Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trang 5

14/01/201111:42(Xem: 9757)
Trang 5

Hỏi:

Mẹconbán chim phóng sanh, có một số chim bị chết, con nhổ lôngđem bán để khỏi bị lỗ. Như vậy con có bị phạm vào nhânquả hay không?

Đáp:
Muachimvề rồi tụng kinh để phóng sanh, mà nhiều con đã bịchết. Việc làm này không đúng, phóng sanh không có ý đểmua; tức là gặp chỗ nào thì mua phóng sanh chỗ ấy liền.Chứ không đến chỗ bán chim để mua, người ta đem vào chùabán cũng không được mua.

Ngườita đem chim vào chùa bán mà mình mua để phóng sanh, là mìnhmướn người ta đi bắt chim. Chứ không phải phóng sanh.

Nếumua chim về để bán thì bị tội nhân quả. Vì họ mua bánsinh mạng để kiếm lời, dù chim không bị chết nhưng nócũng đau khổ, vì vậy người bán chim phải bị nhân quả.

Hỏi:
Nhữngđứacon ngỗ nghịch bất hiếu, có phải cha mẹ bị mắcnợ ở kiếp trước không?

Đáp:
Cũngcóngười sanh 2 đứa con, người con có hiếu thì đến trảnợ, người con bất hiếu thì đến đòi nợ.

Hỏi:
Tựtánhvốn sẵn có, sao bộ não xen vào Tự tánh?

Đáp:
Bộnãolà nghiệp tạo thành, do chủng tử thiện ác kiếp trướccủa thức thứ 8 đem theo đầu thai. Vì ngã chấp của thứcthứ 7 khiến cho lục thức lục căn hợp tác nghe theo lệnhcủa bộ não. Bộ não là hệ thống thần kinh theo ngã chấpmà tạo nghiệp nhân thì phải chịu nghiệp quả, chứ khôngphải Tự tánh bất nhị không có tương đối. Khi chuyển bátthức thành tứ trí thì mới hiện Tự tánh bất nhị. Cònbây giờ Tự tánh bị che khuất, nên lục căn và lục thứctheo lệnh của bộ não.

Hỏi:
Tạisaotâm ma ở trong thì khó trị, còn tâm ma ở ngoài thì dễtrị?

Đáp:
Ởngoàithì không phải tâm ma, tự tâm của mình sanh mới gọilà tâm ma. Tâm ma ở trong ra thì khó trị, vì mình không biết;còn tâm ma ở ngoài vô thì dễ trị. Nếu mình giữ đượcchánh niệm nên ma không thể có. Thực hành được 9 chữ “vôsở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ” thì ma cũng không đếnđược.

Hỏi:
Ngườicưsĩ thọ tam quy ngũ giới có bắt buộc phải ăn chay không?

Đáp:
Nênănchay, vì giới thứ nhất là cấm sát sanh; nếu không sátsanh thì sao có thịt để ăn! Có người nói “tôi đi mua thịtcủa người ta làm sẵn”. Thí dụ: Người ta làm sẵn 10 congà để bán thì phải có người mua, nếu 10 con gà đượcbán hết thì ngày mai họ lại làm thêm 12 con, 12 con bán hếtthì bửa sau làm 15 con. Nếu 10 con gà bán không được thìngày mai họ phải nghĩ bán, không giết hại nữa. Cho nên ngườimua là thúc đẩy cho họ giết thêm. Trong kinh Lăng Già nói:“Mình dùng tiền bắt họ đi giết”.

Hỏi:
Tạisaochúng con ngồi tham thiền bị hôn trầm, trạo cử lắclư cựa quậy?

Đáp:
Lúcbớtvọng niệm thì tự nhiên sinh lý bị hôn trầm, còn vọngniệm nhiều thì bì bị trạo cử. Khi hôn trầm phải mở mắt,mở mắt còn hôn trầm thì lấy nước lạnh rửa mặt. Nếurửa mặt mà còn hôn trầm, nên đứng dậy đi kinh hành vàkiếm công việc để làm. Còn vọng niệm nổi lên thì nhắmmắt lại, hỏi và nhìn liên tiếp.

Hỏi:
Phậttửtại gia tham thiền có những giai đoạn thử thách đaukhổ trong cuộc sống, vậy có phải trả nghiệp không?

Đáp:
Cóthửthách mới gọi là tu, nếu không có thử thách giốngnhư người ta nhập thất tự nhốt trong phòng, việc ấy khôngphải tu, mà lại có hại nữa, vì không có tiếp xúc cảnhvật bên ngoài. Chuyện đó trong Thiền tông có công án:

Thiềnsư ở trên núi một mình, có lần xuống núi gặp đứa bébị bỏ, rồi đem về núi để nuôi. Nuôi bé được 20 tuổi,ở trên núi chỉ có 2 thầy trò, không có người khác ở.Đứa bé chỉ thấy chim cá cọp beo.

Mộthôm, Thiền sư dắt đứa bé xuống chợ. Đứa bé thấy cáinày cái kia không biết nên gặp cái nào cũng hỏi thầy.

Béhỏi thầy: Cái này là gì?

Thầynói: Cái bình.

Béhỏi thầy: Cái này là gì?

Thầynói: Cái tách.

Bégặp cái nào cũng hỏi, rồi gặp người nữ lại hỏi:Cái này là gì?

Thầynói: Con cọp chợ. Cọp ở trên núi mày đã biết rồi phảikhông? Cọp chợ lợi hại hơn cọp ở núi! Đừng có gầnnó nghe không?

Bénghe như vậy thôi. Khi trở về núi thầy mới hỏi bé: Lúcmày xuống núi chơi có thích nhất cái gì không?

Bénói: Con không thấy cái gì thích, nhưng trong lòng con thíchnhất cọp ở chợ.

Từnhỏ bé đâu gặp cọp chợ, nhưng khi gặp lại thích. Cho nênbé ở trên núi như nhập thất 20 năm, đâu có ích lợi gì!

Hỏi:
Chúngconsơ cơ tham thiền chưa rõ cách nhìn. Kính xin Sư Phụ khaithị?

Đáp:
Vìkhôngcó chỗ để nhìn, mà tánh con người muốn nhìn thìphải có cái gì để nhìn; đã không có mục tiêu nhưng cũngphải nhìn, thành ra mới thấy khó. Tập dần dần như tậpxe máy, ban đầu tập hai tay vịn nhưng cứ ngã, sau này tậpđược thì hai tay vịn không ngã, tập được quen mà hai taybuông cũng không ngã, tập thuần thục lúc quẹo cũng khôngcần tay, rồi tập thêm nữa muốn ngừng muốn nhảy cũng đượcnữa.

Ngườita tập xe một bánh để chạy biểu diễn vẫn được. Nêntập dần dần quen thuộc thì nó tự động sẽ tham thiềnđược.

Hỏi:
Chúngconmới tham thiền học đạo, nhưng lỡ chết đi, chúng concó gặp lại chánh pháp này không?

Đáp:
Theonhânquả, khi gieo chánh nhân thì sẽ thành chánh quả, tà nhânthì bị tà quả. Tham Tổ Sư thiền của Phật Thích Ca truyềndạy là gieo chánh nhân. Giả sử ngày nay tham thiền mà ngàymai chết, nhưng chánh nhân đã gieo rồi thì kiếp sau tiếptục cho đến cuối cùng kiến tánh thành Phật, tại vì nhânquả rõ ràng.

Câuchuyện con dâu và mẹ chồng:

Mẹchồng có bệnh đau nhức, con dâu biết châm kim, châm là hếtliền, nhưng vài ngày sau đau nhức lại, nên phải châm kim.Cứ vậy mà châm đi châm lại hoài.

Mẹchồng biết tu, cầu nguyện Quán Thế Aâm, thấy chiêm bao nghenói: “Vì bà lúc trước châm kim con dâu nhiều lần, nên bâygiờ con dâu phải châm kim bà lại, nhưng còn 19 lần châm nữamới hết”. Mẹ chồng thức dậy chưa đau nhức lại bảocon dâu châm kim 19 lần.

Condâu nói: Không có đau nhức mà châm làm chi?

Mẹchồng nói: Kệ cứ châm đi, năn nỉ con dâu.

Condâu bất đắc dĩ châm 19 lần thì bệnh đau nhức của mẹchồng từ đó về sau không còn nữa.

Hỏi:
Tạisaocác Thiền Viện chỉ thờ Phật Thích Ca và các Tổ Ma HaCa Diếp,… mà không thờ các vị Phật khác, như Phật Di Đà,Phật Quan Thế Aâm,…?

Đáp:
ThiềnĐườngở Trung Quốc không có thờ Phật gì hết. Ngày xưaBá Trượng sáng lập Tòng Lâm không có thờ Phật. Bây giờcó chùa chỉ thờ Phật Thích Ca, lại có chùa thờ đủ thứ,nói ra cũng không nói ra hết được. Nhưng Thiền tông khôngnói đến việc thờ, nếu nói đến thờ thì không phải Thiềntông. Thiền tông có chùa là bắt đầu ngài Bá Trượng.

Hỏi:
PhậtThíchCa nhập diệt rồi, có phải theo sự sanh tử của ngườithế gian để cứu độ họ hay là về ở cõi thiên, khôngcòn ở cõi này nữa?

Đáp:
Ngườihỏicó đọc Bát Nhã Tâm kinh không? Mỗi ngày ở chùa cóđọc Bát Nhã Tâm kinh ba lần. Bát Nhã Tâm kinh nói: “Vô vôminh diệc vô vô minh tận, vô lão tử diệc vô lão tử tận”.Vô lão tử là không có sanh tử, người kiến tánh triệt đểlà ngộ không có sanh tử. Người hỏi luôn Bát nhã Tâm kinhcòn không đọc! Tưởng Phật Thích Ca còn ở trong sanh tửthì thành Phật có ích lợi gì!

Hômqua nói: “Không phải tu mới thành, chứng mới đắc, tứclà đã thành đã đắc rồi”. Thiền tông ngộ vốn khôngcó sanh tử thì liễu thoát được sanh tử, chứ không phảicó sanh tử, rồi tu đến thành Phật lại còn ở trong sanhtử nữa!

Hỏi:
KinhPhápHoa có từ năm nào? Và do vị nào làm tác giả?

Đáp:
KinhPhápHoa là Phật Thích Ca thuyết, nhưng Phật Thích Ca nói trongkinh Pháp Hoa: “Vị Phật nào cũng đều thuyết kinh Pháp Hoa”,chứ đâu phải có ai làm tác giả!

Hỏi:
Câuthoạiđầu chưa khởi niệm là như thế nào?

Đáp:
Nếukhôngcó khởi niệm thì làm sao nói như thế nào được! Nhưthế nào là đã khởi niệm rồi, mới biết là “như thếnào”. Còn chưa khởi niệm làm sao biết như thế nào, phảimâu thuẩn không?

Hỏi:
Chiếucốthoại đầu là gì?

Đáp:
Chiếucốthoại đầu là nhìn chỗ không biết để giữ cho khôngbiết được kéo dài.

Hỏi:
Cóngườinói: Chỉ cần chăm chú hỏi rõ ràng câu thoại đầulà được rồi, có được không?

Đáp:
Khôngđượcchăm chú, không được tập trung tinh thần, không đượccố gắng. Chư Tổ nói “ít phí sức chừng nào thì tốt chừngnấy”. Tức là chỉ hỏi và nhìn để giữ nghi tình (khôngbiết), nếu không biết làm sao chăm chú! Chăm chú là đã biếtrồi. Kéo dài nghi tình một chút bằng sợi chỉ cũng được,chứ không được chăm chú để phí sức.

Hỏi:
Ởthếgian muốn học Đại học thì phải tốt nghiệp Trung họcrồi mới đi vào Đại học. Nếu muốn rút ngắn thời gianthì phải nhảy lớp, nhưng căn bản ở mỗi lớp phải họcqua. Còn đối với pháp xuất thế gian, chúng con tu pháp Tốithượng thừa thì phải tu từ Tiểu thừa, Trung thừa,Đại thừa để có thể nắm bắt căn bản của các thừatrên không?

Đáp:
Giáomônlà từ cấp từ cấp mà lên, còn Thiền môn là địa vịphàm phu tu chứng lên Đẳng Giác, nên không có giai cấp. Giáomôn thường có 52 cấp: Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh,Thập Hồi Hướng, Thập Địa, gồm có 50 cấp và Đẳng Giác,Diệu Giác, tổng cộng là 52 cấp.

KinhLăng Nghiêm có 57 cấp. Mặc dầu Thiền môn có nói tam quanlà “Sơ Quan, Trùng Quan Và Mạc Hậu Lao Quan”, ấy là phươngtiện tùy theo căn cơ. Có người không cần phải qua Sơ Quan,Trùng Quan mà thẳng tới Mạc Hậu Lao Quan, chứ không có cấpnào hết.

Hỏi:
ConlàPhật tử tại gia có quy y thọ 5 giới, con chỉ giữ được10 ngày ăn chay trong mỗi tháng, không biết như vậy có phạmgiới sát sanh không?

Đáp:
Theonhânquả thì ăn cục thịt phải trả lại cục thịt, giết1 mạng phải trả 1 mạng. Người Phật tử thọ 5 giới, màgiới đầu tiên là cấm sát sanh, nếu ăn chay 10 ngày trongmỗi tháng, còn 20 ngày kia thì sao? Khỏi trả nợ chăng? Đểcho người ta làm sẵn cho ăn sao!

Việcấy là nhân quả, Phật muốn mình đừng gây ác nhân mà phảibị ác quả. Mình không ăn người ta thì không bị ngườita ăn lại. Còn nói “tôi không có giết mà người ta giếtsẵn cho tôi ăn”. Hôm qua tôi có thí dụ, người ta giết10 con gà đem ra chợ bán, nếu bán hết thì ngày mai sẽ giết12 con, 12 con bán hết thì ngày mốt sẽ giết 15 con. Giả sử10 con gà không bán được thì họ nghĩ bán, không giết hạinữa. Vì người mua nên thúc đẩy họ giết.

Chonên kinh Lăng Già nói: “Người dùng tiền mua thịt ăn, tứclà dùng tiền để sát sanh thì cũng phải trả quả”.

Hỏi:
Chúngsanhdo nghiệp mà có, rồi chừng nào mới hết nghiệp?

Đáp:
Kiếntánhtriệt để mới hết nghiệp. Cho nên, chư Phật chư Tổmuốn mình kiến tánh triệt để. Vì nghiệp là ở trong mởmắt chiêm bao, kiến tánh triệt để là ở trong mở mắt chiêmbao được thức tỉnh, nhân quả và nghiệp ở trong chiêm baođều chấm dứt. Vì nhảy ra ngoài chiêm bao thì không dínhlíu với chiêm bao nữa.

Nếuchưa giác ngộ triệt để thì còn dính líu trong chiêm bao,nên đầu thai thành con heo, con bò,… mà không có biết!

Nhưnhắm mắt chiêm bao mà tạo tội, bị chánh phủ chiêm bao bắtrồi tuyên bố tử hình; trong nhắm mắt chiêm bao phát tàithấy rất mừng, thức dậy tìm lại những việc trên khôngcó. Nên chư Phật chư Tổ cần mình thức tỉnh ở trong mởmắt chiêm bao. Hiện nay mình ở trong mở mắt chiêm bao. Tôiđang giảng và các vị đang nghe cũng ở trong mở mắt chiêmbao.

Nhắmmắt chiêm bao là một thức biến hiện, còn mở mắt chiêmbao là đồng thời 2 thức biến hiện đều là do tâm tạo.Tâm tạo thì không phải thật, không phải thật nên nói làchiêm bao.

Hỏi:
Tựtánhcùng khắp, sao có bộ não?

Đáp:
Bộnãokhông phải Tự tánh, vì bộ não là vật chất, còn Tựtánh không phải vật chất. Bộ não có lục căn là hệ thốngthần kinh đều là vật chất, nếu dùng kính hiển vi thì thấyđược. Bộ não gồm 3 bộ phận (tìm hiểu, suy nghĩ, ghi nhớ).Bộ phận ghi nhớ, nhà khoa học bắt chước chế ra máy vitính. Bộ phận tìm hiểu và suy nghĩ cũng có nhà khoa họctuyên bố vài năm sẽ ra đời, họ cũng bắt chước chế tạora được, vì nó thuộc về vật chất.

Tựtánh chẳng phải vật chất nên không thể bắt chước chếtạo được. Ở trong Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21, tôi có giảithích từng căn từng thức.

Hỏi:
Vaytrảnhân quả không biết chừng nào mới hết nhân quả?

Đáp:
Kiếntánhtriệt để thì hết nhân quả, vì nhân quả ở trong mởmắt chiêm bao. Kiến tánh là ra ngoài chiêm bao thì hết nhânquả. Chư Phật chư Tổ muốn mình ngộ triệt để. Nghĩa chữ“Phật” là giác ngộ. Bất cứ nghiệp chướng nặng cáchmấy khi được giác ngộ là xong.

Hỏi:
NgườituTịnh Độ có “tín, nguyện, hạnh” kiên cố, tuy hiệnthời chưa được nhất tâm hay vào cảnh giới niệm Phậttam muội, giờ phút lâm chung giữ được chánh niệm thì đượcchư Phật, chư Bồ Tát hiện thân tiếp dẫn nên được vãngsanh, mà trong kinh gọi là “đới nghiệp vãng sanh”. Vậyngười tu thiền chỉ cần phá được nghi tình của câu thoạiđầu thì kiến tánh thành Phật, nhưng thực hành đến lúclâm chung vẫn chưa kiến tánh, rồi chết sanh về đâu?

Đáp:
Ngườihỏi,Tịnh Độ không biết, Tổ Sư thiền cũng không biết.Phật dạy các pháp môn để tu, căn bản là thiền. Tu TịnhĐộ có 3 cách tu đều là thiền: Thật tướng niệm Phậtlà thiền, gần giống như Tổ Sư thiền; Quán tưởng niệmPhật là thiền quán gồm có 16 pháp thiền quán, ghi trong kinhQuán Vô lượng Thọ; Trì danh niệm Phật cũng là thiền, niệmđến nhất tâm bất loạn là thiền định.

TịnhĐộ có 3 cuốn kinh: Kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọvà kinh Di Đà. Tại người hỏi không biết Tịnh Độ là nhưthế nào? tưởng thiền không phải Tịnh Độ.

“Tín,nguyện, hạnh”, người đó không hiểu rõ. Quyết định vãngsanh là do cái nguyện, niệm Phật là phẩm vị cao thấp. Nhưngphải có nguyện thì niệm Phật mới có phẩm vị. Nếu cáinguyện không đúng thì niệm Phật cũng có thể lọt vào ngoạiđạo.

Cóngười cho tụng kinh là Tịnh Độ thì không đúng. Tụng kinhlà thiền quán tưởng của giáo môn, tức là vừa tụng vừaquán tưởng.

Thậttướng niệm Phật là thiền không cần vãng sanh, tức là tâmtịnh Phật độ tịnh.

Nếuđúng “tín, nguyện, hạnh” khỏi 10 niệm mà chỉ 1 niệmcũng được vãng sanh. Nếu không đúng “tín, nguyện, hạnh”thì muôn triệu ngàn niệm cũng không được vãng sanh.

Thídụ: Nguyện của Phật Di Đà như tổng đài phát ra làn sóngrất mạnh, mình có radio nhỏ ở bất cứ nơi đâu đều thâuđược, nhưng phải vặn đúng làn sóng của tổng đài, lànsóng đó tương ưng mới được.

Cũngnhư cái nguyện của người tu Tịnh Độ với cái nguyện củaPhật Di Đà phải tương ưng thì người niệm Phật mới đượcvãng sanh. Nếu mình vặn làn sóng xê xích một chút cũng khôngđược. Nhưng người hỏi ấy còn cách xa biết bao nhiêu dặm!Làm sao vãng sanh được?

Nguyệncó 2 thứ: Đại nguyện và tiểu nguyện. Nếu phát tiểu nguyệnthì nghịch với nhân quả không được vãng sanh. Còn phátđại nguyện thì thực hành đại nguyện của mình phát, nếumiệng phát nguyện và cũng nhớ cái nguyện của mình, tứclà miệng nói tâm nghĩ mà không có thực hành thì thành nguyệnsuông nguyện giả, làm sao được vãng sanh?

Nhưmình mở trương mục ngân hàng, không có tiền mà lại thiếunợ rất nhiều, không đủ trả. Như mình từ hồi nhỏ đếnbây giờ nghĩ lại có giết con muỗi, con kiến nào không? Cóăn thịt heo, gà, vịt không? Một bửa cơm ăn mấy chục concá, con tép,… như ăn 10 con thì phải đầu thai 10 lần đểcho người ta ăn lại.

Đâuphải chỉ niệm Phật là được vãng sanh ư! Được đớinghiệp vãng sanh giống như ký ngân phiếu, tức là bây giờkhông có tiền trả, nhưng hẹn lại 10, 20, 30 năm sau.

Cònđại nguyện của người tu Tịnh Độ là sau khi được vãngsanh thì nhất định thành Phật, sau đó mới trả. Nhưng mìnhphát đại nguyện là muốn độ hết tất cả chúng sanh, màlại giết hại chúng sanh, làm sao được đới nghiệp vãngsanh? Vì đã phát đại nguyện mà lại ăn thịt chúng sanh vàcòn giết hại chúng sanh. Đối với chúng sanh cũng không coibình đẳng. Như con chó dơ dấy gần mình, mình lại đá nóđi thì cũng không được.

Mỗibuổichiều các chùa có tụng kinh A Di Đà, trong kinh chú trọngcái nguyện, nói 3, 4 lần cái nguyện ấy là đại nguyện vàthực hành đại nguyện.

Lúctrước, tôi chưa hoằng Thiền tông, tôi hoằng Tịnh Độ đượcmười mấy năm, mà chưa gặp người nào tu đúng tông chỉTịnh Độ, lúc đó tôi ở chùa Từ Aân Chợ Lớn, duy nhấtchỉ gặp một người tu đúng tông chỉ Tịnh Độ, y thôngsuốt giáo lý, cũng biết phát đại nguyện nhưng thiếu mộtđiều là không thực hành đại nguyện của mình phát. Cònnhiều người nói “tín, nguyện, hạnh” cũng không đúng.

Banđầu, ông đến chùa Từ Aân muốn vấn nạn tôi, bài xíchthiền. Rồi tôi giảng tông chỉ Tịnh Độ, ông ấy phát hiệnmình không thực hành đại nguyện, mới biết mình nguyệnsuông nguyện giả. Như ký ngân phiếu giả thì bị chính phủbắt, còn có tội thì làm sao có công đức để được vãngsanh?

Ôngđó là chủ tiệm vàng Mỹ Nữ ở Thị Nghè, lúc nghe tôi giảngthì y mới phục. Rồi lấy ra 2.000 đồng cúng dường tôi,khi ấy đất nước mới giải phóng và còn hứa sau này tôilàm Phật sự sẽ ủng hộ thêm. Khi đả Thiền thất ở chùaSùng Đức, cần tu sửa nhà vệ sinh thì y đem 50.000 đồngđể tu sửa. Y cũng dự Thiền thất không tu Tịnh Độ chuyển sang tu thiền.

Phậtdạy 84.000 pháp môn đều có thiền, cho đến ngoại đạo,tà ma muốn tu cũng phải có thiền, vì có thiền mới tu được.Nhưng những người chấp lại không biết, chỉ biết bài xíchthiền, không biết mình đang tu thiền.

KinhQuán Vô Lượng Thọ có 16 pháp thiền quán. Tại sao ngườitu Tịnh Độ mà không biết? Chùa nào mỗi ngày đều tụngtiểu A Di Đà.

Ngườikhông tin tự tâm, không tin Tổ Sư thiền mà lại bỏ thiềnTịnh Độ vì người ấy không biết. Nếu họ được vãngsanh cực lạc thì Phật A Di Đà mới dạy tu Tổ Sư thiềnlà từ nghi đến ngộ. Nhưng mình tin Tổ Sư thiền là bắtđầu tham thiền ở cõi này.

Phápthế gian và xuất thế gian đều từ nghi đến ngộ. Vì nghĩachữ “Phật” là ngộ, muốn ngộ thì phải nghi. Nhà khoahọc cũng vậy, như Newton thấy trái bôm trên cây rơi xuốngđất mà lại nghi sao không rơi trên trời? Sau này ông đượcngộ sức hấp dẫn lực của trái đất, vì ông dùng bộ nãođi nghiên cứu nên gọi là hồ nghi.

TổSư thiền không cho dùng bộ não đi tìm hiểu, lại còn chấmdứt cái tìm hiểu, nghịch lại hồ nghi trên nên gọi là chánhnghi. Chánh nghi thì ngộ được chân tâm của mình.

Hồnghi thì ngộ pháp thế gian, có giá trị ở thế gian nhưngkhông ngộ được bản tâm. Nên không giải thoát, không đượctự do tự tại. Như có nhiều tiền nhưng chết rồi tiềncũng không mang theo được.

Hỏi:
NhưSưPhụ nói “trước đây Sư Phụ hoằng dương Tịnh Độmười mấy năm”, vậy sao Sư Phụ giờ đây chuyển sang thamthoại đầu?

Đáp:
Vìtôihoằng dương Tịnh Độ chưa gặp người nào tu đúng tôngchỉ Tịnh Độ, nên tôi mới hoằng dương Tổ Sư thiền, khôngbao lâu có kết quả người hạ căn chuyển sang người thượngcăn.

NgàiBác Sơn nói: “Mạt pháp có thể chuyển thành chánh pháp,hạ căn có thể chuyển thành thượng căn”. Mạt pháp chuyểnthành chánh pháp thì tôi chưa chứng tỏ được, còn hạ cănchuyển thành thượng căn thì tôi chứng tỏ được.

Tạisao? Vào năm 1980 có một số người theo tôi tham thiền được2 năm. Những người này chưa tham thiền coi kinh không hiểu,khi tham thiền tức là không học giáo lý Phật pháp, thì mởđược trí huệ thông suốt kinh điển mà không cần ghi nhớ.Còn những người học Phật học đến Cao đẳng phải mấtqua thời gian khoảng 15 năm học để ghi nhớ mới có trí huệ.

Nhữngngười được trí huệ ghi nhớ thì phải quên, nên hỏi cáinào còn nhớ thì mới trả lời được, cái nào quên thì khôngtrả lời được. Còn hỏi những người tham thiền đượctrí huệ thì cũng trả lời được, mà những người đó chỉcó 1, 2 năm hay nửa năm tham thiền. Cho nên, chứng tỏ hạcăn chuyển thành thượng căn.

Hỏi:
Lúcmớitham thiền, vọng tưởng nhiều mà nghi tình mạnh nêncon dụng công liên tục; còn bây giờ các vọng tưởng lắngdịu, tâm con được thanh tịnh. Vậy sự dụng công không cònnhư trước, thường hay bị gián đoạn; con biết những cănbản phiền não vẫn còn nằm sâu trong tàng thức chưa trừdiệt hết. Vậy làm cách nào để cho sự dụng công đượcliên tục?

Đáp:
Vịnàykhông phải vì sanh tử, chỉ vì hứng thú mà tu, khi hếthứng thú thì hết tham. Nên ngài Hư Vân nói: “Năm đầu sơtham, năm thứ nhì lão tham, năm thứ ba hết hứng thú thì khôngtham”. Ban đầu hứng thú thì công phu mãnh liệt, sau này hứngthú bớt dần, đến năm thứ 3 cũng nghĩ tham luôn.

Cònvì giải thoát sanh tử, khi nào giải quyết được sanh tửthì mới hết tham, tức là kiến tánh triệt để rồi mớixong việc. Việc này hứng thú thấy người ta tham thiền, bắtchước tham thiền; như thấy người ta mặc đồ đẹp, cũngbắt chước may một bộ đồ để mặc để có như thiên hạ.

Hỏi:
Làmsaobiết được mình đã kiến tánh?

Đáp:
Ngườikiếntánh thì tự biết hay có thầy ấn chứng còn gọi làtruyền tâm ấn. Không có thầy ấn chứng thì dùng kinh Đạithừa liễu nghĩa để ấn chứng, ngữ lục của Tổ dùng đểấn chứng cũng được.

Hỏi:
Khithamthoại đầu không được sợ, nhưng con hay sợ, cố gắnggiữ chánh niệm sao không hết sợ?

Đáp:
Nói“chánhniệm” nhưng không biết chánh niệm là gì? Lục Tổnói trong Pháp Bảo Đàn: “Vô niệm tức là chánh niệm”,nghĩa là không có niệm nào mới gọi là chánh niệm. Ngườinày tưởng chánh niệm là cái gì! Tham thoại đầu là khôngkhởi một niệm nào, mới là chánh niệm.

Vôniệm,niệm tức chánh,
Hữuniệm,niệm tức tà.

Nổilên một niệm gọi là nhất niệm vô minh tức là tà. Ngườihỏi đem tà niệm cho là chánh niệm!

Hỏi:
NguồngốcPhật giáo là tâm, tức là bản thể của nó là tri, màdụng của nó cũng là tri. Tại sao Phật không biết nó?

Đáp:
NếuPhậtbiết nó thì nó sẽ thành sở tri, nên Phật thành năngtri. Có năng sở thì không phải chân tâm, vì chân tâm là bấtnhị, nói Tự tánh bất nhị mà ai cũng biết. Nếu có năngsở là nhị, vì Tự tánh không phải sở tri, nên không cónăng tri nào để tri nó. Nó tri là tự nó tri, thể cũng làtri, dụng cũng là tri, mà cái tri đó trống rỗng không cóbản thể.

Chonên dung nạp tất cả, gọi là không. Nhưng không này chẳngphải cái không chết, mà có cái tri. Tri mà có cái không đểdùng, nên không cũng là nó, không này là chánh giác gọi làDiệu Giác cao nhất.

Hỏi:
NgàiLongThọ Bồ Tát biết được tâm và dụng của tâm không?

Đáp:
PhậtThíchCa chứng quả là ngộ được bản tâm và ngài Long Thọcũng vậy. Vì tâm không có bản thể, nên Ngài nói: “Tâmnhư hư không vô sở hữu”, tức là không có hư không màdung nạp tất cả vật. Như bây giờ mình thấy rõ ràng nhàcửa, đất đai, cây cối, thấy bất cứ cái gì đều phảinhờ cái “vô sở hữu” này dung nạp và ứng dụng.

Bâygiờ tôi đang giảng và các vị đang nghe, nếu không có khônggian vô sở hữu này thì quý vị làm sao nghe được, tất cảquý vị nhìn thấy tôi, tôi nhìn thấy quý vị cũng đều nhờvô sở hữu này, tức là không gian trống rỗng. Phật phápgọi là Tánh không, Tánh không thì chẳng có gì nên gọi làvô sở hữu.

Nhưchỗ ngồi của quý vị đều có vô sở hữu, nên mới ngồiđược. Cuộc sống hằng ngày của mình là ăn cơm, mặc áo,tiếp khách đều nhờ vô sở hữu này, mình ứng dụng hằngngày mà chẳng tự biết. Lại đi tìm những danh từ, mò đoánbậy bạ.

Phậtpháp là thực dụng cuộc sống hằng ngày của mình. Nếu lìacuộc sống hằng ngày, làm sao có Phật pháp? Nên Lục Tổnói: “Phật pháp ở thế gian, chẳng lìa thế gian mà giácngộ”.

Hỏi:
Nếukiếntánh thành Phật thì mình biết được tâm và dụng củanó không?

Đáp:
Nếukiếntánh triệt để thì cái dụng đó là cái dụng bát nhã,dụng bát nhã là automatic, không qua bộ óc, nhưng làm xong côngviệc của bộ não.

Thídụ cảm giác lớp da khắp không gian và thời gian cơ thể,vì khắp không gian thì tự nhiên khắp thời gian, tại khônggian và thời gian không thể lìa nhau được.

Cóngười cho là nó tiếp xúc nó mới biết, còn không tiếp xúcthì nó không biết, nhiều người tưởng như vậy. Nhưng sựthật có tiếp xúc nó cũng biết, không tiếp xúc nó cũng biết;tiếp xúc đau nó biết đau, tiếp xúc ngứa nó biết ngứa,không tiếp xúc nó cũng biết không tiếp xúc. Nếu không tiếpxúc nó không biết làm sao nó biết không tiếp xúc? Tiếpxúc cơ thể ở chỗ nào nó cũng biết, chứ không phải tiếpxúc tay thì tay mới biết, tiếp xúc đầu thì đầu mới biết!Vì nó cùng khắp.

Ngàyđêm nó tiếp xúc không gián đoạn, tức là khắp thời gian.Như lúc mình ngủ mê bị muỗi cắn, tay tự động gãi chỗđó, vì cảm giác của lớp da ngày đêm làm việc không ngưng;khắp không gian cơ thể thì chỗ nào trên cơ thể đều cócảm giác, chỗ nào tiếp xúc thì nó biết có tiếp xúc, chỗnào không tiếp xúc thì nó biết không tiếp xúc là chứngtỏ khắp không gian.

Cáibiết của bộ não thì không cùng khắp không gian, không cùngkhắp thời gian, vì nó bị hạn chế.

Mặcdầu, mình chưa kiến tánh, nhưng cái chơn tâm cùng khắp khônggian và thời gian. Vì nó bị che khuất nên bị hạn chế cáidụng. Khi nào kiến tánh triệt để thì dẹp hết che khuấtcái biết và không biết của bộ não, mới hiện ra cái biếtkhắp không gian và thời gian.

Hỏi:
Hỏicâuthoại và nhìn vào một niệm chưa sanh khởi, không biếtlà cái gì, nhìn mãi không thấy gì vẫn còn không biết. Nhưvậy có đúng không?

Đáp:
Khôngbiếtlà đúng rồi, nhưng đến thật không biết thì “khôngbiết” cũng không biết.

Hỏi:
Tựtâmvà tánh có khác không?

Đáp:
Tánhchấpngã cũng là tánh, còn “Tự tánh” có 2 nghĩa:

Tựtánh của thế gian thì việc nào cũng có Tự tánh.

Tựtánh của chân tâm là bất nhị.

Tựtánh thế gian, như nói ông này có tánh bỏn sẻn, tánh tham,…là tự tánh của người đó.

Tựtánh của chân tâm thì khác, không có tương đối là bấtnhị.

Hỏi:
PhậtThíchCa đưa cành hoa lên, thấy Ma Ha Ca Diếp miệng mỉm cười,Phật tuyên bố: “Ta có chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn, Diệutâm, Thật tướng, Vô tướng. Nay ta trao truyền cho ngươi”.Vậy Ma Ha Ca Diếp được thọ ký tâm ấn tâm là gì? Làm saocó được?

Đáp:
Ấnlàcon dấu, người được ấn tâm là để chứng minh. Nhưbây giờ các tiệm và các cơ quan ký tên còn có đóng dấu,con dấu là để người ta tăng cường lòng tin. Aán chứnglà thầy chứng minh trò đã ngộ rồi, còn gọi là truyềntâm ấn.

Thiềntông cần ngộ, không cần hiểu, ngộ thì tự biết. Nếu tìmhiểu thì không phải ngộ. Đầu tiên Phật đưa cành hoa tronghội cả triệu người, chỉ có một mình Ma Ha Ca Diếp mỉmcười, Phật ấn chứng cho Ma Ha Ca Diếp được ngộ.

Hỏi:
Trảiquabao nhiêu năm tu tập, con thấy có người hiển bày cáidụng của Tự tánh, tạp niệm càng bớt thì cái dụng càngrộng, tạp niệm là tà nên niệm khởi lên làm mất chánhniệm. Như vậy có đúng không?

Đáp:
Khôngphảivậy, chánh niệm là không có niệm; không phải có cáiniệm mới gọi là chánh niệm. Lục Tổ nói: “Vô niệm, niệmlà chánh”, tức là không có niệm mới gọi là chánh. Lạinói: “Hữu niệm, niệm là tà”, tức là bất cứ có niệmgì đều là tà. Dẫu cho niệm Phật nhưng đối với Thiềntông cũng cho là tà. Vì có niệm là tà.

Hỏi:
Hànhgiảtu đã lâu, tại sao tập khí không dứt bỏ được, thậmchí bản thân của mình không biết đó là sai, trái lại phảilàm cho bao người khác phải khổ lụy?

Đáp:
Vìđólà do tập khí sâu nặng khó sửa. Như Lục Tổ là ngườithượng căn thượng trí, đã kiến tánh triệt để làm Tổrồi, cũng phải trải qua 15 năm để dứt trừ tập khí, huốnglà mình không bằng Lục Tổ. Cho nên, tập khí không phảidễ mà dứt! Nhưng chỉ cần kiến tánh thì tập khí dần dầnsẽ hết.

Hỏi:
Nếumộtngười đã tạo nghiệp ác ở quá khứ, nhưng giờ đâyđã biết ăn năn sám hối, phát tâm đại nguyện làm các việclành như: Phóng sanh, giúp các vị xuất gia tu học, tu sửachùa, ấn tống kinh, đắp đường lộ. Như vậy có tiêu đượcnghiệp quá khứ không?

Đáp:
Nhânquảkhông có trừ với nhau được. Nhân thiện thì đượcphước báo, nhân ác thì bị khổ báo, không thể lấy nhânthiện để trừ nhân ác được. Muốn sửa lại thì tâmlực phải mạnh mới sửa được.

Nhưngười làm thiện thì được giàu sang, nếu họ có làm áccũng bị khổ báo, như bệnh nặng hay bị tai nạn gì đó,cũng phải chịu, chứ không lấy thiện mà trừ cái ác.

Hỏi:
Ngườiquencho con một món quà hay một món tiền, mà con không dùnglại cho một người bạn. Vậy theo luật nhân quả thì conphải trả hay người bạn con trả?

Đáp:
Ngườitacho tiền không phải nợ, mình giựt đồ người ta hay mượnmà không trả mới là nợ. Theo luật tự nhiên, như bố thíthì người nhận sau này có dịp họ sẽ bố thí lại tứclà trả. Việc này gọi là duyên, Phật giáo gọi là kết duyênhay gieo duyên, nghĩa là giúp đỡ lẫn nhau, cũng thuộc vềnhân quả.

Nhưmình ăn cục thịt phải trả cục thịt, giết một mạng phảitrả một mạng vậy. Mình bố thí hay tặng người thì saunày người sẽ bố thí hay tặng lại.

Hỏi:
Tụngkinhthấu rõ ý nghĩa của Phật là sao?

Đáp:
Tụngkinhlà tu, giáo môn tụng kinh là thiền quán, tụng đến đâulà quán đến đó. Chứ không phải tụng cho Phật nghe.

Hỏi:
Cóngườitu trì danh niệm Phật, phát đại nguyện, mà nhà cólu nước, con lăng quăng sanh ra muỗi, hoặc trời mưa kiếnở dưới đất bò lên kéo thành đàng đi ngang qua nhà. Vìmuốn giữ vệ sinh và phòng bệnh, người phát đại nguyệncó nên đổ nước hay lấy dầu đốt kiến, dùng chổi quétcho kiến ra khỏi nhà không?

Đáp:
Việcnàykhông thể nói được hay không được. Tôi đã nói “theonhân quả là giết một mạng phải trả một mạng, ăn cụcthịt phải trả cục thịt”, còn người phát đại nguyệnthì không có tội ác nhân, nên không phải đi trả quả thìmới được vãng sanh. Nếu phát đại nguyện mà không thựchành đại nguyện là nguyện giả.

Hỏi:
Ngườitumật tông ở thời Đức Phật Đại Nhật Như Lai. Vậy ĐứcĐại Nhật Như Lai là Đức Phật thật hay là biểu trưng chỉcho Chơn tâm của người tu Mật tông?

Đáp:
Tấtcảchúng sanh đều có chơn tâm, vốn cùng khắp không gianthời gian. Cùng khắp không gian thì không có khứ lai nên gọilà Như Lai, chứ không phải Đại Nhật Như Lai mới là NhưLai! Vì Như Lai này bị che khuất, tham thiền là dẹp cái chekhuất thì Như Lai sẽ hiện ra. Còn Mật tông có cách tu củaMật tông, nhưng bí mật truyền thọ, khác với hiển giáo.

Hỏi:
Ngườiphátđại nguyện sanh về Tịnh Độ, nếu giết một con mèođể cứu một vạn con chuột, thì người ấy có trái vớiđại nguyện đã phát ra không?

Đáp:
Trái.

Hỏi:
Hữutìnhvà vô tình đồng thành Phật đạo là như thế nào?

Đáp:
Nếuhữutình thành Phật thì vô tình cũng thành Phật. Sự thậtPhật đã thành sẵn rồi. Phật thí dụ trong kinh Viên Giácnhư quặng vàng, vàng thật đã thành sẵn, chỉ là lộn đấtcát tạp chất nên nó không hiện ra, chứ không phải tu mớithành, chứng mới đắc.

Hỏi:
Ngườituthiền nói chung, người tham Tổ Sư thiền nói riêng. Nếuđến lúc lâm chung tu chưa kiến tánh thì có thể biết đượcsanh về nơi nào không?

Đáp:
Nếungườithật tu Tổ Sư thiền đã được ngộ thì tự nhiênhọ biết, còn các thiền khác như: Tà ma cũng có thiền, TịnhĐộ cũng có thiền. Thiền là tổng danh. Phàm tu là phải cóthiền, nhưng Tổ Sư thiền khác hơn Như Lai thiền. Tất cảthiền khác đều dùng cái biết, còn Tổ Sư thiền là dùngcái không biết.

Hỏi:
Conmớitập tu, khi bao chuyện buồn vui hiện ra, khiến con khônggiữ được miên mật. Vậy làm sao giữ được nghi tình miênmật?

Đáp:
Phảithựctập “hỏi và nhìn” lâu ngày nghi tình mới miên mậtđược.

Hỏi:
VừatuTịnh Độ vừa tu Tổ Sư thiền lấy câu thoại đầu là“Nam mô A Di Đà Phật”, khi chết có được vãng sanh không?

Đáp:
Khôngđược.Tu Tịnh Độ phải đúng theo tông chỉ Tịnh Độ mớiđược vãng sanh. Còn tham thiền là giữ cái không biết đểdẹp tất cả biết rồi đến thoại đầu mới có hy vọngkiến tánh. Bây giờ dùng cái biết để niệm Phật, Thiềncũng không thành, Tịnh Độ cũng không được vãng sanh, haicái đều không được kết quả.

Hỏi:
Tạosiphước là oan gia đời thứ ba, vậy nghĩa như thế nào?

Đáp:
Tạosiphước là đầu thai thành con heo. Nhưng người ta nuôi ănno ngủ hoài, không có bị người ta làm thịt.

Hỏi:
“Chỗẩnthân không tung tích, chỗ tung tích không ẩn thân” lànghĩa như thế nào?

Đáp:

Côngán là để cho người ta ngộ, nếu không ngộ thì không hiểu,giữ không hiểu đó là nghi tình, sau này sẽ được ngộ.Chứ không phải công án là để cho người ta hiểu.

Thamthiền là hỏi câu thoại, chứ không phải tìm hiểu đáp áncủa câu thoại để hiểu, chỉ khởi lên niệm không biếtvà giữ niệm không biết gọi là nghi tình. Còn nếu tìm hiểulà sai lầm, tìm hiểu là che khuất chơn tâm, như mây đen chekhuất mặt trời. Nếu tìm hiểu như mây đen càng nhiều thêmthì mặt trời làm sao hiện ra được?

Hỏi:
“Vôsởđắc, vô sở cầu, vô sở sợ” là như thế nào?

Đáp:
Ấylàphá ngã chấp, tại có sở đắc là còn chấp ngã, tứccòn có ta, có sở cầu là còn có ta, có sở sợ là còn cóta. Nếu “Vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ” là pháđược ngã chấp. Không có ta thì không thể tẩu hỏa nhậpma, có ta nên ma mới nhập được, ta còn không có thì ma nhậpở đâu?

Hỏi:
Chánhtrílà gì? Có đồng nghĩa Như Lai không?

Đáp:
Chánhtrílà trí Bát nhã không có qua bộ óc, diệu dụng của Phậttánh không qua bộ não. Nhưng nó làm xong công việc của bộnão mà bộ não làm không được. Dụng của nó là như như.

*Ngũ pháp:
_Ngũpháp gồm tướng, danh, phân biệt, chánh trí, như như.Nay lược giải như sau:

1.Tướng: Phàm là vật thể hữu hình mỗi mỗi đều có sựcao thấp, dài ngắn, lớn nhỏ, màu sắc, chất lượng. Luôncả những khái niệm vô hình như ảo tưởng của sự tưởngtượng dựa theo vật thể hữu hình cũng vậy. Cả hai thứhữu hình và vô hình đều gọi là “tướng”.

2.Danh: Y theo tướng hữu hình và vô hình mà lập ra tên gọi,gọi là “danh”.

3.Phân biệt: Đối với danh tướng kể trên, trải qua sự tưduy phân tích để nhận thức sự thật giả, tốt xấu, giátrị, chất lượng, thị phi, tà chánh,… gọi là phân biệt.

4.Chánh trí: Trí thức chẳng nhờ tác dụng của bộ não màdo công năng tự động của trí Bát nhã tự hiện, là vốnsẵn có của Diệu giác (bộ não chẳng thể biết được),là có sự thật tồn tại khách quan. Cái trí huệ chẳng cầntác ý của bộ não mà tự hiện này là trí huệ chẳng bịkhông gian và thời gian hạn chế, gọi là “chánh trí”.

5.Như như: do nơi chánh trí tự động phát huy, chẳng kể ngàyđêm, cổ kim, luôn luôn như bổn lai thật tế từ vô thỉđã sẵn có, chẳng có tương đối, siêu việt biện chứngcủa logic, gọi là “như như”.
Gọi chung là Ngũ pháp.

Hỏi:
KínhxinSư Phụ kể lại sự tích con heo ăn bạc hà?

Đáp:
Việcnàyghi trong tạng kinh là Bồ Tát thị hiện độ heo nên phảiđầu thai heo.

Đạithừa Bồ Tát có:

- LụcĐộ Ba La Mật là có 6 Ba La Mật (bố thí, trì giới, nhẫnnhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ).
-Tứ Nhiếp Pháp (bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự).

Bốthí, ái ngữ, lợi hành thì người có tôn giáo và không cótôn giáo cũng làm được. Nhưng đồng sự thì Bồ Tát củaPhật giáo mới làm được, tức là muốn độ người ăn xinthì phải làm người ăn xin để độ người đó.

*Có Tăng chơn tu đi hành cước đến một ngôi chùa nhiều chúngTăng, trong đó một vị lão tu hành bệnh ghẻ hôi hám, bềngoài thấy xấu xí, nhiều người ở chùa không ai ưa thíchgần, chỉ có Tăng đi hành cước gần gủi giúp đỡ.

Quathời gian khoảng 3 tháng, Tăng hành cước từ giả đi vềkinh thành. Lão tu hành nhờ Tăng hành cước gởi một bứcthư giao cho bạc hà ở cửa thành đông.

Tănghành cước đến thành đông, nghe mấy con nít nói bạc hà.Ông mới hỏi con nít: Bạc hà đâu?

Connít nói: Bạc hà ở ngay vách tường kia.

Thìra một con heo già lớn, thường thường người ta nuôi heomột năm là bán thịt, nhưng con heo này thì được mười mấynăm rồi.

Tănghành cước hỏi con nít: Tại sao mấy đứa gọi con heo nàylà bạc hà?

Connít nói: Con heo này chỉ ăn bạc hà thôi.

Tănglại hỏi: Chủ con heo này là ai?

Connít mới chỉ chủ con heo là ông Triệu.

Tănghỏi ông Triệu: Có phải con heo này của ông không?

ÔngTriệu trả lời: Phải.

Tănghỏi: Sao ông nuôi con heo mười mấy năm không bán và khônglàm thịt?

ÔngTriệu nói: Tôi nuôi heo rất nhiều, nhưng heo thường đi mất;khi nuôi bạc hà thì nó kêu mấy con heo kia về, không mấtcon nào. Cho nên tôi không bán và làm thịt.

Tănghành cước lấy thư ra coi thì thấy trong thư chỉ có 16 chữ,ý trong đó là “độ chúng sanh xong rồi, mau mau về đi, chớđừng tiếp tục mà tạo nghiệp”. Ông nghĩ bức thư nàylà của con heo này, chẳng phải của ai khác. Vì vậy ông đembức thư đến con heo rồi đưa cho nó. Con heo dùng 2 chân trướcchụp bức thư đưa vào miệng nuốt, đứng 2 chân sau mà chết.

Hỏi:
“Nhấtniệmbất sanh, vạn duyên buông bỏ” là như thế nào?

Đáp:
Câunàykhông phải tu Tổ Sư thiền, vì tu Tổ Sư thiền thì khôngbuông bỏ, mà chỉ giữ “không biết”. Nếu biết đượcbản tâm mình như hư không vô sở hữu thì không có gì đểbuông bỏ. Lục Tổ nói “bổn lai vô nhất vật”, tức làkhông có vật gì để buông bỏ.

Câunày hơi có mâu thuẩn, nếu không có niệm sanh khởi thì lấygì để buông bỏ? Nếu có sự buông bỏ thì đã sanh lên mộtniệm rồi.

Hỏi:
Chấpthànhbệnh, trước thành ma, kế thành ngoại đạo. Kế cóphải là biến kế sở chấp không?

Đáp:
Trướccũnglà chấp, kế cũng là chấp, Duy Thức gọi là biến kếsở chấp.

Hỏi:
Thamthiềnsợ nhất nhận thức thần làm Phật sự hoặc nhướngmày chớp mắt, xoay đầu ngó lại cho là có ít nhiều kỳđặc. Nếu nhận thức thần làm việc chánh là tôi tớ củangoại đạo cũng chẳng được. Vậy có phải không?

Đáp:
NếuthamTổ Sư thiền thì chỉ hỏi và nhìn là giữ niệm khôngbiết gọi là nghi tình. Còn biết những cái này là không phảiTổ sư thiền.

Hỏi:
Thếnàolà nạp Tăng- núi bạc- vách sắt?

Đáp:
Đâylàđể thí dụ, nếu mình giữ được nghi tình (không biết)thì cũng như núi bạc vách sắt, các thứ phiền não và cácthứ khác không vô được.

Hỏi:
TrongThamthiền cảnh Ngữ có câu “khẩn, chánh, miên mật, dunghoát”. Chúng con chưa hiểu, kính xin Sư Phụ khai thị?

Đáp:
Lờinóicủa chư Tổ là phương tiện để đối trị. Như mìnhhôn trầm thì phải mở mắt to hay rửa mặt, nếu còn hôntrầm thì phải đứng dậy đi kinh hành hoặc kiếm việc làm.

Vọngtưởng nhiều phải nhắm mắt lại. Hỏi và nhìn cho khẩn(vừa vừa). Hỏi và nhìn cho đúng gọi là chánh. Nói “chánhniệm” là không có niệm nào khởi lên.

Miênmật là liên tiếp không có kẻ hở, như hỏi câu thoại đầucó kẻ hở thì vọng tưởng từ kẻ hở nổi lên.

Dunghoát là không nghiêng về bên nào, không nghiêng về bên độngvà cũng không nghiêng về bên tịnh. Ngài Lai Quả nói: “Độngcũng không động đến mình, tịnh cũng không tịnh tới mình”,tức là giữ cái không biết thì không lọt vào 2 bên gọilà dung hoát.

Hỏi:
ConđườngBồ Tát đạo là gì? Những ai thực hành được conđường Bồ Tát đạo?

Đáp:
Ngườithọgiới Bồ Tát là học giới Bồ Tát. Bồ Tát tại giacủa người cư sĩ có 6 điều trọng và 28 điều khinh. BồTát xuất gia có 10 điều trọng và 48 điều khinh, những BồTát này không phải chứng quả, không phải như Bồ Tát QuánThế Aâm.

Khôngcó tham thiền và chưa quy y đều được học đạo Bồ Tát.Thọ 5 giới của cư sĩ, thọ 10 giới của Sa Di và Sa Di Ni,thọ 250 giới của Tỳ Kheo, thọ 348 giới của Tỳ Kheo Ni làtiệm giới. Như muốn thọ 10 giới Sa Di thì phải thọ 5 giớirồi mới được thọ Sa Di.

GiớiBát Quan Trai và giới Bồ Tát gọi là đốn giới, tức làchưa thọ ngũ giới cũng được thọ giới Bồ Tát. Chưa quyTam bảo cũng được thọ giới Bồ Tát, cũng được thọ BátQuan Trai, nên mới gọi là đốn giới. Như mỗi lần truyềnBát Quan Trai đều phải tam quy, muốn truyền giới Bồ Tátđều phải qua tam quy. Bất cứ truyền giới gì đều phảiqua tam quy. Cho nên chưa quy y đều được thọ giới, tức làtrước thọ giới là đã quy y.

Hỏi:
Côngnăngcủa giới luật làm cách nào để người xuất gia giữđúng tất cả giới mà mình đã thọ?

Đáp:
Theogiáomôn thì nửa tháng bố tát một lần để kiểm thảo.Bố tát là hội nghị làm việc, chứ không phải chỉ tụnggiới thôi. Trước khi tụng giới phải kiểm thảo, cũng nhưcử ra chủ tịch lâm thời hỏi đại chúng “nửa tháng naycó ai phạm giới không? Có thì ra sám hối trước đại chúng”,vì người phạm giới mà sám hối thì được thanh tịnh, nênngười ấy có tư cách được nghe tụng giới. Hỏi 3 lầnmà không có ai lên thì tuyên bố tất cả đại chúng trongsạch, rồi mới tụng giới.

Mỗinăm kiết hạ rồi giải hạ, có kiểm thảo là kiến, văn,nghi. Như hỏi đại chúng “có ai thấy tôi phạm giới không?Nếu không có. Có ai nghe không? Nếu không thấy không nghe,mà có ai nghi không? (Không biết người ấy có phạm giớihay không phạm giới, gọi là nghi. 3 cái này gọi là kiến,văn, nghi). Nếu có ai thấy xin cử tội tôi trước đại chúnghay là có ai nghe hoặc là có ai nghi thì ra cử tội”. Từngngười ra trước đại chúng mà nói như thế, gọi là Tựtứ.

Hồixưa truyền giới Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni vào ngày bố tát.

Hỏi:
Từbilà gì? Làm sao được tâm từ bi?

Đáp:
Ngườitathường hiểu lầm từ bi và bác ái giống nhau. Kỳ thật,bác ái có ngã chấp, từ bi là không có ngã chấp.

Cóngười Mỹ đến Thiền Đường Từ Aân, y là người đạoTin Lành cho bác ái và từ bi không khác. Nên tôi mới giảithích cho y hiểu:

Tôinói: Mình ăn đồ ngon mới tự thấy vui, nếu người khácăn mình không có cảm thấy vui, phải không?

Ôngấy đáp: Phải.

Tôinói: Như mình chơi tự mình thấy vui, mình không có chơi màthấy người khác chơi, mình cũng không thấy vui phải không?

Ôngấy đáp: Phải.

Tôinói: Nếu mình thấy người ta chơi mà mình không có chơi thìmình cũng vui, thấy người ta ăn mà mình không ăn thì mìnhcũng vui.

Ôngấy nói: Không có lý này được!

Tôinói: Chính ông cũng làm được.

Ôngấy nói: Tôi đã nói không làm được, sao nói tôi làm được?

Tôihỏi: Ông có con ruột không?

Ôngấy đáp: Có.

Tôihỏi: Con ruột của ông còn nhỏ phải không?

Ôngấy đáp: Phải.

Tôihỏi: Vậy ông mua đồ ăn cho con ruột ông ăn mà ông khôngăn, thấy con ruột ông ăn, vậy ông vui không?

Ôngấy đáp: Vui.

Tôihỏi: Ông mua đồ chơi cho con ông chơi, mà ông không có chơi,ông thấy con ông chơi, vậy ông có vui không?

Ôngấy đáp: Vui.

Tôinói: Phải không! Ông cũng làm được mà! Nhưng ông chỉ làmđược với con ruột của ông thôi. Còn con của người khácthì ông làm không được. Nếu mình đối với tất cả chúngsanh như con ruột, làm sao có việc giết hại, làm sao có chiếntranh? Tất cả chúng sanh coi như con ruột của mình, nhưng chưaphải là từ bi. Vì còn thấy có đồ của tôi cho nó, đóchỉ là bác ái.

Từbi lại khác, không có ta từ bi, không có người nhận từbi của ta, cũng không có tài vật để tôi làm việc từ biđó, mới gọi là từ bi. Phật giáo gọi là tam luân thể không.Ở trong phẩm Phổ Môn của yếu chỉ kinh Pháp Hoa, tôi cóphụ lục.

Hỏi:
TăngNivà Phật tử chúng con phải thương yêu như thế nào mớiđúng theo lời Phật dạy?

Đáp:
Tăngthìphải giữ đúng vai trò của Tăng, Sa Di phải giữ đúngvai trò của Sa Di, Tỳ Kheo phải giữ đúng vai trò của TỳKheo, Tỳ Kheo Ni phải giữ đúng vai trò của Tỳ Kheo Ni. NếuSa Di không biết giới luật của Sa Di hay biết mơ hồ thìlàm sao giữ đúng vai trò của Sa Di được? Tỳ Kheo và TỳKheo Ni cũng vậy.

Ngườithế gian thì cha phải giữ đúng vai trò cha, mẹ phải giữđúng vai trò mẹ, con cái phải giữ đúng vai trò của con cái,chồng phải giữ đúng vai trò của chồng, vợ phải giữ vaitrò của vợ.

Tusĩgiữ đúng vai trò của Tu sĩ, chứ không phải tu sĩ cạođầu mặc áo cà sa được người cung kính lễ bái, mà khônggiữ đúng vai trò của mình. Nên có một bài kệ:
Một hạt gạo của Thí chủ,
Lớn bằng núi tu di.
Nếu không tu giải thoát,
Mang lông đội sừng trả.

Hỏi:
Ngườimớitham thiền thì căn tiếp xúc với trần, đương nhiêný thức phân biệt phát sinh làm cho tâm vọng động. Vậy thambằng cách nào để cho tâm khỏi giao động?

Đáp:
Nếugiữđược không biết thì sao bị giao động? Thấy cái nàođẹp cũng không biết, làm sao có sự ham thích? Thấy cái nàoxấu cũng không có chê. Giữ được cái không biết thì tựnhiên tất cả đều không bị giao động. Tức là giữ nghitình là được rồi.

Hỏi:
Tạisaolà “sắc tức thị không, không tức thị sắc”?

Đáp:
Sắclàvật chất, không là chẳng phải vật chất. Nếu khôngchấp sắc là thật sắc tức là sắc tức là không. Khôngchấp cái không là thật không thì không tức là sắc.

Chonên, ở trong thế lưu bố tưởng không sanh ra trước tưởng,tức là Phật pháp (không chấp thật). Như chấp thật có làbệnh còn nhẹ thì dễ trị, còn chấp thật không là bệnhnặng thì khó trị.

Hỏi:
Saocópháp mà gọi là không pháp?

Đáp:
Nếukhôngcó chấp trước thì tất cả pháp thế gian là Phậtpháp, tức có pháp cũng như không có pháp. Nên ăn cơm, mặcáo đều là pháp, không có cái gì không phải là pháp! Tạikhông còn tương đối thì pháp và không pháp không khác, vìcó tương đối nên mới khác.

Hỏi:
Saogọitu mà vô tu?

Đáp:
Vìchấpnên mới có tu, nếu ngộ rồi thì biết là không cótu. Như thành Phật không phải tu mới thành, chứng quả khôngphải chứng mới đắc. Tại vì đã thành sẵn, chứng sẵn.Như Phật trong kinh Viên Giác dùng quặng vàng để thí dụ.Vàng thật ở trong quặng đã thành sẵn, chứ không phải luyệncác tạp chất rồi mới thành. Nếu không có vàng sẵn, dùcó luyện cách mấy thì vàng không thể có được. Cho nênkhông phải tu mới thành, chứng mới đắc. Vì người ta chấpnên mới có tu mới thành, chứng mới đắc.

Tâmnhư hư không vô sở hữu thì không bị trói buộc gọi làgiải thoát, không phải bị buộc rồi, mở trói rồi mớilà giải thoát. Tu cũng vậy, tu không phải mở trói, mà ngộvốn không có trói tức là giải thoát. Như liễu thoát sanhtử, vốn không có sanh tử để liễu thoát thì gọi là liễuthoát sanh tử.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/06/2016(Xem: 8995)
Xin tưởng niệm một ân nhân nước Việt - Sáng lập con tàu ánh sáng cứu người… - (Thời cộng sản mới “yêu tự do tha thiết” - Biển muôn trùng cố chèo chống đến nơi)
19/06/2016(Xem: 10406)
Vào một mùa Xuân với thời tiết mát mẻ rất đẹp. Trong một vườn hoa, có muôn loài hoa đang kheo sắc dưới những tia nắng ấm áp ban mai. Trong số những loài hoa đó, có hai đoá hoa hồng tuyệt đẹp, nổi bất hơn cả
18/06/2016(Xem: 13029)
Bài phát biểu lay động của Thủ tướng Bhutan, Xuất hiện trong TED - chương trình phi lợi nhuận với những câu chuyện truyền cảm hứng từ những con người thành công trên toàn thế giới, Thủ tướng Bhutan Tshering Tobgay đã có những chia sẻ cảm động về vấn đề biến đổi khí hậu ở quốc gia mình. Bhutan nằm trên dãy Himalaya vùng Nam Á, được bao trọn xung quanh bởi núi rừng trùng điệp. Nơi đây còn nghèo khó, lạc hậu nhưng được cả thế giới ngưỡng mộ bởi những con người hiền lành, sống chan hòa với thiên nhiên và hạnh phúc nhất thế giới.
14/06/2016(Xem: 6660)
Ở miền bắc Việt Nam, tiếc thay, đến chùa phần nhiều là người lớn tuổi thậm chí phần lớn là các cụ bà, rất ít các cụ ông. Quan niệm “Trẻ vui nhà, già vui chùa” tồn tại biết bao năm nay. Tuy nhiên, mừng thay, quan niệm sau lầm này đang đần dần thay đổi. Nhiều người đặt câu hỏi: Tuổi nào bắt đầu tu, tuổi nào nên đến chùa?
13/06/2016(Xem: 7653)
Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh. Theo kinh Nguyên thủy Phật dạy Bát chánh đạo, trong Bát chánh đạo từ Chánh kiến cho tới cuối cùng là Chánh định. Theo kinh Đại thừa Phật dạy Lục độ, thứ nhất là bố thí tới thứ năm là thiền định, thứ sáu là trí tuệ.
13/06/2016(Xem: 9544)
Khi vị Đạt Lai Lạt Ma hai mươi bốn tuổi thấy đám đông, ngài nhủn người ra và lau nước mắt liên tục. Mọi thứ ngài đã trải nghiệm trong vài tháng huyên náo đó - sự gia tăng áp lực của Trung Cộng ở Lhasa, sự đào thoát khốn khổ qua rặng Hy Mã Lạp Sơn, việc cuối cùng nhận ra rằng ngài đã trở thành một người tị nạn - tất cả đã kết tụ lại trong giây phút ấy. Những cảm xúc mâu thuẩn ấy ngài đã từng kềm chế vở òa. Và ngài đã lau nước mắt như ngài chưa từng làm như vậy bao giờ trước đây.
11/06/2016(Xem: 9532)
Từ vô thuỷ, thiên nhiên đã hiện hữu. Mẹ thiên nhiên đã đến trước loài người hàng triệu năm. Con người cần thiên nhiên cho sự sống còn của mình, nhưng rất tiếc là con người đã và đang tàn phá nó—trực tiếp hủy hoại bản thân mình và những thế hệ kế thừa. Trái đất Mẹ là nơi chúng ta đang sinh sống và không còn hành tinh nào khác để chúng ta được sống. Chúng ta là “những đứa con” của tự nhiên và vì thế chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ đất Mẹ mà trước hết là tìm ra những giải pháp để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nếu không chúng ta sẽ phải đối mặt với sự khủng hoảng hơn là ô nhiễm môi trường và có thể chúng ta đang trượt vào sự tuyệt chủng. Sống hay không sống trong sự hài hòa với thiên nhiên là lựa chọn duy nhất của con người với Trái đất Mẹ.
10/06/2016(Xem: 9871)
Ngày học ở nước ngoài, cuối tuần tôi rất thích vào nhà thờ nghe các cha giảng( ở Nga, Úc, Mỹ,.. và những nơi tôi học tập và công tác rất ít chùa, và nếu có thì rất ít các buổi thuyết pháp). Phải công nhận là các bài giảng rất hay, rất ý nghĩa. Có nhiều nội dung của các bài giảng tôi nhớ đến tận bây giờ. Từ ngày về Việt Nam tôi may mắn hay được nghe quý thầy thuyết pháp.
08/06/2016(Xem: 6849)
Chuyến đi Việt Nam lần này, ngoài việc làm lễ giỗ cho Mẹ, chúng tôi về Tổ Đình Long Tuyền đảnh lễ Sư Phụ, lễ Giác Linh sư huynh Giải Trọng và thăm quý thầy, ghé Tổ Đình Phước Lâm lễ Phật, đến chùa Bảo Thắng thăm chư Tôn Đức Ni, cũng như đi thăm một vài ngôi chùa quen biết. Như đã dự trù, tôi còn đi miền Bắc để thăm viếng ngôi chùa mà vị Thầy thân quen của tôi T.T Hạnh Bình mới vừa nhận chức Trụ Trì. Khi nghe Thầy báo tin nhận chùa ở ngoài Bắc, tôi có nói: Thầy nhận chi mà xa xôi thế? Nói thì nói vậy, chứ thật ra tôi rất mừng cho Thầy, ngoài tâm nguyện hoằng pháp độ sanh mà hàng trưởng tử Như Lai phải lo chu toàn, Thầy còn có nỗi thao thức đào tạo những lớp phiên dịch cho chư vị Tăng Ni từ Hán ngữ sang Việt Ngữ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]