Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Không thể làm được

19/01/201107:13(Xem: 6407)
Không thể làm được

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần một: SA DI

Không thể làm được” 

Khi xưa lúc cha mẹ tôi còn sống và khỏe mạnh, tôi thường cằn nhằn suốt ngày, và câu nói “Con không thể làm được” lúc nào cũng sẵn sàng trên đầu môi chót lưỡi của tôi. Tuy vậy, tôi để ý thấy rằng câu “Con không thể làm được” mà lúc nào tôi cũng nói luôn mồm này, thực sự ra không phải là một lượng định vô tư về sự thiếu khả năng một cách khách quan, mà sự thiếu khả năng đó là dựa trên sự lượng định đầy chủ quan của tôi về năng lực của mình vào thời điểm đó. 

Khi bạn nghĩ rằng bạn có khả năng, tỷ như là, tới 10.0 chẳng hạn, tất cả những gì lên đến 9.9 là có thể làm được; cái cảm tưởng “Không thể làm được” khởi lên đúng vào lúc bạn được giao cho một công việc lên đến 10.1. Người nào mau chóng cho rằng một công việc nào đó là không thể làm được sẽ không bao giờ làm được một việc gì quá 10.0. Người đó sẽ chẳng bao giờ khá hơn được. Vì vậy, bạn không bao giờ nên nghĩ rằng, “Tôi không làm được”.

Không cần biết thầy của mình đòi hỏi mình tới mức nào, bạn phải luôn luôn làm tròn nhiệm vụ. Bạn phải cố gắng không ngừng để lo cho xong việc, và trong khi bạn leo thang … từ 10.1, 10.2, 10.3 … bạn sẽ dần dần phát triển, lần đầu tiên, một khả năng mà bạn không bao giờ ngờ là bạn có thể có được. 

Giả tỷ như bây giờ Thầy tôi ra lệnh, “Giết!” hay “Chết đi!” Tôi có sẽ phải giết, hay chết thực không? Tôi sẽ phải làm gì bây giờ? Nếu nhận những lệnh như vậy, làm sao người ta có thể tin tưởng được vị thầy đó? 

Trước hết, chúng ta phải nhận biết rằng người thầy mà chúng ta tin tưởng sẽ không bao giờ bảo chúng ta làm một điều gì vô đạo đức. Do đó, khi vị thầy dùng đến chữ giết hay là chết, những chữ này phải có một ẩn ý sâu xa, mà người đệ tử chưa thể hiểu được. 

Và rồi, chấp nhận rằng những ngôn từ được dùng có một ý nghĩa khác sâu xa hơn, nhưng không hiểu ý nghĩa ấy như thế nào, người đệ tử thấy mình bị dằn vặt bởi một mối nghi lớn. Ðeo đẳng mối nghi này trong tâm, thường xuyên bị thúc đẩy với ý nghĩ về nan đề trước mắt, người đệ tử dồn hết sức lực để lo tập trung tu tập. Ðiều đó, theo nhà Thiền, gọi là “đại tín căn”. 

Những câu như là “Giết Phật, giết Tổ” và ngay cả “Giết cha, giết mẹ” xuất hiện nhan nhản trong những văn bản của Thiền tông. “Ðại tín căn” trong Thiền là làm tới nơi tới chốn những gì được giao cho, đúng với ý nghĩa của chữ này. Bất kỳ bạn có nghe nói gì, bất kỳ bạn có được giao cho việc gì, bạn cũng làm việc đó một cách siêng năng, không một chút phàn nàn. Sự siêng năng này là đặc điểm nổi bật trong thời gian đầu tiên học đạo của tôi . 

Ðiều đó, tuy nhiên, không có nghĩa là tôi thi hành những việc được giao phó một cách đáng tin cậy hay là thành thạo gì. Ví dụ như, có lúc trong ngày đầu tiên của tôi, khi tôi được sai đi lau nhà, tôi quỳ gối xuống sàn nhà, cầm cái giẻ lau trong một tay, lau qua lau lại từ phải sang trái. Tuy nhiên, những sàn gỗ của một ngôi thiền tự thật bao la lớn rộng hơn nhà thường rất nhiều. 

“Ðồ ngu! Mi tính ngồi đó lau nhà tới bao nhiêu ngày mới xong hả? Phải lau như thế này này.” Khi tôi thấy Thầy quỳ xuống cả hai tay lẫn hai chân, mông chổng lên, lấy hai tay đè lên miếng giẻ trên sàn rồi kéo lê thoăn thoắt suốt dọc hành lang, tôi cảm thấy như những lớp vẩy đang che lấp tầm mắt nhìn của tôi đang rơi xuống đất. 

Khi học khoa văn ở trường trung học, những bạn đồng học và tôi thuờng đọc những sách triết và rồi thảo luận với nhau suốt đêm. Toàn là những câu chuyện lý thuyết! Tôi đã bỏ biết bao nhiêu thì giờ trong những hoạt động đó rất lâu trước khi tôi bước chân vào cổng Thiền. Nhưng tất cả chỉ là lý thuyết, và trong thực tế, tôi còn chưa biết lau nhà cho đúng cách nữa! Tôi cảm thấy thật xấu hổ với mình khi nhận ra điều này, và tự quyết định rằng từ đây tôi sẽ cố gắng làm hết sức mình. Nhưng tôi vẫn chưa biết hướng nguồn năng lượng của mình đến đúng nơi đúng chỗ. 

Ban ngày thường có một nhóm thanh niên trẻ đến chùa làm công quả. Nếu một người trong số họ cầm cây chổi lên và bắt đầu quét vườn, tôi sẽ nhẩy bổ nào nói: “Ðưa đây, để tôi làm!” … và giằng lấy cây chổi trên tay anh ta. Nếu có một người khác đi lau nhà, tôi cũng sẽ nhào đến, dựt lấy cái giẻ lau, “Ðưa đây, để tôi làm!” Nếu có một ai đó đi nhóm lửa để đun nước tắm, tôi cũng sẽ chạy bay vào dành lấy việc, tuyên bố “Ấy để tôi làm!”

Cuối cùng, tất cả bọn họ đều kêu lên với tôi, “Bộ thầy không tìm được việc gì làm mà không phải dành lấy việc của người khác hả?” 

Lúc ấy, tôi quả tình không hiểu được tôi đã làm gì sai. Có lẽ đó là bởi vì tôi không thể tự xoay xở được điều gì, bằng những nỗ lực riêng của chính mình. 

Bây giờ, khi các thiền sinh đến chùa của tôi để tập tọa thiền, việc đầu tiên tôi giao cho họ làm là đun nước tắm. Biết rằng đôi khi họ có thể nhóm lửa dưới một bồn tắm trống không, tôi thường bắt đầu hỏi dò họ vài câu. 

“Anh sắp phải sửa soạn đun nước tắm. Việc đầu tiên anh làm là gì?” 

Rất nhiều khi, câu trả lời là: “Nhóm lửa.” 

“Anh không định đốt tôi đấy chứ hả?” Tôi hỏi. 

“Ồ không, đầu tiên con phải cho nước vào đầy bồn đã,” thiền sinh sẽ nói vậy. 

“Anh chỉ cho nước vào bồn như vậy thôi à?” Câu hỏi này làm họ bối rối vì họ không hề có ý nghĩ là phải cọ sạch bồn tắm trước. Sau khi duyệt qua với họ những cái căn bản … cọ sạch bồn tắm, bơm nước vào đầy bồn, kiểm soát lại mực nước, đậy nắp lên, rồi nhóm lửa … tôi trở lại để thấy họ đang loay hoay khó xử bên cái lỗ nhóm mồi. Nhìn vào trong lò, tôi thấy vài khúc củi to nằm chắn lên trên đống giấy báo đang cháy rụi.

“Làm thế này lửa sẽ không bắt được, có phải không? Sao không dùng mấy que củi nhỏ hơn?” Tôi hỏi. 

“Nhưng bạch thầy, không có que củi nào nhỏ hơn cả.” 

“Thế thì chẻ nó ra cho nhỏ hơn được không?” 

“Con không biết cái rìu ở đâu.” 

“Nếu không biết, tại sao không hỏi?” 

Cuối cùng sau đó, người thiền sinh trẻ tuổi bắt đầu đi chẻ củi. Nhưng đó không có nghĩa là sẽ có ngay một ngọn lửa bùng lên. Khói tuôn ra từ cái lỗ nhóm mồi, mà lửa vẫn nhất định không chịu cháy. Khi tôi đến thanh tra mọi việc, tôi thấy đám tro tàn từ ngọn lửa trước vẫn chưa được bốc đi. Tôi bèn hỏi, “Này, cái gọi là lửa thực ra là gì nhỉ?” 

“Thì, đó là một hỗn hợp của oxygen và vật .” 

“Oxygen ở đâu?” 

“Ở trong không khí.” 

“Nếu vậy, sao anh không hốt cái đống tro này đi để cho không khí có thể vào được dễ dàng? Và nếu ống khói bị nghẽn, anh cũng phải thông cái đó cho sạch luôn nữa.” 

Nếu tôi nói như vậy, người thiền sinh sẽ trèo lên trên mái nhà để thông ống khói, nhưng khi trở xuống thế nào họ cũng đạp chân lên làm vỡ mất vài miếng ngói. 

Nhưng tôi không thể cười những người trẻ tuổi này, bởi vì tôi cũng đã có thời giống y như họ! 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/08/2021(Xem: 6554)
Các câu trích dẫn giáo huấn của Đức Đạt-lai Lạt-ma dưới đây được ghi lại từ một tư liệu trên trang mạng tiếng Pháp Evolution-101 https://www.evolution-101.com/citations-du-dalai-Lama/. Các câu này được xếp theo các chủ đề: 1- Tình thương yêu 2- Tiền bạc 3- Hạnh phúc 4- Lòng tốt
18/08/2021(Xem: 9719)
LỜI MỞ ĐẦU Thông thường ở bất cứ quyển sách nào cũng có lời mở đầu của chính tác giả, hoặc lời giới thiệu của một người nào đó cho tác phẩm sắp được ra đời. Nay cũng nằm trong thông lệ ấy, tôi viết lời nói đầu cho quyển sách năm nay lấy tên là: "CHÙA VIÊN GIÁC", một quyển sách bằng tiếng Việt mà bao nhiêu người đã chờ đợi.
17/08/2021(Xem: 7477)
Thật là một điều kỳ diệu và lý thú khi được tin báo trên Viber là Tuyển Tập pháp Thoại vừa hoàn thành và đã sẵn sàng đến tay Phật Tử khi đến dự Lễ Vu Lan tại Tu Viện Quảng Đức (nếu không bị lockdown). Vì sao gọi là kỳ diệu? Chỉ sau khi tôi được học xong 10 duyên mà Đức Phật cho là quan trọng nhất theo thứ tự của 24 duyên, mà chúng ta ai cũng phải gặp trong thời gian còn làm người phàm, và nếu hiểu rõ tường tận thì mình có thể sẽ không bao giờ thốt lên câu “Học muôn ngàn chữ nghĩa nhưng không ai học được chữ Ngờ” của bộ Đại Phát Thú / Vi Diệu Pháp, do Giảng Sư Thích Sán Nhiên đã thuyết giảng qua 61 video, mỗi video kéo dài từ 3: 00 đến 3:50 giờ. Chính vì thế, nhờ đó tôi chợt nhận ra nhân duyên gì đã làm trưởng duyên và đẳng vô gián duyên, để tôi đến với Đại Gia Đình Quảng Đức Đạo tràng nói chung, và tiếp xúc liên hệ với TT Trụ trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng và được cộng tác với Ngài trên trang website Phật Giáo, Trang Nhà Quảng Đức, để rồi hôm nay lại có duyên
17/08/2021(Xem: 5038)
Phần này bàn về cách dùng nên so với lên vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các âm này được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Ngoài ra, từ thời Việt Bồ La thì nước Việt đã mở rộng bờ cõi đến tận Cà Mau và khuếch đại các sự khác biệt trong ngôn ngữ như phương ngữ Nam bộ (tiếng Nam Kỳ) so với Bắc Bộ. Do đó các nhân tố địa-chính-trị đã đóng phần không nhỏ trong quá trình hình thành tiếng Việt hiện đại, thí dụ như cách nói "nên mười tuổi", cùng với khuynh hướng "chuẩn hóa" tiếng Việt so với hiện tượng lẫn lộn n và l mà một số tác giả cho là ‘nói ngọng’ đều liên hệ phần nào đến chủ đề bài này.
16/08/2021(Xem: 7160)
Con người sinh ra từ xưa đến nay ai ai cũng phải trải qua 4 giai đoạn. Đó là: Sanh, Già, Bệnh và Chết. Tuy nhiên cũng có người chỉ sanh ra rồi chết liền, không trải qua giai đoạn già hay bịnh; hoặc có người chưa già đã chết vì bịnh hay tai nạn; cũng có lắm người phải sống đến 100 năm hay hơn thế nữa để thấy cuộc thế đổi thay, nhiều khi muốn chết mà chết cũng không được. Dẫu biết rằng sống hay chết là một việc tự nhiên của con người, của muôn vật và ngay cả những chúng sanh có đời sống cao hơn và lâu dài hơn chúng ta, như những vị được sanh ra ở cõi Sắc hay cõi Vô Sắc đi chăng nữa, rồi một ngày nào đó cũng phải chết, phải đi đầu thai. Họ chỉ khác chúng ta là ở cõi đó đời sống sung sướng hơn, có tuổi thọ dài lâu hơn. Vì khi làm người, họ đã biết tạo dựng nhiều phước báu, nên kiếp nầy họ mới được như vậy.
15/08/2021(Xem: 4924)
Cúng ma chay, giỗ người thân đã mất, giỗ ông bà tổ tiên, cúng cô hồn vào những ngày rằm, ngày lễ như lễ Vu Lan, Tết Nguyên Đán …vv cùng với đốt vàng mã là truyền thống ‘tâm linh’ lâu đời của người Việt Nam, là cách tưởng niệm, bày tỏ lòng biết ơn, hiếu đễ đối với người đã khuất, tổ tiên và thần linh. Ngày nay, việc cúng người chết, cúng ‘cô hồn’ và đốt vàng mã tràn lan trên tinh thần kiến chấp ‘dương sao âm vậy’, nên các loại vàng mã thay đổi đa dạng sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế nầy: ngoài áo giấy ra, vàng mã còn có cả xe hơi, nhà lầu, ipad, di động, đô la vv với ý niệm ‘thiện lành’ (nhưng tà kiến) là để người ‘âm’ sử dụng. Không những tập tục này phát triển biến tướng trong nhân gian mà còn ảnh hưởng không tốt đến môt số Phật tử tại gia, và ngay cả tại một số tự viện.
15/08/2021(Xem: 7352)
Là người hay là thú, sinh ra đời nếu bộ não bình thường thì tất cả đều có cái biết. Biết đói, biết no, biết khát, biết nóng, biết lạnh, biết thiếu, biết đủ v.v… Tâm trí loài vật, có nhiều loài khá khôn ngoan, nhưng khôn ngoan cách nào cũng không bằng con người. Khi còn nhỏ cái biết của con người rất hạn hẹp. Khi lớn lên cái biết dần mở rộng, nhờ học hỏi từ môi trường gia đình, học đường, xã hội. Tùy theo căn cơ mà có người thông minh học một biết mười, có người kém thông minh chậm hiểu. Nhưng dù cái biết của người thông minh hay cái biết của người kém thông minh thì đó cũng là cái biết cần thiết cho đời sống.
13/08/2021(Xem: 6374)
Công ơn cha mẹ tựa biển trời Làm sao báo hiếu hỡi người ơi? Nếu chưa báo hiếu đừng bất hiếu Bất hiếu làm ta khổ trọn đời.
13/08/2021(Xem: 8984)
Nam Mô Vu Lan Hội Thượng Phật Bồ Tát Phật Dạy Ân Đức Cha Mẹ - A-nan! Ân đức cha mẹ có 10 điều sau đây: MỘT là ân thai mang giữ gìn: Vì sự nghiệp lực nhân duyên, nên nay ky' thác thai mẹ. Lâu ngày khổ sở, chín tháng cưu mang, nặng nhọc như đội núi, đi đứng sợ gió mưa, quần áo không sửa soạn, trang điểm còn kể chi.
09/08/2021(Xem: 8147)
Các lời trích dẫn giáo lý của Đức Phật cùng các danh nhân khác thường thấy trên mạng, báo chí và tạp chí đủ loại tại các nước Tây phương. Dường như trong cuộc sống dồn dập tại các nơi này, một số người đôi khi cũng thích đọc một vài câu ngắn gọn nhưng sâu sắc, giúp mình suy nghĩ về xã hội, con người và sự sống nói chung.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]