Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Không Thấy Cái Tôi Để Nuông Chiều

06/01/201111:13(Xem: 12148)
8. Không Thấy Cái Tôi Để Nuông Chiều

 

8
KHÔNG THẤYCÁI TÔI
ĐỂ NUÔNG CHIỀU

Cái tôi chỉ do
Giảdanh mà thành

Thật chẳngcó gì

Để màchấp bám

Để mànuông chiều

Sống trongảo tưởng

TOÀN BỘ vấn đề của chúngta đều nằm ở chỗ chúng ta không thấy được chân tướng của thực tại.Vọng tưởnggiống như nấm độc hay thuốc phiện luôn khiến tâm chúng ta phát sinh ảo tưởng.Chúng ta không có khả năng vận dụng tri giác chứng biết thực tại – đó là, mọihiện tượng duyên sinh đều tạm bợ vô thường, và điều căn bản là, sự vật tuy hiệnra như vậy, nhưng sự hiện hữu của nó không phải như ta thấy.

Tâm vô minh của chúng tachấp thấy mọi sự hiện hữu tự tính, khi nhìn vào cái tôi hiện hữu, đã chấp thấynó là một cái tôi hiện hữu tự tính, mà thực ra nó không phải vậy. Cũng ynhưthế, những gì mà với vô minh chúng ta nhìn thấy–cái tôi, thân, tâm, những ngườikhác, sáu trần cảnh (đối tượng của giác quan-ND)–mọi sự là hiện hữu, nhưngkhông đồng với cách mà vô minh chấp thấy. Aûo tưởng là như vậy.

Hãy nhìn vào tất cảvọng-tưởng-chấp-thấy-hiện-hữu-tự-tính. Y như cái khăn thêu che phủ cái bàn, cáitôi hiện hữu tự tính che phủ cái tôi đơn thuần. Trong mắt nhìn của bạn, chủ thể- cái tôi – bị phủ kín dưới lớp hiện hữu tự tánh. Cả hành động và đối tượngcũng y như vậy. Tất cả chúng đều được phô bày sinh động bằng tướng hiện củahiện hữu tự tánh. Hãy nhìn toàn bộ những sự việc này, hãy tỉnh giác biếtrằngchúng nó là không (không có tự tánh –ND). Hãy tập trung chú tâm vào điềunày:mọi sự – chủ thể, hành động, đối tượng – đều là không. Mỗi mỗi sự vật trên đờiđều là không.

Hãy tập trung chú tâmvào tánh Không. Trong tánh Không, không ngã, không tha, không chủ thể,không đối tượng, không bạn, không thù. Trong tánh Không, không tham, không sân.Trong tánh Không không có tánh Không. Trong khi thiền định về tánh Không, trongkhi nhìn vào tánh Không, hãy nên nghĩ như vậy. Rồi bạn sẽ hiểu. Không cómột lýdo, dù rất nhỏ, để tin rằng mọi sự ø tồn tại hiện hữu một cách độc lập riêng biệt(biệt lập).

Cái tôi thuần là giảdanh, là gán đặt cho ngũ uẩn, cái tôi đó không hiện hữu theo cách mà vô minhchấp thấy. Vô minh coi cái tôi không phải là giả danh mà chấp là đang hiện hữuđộc lập. Hiện hữu tự tánh mà vô minh chấp thấy đó thì không có. Chúng taphảitỉnh giác biết rằng cái gì trông như hiện hữu độc lập riêng biệt thật rakhông hiệnhữu độc lập riêng biệt.

Tất cả những gì hiệnhữu, bắt đầu với cái tôi này, hoàn toàn không là gì cả, đơn thuần là giảdanhlà gán đặt. Không có cái tôi nào khác ngoài cái tôi giả danh được gán đặt.Ngoài giả danh không làm gì có uẩn, không làm gì có thân, hay tâm. Tươngtự nhưvậy, hành động, đối tượng, bạn, thù, kẻ lạ, các vật sở hữu, các trần cảnh, tất cảnhững thứ này chẳng qua chỉ là giả danh, do tâm gán đặt lên chúng. Toàn bộnhững thứ này đều là không, gần như thể không hiện hữu.

Nhưng toàn bộ những thứnày – tôi, hành động, đối tượng, bạn, thù, người xa lạ, các vật sở hữu, sướng,khổ, tốt, xấu, khen, chê, được, mất – tất cả đều không phải không-hiện-hữu. Nhưthể chúng huyển ảo, như thể chúng không hiện hữu; nhưng chúng lại không huyểnảo – chúng có hiện hữu.

Hãy nhìn thấy toàn bộnhững thứ này như là huyển ảo. Những gì hiển lộ trước mắt bạn – cái tôi chắcthật (chắc chắn có thật), hành động chắc thật, đối tượng chắc thật, bạn chắcthật, kẻ thù chắc thật, người lạ chắc thật, vật sở hữu chắc thật – tất cả(những gì chắc chắn có thật đó) chẳng liên quan gì với thực tại (chân đế-ND).Sự hiện hữu chắc thật độc lập riêng biệt này chẳng liên quan gì với thựctại.Thực ra, tất cả đều toàn là không.

Sướng, khồ, khen, chê,thuận tai, trái tai, vinh, nhục, lợi(được), thiệt hại(mất)–những điều này hiệnra như là có thật, như là hiện hữu độc lập riêng biệt, nhưng thật rachúng chẳng liên quan gì với thực tại. Chúng không hề hiện hữu theo cáchnày. Thực ra, những điều này hoàn toàn là không.

Vì các tập khí dovô-minh-chấp-có-tự-tánh trong quá khứ đã và đang còn lưu lại trên dòng tâm thứctương tục nên giờ đây chúng ta chấp thấy mọi sự đều hiện hữu tự tánh, trongkhi, thực ra chúng chỉ thuần là giả danh là gán đặt.Hạt giống này- còn gọi làtiềm năng - lưu lại trên dòng tương tục tâm thức cứ như vậy mà thành thục trổquả.

Nếu như không lập danhthì không có gì hiện hữu. Cái tôi sẽ không hiện hữu nếu không gán cho cái tên “tôi”. Ngũ uẩn, luân hồi, Niết bàn –nếu không lập danh thì không hiện hữu. Dođó, mọi thứ đều là không. Mọi sự chúng ta trông thấy hiện hữu độc lập riêngbiệt– cái ngã, hành động, đối tượng, bạn, thù, người xa lạ, trần cảnh –thật rađều toàn là không .

Từ sáng đến tối,chúng ta nói toàn những điều chỉ là giả danh là gán đặt, suy nghĩ toàn nhữngviệc chỉ là giả danh gán đặt, ngắm nhìn toàn những thứ chỉ là giả danh gán đặt.Từ sáng đến tối, từ khi sinh ra đến khi chết, từ vô thỉ sinh tử cho đến khigiác ngộ, tất cả đều như vậy cả.

Cho nên chúng ta khôngcó lý do nào cả để phát sinh tham, sân, si. Chỉ là chuyện vô nghĩa, vô ích, vôlý. Ấy thế mà tâm của bạn đã và đang tạo ra những chuyện vô tích sự như vậy.Tâm của bạn đã dựng nên tham sân si. Chúng ta phải khẳng định rằng khôngcó lýdo gì để cho những vọng niệm sai lệch của tham, sân, si nổi lên.

Tìm kiếm cái tôi

Không uẩn nào trong nămuẩn là cái tôi. Ngay cả tổng hợp ngũ uẩn cũng không là cái tôi. Thân không làtôi. Ngay cả tâm cũng không là tôi. Hãy hiểu thấu đáo rằng không có thứ nàotrong những thứ này là tôi. Các ngũ uẩn là cơ sở lập danh rồi danh từ “tôi”được gán lên đó, nhưng chúng không phải là tôi, cái tôi là một cái gì khác hơn.Cái tôi không tách rời khỏi ngũ uẩn, nhưng khác với ngũ uẩn.

Từ trên đỉnh đầu xuốngcho tới các ngón chân, chúng ta chẳng tìm thấy cái tôi ở đâu cả. Tất cả nhữnggì bạn chỉ ra đều không phải là tôi. Tất cả những gì bạn có thể sờ chạm từ đầuđến chân đó đều không phải là tôi. Không có cái nào của cái (thân) này là tôi.Hãy thấu biết rõ ràng rằng: cái tôi chẳng ở đâu cả. Hãy quán như vậy.

Nếu có thể tìm thấy cáitôi nơi các uẩn, như vậy có nghĩa rằng nó hiện hữu biệt lập, có tự tính.Bằngsự phân tích khoa học không chỉ dựa vào lòng tin, bạn không thể tìm thấyđượccái tôi trên các uẩn này. Nhưng điều này không có nghĩa rằng cái tôi không có.Không có cái tôi trên các uẩn này – nhưng có một cái tôi. Có một cái tôiđang ởtrên thế giới này, trong tu viện Root Institute này ở Bồ Đề Đạo Tràng.

Cái tôi hiện hữu – tạisao? Bởi vì cái tôi đang chịu khổ và có thể từ bỏ khổ đau bằng cách từ bỏ nhâncủa nó. Vì khổ đau nên cái tôi đang tu tập Pháp.

Nếu không có cái tôi,cuộc sống sẽ rất đơn giản – bạn đích thị chẳng phải làm gì. Bạn không cần lodậy vào buổi sáng và vội vàng ra khỏi nhà đi làm. Bạn chẳng cần đi tìm việc.Nếu không có cái tôi, tại sao bạn phải đi làm? Hay đi vào đại học để lấybằngcấp? Toàn bộ những việc này không cần thiết. Không có cái tôi để hưởng hạnh phúctiện nghi sung túc, thế thì tại sao bạn phải mất công đi làm những việc nóitrên? Nếu không có cái tôi tại sao bạn phải lo lắng việc này việc nọ? Bạn cóthể vứt bỏ tất cả ngay lập tức.

Nếu không có cái tôi, sẽkhông có hành động thiền định. Nếu không có chủ thể, cái tôi, làm sao cóhành độngthiền định? Và sẽ là nói láo khi nói “Tôi đang thiền định”. Sẽ không có chủthể, hành động, đối tượng.

Tuy nhiên, vì có một cơsở lập danh, vì cơ sở lập danh của cái tôi hiện hữu nên không còn cách nàokhác, mà phải nói: cái tôi hiện hữu. Vì có một hành động mà nó gây khổ đau nênkhông còn cách nào khác, mà phải nói: ác nghiệp hiện hữu. Vì có tâm sở khuấyđộng tâm vương, nên không còn cách nào khác, mà phải nói: phiền não hiệnhữu.Bởi vì có những cảm thọ không mong cầu, không thoải mái, không an lạc nên khôngcòn cách nào khác nữa, mà phải nói: khổ đau hiện hữu.

Tìm kiếm Lama Zopa

Khi bạn nhìn tôi, dườngnhư có một Lama Zopa có thật, đang hiện hữu như một đối tượng tự hữu, độc lậpriêng biệt nhưng điều này hoàn toàn ngược lại với thực tại. Cách hiện hữu củaLama Zopa như chúng ta thấy đó không phải là cách mà Lama Zopa hiện hữu thật.

Cuộc đời chúng ta đangsống là một ảo tưởng lớn. Chúng ta không tỉnh thức biết rằng những gì chúng tachấp thấy chắc thật, độc lập riêng biệt đó, đều là ảo ảnh cả. Nói Lama Zopa “cóthật” là nói rằng có con người đó hiện hữu độc lập riêng biệt. Khi chúngta nói“có thật”, điều chúng ta thực sự nghĩ tới là “hiện-hữu-tự-tánh”. Nếu bạnkhôngthấy được sự vật là như huyễn thì khi nói “có thật” bạn hiểu là “hiện hữu tự tánh”.

Không có Lama Zopa trêncác uẩn này. Không tìm thấy Lama Zopa có thật, độc lập riêng biệt đó. Từtrênđỉnh đầu tôi xuống các ngón chân của tôi, chẳng có Lama Zopa ở đây. LamaZopa chẳngtìm ra ở đâu cả: trên thế giới này, ở Bồ Đề Đạo Tràng, ở trên các uẩn này. Chẳng ở đâu cả.

Tổng hợp cả năm uẩn –sắc, thọ, tưởng, hành, thức – không phải là Lama Zopa, và từng mỗi uẩncũng không là Lama Zopa. Có thể diễn tả ý này theo cách sau: thân này khôngphải là Lama Zopa mà ngay cả tâm này cũng không phải Lama Zopa. Không tìm thấyLama Zopa từ trên đỉnh đầu xuống tới ngón chân. Đây là một phương pháp đơngiản, ngắn, hiệu quả để thiền định về tánh Không.

Nhưng Lama Zopa khôngphải không-hiện-hữu. Ngay lúc này, cái gọi là “Lama Zopa” đang hiện hữu ởthếgiới này, ở Ấn Độ tại Bồ Đề Đạo Tràng, trong tu viện Root Institute. Ngay đây,tại tu viện này, Lama Zopa đang thực hiện chức năng nói chuyện, tiếng nói phátra từ cửa miệng (và đôi khi phát ra từ lỗ mũi!). nhưng sự hiện hữu của LamaZopa là điều hoàn toàn khác với những gì mà bạn thường nghĩ. Thực tại làmộtđiều khác, hoàn toàn khác.

Thực tại về cách thứcLama Zopa hiện hữu là một điều rất vi tế (rất khó diễn đạt-ND), bình thườngchúng ta không bao giờ nghĩ đến. Cách thức mà bình thường chúng ta chấp thấy vềLama Zopa thì hoàn toàn không liên quan gì với cách Lama Zopa hiện hữu. Cáchthức Lama Zopa hiện hữu là một điều hoàn toàn khác.

Vậy thì Lama Zopa hiệnhữu như thế nào? Cái tôi này là gì? Nếu bạn gán đặt tên “tôi”cho cái bàn, xeđạp, xe hơi, hòn đá thì bạn thấy như thế nào? Nếu bạn gán cho máy truyềnhìnhcái tên mà bạn thường gán cho ngũ uẩn thì bạn thấy thế nào?

Lấy ví dụ, trên cánhđồng có một hình nộm bù nhìn dùng để đuổi chim, không cho chúng đến phá hoạilúa. Từ xa không nhìn thấy rõ, bạn cho rằng đó là một con người.Nhưng khi đến gần hơn bạn thấy nó chỉ là một hình nộm bù nhìn. Bạn nghĩ thế nàokhi cái mà trước đó đã được gán tên “một người” giờ đây chỉ là một hình nộm? Bạncảm thấy thế nào về cái giả danhø “một con người” đã được gán ghép trướcđó.

Bạn nghĩ thế nào khi mộtngười thân đã chết và để lại cho bạn với chỉ một cái tên trống rỗng? Sẽ thấythế nào về cái tên đó? Người đã chết; thân xác không còn, chẳng còn gì để chobạn thấy nữa – vậy đó, bạn cảm thấy thế nào về cái tên của họ? Trông giống nhưhuyển mộng, phải không?

Đây là cách mà những aithực chứng được tánh Không cảm nhận về chúng sinh hữu tình hiện có. Đốivới mọi sư ï: cái tôi, vạn sự hiện ra trước mắt, luân hồi và niết bàn, họ đềunhận biết như vậy. Hành giả giàu kinh nghiệm thấy rõ mọi sự như huyễn – và đâylà thực tại. Đây là cách thức mà mọi sự hiện hữu trong cảnh giới thực tại.

Cách thức mọi sựhiện hữu thì cực kỳ vi tế, gần như thể chúng không hiện hữu. Không thể nói rằngchúng hoàn toàn không hiện hữu; nói không hiện hữu thì dễ đi đến chỗ củathuyếthư vô. Đó là một điểm rất tế nhị. Bạn có thể thấy tại sao nhiều người cảm thấytri kiến duyên khởi vi diệu của trường phái Trung đạo- Prasangika rất khó đểhiểu cho đúng.

Chúng ta trở nên hồ đồrồi. Vấn đề của chúng ta ở chỗ khi chấp nhận rằng sự vật hiện hữu thì chúng tacó xu hướng chấp thấy rằng nó hiện hữu độc lập riêng biệt. Rất khó để hiểu đượcrằng sự vật có thể vừa hiện hữu vừa không hiện hữu độc lập– tức làkhông-hiện-hữu-tự-tánh, ngay từ bản chất. Rất khó để chấp nhận là: có hai cách thấy(tri kiến) với cùng một sự vật.

Do vì hai tri kiến nàyrất khó để hợp lại với nhau, nên nhiều người rơi vào tri kiến cực đoan khi chorằng sự vật không hiện hữu. Họ không có khả năng đi vào cửa Trung Đạo. Họ khưkhư cho rằng nếu sự vật không hiện hữu độc lập riêng biệt thì không có cách nàocó thể hiện hữu. Những người này chấp lấy chủ thuyết cho rằng không có gì là hiệnhữu, rằng cái gì trông thấy hiện hữu thì chỉ là ảo ảnh.

Tri kiến đúng thì cực kỳvi tế. Bằng việc phân tách về thí dụ Lama Zopa (vừa nói ở trên) bạn có thể thấyrằng tri kiến này cực kỳ vi tế. Lama Zopa hiện hữu tùy thuộc vào ngũ uẩn. Đơngiản như vậy đấy. Đây là lý do tại sao Lama Zopa có mặt ở đây, ngay bây giờtrong căn lều này. Lama Zopa tùy thuộc vào các uẩn mà hiện hữu; đó là lýdo ôngấy ở đây. Nhưng Lama Zopa là gì, điều này rất ư tế nhị, đó là lý do mà tôi nóinhư thể không hiện hữu, như thể một ảo ảnh.

Tìm kiếm những thứ kháccái tôi

Tương tự như khi quán vềvô ngã của con người (nhân vô ngã-ND) liên quan đến cái tôi, bạn có thể quán vềvô ngã của các uẩn, của mọi sự đang hiện hữu (pháp vô ngã-ND). Những ai khôngquen với đề mục này sẽ không biết rằng từ ngã trong vô ngã có thể ám chỉbất kỳcái gì, bất kỳ ai; nó không chỉ dành riêng cho con người hay cho riêng bản thânmình mà thôi. Các uẩn đồng thời cũng vô ngã.

Hãy nhìn mọi vậtquanh đây: cái bàn, khăn thêu, đèn, bức tường, màn treo, hoa, hành động,đốitượng, trần cảnh. Bạn phải hiểu rằng tướng hiện của tất cả mọi vật vừa nói ở trênđều là ảo ảnh. Qua thí dụ quán sát Lama Zopa, bạn có thể thấy, chúng ta hoàntoàn bị vướng kẹt trong ảo tưởng nặng nề, chẳng liên can gì đến thực tại. Nhữnggì chúng ta thấy chẳng mẳy may liên quan đến thực tại.

Hãy lấy ví dụ cái bàn.Chúng ta gán tên “cái bàn” cho một vật mà chức năng là chỗ để đồ đạc lênnó.Chúng ta gán tên “cái bàn” cho một hình thể đặc biệt này chủ yếu vì chứcnăngnày, hoàn toàn tùy thuộc vào chức năng này. Tuy nhiên, bất cứ chỗ nào trên cáibàn mà chúng ta đưa tay chỉ vào đều không phải cái bàn. Từng phần một, từng mỗimiếng gỗ – mặt bàn, cái đáy, bốn chân – tất cả đều không phải cái bàn; ngay cảcái tổng thể, tất cả các phần gom lại với nhau mà nó dùng để cho ta đặt đồ đạclên nó, đều không là cái bàn. Tổng hợp các bộ phận cũng chỉ là cơ sở lậpdanh (thể),chứ không phải cái bàn.

Cho nên, trên vật nàykhông tìm đâu ra cái bàn .Không có cái bàn ở trên cái này. Nhưng có một cái bàntùy thuộc vào cơ sở lập danh. Có một cái bàn ở đây. Nhìn vào cơ sở lập danhkhông thể tìm thấy cái bàn; nhưng cái bàn có đó, bởi vì cơ sở lập danh cóđó. Nhưng ngay trên cơ sở lập danh không thể nêu ra cái bàn, không thểtìm thấy cái bàn.

Ở đây cũng vậy, thực tạicủa cái bàn hoàn toàn khác với cái mà bình thường chúng ta thấy.Tướng hiện củacái bàn và nhận thức của chúng ta hoàn toàn không liên quan gì với thực tại củacái bàn. Thực tại là một cái gì khác hoàn toàn. Khi phân tách xem cái bàn làcái gì, cố gắng thấy được thực tại của cái bàn, cách thức nó hiện hữu trên thựctế, chúng ta khám phá ra rằng cái bàn là một cái gì đó khác hơn cái mà thôngthường chúng ta chấp thấy nó. Từ điều này bạn có thể nhận ra được ảo tưởng. Cáibàn đơn thuần là giả danh, là khái niệm, ý muốn nói rằng nó không có sựhiện hữu độc lập riêng biệt. Không có cái bàn trên cơ sở lập danh này, nhưng bởivì có cơ sở lập danh nên có cái bàn ở đây.Cái bàn tùy thuộc vào cơ sở lập danhnày mà có. Cái bàn đơn giản là một ý tưởng, cái tôi đơn giản là một ý tưởng;các uẩn đơn giản là một ý tưởng.

Giờ đây, ánh sáng mặttrời đã tắt. Đây là một ví dụ tốt về sự hiện hữu tự tánh : bóng tối hiệnhữuthật, bóng tối không gán đặt giả danh, bóng tối độc lập riêng biệt. Đây là mộtthí dụ tốt về đối tượng cần bác bỏ. Ánh sáng, bóng tối. Có ánh sáng độclập riêng biệt rồi đột nhiên lại có bóng tối độc lập riêng biệt. Thực ra, bóngtối chỉ là giả danh là gán đặt, nhưng chúng ta lại không thấy như vậy. Cũng nhưcái bàn, như Lama Zopa, khi chúng ta đột nhiên thấy bóng tối thì bóng tốihiện ra sừng sững tự tánh.

Hãy nhìn toàn bộsự hiện hữu theo cách như thế này. Mọi sự – cái tôi riêng của mình, các uẩn,các trần cảnh, luân hồi, Niết bàn – tất cả đều giống như thế này. Cách thứctheo đó mọi sự – chủ thể, hành động, đối tượng, toàn bộ sáu trần cảnh– thực tế hiện hữu thì rất ư tế nhị.

Cơ sở lập danh (thể)không phải là danh

Hãy nhìn thấy bản chấtcủa mọi sự như sau : Tên gọi được gán lên cho cơ sở lập danh, và đến lượtcơ sở đó cũng được dùng làm tên để gán lên cơ sở khác . Như vậy, vềbản chất, vạn sự đơn thuần là giả danh là gán đặt. Vì vậy mọi sự đều nhưhuyễn. Không tự hữu nhưng lại hiện ra như thể tự hữu.

Chúng ta gán cái tên“ngũ uẩn” lên cơ sở lập danh bởi vì cơ sở này là cái mà nó không làngũ uẩn. Trước hết, bạn nghĩ đến nguyên do, rồi thì tâm trí đưa ra một danh từ;nếu không thế, nếu không có cớ thì không thể ngôn thuyết.Đối trước ngũ uẩn, bạnnghĩ đến nguyên do trước tiên, bao gồm những đặc tính và chức năng của từng uẩn,chẳng hạn, bạn gán cái tên “sắc” cho uẩn có màu sắc, có hình tướng, có thể sờmó được. Tương tự như vậy, bạn gán tên: thọ, tưởng, hành, thức cho các uẩn khác.

Hãy lấy thức làm ví dụ.Bởi vì có chức năng nhận biết ý nghĩa của sự vật, phân biệt vật này với vậtkhác nên hiện tượng đặt biệt này được gán tên là “thức” hay “tâm thức”. Hiệntượng này làm công việc ghi nhớ mọi tiếp xúc với các trần cảnh (đối tượng giácquan) (thông qua sự thấy, nghe, ngửi, sờ vân vân), lưu ký ấn tượng, luânchuyểntừ đời này sang đời khác, hiện tượng đó được gán tên “thức”.

Một thí dụ nữa. Cómột người ở trong đám đông, bạn gọi người đó“đây là cha tôi”. Trước hết,bạndựa vào nguyên do rồi sau bạn mới gọi như vậy: dựa vào tướng dạng, dựa vào quanhệ người ấy với bạn. Nghĩ đến người đàn bà có một sắc diện đặc biệt và mối quanhệ đặc biệt với bạn, khác rất nhiều người khác, bạn gán tên “mẹ” cho conngườiđặc biệt đó. Bạn cũng làm tương tự như vậy khi bạn nói “đây là bạn tôi” hay“đây là kẻ thù tôi”.

Chúng ta có thể xem xétcác vấn đề quanh mình theo cách này: Nếu không có một người đầu tiên đã gán chocái tên “đây là bệnh SIDA” và tin tưởng vào cái tên gán ghép đó thì đã không có cái gọi là bệnh SIDA. Chỉ việc gán đặt tên mà thôi thì chưa đủ;cònphải tin tưởng vào cái tên được gán đặt đó. Trước khi người bác sĩ đầu tiên đãgán cái tên “SIDA” và tin vào cái tên đó, thì SIDA không có. Sau đó, mọingườiđều tin vào cái tên mà bác sĩù đã gán cho, rồi họ cũng gán cái tên SIDA lênchứng bệnh đó và tin vào nó. SIDA đơn giản chỉ là vậy.

Cũng như cơ sở lậpdanh của cái bàn, các bộ phận của nó không phải là cái bàn. Ngũ uẩn không phảicon người. Bệnh không phải là sida. Nếu bệnh đó là sida, vậy cần gì phảiđặt tên SIDA thêm một lần nữa? Tại sao chúng ta cần gán đặt tên “SIDA” cho bệnhSIDA? Không có lý do gì để gán đặt tên “cái bàn” cho cái bàn. Vì chủ đích muốn gán tên nên bạn gán tên “cái bàn” cho một cái mà nó không là cái bàn. Nóicách khác, nếu tự nó vốn là cái bàn, thì tại sao bạn phải gán tên “cái bàn” chocái bàn? Như vậy là trùng lặp.

Bất cứ khi nàochúng ta gán đặt tên cho một cái gì đó, thì chúng ta gán đặt tên vào cáimà nókhông phải tên đó. – bằng không, việc gán tên chẳng có nghĩa lý gì cả. Hãy lấy thídụ về một đứa bé có tên gọi là Behram Singh. Cơ sở lập danh ở đây là cácuẩncủa đứa bé, sự kết hợp của thân và tâm. Nếu các uẩn đó là Behram Singh rồi, vậytại sao cha mẹ nó phải cho các uẩn đó một cái tên? Tại sao cha mẹ phải suy nghĩnên chọn tên gì? Tại sao họ đã phải suy nghĩ và đưa ra cái tên “Behram Singh”?Nếu cơ sở lập danh đã là Behram Singh vậy cần gì phải đặt tên nữa? Việc đặt tênlà vô dụng nếu một cái tên đã có sẵn rồi ở đó. Cha mẹ nó đã cho cái tên “BehramSingh” bởi vì cơ sở lập danh không phải là Behram Singh. Đây là lý do tại saocha mẹ đã gán đặt cái tên “Behram Singh”cho cơ sở đó.

Nếu nơi này, cơ sở lậpdanh này, nơi những bài Pháp này đang được giảng, là Root Institute thì đâu cầnphải gán đặt cái tên “Root Institute” cho tu viện này. Một người nào đó gán đặttên “Root Institute” cho cơ sở này mà nó không phải Root Institute. Cũngtươngtự như vậy với SIDA. Cơ sở lập danh, tức chứng bệnh, vốn không phải SIDAmà làcơ sở lập danh. Cho nên, SIDA là gì? SIDA là cái tên được gán đặt. Danh và cơsở lập danh không thể là một. Các uẩn và cái “tôi” không là một; các uẩnvà cái“tôi” khác nhau. Các uẩn và cái tôi không lìa, nhưng khác nhau, không đồng nhất.

Cũng tương tự như vậykhi nói tới SIDA. Vậy SIDA là gì? Nó khác với cơ sở lập danh. Thực ra, sidakhông bao giờ là SIDA mà người ta chấp là có thật, độc lập riêng biệt. SIDA như vậy không hề có. Nó hoàn toàn là không, chỉ hiện hữu qua cái tên màthôi. Hãy quán về tánh Không của ung thư và các bệnh khác theo cách này.

Danh (tên được gánđặt-ND) không thể nẩy sinh nếu trước đó không nghĩ tới các nguyên do. Sau khitrông thấy một “sắc” đặc biệt, bạn gán đặt một danh đặc biệt. Khi lập danh chomột sự vật, một người nào, bạn nghĩ tới những tính chất đặc biệt của đốitượngđó hay con người đó, và rồi bạn mới đặt tên. Cơ sở lập danh đã có trước.Trướchết chúng ta nghĩ tới hay nhìn thấy cơ sở lập danh, rồi chúng ta gán đặtmộtdanh (tên) cho nó. Tiến trình này chứng tỏ rằng cơ sở không phải là danh; danhđến sau. Nếu cơ sở lập danh là danh thì gán đặt một danh cho nó lần nữalà một chuyện điên rồ. Không có lý do gì để gán đặt thêm một cái danh nữa chonó. Như vậy là trùng lặp.

Suy nghĩ, quán xét về sựkhác biệt giữa cơ sở lập danh và danh là một phương pháp đơn giản khác nữa đểthiền quán tánh Không. Đây là cách thức rất thiết yếu rất rõ ràng để có đượccảm nhận về tánh Không. Hãy phát huy sự tỉnh thức về điều này.

Tánh Không của ngũuẩn

Ngũ uẩn không phải làcái tôi; cái tôi chẳng qua chỉ là cái được gán đặt cho ngũ uẩn. Do vậy, cái tôilà không, hoàn toàn là không. Khi nói “ngũ uẩn”, chúng ta biết rằng cơ sở lậpdanh của ngũ uẩn không phải là ngũ uẩn, vậy ngũ uẩn là gì? Các uẩn chẳngquachỉ là cái danh được gán đặt, nên chúng hoàn toàn không.

Hãy quán từng uẩn một.Cơ sở được gán danh “sắc” thì không phải sắc, nên sắc là gì? Nó chẳng làgì cả,đơn thuần là danh được gán đặt. Nên, sắc hoàn toàn là không.

Kế đến, thọ. Cơ sở đượcgán danh “thọ” không phải là thọ, vậy thọ là gì? Nó chẳng là gì cả, đơn thuầnlà danh được gán đặt. Nên, thọ hoàn toàn là không.

Tiếp đến là tưởng. Ở đâycũng vậy, cơ sở được gán danh “tưởng” không phải là tưởng, vậy tưởng làgì? Chẳng là gì cả, ngoài cái danh được gán đặt.

Rồi đến hành. Hành baogồm tất cả các hiện tượng vô thường không thuộc về các uẩn khác như sắc,thọ,tưởng và thức. Các hiện tượng như tâm sở, con người, tập khí, thời gian vânvân…..đều thuộc về hành uẩn.

Ở đây cũng vậy, cơ sởđược gán đặt danh “hành” ø không phải là hành, vậy hành là gì? Chẳng là gì cả,ngoài cái danh được gán đặt. Cho nên, hành hoàn toàn làkhông.

Cơ sở được gán danh“thức” không phải là thức, vậy thức là gì? Lúc nãy tôi đã định nghĩa về thức,đó là định nghĩa về cơ sở lập danh, nhưng cơ sở lập danh của thức không phải làdanh “thức”.Tâm ta thường lẫn lộn giữa cơ sở lập danh và danh, coi hai điều nàylà một. Đó là cái cần bác bỏ, cái mà chúng ta phải nhận biết là không, bỡi vìchúng là không. Cơ sở lập danh và danh hiện ra trong tâm trí chúng ta như một,chỉ một, không tách biệt, nhưng thực sự chúng không là một, chúng khác nhau.

Lại nữa, các tính chấtvà chức năng đặc biệt của thức là cơ sở lập danh, vậy thức là gì? Chẳnglà gì cả, ngoài cái danh được gán đặt. Ví dụ, cái tôi đi bộ, ăn, ngủ, ngồi, xâynhà, nhưng như vậy không có nghĩa cái tôi là các uẩn. Cũng có thể suy luận theolô gích đó với thức. Thức thực hiện chức năng nhận biết các đối tượng, vân vân…, nhưng thức chẳng là gì cả ngoài cái danh được gán đặt lên cơ sở lập danh đặcthù đó với các tính chất và chức năng đặc biệt đó. Cũng như họat động của ngũuẩn được cho cái danh “tôi làm cái này cái kia”, tương tự như vậy, hoạt độngcủa uẩn này được gọi là “thức”. Giống như tất cả các uẩn khác, thức hoàn toàn là không.

Tánh Không của sáu trần(đối tượng của các giác quan)

Trước hết là sắc. Ở đâycũng vậy, cơ sở lập danh của sắc không phải là sắc; sắc là cái khác với cơ sởlập danh. Vậy, sắc là gì? Nó chẳng qua chỉ là cái tên được gán đặt, nên sắchoàn toàn là không. Tất cả những gì mà chúng ta gọi là “sắc” ø hoàn toàn là không.

Đối với tâm chúng ta,sắc không khác với cơ sở lập danh của sắc.Nó và cơ sở lập danh của nó bịchấpthấy là một. Khi nhìn thanh tre chúng ta gán danh “sắc” cho cây tre, đốivớichúng ta cơ sở lập danh tức cây tre, và sắc không khác. Chúng ta thấy cơsở lậpdanh và sắc là một, nhập chung nhau. Đó là việc cần bác bỏ. Chúng ta không cảnhgiác được sự xuất hiện của hiện hữu có tự tánh: chúng ta thấy sắc không phảiđược gán đặt mà sắc có sự hiện hữu độc lập riêng biệt.

Khi chúng ta nhìn haynghĩ về cây tre, ngay tức thì cơ sở lập danh và tre hiện ra làm một trong tríchúng ta. Tôi không nói về những người không còn thấy sự vật hiện hữu tựtánh; tôi chỉ nói về những người không thấy được cơ sở lập danh của tre và trekhác biệt. Cho nên, đối tượng cần bác bỏ hiện ra như thế đó.

Khi chúng ta thấy sắc,thực ra chúng ta thấy cơ sở lập danh chứ không phải thấy sắc, sắc chỉ làdanhgán đặt. Cơ sở lập danh không phải là sắc- cái hiện hữu được gắn đặt. Vậy, sắclà gì? Chẳng là gì cả ngoài cái được gán đặt; cho nên, sắc hoàn toàn là không.
Kế đến làthanh (âm thanh. Ở đây cũng vậy, có cơ sở lập danh, rồi chúng ta gán danh chonó như là âm thanh dễ nghe, âm thanh khó nghe, lời khen, tiếng chê. Lại nữanhững lời mà chúng ta gán danh “thanh”ø thực ra không phải thanh. Vậy thanh làgì? Nó chẳng qua chỉ là cái được gán đặt bởi tâm. Nên thanh hoàn toàn làkhông.

Tiếp đến là hương. Đốitượng của khứu giác (mũi ngưởi), được gán danh “hương”. Đối tượng của khứu giácnày là cơ sở lập danh, chứ không phải danh “hương”. Chúng ta gán danh “hương”cho tất cả những gì lỗ mũi ngửi được mà các giác quan khác không nhận biết. Đólà cơ sở lập danhø, chứ không phải danh, không phải là hương- cái hiện hữu đượcgán đặt. Vậy hương là gì? Chẳng là gì cả ngoài cái danh được gán đặt bởitâm. Vậy nên, hương hoàn toàn là không.

Vị cũng vậy. “Vị” đượcgán đặt lên tất cả những gì giác quan của lưỡi cảm nhận được, mà các giác quankhác không nhận ra. Cơ sở lập danh của vị vốn không phải vị, vị là danh đượcgán. Do đó, vị là gì? Chẳng qua chỉ là cái do tâm gán đặt; nên vị hoàn toàn làkhông.

Xúc cũng vậy. “ Xúc”được gán đặt lên tất cả những gì xúc giác cảm nhận mà các giác quan kháckhôngthể nhận biết. Xúc chỉ thuần là danh do tâm gán đặt, do đó cũng toàn là không.

Tánh Không của tứdiệu đế

Sự thật về khổ - Khổ đế- bao gồm ba loại khổ: khổ khổ, hoại khổ, hành khổ, tất cả đều dotâm gán đặt. Do đó, Khổ đế hoàn toàn là không. Như thể nó không hiện hữu.

Sự thật về nhân của khổ-Tập đế - được gán đặt cho nghiệp và phiền não (vọng tưởng). Do đó, Tập đế hoàntoàn là không, như thể nó không hiện hữu.

Sự thật về việc chấm dứtkhổ - Diệt đế - hay là giải thoát, là nơi, ở đó dòng tươngtục tâm thức đã dứt bỏ được những chướng ngại do loạn tưởng. Diệt đế nàykhônglà gì cả, đơn thuần là danh do tâm gán đặt. Do đó, Diệt đế hoàn toàn là không,như thể nó không hiện hữu.

Sự thật về con đường -Đạo đế - được gán đặt lên trí tuệ trực nhận tính Không. BởiĐạo đế không là gì cả, chẳng qua chỉ là danh do tâm gán đặt, nên nó hoàntoànkhôngï hiện hữu độc lập riêng biệt.

Tất cả – Khổ, Tập,Diệt, Đạo – chẳng qua chỉ là những cái do tâm gán đặt; nên chúng hoàn toànkhông hiện hữu độc lập riêng biệt.

Khi bạn thiền địnhvề Tinh hoa của Trí Tuệ, bạn hãy thiền định từng mỗi uẩn và mỗi trần cảnh (đốitượng của giác quan). Hãy thiền định từng điểm một. Hãy áp dụng lý luận rằngmỗi điểm đều là không vì nó chỉ là được gán đặt; làm như vậy tự nhiên bạn cảmnhận được nó là không. Hãy nhiếp tâm nơi tánh Không. Càng hiểu sâu hơn ýnghĩacủa duyên sinh vi diệu và giả danh thì càng hiểu sâu hơn về tánh Không.

Đây là chân tướng của sựvật. Khi chúng ta thực hành tỉnh thức về điều này chúng ta đi vào cảnh giớikhác. Nhưng khi chúng ta không thấy biết thực tại, chúng ta sống trong một thếgiới như sau: cái “tôi” hiện hữu tự tánh, sống một cuộc sống hiện hữu tựtánh ởtrong thế giới hiện hữu tự tánh. Khi chúng ta không thấy biết thực tại, chúng tasống cuộc sống với cái tôi hiện hữu tự tánh (vốn không từng có) với các uẩnhiện hữu tự tánh (vốn không từng có) và các trần cảnh như sắc, thanh, hương,vị, xúc cũng hiện hữu tự tánh (vốn không từng có). Chúng ta tin vào sự hiện hữutự tánh của Khổ (vốn không từng có) và Tập (vốn không từng có). Chúng tanghĩđến nghiệp ác chắt thật, độc lập riêng biệt (vốn không từng có), nghĩ đến sựgiải thoát chắc chắn có thật, độc lập riêng biệt (vốn không từng có) nghĩ đếncon đường tu tập chắc chắn có thật mà chúng ta đang thiền quán (vốn không từngcó).

Hãy luôn thấy biết thựctại

Bồ tát Togme Zangpo cónói:

Mặc dù tôi có thể ngồi ởđây trên một pháp tòa và nói nhiều về tánh Không nhưng nếu có ai lên tiếng khenchê thì tâm tôi liền loạn động ngay. Dù tôi có thể nói “mọi sự hiện ra chẳng cógì có tự tánh” nhưng ưa ghét vẫn nổi lên cho dù chỉ với ít lời khen chê.Chẳng một chút công phu nào xứng đáng được gọi là con đường Trung Đạo.

Bạn có thể có khả năngtrì tụng thuộc lòng và giải thích rất hay về toàn bộ Trung Đạo (Madhyamika) –toàn bộ luận giảng tính Không của Ngài Long Thọ (Nagarjuna), toàn bộ luận giảngsâu sắc về tuệ giác của Lama Tsong Khapa, hay tất cả những giáo lý Ba LaMật –tất cả những lời dạy về Trí Tuệ Siêu Việt. Nhưng trong đời sống hằng ngày, tâmbị dao động khi nghe lời khen sơ hay tiếng chê nhẹ. Như vậy là không an định:phiền não ưa ghét lập tức nổi lên. Nếu điều này xảy ra trong tâm bạn hàng ngày,thì chứng tỏ bạn không có sự tu tập đúng đắn, không hề đúng chút nào.

Hãy tỉnh thức thấyrằng mọi sự “có thật” này, mọi sự trông thấy hiện hữu độc lập riêng biệtnàyđều là không. Hãy hiểu rằng tất cả chúng đều là ảo ảnh, có nghĩa rằng tất cảđều là không. Nói tóm lại, tất cả các pháp duyên sinh, ngay tự bản tính vốn tạmbợ vô thường, ngay tự bản tánh vốn là không.

Trong cuộc sống hằng ngày,nếu bạn không thực hành tỉnh thức này thì tâm bạn sẽ bị ngập tràn bởi những ảotưởng, những ý niệm sai lầm, giống như thành phố ngập chìm trong biển nước. Tâmbị vọng niệm, vọng cảnh, vọng kiến chiếm đoạt.

Hễ tâm còn bị vọng niệmnhận chìm thì an lạc chân chính không thể phát sinh. Đời sống chìm trongảotưởng. Ảo tưởng cơ bản là việc không thấy mọi sự đều như huyễn. Những ngườikhông thấy biết tánh Không, không thấy mọi sự là như huyễn, họ không những thấymọi sự là hiện hữu tự tánh - thực ra là huyễn ảo - mà còn mắc phải một vấn đềrất nan giải là khư khư bám chấp rằng mọi sự đúng là có thật. Vọng niệmnày, vô mình này là nguồn gốc của tất cả các mê lầm khác và rồi tác độnglênnghiệp, đến lượt nghiệp đó gieo chủng tử vào dòng tâm thức tương tục, làm nhâncho luân hồi sinh diệt.

Tương tự như vậy, tâm vôminh chấp mọi sự hiện hữu độc lập riêng biệt, cái tâm đó luôn không ngừng cộtchặt bạn vào luân hồi, khiến bạn từ đời này sang đời khác cam chịu ba loại khổ.Ngoài ra, nó còn ngăn cản bạn thành tựu giải thoát và giác ngộ, không cho bạncó khả năng hoàn thành ước nguyện cứu độ chúng sinh hữu tình, dẫn dắt họtớihạnh phúc tối thượng và giác ngộ viên mãn.

Chạy theo tâm vô minhnày chẳng được chút lợi lạc nào cho mình, cho người, mà toàn là tai hại.Thật là ấu trĩ tin vào vô mình này khi mà thực ra không hề thấy có các hiện tượnghiện hữu tự tánh như vậy. Tự bản chất mọi sự đều là không. Mọi sự đều khônghiện hữu tự tánh, nên hoàn toàn vô lý khi tâm bạn khư khư chấp rằng nó làthật chỉ vì bạn trông thấy nó hiện hữu thật. Thật là vô nghĩa, vô ích vàquá ư sai lầm. Tác hại mà vô mình này gây cho bạn thì thật là to lớn.

Chẳng có lý do nào cả đểchúng ta theo đuổi tâm vô minh khư khư chấp thấy mọi sự là hiện hữu tự tính và tin rằng tướng hiện đó là hiện hữu tự tính. Và chẳng cóích lợi gì để cho phép những vọng niệm của tham và sân nổi lên.

Không có cái tôi đểnuông chiều

Thực ra, cái tôi hoàntoàn là không, nên chẳng có gì để nuông chiều nó. Hãy nhìn thấy rằng cáitôi làkhông, rồi hãy dò xét xem có gì để nuông chiều không. Bởi vì cái tôi hiện hữulà đơn thuần được gán đặt nên chẳng có gì phải nuông chiều, chẳng có gì phảikhư khư bám giữ. Khi bạn rà xét, sẽ thấy thái độ vị kỷ làhoàn toàn nguxuẩn và chỉ tạo ra vấn đề mà thôi. Dù bạn không muốn có vấn đề, nhưng bạn lạitạo ra vấn đề.

Vị kỷ là độc đoán. Vìđộc đoán mà cố bảo vệ cái tôi, vì bảo vệ cái tôi mà đưa đến hàng loạt vấn đềcùng những thất bại. Như vậy không hợp lý chút nào. Hãy soát xét xem “vìsaotôi nuông chiều bản thân? Vì sao tôi cho rằng tôi là quan trọng hơn tất cả vôlượng chúng sanh hữu tình khác? Vì sao tôi cho rằng cá nhân tôi quý báu đến nhưvậy?” Không hề có một lý do chính đáng nào cho thái độ vị kỷ. Chúng ta cóthể đưa ra rất nhiều lý do tại sao chúng ta nên chăm sóc người khác, trong khiđó chúng ta không thể tìm thấy một lý do nào để chúng ta cưng chiều bản thânmình.

Cái tôi không có gì quantrọng hay quý báu cả. Cũng như bạn, các chúng sinh hữu tình khác cần hạnh phúcvà không muốn khổ đau. Chúng sinh thì vô lượng còn mình thì chỉ có một. Tầmquan trọng của bản thân sẽ biến mất khi bạn nghĩ tới vô lượng chúng sinhkhác.Cái tôi chẳng là gì cả. Cho dù sinh vào địa ngục thì cũng chỉ là một, nên chẳngtuyệt vọng. Dù được giải thoát khỏi luân hồi thì cũng chỉ là một, nên chẳng cógì để háo hức. Khi nghĩ tới vô lượng chúng sinh khác - cũng như mình -muốn hạnhphúc và không muốn khổ đau, bạn sẽ thấy cá nhân một người trở nên hoàn toàn vô nghĩa.

Do vậy trong cuộcsống, sẽ không có gì cần làm hơn là phục vụ cho người khác, chăm lo cho tất cảhọ. Với thái độ này, bạn hãy mang hết thân, ngữ, ý phục vụ cho chúng sinh. Trongcuộc sống, không có gì quan trọng hơn điều này.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2010(Xem: 8053)
Hôm nay chúng tôi xin nói qua và giải thích thêm về bản chất của Đạo Phật để quí Phật tử thấy rõ đạo Phật là bi quan hay lạc quan. Đây là vấn đề mà nhiều người muốn biết, nhưng Phật tử chúng ta đa số vẫn chưa giải nổi. Chúng tôi sẽ nói rõ để quí Phật tử hiểu cho thật đúng với tinh thần của đạo Phật, tránh bị người xuyên tạc, hiểu lầm. Trước hết, chúng tôi nói đến quan niệm mà đa số người hiểu lầm cho rằng đạo Phật là bi quan.
02/11/2010(Xem: 8543)
aukhi D.T. Suzuki qua đời, hội Phật giáo Hoa kỳ góp nhặt các bài viết cuối cùng củaông để in thành sách với tựa đề "Lãnhvực của Thiền học Zen" (TheField of Zen, 1969) và bốn mươi năm sau quyển sách này được dịch sang tiếngPháp với tựa đề "Những bài viết cuốicùng bên bờ của cõi trống không" (DerniersÉcrits au bord du Vide, 2010). Dưới đây là một trong số các bài được tuyểnchọn trong quyển sách này.
31/10/2010(Xem: 9143)
Đức Phật dạy có năm sự khéo léo trong giao tiếp đem đến nhiều kết quả tốt đẹp. Theo ngài Xá Lợi Phất, không tuân theo năm cách xử sự này sẽ đem đến những hậu quả...
31/10/2010(Xem: 9937)
Bài nầy do Chân Văn dịch từ Chương Bốn trong quyển "Living Buddha, Living Christ" của Thích Nhất Hạnh, Riverheads Book xuất bản 1995. Quyển sách gồm nhiều bài giảng bằng Anh ngữ của Thầy, được ghi âm, chép lại và nhuận sắc. Ðây là một quyển sách đã bán được rất nhiều trong loại sách về tôn giáo và tâm linh ở Hoa Kỳ. Theo lối quen dùng trong các sách Việt ngữ của Thầy, từ "Buddha" được dịch là "Bụt", một từ trong tiếng Việt cổ dùng để phiên âm "Buddha" khi đạo Phật được truyền vào Việt Nam vào đầu kỷ nguyên Tây lịch. Về sau, từ khi người Việt dùng kinh sách chữ Hán, từ "Phật" hay "Phật Ðà" (tiếng Hán Việt) được dùng thay từ "Bụt". Bài dịch nầy đã được đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21, California, Hoa Kỳ, tháng 11-1995
31/10/2010(Xem: 9765)
Tham sống sợ chết, đó là sự thật của người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại, cắt đứt sự sống của chúng sanh khác? Trong bài viết ngắn này chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề "Không sát sanh" hay "tôn trọng sự sống" như là thái độ sống của một người Phật tử.
29/10/2010(Xem: 8216)
Linh hồn sẽ tồn tại sau khi chết có hay không ? Sau đây bài viết “Linh Hồn và Cõi Âm” của GS TS Bùi Duy Tâm (sống tại Francisco, CA 94122, USA). Từ chỗ chưa có cơ sở để tin cậy vào sự tồn tại vong linh của con nnep song daogười, GS Tâm đã kiên trì tìm hiểu vấn đề tâm linh và cuối cùng đã rút ra kết luận chắc chắn rằng : sự sống sau cái chết là có thực !
29/10/2010(Xem: 9168)
Có người cho rằng chữ niệm ở trong vô niệm cũng giống như chữ niệm ở trong chánh niệm. Không phải vậy!Chữ niệm ở trong vô niệm có nghĩa là một tư tưởng, một cái tưởng, một tri giác (perception), một ý niệm (idea), một quan niệm (notion). Vô niệm tức là vượt thoát những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó. Tại vì mình có những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó, và đôi khi mình đồng nhất nó với sự thật tuyệt đối. Vì vậy mình phải vượt thoát ý niệm đó thì mình mới có thể tiếp xúc được với sự thật.
28/10/2010(Xem: 8473)
Córất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sựphóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏitâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm, nênchúng ta vẫn coi chúng như những thể tách rời và khác biệt.Tâm chúng ta cứ hết sân hận, ganh tị rồi lại mừng vui,phấn khích - đủ mọi cung bậc thăng trầm của cảm xúc.Thực sự chúng ta chưa hiểu được mình đang trải nghiệmnhững gì, ta thực sự là ai, ai đang thực sự sân giận hayvui vẻ, ai đang nản lòng hoặc tràn trề hứng khởi: điềugì đang thực sự diễn ra? Trên thực tế
28/10/2010(Xem: 7850)
Kính lễ Kim Cương Thượng Sư Tôn! Đấng Pháp Vương Drukpa tôn quý, Ngài là chủ hết thảy Đạo sư, Mang phúc lợi nhiêu ích hữu tình. Dưới gót sen cao quý quang vinh, Dốc lòng thành con nguyện quy kính! Đức Long Thọ Bồ Tát dạy rằng: “Giới luật, giống như căn bản của thế và xuất thế, là nền tảng của hết thảy trí tuệ”.
28/10/2010(Xem: 8264)
Chủ nhật vừa qua tôi hết sức vui mừng vì đã thuyết bài Pháp đầu tiên tại Singapore. Ðương nhiên khi nhìn thấy số thính chúng nhiệt tình mộ đạo như vậy và khi trông thấy giảng đường chật kín, có số người còn đứng tràn ra ngoài, tôi vô cùng phấn khởi, sau đó tôi bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân nào đưa đến một số thính chúng tham dự đông đảo nồng nhiệt như vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]