đúng cách nữa! Tôi cảm thấy thật xấu hổ với mình khi nhận ra điều này, và tự quyết định rằng từ đây tôi sẽ cố gắng làm hết sức mình. Nhưng tôi vẫn chưa biết hướng nguồn năng lượng của mình đến đúng nơi đúng chỗ. 

Ban ngày thường có một nhóm thanh niên trẻ đến chùa làm công quả. Nếu một người trong số họ cầm cây chổi lên và bắt đầu quét vườn, tôi sẽ nhẩy bổ nào nói: “Ðưa đây, để tôi làm!” … và giằng lấy cây chổi trên tay anh ta. Nếu có một người khác đi lau nhà, tôi cũng sẽ nhào đến, dựt lấy cái giẻ lau, “Ðưa đây, để tôi làm!” Nếu có một ai đó đi nhóm lửa để đun nước tắm, tôi cũng sẽ chạy bay vào dành lấy việc, tuyên bố “Ấy để tôi làm!”

Cuối cùng, tất cả bọn họ đều kêu lên với tôi, “Bộ thầy không tìm được việc gì làm mà không phải dành lấy việc của người khác hả?” 

Lúc ấy, tôi quả tình không hiểu được tôi đã làm gì sai. Có lẽ đó là bởi vì tôi không thể tự xoay xở được điều gì, bằng những nỗ lực riêng của chính mình. 

Bây giờ, khi các thiền sinh đến chùa của tôi để tập tọa thiền, việc đầu tiên tôi giao cho họ làm là đun nước tắm. Biết rằng đôi khi họ có thể nhóm lửa dưới một bồn tắm trống không, tôi thường bắt đầu hỏi dò họ vài câu. 

“Anh sắp phải sửa soạn đun nước tắm. Việc đầu tiên anh làm là gì?” 

Rất nhiều khi, câu trả lời là: “Nhóm lửa.” 

“Anh không định đốt tôi đấy chứ hả?” Tôi hỏi. 

“Ồ không, đầu tiên con phải cho nước vào đầy bồn đã,” thiền sinh sẽ nói vậy. 

“Anh chỉ cho nước vào bồn như vậy thôi à?” Câu hỏi này làm họ bối rối vì họ không hề có ý nghĩ là phải cọ sạch bồn tắm trước. Sau khi duyệt qua với họ những cái căn bản … cọ sạch bồn tắm, bơm nước vào đầy bồn, kiểm soát lại mực nước, đậy nắp lên, rồi nhóm lửa … tôi trở lại để thấy họ đang loay hoay khó xử bên cái lỗ nhóm mồi. Nhìn vào trong lò, tôi thấy vài khúc củi to nằm chắn lên trên đống giấy báo đang cháy rụi.

“Làm thế này lửa sẽ không bắt được, có phải không? Sao không dùng mấy que củi nhỏ hơn?” Tôi hỏi. 

“Nhưng bạch thầy, không có que củi nào nhỏ hơn cả.” 

“Thế thì chẻ nó ra cho nhỏ hơn được không?” 

“Con không biết cái rìu ở đâu.” 

“Nếu không biết, tại sao không hỏi?” 

Cuối cùng sau đó, người thiền sinh trẻ tuổi bắt đầu đi chẻ củi. Nhưng đó không có nghĩa là sẽ có ngay một ngọn lửa bùng lên. Khói tuôn ra từ cái lỗ nhóm mồi, mà lửa vẫn nhất định không chịu cháy. Khi tôi đến thanh tra mọi việc, tôi thấy đám tro tàn từ ngọn lửa trước vẫn chưa được bốc đi. Tôi bèn hỏi, “Này, cái gọi là lửa thực ra là gì nhỉ?” 

“Thì, đó là một hỗn hợp của oxygen và vật .” 

“Oxygen ở đâu?” 

“Ở trong không khí.” 

“Nếu vậy, sao anh không hốt cái đống tro này đi để cho không khí có thể vào được dễ dàng? Và nếu ống khói bị nghẽn, anh cũng phải thông cái đó cho sạch luôn nữa.” 

Nếu tôi nói như vậy, người thiền sinh sẽ trèo lên trên mái nhà để thông ống khói, nhưng khi trở xuống thế nào họ cũng đạp chân lên làm vỡ mất vài miếng ngói. 

Nhưng tôi không thể cười những người trẻ tuổi này, bởi vì tôi cũng đã có thời giống y như họ! 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2011(Xem: 6632)
Từ bi hỷ xả, nhẫn nhịn thường là bí quyết để giúp cho mọi người sống như chiếc lá, dù có bị bão tố phong ba cuốn trôi lặn hụp, nhưng ta vẫn đủ sức vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời mà sống an nhiên tự tại trong mỗi hoàn cảnh. Có một chàng trai nọ trong lúc đau khổ mới tìm đến một vị thiền sư hỏi rằng: "Thưa sư phụ, có những lúc con cảm thấy cuộc sống và mọi người muốn nhận chìm con, vậy khi đối diện như thế con phải làm gì ạ?
05/01/2011(Xem: 36776)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 52058)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
04/01/2011(Xem: 9397)
Có bốn ý nghĩa của thành đạo là: (i) con đường đi đến Giải Thoát là Trung Đạo; (ii) bằng nỗ lực của tự thân, với sự tu tập đúng Pháp, con người có thể giác ngộ ngay tại đời này; (iii) nội dung của Thành Đạo là giải thoát, giải thoát đây là giải thoát khỏi tham ái, chấp thủ mà không cần thiết phải chạy trốn khỏi cuộc đời, và (iv) mười đạo quân của ma vương không phải là một thế lực vô minh từ bên ngoài mà chính là ngay tại tâm ta.
03/01/2011(Xem: 19372)
Ðạo Phật dạy rằng tâm là nhân duyên chính khiến ta bị luân hồi. Nhưng cũng chính tâm lại là cái duyên lớn nhất giúp ta thoát vòng sanh tử.
02/01/2011(Xem: 12114)
Chúng ta an vị Phật là rước Phật trong lòng chúng ta đem thờ tại chùa, để khi nhìn thấy Phật tại chùa mà nhớ Phật trong lòng của chúng ta...
02/01/2011(Xem: 6798)
Đêm tối, trần gian le lói những vì sao, những vì sao sáng băng qua rồi vụt mất… vạn đại ngôi sao lấp lánh trên nền trời tinh hoa tư tưởng, khoa học… đã được thắp sáng và truyền thừa bất tận để đáp ứng nhu cầu căn bản cho nhân thế, trước hết là khỏe mạnh, no cơm ấm áo, các phương tiện thích thời, xa hơn là nhu cầu xử thế, và đặc biệt là khát vọng tri thức…hàng vạn vĩ nhân đã hút mất trong cõi thiên thu vô cùng nhưng sự cống hiến và âm hưởng của họ vẫn bất diệt đến bây giờ và nghìn sau nữa.
31/12/2010(Xem: 7429)
Pháp thoại: Chùa Phật Quang
30/12/2010(Xem: 7528)
Dâng hương cúng Phật, thắp hương cúng Phật, xông hương cúng Phật, là nét văn hoá đặc trưng của Tăng Tín đồ Phật Giáo Bắc Truyền. Người Đông phương khi nhắc đến đi chùa lễ Phật...
30/12/2010(Xem: 9615)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]