Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời răn dạy của Khổng Tử

19/01/201107:13(Xem: 6163)
Lời răn dạy của Khổng Tử

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần một: SA DI

Lời răn dạy của Khổng Tử 

Vị lão sư bẩy mươi tuổi của tôi đã học hành chuyên cần ở Trường Ðại học Tokyo và đã tốt nghiệp thủ khoa trong khóa; ông đã thấu tỏ con đường Thiền đang đi và rồi đã là viện trưởng của hệ thống các thiền viện Ðại Ðức. Ðó là tiểu sử thân thế của ông, trong khi tôi đây … tuổi sấp xỉ đôi mươi, chẳng có gì để phô trương ngoài học vấn trung học của thời xưa cũ, chẳng bao giờ lên đại học … tôi đã là đệ tử của ông. Với vị trí thấp kém của mình, tôi ngưỡng vọng lên Thầy như một người ở dưới ngước lên nhìn núi Hi Mã Lạp Sơn. 

Và thế là tôi, trong những ngày mới vào tu tập đó, chưa chi đã thấy tuyệt vọng khi nghĩ đến tương lai, cảm thấy như là chẳng có ích lợi gì đểø tiếp tục, và tự hành hạ mình với ý tưởng là không thể nào mình xứng đáng để có ngày bước thế vào bước chân của Thầy được. Thỉnh thoảng, khi tiếp được một vài sự ngợi khen của Thầy, tôi thấy mình như bay vút lên trên mây cao, nhưng rồi sau đó lại rơi ngay xuống vực sâu của tuyệt vọng. 

Sự khó khăn của tôi không phải là riêng biệt. Có lẽ gần như tất cả mọi người, từ thời xa xưa cho tới nay, khi bắt đầu học đạo đều phải trải qua những tình huống như vậy. Một thí dụ là Tử Lộ, học trò của Khổng Tử ở Trung Hoa ngày xưa. Tử Lộ đã sống một cuộc đời phóng đãng cho đến khi ông tình cờ đâm bổ vào một lớp học trong đó Ðức Khổng Tử đang dạy Ðạo cho đệ tử của ngài. Bị thu hút bởi cá tính của vị Thầy, Tử Lộ đã trở thành học trò của ngài. Tử Lộ vốn là một người rất tự tin nơi sức mạnh thể lực của mình, nhưng rồi ông sớm nhận ra rằng Khổng Tử không những là một người dạy Ðạo bằng sự ôn hòa và đức hạnh của mình, mà còn có một sức mạnh mà Tử Lộ không thể nào sánh bằng. Khổng Tử thông hiểu sâu xa tâm lý của tầng lớp dân chúng hạ lưu, khiến Tử Lộ phải tự hỏi không biết trước đây Ngài đã có đời sống như thế nào. Kiến thức của Khổng Tử sâu rộng đến nỗi các đệ tử của Ngài đều không ai hiểu được ngài như thế nào cả. Tuy là một đệ tử rất chuyên cần, Tử Lộ cũng e ngại rằng mình sẽ không thể nào bắt kịp được Thầy. 

Trong một dịp, Ðức Khổng Tử buông lời khen ngợi một trong những đệ tử của ngài là Nhan Hồi, nói rằng: “Hay thay Hồi sinh! Chỉ sống với một cái bát tre, một ngụm nước, ở trong một ngõ hẻm chật hẹp. Những người khác chắc sẽ thấy đời sống đó buồn chán không chịu nổi, nhưng Hồi lúc nào cũng vẫn lạc quan, vẫn giữ vững tinh thần như thường. Thật là đáng ca ngợi!” 

Ý của Khổng Tử muốn nói là:,”A, thằng đệ tử Hồi đó của ta, nó thật là một người phi thường. Nó ăn thức ăn tồi tàn nhất, uống nước lạnh không thôi” -- ở bên Tầu vì nước xấu, cho nên uống trà là một sự thường tình, mà nếu trong cuộc sống chỉ có uống nước lạnh không thì quả là một điều đáng chú ý! -- “và ở trong một căn nhà lụp xụp. Hầu hết mọi người sẽ thấy đó là một điều khổ hạnh không chịu nổi và sẽ cảm thấy tuyệt vọng. Nhưng Nhan Hồi thì không thế! Dù cho có cuộc sống như vậy, cũng không có gì ngăn cản được anh ta hoan hỉ đi theo con đường Ðạo. Thật là một con người kỳ diệu thay!” 

Lúc đó, Jan Yu, một đệ tử đang có mặt, đã nêu lên rằng: “Không phải là con không tin vào Ðạo mà thầy và các vị sư huynh tiền bối như Nhan Hồi đã thực hành. Nhưng có điều là có những người trong chúng con không đủ khả năng để làm được như vậy.” 

Khổng Tử khi ấy, thật khác với lúc thường, đã trách mắng Jan Yu một cách nặng nề về sự giải đãi này, “Thiếu khả năng là một cái cớ cho những người ít nhất đã từng thử một lần, đã đi được một phần nào đường. Nhưng ngươi! Ngay trước khi ngươi bắt đầu thử cái gì đã tự giới hạn khả năng của mình rồi!” 

Khổng Tử đã răn dạy cho Jan Yu một bài học đích đáng. 

Tất cả mọi người chúng ta đều có những lúc muốn thốt lên những lời như vậy, muốn trốn tránh trách nhiệm của mình. Ngay cả tôi, khi đang kể lại câu chuyện răn dạy Jan Yu này, cũng đã từng cảm thấy y như ông ta khi còn là một đệ tử. “Không thể nào được. Thầy làm được những điều ấy vì ngài thông hiểu Phật pháp, vì ngài là một con người vĩ đại. Nhưng tôi, tôi chỉ là một con người tầm thường ...” đây không phải là sự khiêm nhường, mà là sự bào chữa vì đã tự nuông chiều mình! 

Và bây giờ, tôi nhận ra rằng các đệ tử của tôi sẽ có những hình ảnh thế nào về tôi. Có thể là họ không ngưỡng vọng tôi như tôi đã ngưỡng vọng Zuigan đại sư, nhưng họ dường như vẫn nghĩ rằng không thể nào họ có khả năng sánh bằng với tôi được. 

Nếu thực là như vậy, từ đó tới giờ tôi đã hoàn thành được những gì? Tôi không có hứng khởi muốn vào học trường Ðại học Tokyo và tốt nghiệp ở đó ra như đại sư Zuigan. Tôi cũng không trở thành Viện trưởng một thiền viện nào. Ðiều tôi làm được chỉ là: khi đến lúc phải làm việc trong bếp, tôi đã dùng hết sức mình để làm việc trong bếp. 

Trên đời này bạn không thể nỗ lực làm gì mà không kể đến giá trị của chính sự nỗ lực đó. Trong mỗi thứ và trong tất cả đều thể hiện tâm của mình trong đó, đều là sự hiển lộ của Phật, sự biểu thị của Pháp. Khi tôi mới bắt đầu bước vào tu viện, đại sư Zuigan, đang đứng quét vườn bên cạnh tôi, đã chỉ ra cho tôi điều đó khi ngài nói rằng: “Sao, mi đã hiểu chưa? Từ nguyên thủy, dù ở người hay vật, cũng không có gì là rác cả.” Tuy vậy, tôi đã phải mất thời gian đi một đường vòng xa thực hành tu tập mới hiểu được điều này. 

“Khi cầm chổi lên, hãy trở thành cái chổi ; khi bưng bát cơm, hãy trở thành bát cơm.” Ðó là những câu nói thông thường ở trong Thiền, nhưng vấn đề là: làm sao thực hành được trong đời sống hàng ngày đây? 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/11/2010(Xem: 5015)
Thanh thường bị bè bạn chế giễu là “công tử miệt vườn”, có thể một phần vì gia đình chàng sở hữu một thửa vườn cây trái khá rộng – vườn Tám Thà - tại ngoại ô thị trấn Châu Đốc, nhưng cũng có thể cũng do bản tánh hiền lành chơn chất và “nhát gái” của chàng.
04/11/2010(Xem: 7675)
Học Phật không phải học lý thuyết của một bộ môn tư tưởng, cũng không phải cố gắng hoàn tất những pho giáo lý được biện giải bởi những nhà tri thức đa văn và có tài diễn đạt, cũng không phải như những Pháp sư thông làu các tạng kinh, luận và giới luật. Học Phật ta có thể tạm thí dụ như học ngành bác sĩ chuyên khoa, chữa trị bệnh tật có hiệu lực và cứu sống được nhiều người.
02/11/2010(Xem: 5743)
Hôm nay chúng tôi xin nói qua và giải thích thêm về bản chất của Đạo Phật để quí Phật tử thấy rõ đạo Phật là bi quan hay lạc quan. Đây là vấn đề mà nhiều người muốn biết, nhưng Phật tử chúng ta đa số vẫn chưa giải nổi. Chúng tôi sẽ nói rõ để quí Phật tử hiểu cho thật đúng với tinh thần của đạo Phật, tránh bị người xuyên tạc, hiểu lầm. Trước hết, chúng tôi nói đến quan niệm mà đa số người hiểu lầm cho rằng đạo Phật là bi quan.
02/11/2010(Xem: 6540)
aukhi D.T. Suzuki qua đời, hội Phật giáo Hoa kỳ góp nhặt các bài viết cuối cùng củaông để in thành sách với tựa đề "Lãnhvực của Thiền học Zen" (TheField of Zen, 1969) và bốn mươi năm sau quyển sách này được dịch sang tiếngPháp với tựa đề "Những bài viết cuốicùng bên bờ của cõi trống không" (DerniersÉcrits au bord du Vide, 2010). Dưới đây là một trong số các bài được tuyểnchọn trong quyển sách này.
31/10/2010(Xem: 6390)
Đức Phật dạy có năm sự khéo léo trong giao tiếp đem đến nhiều kết quả tốt đẹp. Theo ngài Xá Lợi Phất, không tuân theo năm cách xử sự này sẽ đem đến những hậu quả...
31/10/2010(Xem: 7530)
Bài nầy do Chân Văn dịch từ Chương Bốn trong quyển "Living Buddha, Living Christ" của Thích Nhất Hạnh, Riverheads Book xuất bản 1995. Quyển sách gồm nhiều bài giảng bằng Anh ngữ của Thầy, được ghi âm, chép lại và nhuận sắc. Ðây là một quyển sách đã bán được rất nhiều trong loại sách về tôn giáo và tâm linh ở Hoa Kỳ. Theo lối quen dùng trong các sách Việt ngữ của Thầy, từ "Buddha" được dịch là "Bụt", một từ trong tiếng Việt cổ dùng để phiên âm "Buddha" khi đạo Phật được truyền vào Việt Nam vào đầu kỷ nguyên Tây lịch. Về sau, từ khi người Việt dùng kinh sách chữ Hán, từ "Phật" hay "Phật Ðà" (tiếng Hán Việt) được dùng thay từ "Bụt". Bài dịch nầy đã được đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21, California, Hoa Kỳ, tháng 11-1995
31/10/2010(Xem: 7426)
Tham sống sợ chết, đó là sự thật của người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại, cắt đứt sự sống của chúng sanh khác? Trong bài viết ngắn này chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề "Không sát sanh" hay "tôn trọng sự sống" như là thái độ sống của một người Phật tử.
29/10/2010(Xem: 6150)
Linh hồn sẽ tồn tại sau khi chết có hay không ? Sau đây bài viết “Linh Hồn và Cõi Âm” của GS TS Bùi Duy Tâm (sống tại Francisco, CA 94122, USA). Từ chỗ chưa có cơ sở để tin cậy vào sự tồn tại vong linh của con nnep song daogười, GS Tâm đã kiên trì tìm hiểu vấn đề tâm linh và cuối cùng đã rút ra kết luận chắc chắn rằng : sự sống sau cái chết là có thực !
29/10/2010(Xem: 6748)
Có người cho rằng chữ niệm ở trong vô niệm cũng giống như chữ niệm ở trong chánh niệm. Không phải vậy!Chữ niệm ở trong vô niệm có nghĩa là một tư tưởng, một cái tưởng, một tri giác (perception), một ý niệm (idea), một quan niệm (notion). Vô niệm tức là vượt thoát những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó. Tại vì mình có những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó, và đôi khi mình đồng nhất nó với sự thật tuyệt đối. Vì vậy mình phải vượt thoát ý niệm đó thì mình mới có thể tiếp xúc được với sự thật.
28/10/2010(Xem: 6492)
Córất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sựphóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏitâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm, nênchúng ta vẫn coi chúng như những thể tách rời và khác biệt.Tâm chúng ta cứ hết sân hận, ganh tị rồi lại mừng vui,phấn khích - đủ mọi cung bậc thăng trầm của cảm xúc.Thực sự chúng ta chưa hiểu được mình đang trải nghiệmnhững gì, ta thực sự là ai, ai đang thực sự sân giận hayvui vẻ, ai đang nản lòng hoặc tràn trề hứng khởi: điềugì đang thực sự diễn ra? Trên thực tế
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567