Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Dẫn nhập

05/01/201116:42(Xem: 10088)
1. Dẫn nhập

Đức Đạt Lai Lạt Ma
TU TUỆ
Bản tiếng Anh: Practicing Wisdom - Nhà xuất bản Wisdom
Bản tiếng Pháp: Pratique de la Sagesse - Nhà xuất bản Presses du Châtelet
Bản dịch Việt ngữ: Hoang Phong - Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2008

1
Dẫnnhập

Pháthuy một động lực tinh khiết

Suốttrong quyển sách này, với tư cách một người thầy tinh thần,tôi sẽ cố gắng phát huy trong tôi sự thúc đẩy tinh khiếtnhất mà tôi có thể làm được vì lợi ích của chính quývị, tức những người đọc quyển sách này. Về phần quývị cũng thế, đến gần với những lời giảng huấn bằngtấm lòng thiện cảm và một tâm ý tích cực là một điềuhệ trọng.

Đốivới quý vị độc giả nào là những Phật tử trung kiên,mang hoài bảo đạt đến sự Tỉnh thức tối thượng, thậtlà hệ trọng nếu quý vị biết liên tục cố gắng tìm cáchtrở thành những con người thiện cảm và nhiệt tình. Chủđích đó sẽ đem đến cho những cố gắng của quý vị mộtý nghĩa, giúp quý vị tích lũy được những điều xứng đángđể tạo ra chung quanh quý vị một sức mạnh tích cực. Vìvậy, trong lúc chuẩn bị để đọc quyển sách này, quý vịhãy nương tựa vào ba Vật báu (4) và xác định trở lạimột cách minh bạch lòng thương người của quý vị, quyếttâm của quý vị đạt đến Giác ngộ hoàn hảo vì sự tốtlành của tất cả chúng sinh. Không quy y Tam bảo, cách tu tậpcủa quý vị sẽ không phải là tu tập Phật giáo. Thiếu ướcvọng thương người, quyết tâm đạt được thể dạng củaPhật vì lợi tha, hành vị của quý vị sẽ không thể xemlà hành vi của một môn đệ Đại thừa.

Nếuquý vị nào, trong số nhũng người đọc của tôi, không phảilà những người Phật giáo chuyên cần, xin quý vị ít nhấtcũng nên có một chút quan tâm thật sự về đạo Phật. Sựkiện quý vị theo một truyền thống tôn giáo khác, Thiên chúagiáo chẳng hạn, điều đó cũng không cấm cản quý vị cảmthấy liên hệ đến một vài khía cạnh nào đó về phươngpháp và kỷ thuật của những người Phật giáo xử dụngđể cải thiện tâm linh của họ. Nếu quý vị thuộc vàotrường hợp này, quý vị cũng nên cố gắng chấp nhận mộtthái độ thiện cảm và sự thúc đẩy tích cực trong khi quývị chuẩn bị đọc quyển sách này. Nếu như một vàiphương pháp hoặc kỹ thuật nào mà quý vị thấy có thểghép thêm vào đời sống tinh thần của quý vị, thì quý vịcũng đừng do dự. Nếu như không làm được như thế, tốthơn xin quý vị hãy xếp quyển sách này lại, một cách thậtđơn giản.

Chínhtôi đây, tôi cũng chỉ đơn giản là một nhà sư Phật giáo,ngưỡng mộ và cảm ứng sâu xa trước những lời giáo huấncủa Phật, và đặc biệt trước những người đã thực hiệnđược lòng Từ bi và thấu hiểu về bản thể sâu kín củahiện thực. Tuy không hề có một chút xíu kiêu hãnh nào trongtư thế đứng ra trình bày những lời giáo huấn phong phúvề tinh thần này, nhưng ít ra tôi cũng phải cố gắng làmnhững gì tôi có thể làm được để nhận lấy trọng tráchcủa lịch sử đặt lên vai tôi trong công tác chia xẻ nhữnglời bình giải cá nhân của tôi về những lời giáo huấnnày với một số người càng đông càng tốt.

Cácngười đọc của tôi, nhiều vị cũng có thể mang hoài bảomuốn cải thiện tâm linh mình. Dù rằng người giảng huấncũng cần phải đủ sức nắm vững hoàn toàn những chủ đềđưa ra giảng dạy, mặc dù thế, về phần tôi, tôi cũng khônggiám tự cho mình đã hiểu biết đầy đủ và toàn diện vềnhững chủ đề mà chúng Ta-bàn thảo với nhau hôm nay. Tuynhiên, văn bản mà chúng ta sẽ nghiên cứu liên hệ chính yếuđến học thuyết về Tánh không, một học thuyết mà tôingưỡng mộ hết sức sâu xa, còn hơn thế nữa có thể nóilà một sự ràng buộc tình cảm, vì mỗi lần có dịp làtôi tìm cách suy tư về học thuyết đó. Theo kinh nghiệm hạnhẹp của tôi – ít ra tôi cũng tự cho phép tin là tôi đãđạt được cái kinh nghiệm ấy – chủ thuyết về Tánh khônglà một triết thuyết sinh động, và một khi nắm vững đượctriết thuyết ấy ta sẽ gặt hái được nhiều kết quả.Vì thế tôi nghĩ rằng đó là phẩm tính duy nhất mà tôi đãđạt được, giúp cho tôi dựa vào đó để thuyết giảngvề văn bản của Tịch Thiên.

Trínăng và lòng tin

Khiquý vị quan tâm sâu xa về Phật giáo và quý vị nhất địnhbước vào con đường tu tập tâm linh để khám phá sự phongphú trong những lời giảng huấn của Phật, hoặc trong trườnghợp ngược lại quý vị chỉ mới khởi sự chú ý đến vấnđề này cũng thế, trong cả hai trường hợp quý vị đừngbao giờ để bị mù quáng bằng một thứ đức tin duy nhất– đừng xài hết tiền mặt cho một đức tin đơn thuần.Nếu quý vị bị lôi cuốn vào đó, quý vị có thể gặp nguycơ đánh mất khả năng lý luận của quý vị. Đối tượngcủa đức tin và lòng mộ đạo phải được khám phá bằngnhững kinh nghiệm cá nhân, có nghĩa là bằng khả năng lýluận. Nếu sự khảo sát ấy đưa đến một sự tin tưởngsâu xa, đức tin của quý vị sẽ được nẩy nở. Sự tựtin và đức tin nếu dựa trên lý trí sẽ luôn luôn vững chắcvà có thể tin tưởng được ; nếu ta không xây dựng lòngtin bằng cách vận dụng trí thông minh, thì ta sẽ không cònbiết phải dựa vào những cơ sở nào vững chắc hơn đểxây dựng lòng tin nơi những lời giáo huấn của Phật.

Họchỏi để mở rộng tầm hiểu biết cá nhân của ta về nhữnglời giảng huấn của Phật quả thật là một điều hệ trọng.Long Thọ (Nagarjuna) (5), một vị thầy người Ấn thuộc thếkỷ thứ II, xác nhận rằng đức tin và trí thông minh, cảhai đều là những yếu tố cần thiết cho sự triển khai tinhthần, và đức tin còn có thể được xem trội hơn, như làmột nền móng căn bản vậy. Tuy nhiên, Long Thọ cũng phátbiểu thêm rằng đức tin chỉ đủ sức hướng dẫn sự thăngtiến tinh thần của ta khi nào nó được hổ trợ bởi tríthông minh, trí thông minh là phương tiện giúp ta đủ sứcnhận ra con đường phải theo và trau dồi sự hiểu biết sâuxa. Dù sao, ta không thể để sự quán nhận đơn thuần dừnglại ở cấp bậc hiểu biết và trí thông minh, như thế chưađủ ; nó còn phải thâm nhập vào tim ta và tâm thức ta đểcó thể ảnh hưởng trực tiếp đến những hành vi của ta.Nói cách khác, là nghiên cứu đơn thuần trên mặt trí năngvề Phật giáo sẽ không đưa đến một tác dụng nào trênthái độ và cách cư xử của ta trong cuộc sống.

Vănbản cội rễ

Đốivới Phật giáo Tây tạng, các văn bản cội rễ là các kinhđiển sou-tra và tan-tra, ghi chép lại những lời giáo huấnđích thực của Phật. Ngoài số kinh điển ấy còn phải kểđến các bộ sách Tengyour, đó là kho tàng mênh mông gồm cáctrước tác của các học giả lỗi lạc người Ấn, và hàngngàn những tập sách bình giải do các đại sư thuộc bốntrường phái Phật giáo Tây tạng biên soạn. Văn bản làmnòng cốt cho bài thuyết giảng này mang tựa đề « Sự hiểubiết siêu nhiên » thuộc vào chương IX của tập sách Hànhtrình đến Giác ngộ (Bodhicaryavatara), do một đại sư ngườiẤn là Tịch Thiên thuyết giảng vào thế kỷ thứ VIII.

Tôiđược thụ giáo về văn bản này qua ngài Khounou Rinpoché -Tenzin Gyalsen, ông là một Đại thiền sư và một bậc thầyvề tâm linh đã quá cố. Ông đã dốc lòng tu tập để thựchiện tâm linh Giác ngộ, dựa vào văn bản của Tịch Thiên,và chính ông, ông cũng đã được thụ giáo về văn bản nàyqua một vị Đại sư lừng danh khác là Djé Patrul Rinpoché.

Tôibình giảng tập luận Hành trình đến Giác ngộ dựa vào haicách bình giải trong số những lời bình giải vừa kể trênđây. Cách thứ nhất của Khentchen Kunzang Palden xử dụng thuậtngữ riêng của Ninh-mã phái (Cựu học phái) ; cách thứ haicủa Myniak Kunzang Seunam – vị này tuy là học trò của PatrulRinpoché nhưng lại đứng về phía trường phái Guélougpa –xử dụng thuật ngữ giảng giải của trường phái này. Trongphần thuyết trình của tôi, tôi sẽ trình bày những khácbiệt trong cả hai cách biện giải của hai học giả chuyêngia đó. Ta hãy sẽ xem kết quả biến chuyển như thế nào!



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2016(Xem: 10880)
Nếu người nào cho con trai, con gái, đứa ở trai, đứa ở gái hoặc người dân hay chính mình đi xuất gia, công đức ấy thật vô biên. Nếu đem so với phước báu của bố thí, dầu có được hưởng phước đến 10 đời trên cõi nhân, thiên cũng không bằng công đức cho một người đi xuất gia hay tự mình đi xuất gia. Tại sao thế? Vì phước báo bố thí chỉ có hạn định, còn phước báo xuất gia không có hạn định, nên không thể bì kịp, hoặc phước báu trì giới, hoặc phước của các vị thần tiên có đủ năm phép thần thông, cho đến phước báu cùng tột của cõi trời Phạm thiên, đem ví với phước báu của xuất gia trong Phật-Pháp cũng không sánh nổi.
07/01/2016(Xem: 8101)
THUẬT NGỮ "ĐẠT LAI LẠT MA" có những ý nghĩa khác nhau tùy theo những con người khác nhau. Đối với một số người, thuật ngữ này tuyên bố rằng tôi là một vị Phật Sống, hóa thân trên trái đất của Quán Thế Âm, một vị Bồ tát của Từ Bi. Đối với một số người khác, nó có nghĩa rằng tôi là một vị "Thánh Vương."
07/01/2016(Xem: 9826)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh là những nhân tố then chốt trong một cuộc sống hạnh phúc, cho dù là một cá nhân, một gia đình, hay một cộng đồng. Ngày nay, dường như đối với tôi thì chúng ta không trau dồi những phẩm chất nội tại này đầy đủ; đó là tại sao ưu tiên của tôi là phát triển chúng.
07/01/2016(Xem: 7283)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi lần thứ nhất của Gendun Drup vào năm 1391. Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận về những giai thoại và những thành tựu của các kiếp sống trước của ngài một cách tự nhiên cũng như ngài liên hệ đến những ký ức thời thơ ấu của ngài.
06/01/2016(Xem: 6999)
Yêu nhau yêu cả đường đi. Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng. (Tục Ngữ)
23/12/2015(Xem: 9949)
Phước báu hay phước đức là quan niệm đặc thù của Đông Phương. Đối với Tây Phương thì chỉ có gia tài, sự nghiệp, di sản để lại cho con cháu chứ không có chuyện phước báu hay phước đức. Quan niệm “phước báu hay phước đức” đã trở thành gần như đời sống tâm linh, gắn chặt với lối suy nghĩ và cuộc sống của con người Việt Nam và Trung Hoa. Người Việt Nam ta ai cũng mong cầu phước đức, lo vun trồng phước đức và rất sợ vô phúc.
19/12/2015(Xem: 8483)
Trong Muốn Tỏ Ngộ Là Một Sai Lầm Lớn, Thiền Sư Đại Hàn Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ, Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt, Con Chó Giết Chết Triệu Châu: Thiền Sư Sùng Sơn và nhiều môn sinh khác đã từng được mời đến nhà của một thiền sinh tại miền quê êm ả thanh bình. Chủ nhà có một con chó lớn, hầu như nó thường nhìn ra ngoài cửa, vẫy đuôi mừng hoặc sủa bất cứ lúc nào nếu có ai đó đến gần nhà. Vào buổi tối, sau khi dùng bữa xong, mọi người nghỉ ngơi quanh lò sưởi, con chó đến ngồi bên cạnh ngài Sùng Sơn. Sư vuốt ve con chó và nói: Ta có một câu hỏi cho con mà tất cả các thiền sinh không thể trả lời được: Đức Phật nói rằng tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh. Nhưng khi có người hỏi con chó có Phật tánh không, thì Đại Thiền Sư Triệu Châu nói: 'Không!' Vì vậy, ta hỏi con, con có Phật tánh không? Con chó cất tiếng sủa:"Gâu! Gâu! Gâu!" Sùng Sơn nói: Con tốt hơn so với Thiền sư Triệu Châu.
18/12/2015(Xem: 16686)
Thuở xưa, đức Phật với nắm lá trong tay, hỏi chư tỳ-khưu rằng: “Số lá trong bàn tay của Như Lai, so với lá trong rừng, ở đâu nhiều hơn?” Khi chư tỳ-khưu đáp“Lá trong rừng nhiều hơn”, đức Phật bèn nói tiếp: “Cũng vậy, những thấy biết của Như Lai nhiều như lá cây trong rừng, nhưng những điều Như Lai đem ra giảng nói chỉ như nắm lá ít ỏi trong bàn tay này thôi! Tại sao vậy? Vì những điều không cần thiết, những điều không đem đến cho chúng sanh thấy khổ và diệt khổ, không đem đến giải thoát tham ưu và phiền não ở đời, Như Lai không nói, Như Lai không thuyết!”
17/12/2015(Xem: 7680)
Sau khi dự đám tang của Bác Diệu Nhụy Phan Thị Nhị từ Hannover trở về nhà, không hiểu sao đêm nay tôi luôn trằn trọc thao thức mãi không ngủ yên được. Nhìn đồng hồ thấy đã gần 4 giờ sáng. Có một lực gì vô hình và lòng thương mến đã thôi thúc tôi ngồi dậy để viết lên tâm tư tình cảm của mình trong ngày tang lễ của Bác Diệu Nhụy. Bác Diệu Nhụy ơi, trong cõi hư vô hương linh của Bác còn đâu đó. Tình cảm của hai Bác đã dành cho chúng em khoảng mấy năm trước đây Bác đã nhận và xem chúng em như những người em trong gia đình. Trước giờ ra đi Bác vẫn còn sáng suốt minh mẫn, có lẽ sự giao cảm mến thương giữa hai chị em vẫn còn đâu đây.! Tôi không sao quên được, vào lúc 11 giờ sáng ngày 28.9.2015 tại nhà quàn Babst Hannover, Đức quốc; tang lễ của Bác Diệu Nhụy được cử hành long trọng trong không khí trang nghiêm đầy ấm cúng.
17/12/2015(Xem: 13248)
Trong mùa tu gieo duyên năm nay tại chùa Viên Giác Hannover bắt đầu từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 7 năm 2015, có chừng 50 đến 70 Phật Tử tại gia khắp nơi về tham dự. Có người tu liên tục trong 10 ngày, nhưng cũng có người chỉ tham gia trong 5 ngày miên mật cuối cùng, dưới sự hướng dẫn của Thầy Hạnh Giới, Trụ Trì chùa Viên Giác. Đạo Hữu Thông Giác là một Phật Tử tại gia đến từ Neuss, có mang theo một quyển sách thật dày của Thiền Sư Nhất Hạnh do Nắng Mới tại Đức xuất bản tặng cho tôi. Tôi thấy sách dày thì không ngán, nhưng chỉ ngán là không có thời gian. Vì lẽ, tôi hay đọc Đại Tạng Kinh, có quyển dày đến hơn 1.000 trang cũng chẳng có sao cả. Rồi tôi cứ để mặc đó, nhưng kỳ nầy trước khi đi Chicago Hoa Kỳ tham dự lễ tang của Thầy Hạnh Tuấn và đi Ấn Độ, mỗi nơi chỉ có 3 ngày và tôi lợi dụng thời gian ngồi trên máy bay hay thời gian chờ đợi ở phi trường để đọc cho xong tác phẩm nầy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]