Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 2: Chết Bình An

03/01/201103:59(Xem: 11080)
Chương 2: Chết Bình An

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN

The Joy of Living - Dying in Peace
Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14
Dịch: Chân Huyền

CHƯƠNG 2
CHẾT BÌNH AN

Ðiều mà tất cả chúng ta quan tâm tới là làm sao sống và chết cho bìnhan. Chết là một nỗi khổ, một kinh nghiệm mà chúng ta muốn tránh, mà nó cũng là chuyện chắc chắn sẽ xảy ra cho bất cứ ai trong chúng ta. Dù sao,chúng ta có thể chọn một số hành nghiệp để giúp ta đối diện với chuyện này một cách vô úy (không sợ hãi) và bình an. Một trong những yếu tố chính khiến chúng ta giữ được tâm an bình, không lo lắng khi chết, chínhlà cuộc sống chúng ta đã trải qua. Ðời sống càng có ý nghĩa, khi ta chết càng ít tiếc nuối. Những cảm xúc tới với ta khi chết tùy thuộc rất nhiều vào lối sống của ta.

1.- SỐNG CÓ Ý NGHĨA

Khi chúng ta có một đời sống tích cực và có ý nghĩa, thì lúc hết đời -dù ta không mong đợi cái chết - ta cũng dễ chấp nhận nó là một phần củađời ta. Ta sẽ không tiếc hận gì cả. Bạn có thể hỏi phải làm sao để cho cuộc sống có ý nghĩa? Cuộc sống của người ta không phải là để mang đau khổ tới cho ta và kẻ khác. Loài người là một sinh vật có đời sống xã hội, hạnh phúc của chúng ta tùy thuộc vào nhiều nhân duyên. Nếu ta sống hòa hợp được với thực tại, là ta sống có ý nghĩa.

Chúng ta không thể sống một mình. Ta cần phải có đủ thức ăn, quần áo và chỗ ở. Tất cả những thứ này có được là nhờ sự cố gắng của nhiều ngườikhác. Hạnh phúc căn bản của chúng ta tùy thuộc người khác. Sống cho thích hợp với thực tại này là một cuộc sống có ý nghĩa. Vì hạnh phúc củata có liên hệ vào người khác, nên ta phải chăm sóc họ. Nhưng thường thìchúng ta tưởng như chính mình là người đã tạo mọi thứ.

Chúng ta cần phải mở rộng tầm nhìn, dù rằng điều ta quan tâm nhất vẫnlà sự an vui của chính mình. Khi chúng ta có cái nhìn rộng rãi, tự nhiên là chúng ta sẽ để ý và tận tâm hơn với người khác. Ðây không phải là chuyện gì thiêng liêng và thần thánh. Chuyện giản dị chỉ là vì tương lai chúng ta tùy thuộc vào người khác rất nhiều. Quan điểm này không những thực tế mà nó còn là một thứ đạo đức thế gian. Giải quyết vấn đề bằng cách dùng sức mạnh là kết quả của chuyện coi nhẹ quyền hạn và quan điểm của kẻ khác. Con đường bất bạo động có tính cách nhân bản, vì nó đưa tới đối thoại và hiểu biết. Người ta chỉ đối thoại được khi có lòng kính trọng nhau, hiểu biết nhau trong ý hướng hòa giải. Ðây là cách sốngsao cho có ý nghĩa.

Bình thường khi nói về tinh hoa của đạo Bụt, tôi hay nói về chuyện ta cần giúp đở người khác, hoặc í t nhất, cũng không làm hại người khác. Ðó là điều căn bản của Phật pháp. Thực tếmà xét, đây cũng là điều chánh đáng. Nếu một cá nhân có liên hệ từ ái với người khác, thì lâu dài, thế nào người đó cũng trở thành một con người sung sướng hơn. Những hành động bất thiện dù cho có đem lại lợi lộc tức thì, nhưng trong thâm tâm, bao giờ bạn cũng cảm thấy khó chịu. Thái độ từ bi không phải chỉ thuần là những cảm xúc thương xót thụ động.

Trong xã hội cạnh tranh tân tiến này, đôi khi chúng ta sẽ phải cứng rắn. Nhưng chúng ta có thể cứng cỏi đồng thời vẫn từ bi. Khi một con người sống như vậy, tới cuối cuộc đời, tôi chắc chắn rằng họ sẽ chết mộtcách hài lòng, không tiếc hận. Trong quan điểm tâm linh, nghĩ tới cuộc đời hay niên kỷ dài dặc sẽ cho ta cái nhìn khác về sự chết. Trong ý niệmta sống qua nhiều kiếp, thì cái chết chỉ như thay đổi quần áo mà thôi. Khi áo quần đã cũ rách, chúng ta đổi lấy cái mới. Ðiều này ảnh hưởng tớithái độ của ta đối với cái chết. Nó làm phát khởi, biểu hiện quan niệm chết là một phần của cuộc đời. Tầng tâm thức thô thiển tùy thuộc vào bộ óc của chúng ta, nó chỉ tồn tại khi bộ óc còn làm việc. Ngay khi bộ óc ngưng là thần thức này ngưng. Trí óc ta là điều kiện để cho tầng tâm thức này biểu hiện. Nhưng phần lớn của tâm thức tinh tế thâm sâu tiếp tục hoạt động. Phần này vô thủy vô chung (không có bắt đầu cũng không cókết thúc).

2.- SỬA SOẠN CHO CÁI CHẾT: THỰC TẬP CHÁNH NIỆM

Khi chúng ta lìa đời, người khác có thể nhắc nhở ta nên rán nghĩ tưởng theo hướng tích cực cho tới khi phần tâm thức thô phù tan rã. Nhưng một khi vào tới tiềm thức tinh tế, thì chỉ có những nghiệp lực ta đã tạo ra giúp được ta mà thôi. Lúc đó rất khó có ai nhắc nhở ta thực tập được nữa. Vậy nên, điều quan trọng là ngay từ khi còn trẻ, ta phải có ý thức về cái chết và tập thói quen ứng phó với sự tan rã của tâm thức. Ta có thể tập được thói quen này qua cách quán tưởng dùng hình ảnh. Như thế thay vì sợ chết, ta sẽ cảm thấy háo hức khi nghĩ tới nó. Tasẽ thấy rằng khi sửa soạn cái chết từ nhiêu năm ta có thể đối diện với kinh nghiệm đó một cách tốt đẹp.

Khi bạn có thể đi vào vùng tâm thức sâu xa trong thiền quán, thì bạn có thể kiểm soát được cái chết của mình. Dĩ nhiên bạn chỉ đạt tới trình độ này khi đã tiến rất xa trong việc thực tập thiền quán. Trong Mật Tôngcó những phương pháp cao cấp như pháp "Chuyển Di Tâm Thức" (coi thêm trong cuốn Tạng Thư Sống Chết của Sogyal Rinpoche, Sư cô Trí Hải dịch, Thanh Văn xuất bản), nhưng tôi tin rằng điều quan trọng nhất khi chết làthực tập chánh niệm. Ðó là năng lượng mạnh nhất.

Dù trong thực tập hằng ngày, tôi quán tưởng tới chuyện chết và thực tập theo Mật tông chừng bày, tám lần trong một ngày, tôi vẫn nghĩ rằng khi chết, nhớ tới tâm chánh niệm là chuyện dễ hơn cả. Chánh niệm là một tâm thức rất gần gụi với tôi. Khi quán tưởng về cái chết, khi đã sửa soạn chuyện ấy, dĩ nhiên chúng ta cũng hết lo âu về nó. Dù tôi chưa thựcsự sẳn sàng đối diện với cái chết, nhiều khi tôi cũng tự hỏi không biếtmình sẽ ứng xử ra sao khi thực sự đối diện với chuyện này. Tôi biết chắc là nếu còn sống, tôi còn làm được thêm nhiều việc. Ý muốn sống cũngngang ngửa với sự háo hức của tôi về cái chết.

Xin nhớ rằng chết là một tiến trình để thực tập trong đạo Bụt. Có nhiều phương pháp: một là liên tục quán tưởng tới cái chết để làm tăng tinh thần không vướng mắc vào đời sống cùng cám dỗ của nó. Hai là thực tập tiến trình chết để làm quen với những tầng tâm thức khác nhau ta sẽ gặp khi chết. Khi tâm thô phù ngừng lại, tâm vi tế sẽ biểu hiện. Quán tưởng về cái chết quan trọng vì nó giúp ta tiến vào được tâm thức vi tế.

Chết khiến ta hiểu là cơ thể chúng ta có những giới hạn. Khi cơ thể ta không còn tồn tại được, ta chết đi và vào một cơ thể khác. Bản thể hay cái Ta, là kết hợp của thân và tâm ta sẽ còn tồn tại sau khi ta chếtdù cho khi đó cái thân ngũ ấm này không còn nữa. Cái thân vi tế thì vẫncòn. Theo quan điểm này, ta không bắt đầu cũng không hết hẳn, ta còn biểu hiện ra cho tới khi đạt tới quả vị Bụt.

3.- SAU KHI CHẾT

Dù sao thì ai cũng sợ chết. Chỉ trừ khi bạn thấy tương lai được bảo đảm vì bạn đã làm những nghiệp thiêïn trong đời này, khi chết đi có nhiêu nguy cơ ta bị sanh ra trong những điều kiện tệ hơn. Trong đời này,dù bạn mất quê hương, sống đời tỵ nạn, bạn cũng vẫn được làm kiếp người. Bạn vẫn có thể tìm được sự trợ giúp. Nhưng sau khi chết, bạn sẽ gặp những hoàn cảnh hoàn toàn khác. Những kinh nghiệm bình thuờng chúng ta thu thập được trong cuộc đời này không giúp gì được cho kiếp sau. Nếubạn không sửa soạn cho đúng cách, bạn có thể gặp những bất hạnh. Sửa soạn bằng cách huấn luyện tâm thức. Một trình độ luyện tập là ta tập nuôi dưỡng lòng thành thật, ý nguyện từ bi và các hành nghiệp hướng thiện, phục vụ tha nhân. Ở trình độ khác, bạn biết kiểm soát tâm ý của mình, một hình thức sâu xa hơn trong việc sửa soạn cho tương lai. Khi cóthể điều khiển được tâm ý mình thì đó là bạn đạt được mục tiêu chính của thiền tập vậy.

Những người không tin rằng sau khi chết còn có gì khác, thì nên coi cái chết như một phần của đời sống. Sớm hay muộn chúng ta đều phải đối diện với nó. Ít nhất như vậy, người ta có thể nghĩ tới cái chết một chuyện tự nhiên. Dù chúng ta cố tình tránh không nghĩ tới, thì chúng ta cũng không thể né cái chết. Ðối với vấn đề này, ta có hai cách: một là ta không nghĩ tới nó, dứt nó ra khỏi trí óc mình. Ít nhất, cái tâm ta tạm yên. Nhưng đây không phải là giải pháp thỏa đáng, vì vấn đề vẫn còn đó. Sớm muộn gì bạn cũng phải gặp nó. Cách thứ hai là đối diện với nó, nhìn sâu vào nó. Có những binh sĩ cho biết trước trận đánh họ sợ hãi nhiều hơn là khi lâm trận. Nếu bạn nghĩ tới cái chết, tâm trí bạn sẽ quen với ý nghĩ đó. Khi chuyện đó xảy ra, bạn sẽ ít bị đường đột và khó chịu. Vậy nên tôi cho rằng nói và nghĩ về chuyện chết có ích lợi hơn.

Ta cần sống sao cho có ý nghĩa. Trong kinh điển, cuộc đời được coi làvô thường như đám mây mùa thu. Sanh tử của chúng sanh cũng giống như các diễn viên ra vô sân khấu. Bạn nhìn thấy họ trong bộ áo mão này hoặc bọâ y trang khác. Trong một thời gian ngắn họ thay đổi y phục nhiều lần.Cuộc đời chúng ta cũng vậy. Ðời ta tàn đi cũng giống như tia chớp, giống như tảng đá lăn xuống vực sâu. Nước bao giờ cũng chảy xuống, khôngthể chảy ngược lên đồi cao. Ðời ta sẽ chấm dứt dù cho ta không nhận ra điều đó. Những người chấp nhận giá trị của sự thực tập tâm linh có thể nghĩ tới những kiếp trong tương lai, nhưng bình thường, ta chỉ để ý tới mục tiêu của cuộc đời sống này. Ðó là lý do khiến ta bối rối và bị vướngmắc vào luân hồi. Chúng ta lãng phí cả cuộc đời.

Ngay khi ra đời là ta đã đang tiến dần tới cõi chết. Vậy mà ta dùng cả cuộc đời để gom góp thức ăn, quần áo và bè bạn. Tới khi chết, ta bỏ lại tất cả những thứ này. Ta sẽ phải đi một mình qua thế giới khác, không có gì theo ta hết. Nếu ta có tu tập, đã in vài dấu vết tốt đẹp trong tâm ta thì đó là điều duy nhất có ích cho ta. Nếu không muốn mất thì giờ, muốn tu tập phần tâm linh, thì ta nên quán tưởng tới sự vô thường và cái chết của chính mình. Vì ngay từ khi mới sanh ra, cơ thể chúng ta đã là vô thường, đã bắt đầu bị hoại diệt.

Sự thực tập tâm linh không những đem lại lợi ích cho cuộc đời này, mànó còn mang lại an lạc cho các kiếp sau nữa. Một trở ngại của chuyện tutập là ta thường nghĩ mình sẽ sống rất lâu. Chúng ta giống như một người muốn định cư ở một chốn nào đó. Những người đó tự nhiên muốn thu góp của cải, xây cất nhà cửa, trồng trọt mùa màng. Trái lại những người để ý tới các kiếp trong tương lai sau khi chết thì giống như những ngườithích du lịch. Du khách chỉ sửa soạn để đáp ứng nhu cầu đầy đủ cho tới khi cuộc hành trình kết thúc. Kết quả của quán tưởng về cái chết giúp cho hành giả ít bị ám ảnh bởi chuyện đời như danh vọng, của cải, địa vị.Khi làm việc để đáp ứng những nhu cầu của đời sống này, người hay quán tưởng tới cái chết sẽ để thì giờ tạo ra những năng lượng có thể mang lạian bình và hạnh phúc cho các kiếp sau.

4.- QUÁN TƯỞNG VỀ CÁI CHẾT

Ta nên biết những lợi ích của quán tưởng về cái chết - và những thiệtthòi khi ta không làm những chuyện này. Khi suy ngẫm về vô thường và vềcái chết, ta sẽ có cơ hội tu tập. Ðiều này mở mắt cho ta. Trước hết khicó ý thức là sớm muộn gì ta cũng sẽ rời bỏ cõi đời này, ta sẽ để ý tới kiếp sau. Ý thức này tự nhiên sẽ đưa ta tới những truy tầm về tâm linh. Thứ nhì, quán tưởng về cái chết giúp cho ta kéo dài và tiếp tục việc tu tập. Trong mọi nỗ lực - dù về tinh thần hay thế tục - đều có những khó khăn cản trở. Sức mạnh của thiền quán về cái chết sẽ giúp bạn đối phó với những trở ngại đó. Cuối cùng, chính thiền quán lại là một nguồn khích lệ bạn thực tập cho thành công. Do thực tập, bạn sẽ để ý tới vấn đề sanh tử nhiều hơn, và khi loại trừ được những ý nghĩ, những hành độngdo vọng tưởng, bạn sẽ làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa.

Có nhiều điều bất lợi khi không nhớ tới cái chết. Khi không nghĩ tới nó, ít khi bạn chịu tu tập. Khi thiếu chánh niệm về cái chết, thì sự tu tập của bạn cũng chỉ phất phơ mà không có hiệu quả. Bạn sẽ bận bịu vì những chuyện đời này. Có những người đã thọ giới và tụng kinh mỗi ngày, nhưng vì họ không thiền quán về cái chết, khi có vấn đề, họ giống như người thường: chấp nhất, ghen tuông và giận dữ phát điên. Ngạn ngữ Tây Tạng có câu: "Khi no ấm và có ánh nắng mặt trời, bạn giống như một hành giả tu chứng. Nhưng khi có vấn đề, bạn mới lộ rõ con người thật của mình" Kinh nghiệm hằng ngày cho ta thấy rằng đa số chúng ta đều như vậy cả.

Khi không có ý thức về cái chết, chúng ta coi trọng mọi chuyện trên đời. Vì bị ám ảnh bởi danh vọng, địa vị và tiền tài, bạn ít khi nào chùng bước trước những hành động bất thiện. Người không nghĩ tới cái chết dĩ nhiên là không cần để ý tới những kiếp sau. Họ không trọng nhữnggiá trị tinh thần mà sẳn sàng suy nghĩ, hành động theo vọng niệm. Nhữngcon người như vậy là nguồn gốc gây đau khổ cho chính họ và cho người khác.

Nếu bạn quên là bạn sẽ chết, bạn sẽ chỉ nghĩ tới chuyện làm sao để sống một cuộc đời giàu có. Bạn quan tâm nhất là chuyện làm sao để có chỗở tốt, quần áo đẹp và thức ăn ngon miệng. Khi có cơ hội, bạn sẽ không ngần ngại đe dọa hay làm hại người khác. Hơn thế nữa, bạn còn cho là những hành động bất thiện đó chứng tỏ bạn là người có khả năng và hữu hiệu. Ðiều này chứng tỏ bạn không sợ hãi để nhìn về tương lai xa phía trước. Chúng ta ai cũng sẽ còn sống nhiều kiếp khác. Tương lai đó hoàn toàn tối đen, ta không thể biết được nó ra sao. Khi quên điều này, bạn sẽ thiên về những hành động có tính cách phá hoại.

Hãy nhớ tới Hitler và Mao Trạch Ðông một bên và phía bên kia là các thầy Milarepa, Tsong Kha Pa (các đại sư rất được kính nể tại Tây Tạng). Họ giống nhau ở chuyện cùng là người và đều thông minh. Nhưng ngày nay, Hitler và Mao Trạch Ðông thì bị khinh ghét, ai cũng phải giật mình vì những hành động tàn ác họ đã làm. Trong khi đó, ai cũng hướng về các thiền sư Milarepa và Tsong Kha Pa như những nguồn cảm hứng. Mọi người cầu nguyện các ngài với tín tâm và lòng thành khẩn. Ðó là những con người có tiềm năng như nhau nhưng hành động khác nhau. Hitler và Mao Trạch Ðông dùng trí thông minh của mình trong những hành động có mục đích phá hoại. Hai vị thiền sư thì dùng trí tuệ để xây dựng.

Nếu chúng ta để cho tâm trí ta bị những cảm xúc phiền trược kiểm soát, thì nó sẽ gây ra sự tàn hại trong nhiều kiếp sau. Kết quả là ta sẽchết trong tiếc hận. Khi còn sống, ta có thể được nhìn như những con người tu tập giỏi, nhưng sự thật ta chỉ tu bề ngoài. Chuyện kể một ngườitu tập tự cho là sau khi chết thế nào cũng được lên cõi phúc. Bỗng nhiên ông ta bị đau nặng. Biết mình thế nào cũng chết. Bạn ông nói: "Ðốivới anh thì không sao đâu, anh sẽ lên Niết bàn, chỉ có chúng tôi đây làmất bạn và không ai trợ giúp cho chúng tôi nữa thôi". Người tu tập giả tướng nói: "Nhưng nếu chúng ta không phải chết thì vẫn hơn". Lúc lâm chung ông ta không nghĩ tới tịnh độ, mà chỉ than thở về cái chết! Ý thứcvề cái chết có thể được triển khai bằng các phương pháp thiền quán thông thường. Trước hết bạn phải thực sự hiểu là cái chết chắc chắn sẽ xảy ra. Ðó không phải là vấn đề lý thuyết mà là một sự thật hiển nhiên quan sát được. Người ta tin rằng trái đất đã hiện hữu từ năm tỷ năm trong khi loài người chỉ mới có trong một trăm ngàn năm nay mà thôi. Trong suốt thời kỳ dài dặc này, có người nào mà chưa phải đối diện với tử thần? Chết là chuyện tuyệt đối không thể tránh được cho dù bạn trốn xuống dưới đáy đại dương hoặc bay bổng lên trời lồng lộng.

Dù bạn là ai, bạn cũng sẽ chết thôi. Stalin và Mao là hai người có thế lực nhất trong thế kỷ này. Nhưng họ cũng phải chết và họ đã chết trong sợ hãi và đau khổ. Khi còn sống họ cai trị một cách độc tài, chungquanh họ là những phụ tá và đầy tớ sẵn sàng nghe lệnh họ. Họ cai trị một cách tàn bạo, sẵn sàng hủy diệt tất cả những gì chống đối lại uy quyền của họ. Nhưng khi đối diện với cái chết, tất cả những kẻ mà họ tincậy, tất cả những điều họ dựa vào như quyền lực, khí giới, quân đội, đều không còn dùng được. Trong hoàn cảnh đó, ai cũng sẽ sợ hãi. Cái lợi của sự có ý thức về cái chết là nó giúp cho bạn sống một cuộc đời có ý nghĩa. Bạn sẽ thấy chuyện hòa bình và hạnh phúc quan trọng hơn những thúvui ngắn hạn. Tưởng nghĩ tới cái chết cũng như ta dùng một cái búa để phá tan những ham muốn và tình cảm bất thiện.

Khi chúng ta nhớ tới danh hiệu và những công trình của các bậc thầy từ Ðức Thích Ca Mâu Ni tới những vị thầy mới qua đời gần đây, ta có thể cả thấy như họ vẫn còn hiện diện trong ta. Nhưng coi lại thì các Ngài đãlên Niết bàn cả rồi. Chỉ còn lại ít xá lợi, một ít tro và xương. Ðối với đức Thế Tôn cũng vậy, ta chỉ còn thấy được chút xương và xá lợi tại những nơi ta tới hành hương Khi nhìn thấy những di vật này, ta đều muốn khóc.

Không còn một ai trong số các thánh nhân Ấn Ðộ sống tới ngày nay. Ta chỉ có thể đọc về cuộc đời các ngài trong sử sách. Chỉ còn lại những ghichép, những đoạn ngắn của ký ức. Các đại đế, các vị vua lớn đã thị uy trên thần dân của họ, khi đối diện với cái chết cũng đều mất hết sức mạnh. Vua nào cũng phải chịu thua. Nhìn vào lịch sử, ta thấy rằng chết là chuyện đương nhiên và phổ quát. Vô thường thực sự có mặt. Nhận thức này giúp cho ta tu tập khá hơn. Tất cả các đại lãnh tụ của thế giới, dù họ được yêu kính hay bị thù ghét, đều phải chết cả. Không ai có thể đánhlừa được thần chết. Hãy so sánh với tình trạng của bạn, bạn có bằng hữu, họ hàng và gia đình. Có người đã chết và bạn đã phải chấp nhận sự đau buồn ấy. Sớm muộn gì những người khác cũng sẽ phải đối diện với cùngvấn đề.

Một trăm năm sau, sẽ có người nói rằng Ðạt Lai Lạt Ma đã giảng dạy tại đây. Nhưng tất cả chúng ta hôm nay, sẽ không còn ai hiện diện nữa. Tòa nhà này có thể còn tồn tại hay đã sụp đổ. Thần chết cũng không kính trọng người nhiều tuổi. Nó giống như một cuộc xổ số tình cờ. Bình thườngthì người già đi trước người trẻ. Nhưng nhiều khi con cháu lại chết trước, để cho cha mẹ, ông bà phải làm đám ma chôn chúng. Nếu chúng ta cóquyền, chắc ta sẽ làm luật cấm ông trời không được để người trẻ chết đi. Họ chưa có đủ thì giờ vui hưởng cuộc đời. Nhưng luật tạo hóa không định ai sẽ chết trước, ai sẽ đi sau. Không có quân đội nào bắt được thầnchết. Người giàu có nhất cũng không mua nổi ông ta, người khôn ngoan nhất không thể đánh lừa ông.

5.- ÐỪNG ÐỂ TỚI NGÀY MAI

Chúng ta không ai không yêu quí con người mình. Chúng ta làm mọi cáchđể săn sóc cho chúng ta. Ðể khỏe mạnh và sống lâu, chúng ta ăn đồ bổ dưỡng, ta tập thể dục. Khi hơi đau yếu, chúng ta tới ngay bác sĩ và uốngthuốc theo toa họ cho. Chúng ta cũng làm những nghi lễ tôn giáo để cầu xin thoát được những rắc rối, khó khăn. Tuy vậy, cái chết vẫn đến với chúng ta một ngày nào đó. Khi cái chết tới, không ai có thể giúp được ta. Bạn có thể gối đầu trên chân Bụt, và đức Dược Sư có thể tới chữa lành bệnh cho bạn nhưng khi cái chết tới thì họ cũng đành bó tay Khi tuổi thọ đã hết, bạn phải đi thôi, cái chết chắc chắn sẽ tới đó là điều dễ hiểu. Cuộc đời chúng ta sẽ chấm dứt, không phân biệt chúng ta là ai đang sống nơi nào. Mỗi 24 giờ, ta lại mất đi một ngày. Mỗi 30 ngày, ta mất một tháng và mỗi 12 tháng, một năm lại qua đi. Cứ như vậy, cuộc đời ta rồi sẽ chấm dứt.

Chỉ khi ta cố gắng tu tập phần tâm linh thì mới sống cuộc đời hợp vớigiáo pháp. Chỉ sống thôi không đồng nghĩa với tu tập. Trong hai mươi năm đầu cuộc đời, ta cho là mình quá trẻ để tu tập. Hai mươi năm sau, tanói: "tôi sẽ, rồi tôi sẽ tu tập", nhưng ta vẫn không làm. Trong hai mươi năm nữa, ta nói : "Tôi không thể tu được, tôi không có cơ hội". Ta sẽ lấy lý do là vì đã quá già, mắt không nhìn rõ, tai nghe không tinh nữa. Cứ như thế, ta uổng phí cuộc đời ta. Ðiều lạ lùng là dù cơ thể chúng ta già, bịnh, kiệt lực, những phiền trược trong tâm ta vẫn còn nhưtươi nguyên. Chúng không bao giờ già đi. Ham muốn sinh lý có thể hết khi ta già lão nhưng những xúc cảm phiền não khác thì vẫn mạnh mẽ như xưa.

Khi còn là trẻ con chúng ta dùng thì giờ để chơi. Thời thơ ấu, tôi cónhiều bạn để chơi, nhất là những người lo quét dọn chỗ tôi trú ngụ. Thời đó, có một người vặn hỏi tôi về những màu sắc khác nhau, những đề tài sơ học về luân lý. Tôi không biết trả lời vì còn quá nhỏ. Tôi rất bực mình và quyết định phải học thật chăm. Khi 15, 16 tuổi, tôi bắt đầu nghĩ tới những tiến trình của con đường giác ngộ, nhưng sự xâm lăng của Trung quốc đã làm dở dang chuyện học hành của tôi. Tôi đã có tu tập cho tới khi tôi 25, 26 tuổi, đồng thời tôi phải thương thảo với người Hoa. Năm 25 tuổi, tôi trở thành người tỵ nạn phải sống lưu đày. Trong nữa cuối của thập niên 20 tới 30 tuổi, tôi học rất chăm chỉ. Hai mươi lăm năm đã qua, nay tôi đã vào thập niên sáu mươi rồi.

Tôi rất muốn tu nhưng cuộc đời của tôi bị xoay chuyển như vậy. Tôi chỉ được an ủi ở chỗ đức Ðạt Lai Lạt Ma thứ nhì Gendun Gyatso cũng phải bỏ dở công trình của ngài. Ngài vừa trông coi xây cất ngôi chùa tại Tashilhunpo vừa dạy học trò. Tiểu sử kể lại cho biết ngài bận rộn ra sao. Một bữa có người đệ tử nói: "Con mong được về núi tu luyện cho nghiêm chỉnh". Ngài buồn bả trả lời: "Khi ta còn ở ẩn tại Kangchen, ta không cần nhiêu thì giờ. Ta nghĩ nếu ta còn ở đó, thì ta đã tới bờ giác ngộ. Nhưng ta đã bỏ cơ hội đó để làm lợi ích cho nhiều người càng tốt, vì vậy mà ta xây tu viện Tashilhunpo này". Ðiều này là một an ủi cho tôi. Dù tôi không thể nghiêm mật tụng kinh, cầu nguyện hay nhập nhất, thì tôi cũng cố mang lợi ích tới cho nhiều người khác. Dĩ nhiên tôi có tu học nhưng tôi không để hết năng lực vào đó được vì còn bận nhiều côngviệc khác. Ðiều tôi muốn nói là: nếu bạn tu học thoải mái, vẫn vui hưởng những thứ khác, thì khó mà đạt đạo.

Gampopa ở với đại sư Milarepa, học hỏi và thiền định trong một thời gian dài. Tới lúc ông sắp đi Milarepa nói: "Ta còn có một điều nữa để chỉ cho con, nhưng có lẽ bây giờ chưa phải lúc". Gampopa trả lời: "Xin thầy hãy dạy con, tất cả những gì thầy có, hãy truyền cho con". Nhưng Milarepa từ chối và Gampopa ra đi. Rồi Milarepa gọi với theo: "Hãy khoan, vì con như con của ta, vậy thời ta cho con bài học chót". Nói xong, ngài vén áo, cho Gampopa thấy cái mông chai cứng của ngài, chứng tỏ ngài đã ngồi tu thiền cực kỳ nghiêm mật. Ngài thêm: "Nếu con thật sự kiên trì, con sẽ đạt tới quả vị Bụt trong đời này. Ðược hay không tùy theo công phu tu học của con thôi".

6.- CÁI CHẾT TỚI BẤT NGỜ

Khi phát triển ý thức về cái chết, bạn cũng nên biết là thần chết tớilúc nào ta không thể đoán biết được. Ðiều này được diễn tả trong câu tục ngữ sau đây: "Ngày mai hay kiếp sau, bạn không thể biết cái nào tới trước". Chúng ta ai cũng biết một ngày nào cái chết sẽ tới. Vấn đề là chúng ta luôn luôn nghĩ nó sẽ xảy ra trong tương lai mà thôi. Lúc nào tacũng bận rộn chuyện đời. Vậy nên ta rất cần quán tưởng tới chuyện cái chết sẽ tới bất ngờ. Kinh điển viết rằng cuộc đời ta không biết chắc dàibao lâu. Cái chết không theo quy tắc hay luật lệ nào hết. Ai cũng có thể chết bất kỳ lúc nào, dù họ già hay trẻ, giàu hay nghèo, khỏe hay bệnh. Ta không thể biết gì về chuyện này. Người khỏe mạnh có khi lại chết bất ngờ trong khi kẻ nằm liệt giường lại còn sống khá lâu.

So sánh những lý do gây ra cái chết với những điều kiện giữ lại sự sống, ta sẽ hiểu vì sao ta không thể biết trước cái chết. Ta thường coi cơ thể mình là mạnh mẽ, sẽ còn tồn tại lâu. Nhưng thực tế làm ta thất vọng. So với đá và thép, thân thể con người thật yếu ớt, mong manh. Chúng ta ăn uống để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, để sống còn, nhưng nhiều khi thực phẩm làm cho chúng ta bệnh và dẫn ta tới cái chết. Không có gì bảo đảm cho ta sống hoài được. Những công trình của khoa học và kỹ thuậttân tiến diễn tả rất rõ ràng ý muốn của loài người là được sống đầy đủ và phong phú hơn. Nhưng chúng ta nắm lấy những tiện nghi mới, coi chúng như là những dụng cụ để duy trì đời sống. Xe hơi, tàu thủy, xe lửa, máy bay là để làm cho đời sống ta dễ chịu và tiện nghi hơn. Nhưng những thứ này nhiều khi lại gây phiền trược cho tâm thần ta. Cái chết vì tai nạn giao thông có tỷ số cao ở khắp mọi nơi. Chuyện này có nghĩa gì với chuyện chúng ta mong di chuyển nhanh và an toàn? Khi bị tai nạn, người ta chết tức khắc, không hề được báo trước. Dù ta cố sức tạo ra an toàn, mạng sống ta vẫn bị đe dọa. Ta không thể biết lúc nào cái chết sẽ tới khi đi du lịch.

Chết hay cuộc đời chấm dứt là một điều kinh sợ. Tệ hơn nữa, tất cả những gì chúng ta có trong cuộc đời này - của cải, quyền hành, danh vọng, bạn bè và gia đình - không có gì giúp được ta. Bạn có thể là một vị tướng lãnh quyền uy có lực lượng quân đội vĩ đại sau lưng, nhưng khi chết thì họ cũng không bảo vệ được bạn. Bạn có thể giàu sang, mua được bảo hiểm y tế loại tốt nhất, nhưng chung cuộc, bạn vẫn không thể mướn chuyên viên thượng thặng nào để ngăn chận được cái chết. Khi bạn phải rời bỏ thế gian này, bạn phải bỏ hết của cải lại, bạn không thể mang theo xu nào hết. Người bạn thân nhất cũng không thể đi theo bạn. Bạn sẽ phải sang thế giới khác một mình. Chỉ có những kinh nghiệm tu tập giúp được bạn mà thôi.
Mao và Stalin là những lãnh tụ có rất nhiều quyềnlực. An ninh vây quanh họ rất chắc chắn, người thường không thể gặp được họ. Tôi còn nhớ rõ khi còn ở Bắc Kinh, lần nào tôi cũng gặp Mao trong cùng một căn phòng đó. Nhân viên an ninh đứng ngay cửa, ngó vào chúng tôi không rời mắt. Nhưng khi cái chết tới, thì sự an ninh đó khôngcó giá trị chi hết. Tương tự như vậy, tôi tin là có nhiều người muốn hysinh mạng mình để đổi lấy an toàn cho Ðạt Lai Lạt Ma, nhưng khi cái chết tới với tôi, thì tôi phải lo lấy. Là Ðạt Lai Lạt Ma cũng không hơn gì. Khi nói tôi là tu sĩ có nhiều tín đồ thì cũng không giúp thêm chi hết.

Bây giờ ta coi ông triệu phú, khi chết của cải chỉ làm ông ta đau đớnkhổ sở. Trong những giờ phút cuối, người giàu có thường phải lo lắng nhiều hơn. Mọi sự vuột ra khỏi tầm tay kiểm soát của họ. Thêm vào nỗi đau đớn thể chất, tâm hồn họ bối rối hơn bao giờ hết. Nghĩ cách phân chia tài sản, sẽ cho ai những cái gì - lại làm cho họ thêm lo âu. Ðây không phải là chuyện triết lý mà là chuyện thường ngày. Ðiều căn bản là ta phải quán tưởng về những chuyện này để hiểu rằng khi chết thì của cảilà thứ vô giá trị.

Khi bạn còn sống, bạn bè và bà con có vai trò rất quan trọng đối với bạn. Bạn coi trọng họ và có cảm tình nồng hậu đối với họ. Có người trở thành thân yêu tới nỗi bạn tưởng như mình không thể sống thiếu họ. Nhưngkhi bạn chết, họ cũng chẳng giúp được gì! Một vài người sẵn sàng làm bất cứ chuyện gì cho bạn, nhưng trong lúc đó, họ vô phương. Họ chỉ có thể cầu nguyện cho kiếp sau của bạn. Quả vậy, thay vì giúp ích, thì bạn bè, thân quyến thường gây ra nhiều khổ đau cho người sắp chết. Khi phải nằm liệt, kiệt sức trên giường mà còn lo cho tương lai của gia đình, quảlà chuyện khổ tâm cho bạn. Bạn lo không biết chuyện gì sẽ xảy ra sau khi bạn chết đi.

7.- NGHIỆP THIỆN LÀ BẠN DUY NHẤT

Cái thân thật quý giá đối với bạn. Nó đã từng là người đồng hành đángtin nhất từ khi bạn biết nghĩ. Bạn đã làm đủ cách để chăm sóc nó một cách tối hảo. Bạn nuôi cho nó không bị đói, bạn cho nó uống khi khát, bạn nghĩ khi nó mệt. Bạn đã sửa soạn làm mọi chuyện, bất kỳ chuyện gì đểbảo vệ nó và lo cho nó được dễ chịu. Nói đúng ra thì cái thân nó cũng phục vụ bạn, nó luôn luôn hiện diện để giúp bạn đạt những mong cầu. Coi trái tim đã thấy nó mầu nhiệm tới đâu? Nó đập liên hồi không bao giờ nghĩ bất kể là bạn làm gì, khi thức hay khi ngủ. Nhưng khi cái chết tới,cơ thể bạn chịu thua. Tâm và thân tách rời ra, cái thân quý giá của bạntrở thành một cái thây ghê rợn. Vậy thời đối diện với cái chết, của cải, bạn bè, thân quyến và cả cái thân bạn không giúp gì được bạn. Chỉ có những hành nghiệp thiện mà bạn đã gieo trồng trong dòng tâm thức nó giúp bạn đối diện với thế giới bí ẩn ấy mà thôi. Ðó là lý do khiến cho sự tu tập có thể giúp bạn sống một cuộc đời có ý nghĩa.

Nói chung, người ta không thích nói tới cái chết. Nhưng nó đâu có biến mất khi chúng ta nhắm mắt lại hay xua đuổi nó ra khỏi tâm trí ta? Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, một ngày kia ta sẽ phải trực diện với nó. Vậy nên muốn chuẩn bị, ta nên tập quán tưởng về cái chết. Nghĩa là ta tưởng tượng ra tiến trình của cái chết. Ta chỉ có thể nhờ thiền quán làmcho tiến trình quan trọng này được tốt đẹp và cá biệt mà thôi. Ðể có kết quả, bạn nên thiền quán về tiến trình chết sau khi đã quán rằng cái chết chắc chắn sẽ xảy ra. Chuyện thực tập sẽ cho bạn sức mạnh của tâm linh khi cái chết xảy ra.

Như chúng ta đã bàn luận, cái chết có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Không có một dấu hiệu đặc biệt nào để biết con người đó sẽ chết ra sao. Cái chết tới khi dòng sinh mệnh của họ đã hết. Hoặc nó có thể xảy ra khicó một tai nạn bất ngờ. Có thể bắt đầu là bạn bị đau ốm. Dĩ nhiên bạn tới bác sĩ và ông ta sẽ kê toa thuốc. Nhưng lần này hầu như mọi chuyện khác đi; thuốc hầu như không công hiệu rồi bạn có lẽ sẽ làm lễ và cầu nguyện. Ðiều này thường thay đổi tình trạng sức khỏe của bạn, nhưng lần này bạn lại bị đau nặng hơn. Tệ hơn nữa là bác sĩ kỳ này không định rõ được bệnh của bạn, vì nó lên xuống bất thường. Vấn đề kéo dài, bạnphải nằm bệnh viện lâu hơn và mệt hơn. Hình như hy vọng lành bệnh ngày càng mờ nhạt. Dù đệm êm cũng làm cho bạn khó chịu, và sau nhiều cơn đau, thânbạn như bị tê cứng.

8.- TIẾN TRÌNH CHẾT

Tâm thức của con người sắp chết ra sao? Sau khi bị đau ốm lâu ngày, tâm thức bạn sẽ trở nên lỏng lẻo. Có thể trước đây bạn là người rất thông minh và năng động, nhưng nay tâm bạn trì trệ trí nhớ cũng không còn. Có những lúc bạn quên cả tên của các thân nhân kề cận. Khi cơn đau ghê gớm nổi lên bạn không còn cả sức để mà cầu nguyện nữa. Trong tình trạng bi quan đó, bạn bắt đầu mất hết hy vọng, khiến cho ý muốn sống bị lay chuyển. Bạn cũng bắt đầu tự hỏi không biết mình có thể lành bệnh được chăng, tại sao mình lại bị đau khổ nhiều vậy? Gia đình và bằng hữu thương cảm khi thấy bạn không chết và cũng không khỏi bệnh. Nhưng càng ngày người ta càng thờ ơ không chú ý tới bạn nhiều nữa.

Thân bạn từ từ mất nhiệt lượng và bạn cứng ra như một khúc gỗ. Các vịđại sư đã từng nói: bữa ăn chót của bạn chỉ là vài viên hay vài muỗng thuốc bạn phải nuốt một cách khó khăn. Những lời nói chót mà bạn nghe được có lẽ là bài kinh hay lời than khóc. Không có những lời lẽ dễ thương. Nếu bạn giàu có, có thể tâm bạn còn bận bịu về nhà cửa, về nhữngsố tiền mà người ta còn nợ bạn, hay về cách phân chia của cải cho ngườithân. Tâm bạn đầy rẫy những lo âu đau khổ không diễn bày được. Bạn rán thều thào nói vài câu, nhưng khó ai nghe nỗi. Lúc đó khả năng phát âm của bạn đã hỏng, chỉ có cặp môi mấp máy. Cảnh tượng thật là thê thảm tộinghiệp.

Trong tình trạng đáng thương đó, các thành tố hay tứ đại (đất, nước, gió, lửa) của thân thể bạn bắt đầu tan rã. Bạn có thể thấy nhiều ảo giáckhác nhau, bạn thấy như bị té từ trên cao và bị chôn vùi dưới đất hoặc bạn cảm thấy như bị đốt cháy. Khi thủy đại tan rã, mắt và mũi bạn như bịép chặt lại, lưỡi khô khốc. Khi thổ đại tàn hoại, thân thể bạn như bị ép mỏng xuống. Hỏa đại ra đi khiến thân bạn lạnh dần. Khí đại tan rã làmcho bạn không còn cử động được và thở rất khó khăn. Bạn bắt đầu thở gấpvà ngắn hơi, cho tới khi thở ra dài một hơi chót như dây đàn vĩ cầm bị đứt. Tim ngừng đập và chỉ trong vài phút bộ óc cũng ngưng hoạt động. Y khoa coi như bạn đã chết.

Theo y khoa hiện đại, sau khi phổi ngừng thở và tim ngừng đập chỉ vàiphút sau là bộ óc cũng ngưng. Nhưng theo Phật giáo, còn có bốn giai đoạn tiếp theo nữa. Không có dấu hiệu gì ở bên ngoài mà chỉ là những cảmthọ và hiện tượng nội tại. Trong mỗi giai đoạn, bạn nhìn thấy một thứ ánh sáng khác nhau. Ðầu tiên là ánh sáng trắng, rồi đỏ, rồi đen và sau cùng là cảm giác thênh thang của không gian vô tận, một thứ ánh sáng trong suốt. Dù tầng thô của tâm thức đã ngưng hiện hữu, tầng vi tế của nó chưa thoát ra khỏi cơ thể ta. Khả năng trụ vào vùng ánh sáng trong suốt tùy thuộc khả năng định tâm của các thiền giả tu tập đã lâu, nhưng cũng có khi do tình cờ, người ta vào được cảnh giới này. Thiền sư Ling Rinpoche, thầy tôi, là một thể nghiệm lớn của một cao tăng có định lực hùng mạnh, an trú trong ánh sáng trong suốt thật lâu. Trong mười ba ngàysau khi viên tịch ngài ở trong trạng thái đó, cơ thể vẫn tươi đẹp.

9.- HÀNH LÝ MANG THEO KHI CHẾT

Khi sống bạn phải cực nhọc kiếm ăn và tiền tài, nhưng chết đi, bạn phải lìa bỏ hết thảy. Ai biết rõ được những người thừa kế sẽ tiêu dùng tiền của mình ra sao? Trong mấy ngày đầu, có thể con cháu còn buồn vì tang chế, nhưng sau vài ngày, chúng có thể đã cãi nhau tranh dành phần hơn thua. Ðời sống bạn sẽ qua đi như vậy. Nếu bạn đi thăm nghĩa trang hay lò hỏa táng, bạn nhìn vào những người đã chết, cơ thể bị tàn hại, sẽthấy mình cũng chẳng khác gì. Ðây là cách quán về vô thường. Nhưng khi chết đi, bạn sẽ không biến mất hoàn toàn như đám cỏ khô bị cháy mà bạn sẽ tiếp tục đi tới. Kiếp sau của bạn sẽ khá hay tệ hơn, hoàn toàn tùy thuộc vào sự tu tập mà bạn đã làm. Bạn có tin là mình sẽ được sanh ra trong cảnh giới khá hơn không?

Nếu không quán tưởng về cái chếtsắp xảy ra, ta sẽ không nhớ tu tập. Ðó là người hướng dẫn cho ta đi vàomột cuộc du kịch, tới một nơi ta không hề biết trước. Trong đời sống cũng vậy, khi tới một nơi lạ lẫm, ta thường phải hỏi người đã đi nơi đó rồi. Ta mang theo bản đồ, dự tính sẽ ngừng ở đâu, nghỉ nơi nào và mang theo những thứ gì. Nhưng khi ta di sang kiếp sau, là nơi hoàn toàn xa lạ, thì những kinh nghiệm bình thường trong đời này không giúp ta được bao nhiêu. Hướng dẫn viên duy nhất là sự thực tập của ta. Ðiều này khôngcó nghĩa là ta mang theo nhiều kinh điển, nhưng tâm thức ta phải được sửa soạn và chuyển hóa.

Những điều tu tập nào sẽ giúp ta đi sang một thế giới mới? Ta có thể tin chắc đó là những nghiệp thiện ta đã làm. Phương cách hay nhất là sống theo Thập thiện (10 điều tốt), tránh mười nghiệp ác. Nếu chúng để lại những dấu ấn thiện trong tâm ta, nhất là nếu khi chết ta giữ được tâm thức cho tốt lành, thì chắc chắn ta sẽ được tái sanh trong cảnh giớikhá hơn. Kiếp sau sẽ tùy theo những hành nghiệp ta đã làm. Nghiệp tạo ra khi ta chết (Cận tử nghiệp) sẽ có ảnh hưởng trước tiên.

Nhớ rằng chánh niệm luôn luôn giúp cho tâm ta được thanh tịnh, an lành, ngay cả lúc lâm chung. Thực tập để có tâm tỉnh thức sẽ giúp ta giữđược chánh niệm khi chết, và được tái sanh vào kiếp tốt hơn. Theo quan điểm Phật giáo, khi ta sống đời thường ngày với chánh niệm, ta sẽ có thói quen tốt, và chính tâm tỉnh thức này sẽ giúp ta đối diện với cái chết. Khi lìa đời, ta sẽ có tâm thiện hay không, tùy theo ta có thực tậphay không khi còn sống. Ðiều quan trọng là ta nên sống hằng ngày sao cho cuộc đời có ý nghĩa, tâm tư luôn luôn lạc quan, nồng hậu và hạnh phúc.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/03/2014(Xem: 7584)
Đức vua Milinda quyền uy hiển hách, vang bóng một thời, khi đối thoại với tỳ-khưu Nāgaseṇa, nhà vua đã tự tướt bỏ cái lốt “vương giả” để xin được hầu chuyện như một bậc “trí giả”.
18/03/2014(Xem: 14850)
Phật dạy bậc đại nhân có tám điều giác ngộ. Điều thứ nhất, giác ngộ cuộc đời là vô thường, vũ trụ mênh mông tạm bợ. Gốc của bốn đại vốn không thật, trống rỗng nhưng nếu chúng ta không biết, chấp nó là thật thì sẽ dẫn đến đau khổ. Tập hợp năm ấm là vô ngã, sinh diệt thay đổi không ngừng, không thật và không có chủ thể. Tâm này là cội nguồn phát sinh điều ác, thân này là nơi tích tụ tội lỗi. Người hay quán chiếu được như thế dần dần sẽ thoát khỏi sanh tử.
18/03/2014(Xem: 8166)
Nhìn lại giữa cuộc đời, có người học lực trung bình khá, không giỏi lắm, thi rớt đại học, nhưng có điều kiện và có một trình độ nhất định nên quý vị mở công ty, làm giám đốc, tương đối thành đạt. Song song đó cũng có một ít người khác học cùng khóa thi đỗ điểm rất cao, sau đại học ra trường chỉ đi làm thư ký cho người giám đốc bạn mình để có lương chừng mực.
18/03/2014(Xem: 8477)
Buối sáng đầu tháng ba ở Bắc Đức. Thường những ngày này trong những năm trước tuyết vẫn còn đổ, có khi còn ngập cả sân. Năm nay hơi lạ, trời đã ấm như vào xuân. Bầu trời đã bắt đầu tỏa sáng, tôi thức dậy từ lúc 5 giờ sáng và chuẩn bị cho một ngày đặc biệt: dự Lễ Quy Y của người bạn Đức, anh Olaf Beuchling.
17/03/2014(Xem: 10846)
Chúng con thay mặt TV TT Thích Tâm Phương và Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội thuộc GHPGVNTN Hải Ngoại Úc Châu, TT Thích Nguyên Tạng, Phó Trụ Trì TV Quảng Đức, đã đến ủy lạo tặng quà xuân Giáp Ngọ cho 300 đồng nghèo tại 3 Chùa (Niệm Phật Đường Bình Điền, Niệm Phật Đường Bình Thành & Niệm Phật Đường Lại Ân) ở Thừa Thiên Huế (do HT Thích Khế Chơn hướng dẫn) và 200 hộ nghèo neo đơn tại Chùa Long An (TT Thích Hải Tạng trụ trì) tại Quảng Trị. Mỗi phần quà trị giá 300 ngàn đồng VN, bao gồm 100 ngàn đồng tiền mặt, 1 thùng mì và 10 kg gạo. Kèm đây là vài hình ảnh của ngày ủy lạo phát quà tình thương, do phóng viên nhiếp ảnh Nhật Hưng-Tâm Chánh thuộc trang nhà Quảng Đức ghi nhận được
16/03/2014(Xem: 7121)
Kinh Phật không nói về chân lý, đúng-sai, yêu thương - hận thù hai mặt. Cho nên Phật không làm quan tòa để phán xử ai. Muốn biết đúng-sai, có tội hay không có tội xin tới tòa án, luật sư, đừng tới Chùa, đừng hỏi Phật.
16/03/2014(Xem: 6687)
Đây là vị đệ tử cư sĩ của Đức Phật, vị ấy sống tại gia. Vị ấy đã thiết lập niềm tin vững chắc trong sự tỉnh thức của Đức Phật. Vị ấy sống tự rèn luyện từ hành động và lời nói, cử chỉ của mình. Vị ấy sống biết hổ thẹn, xấu hổ, thấy lổi của mình trong những việc nhỏ nhặt. Vị ấy sống nuôi dưỡng tâm từ đối với tất cả loài hữu tình. Vị ấy sống rộng lượng, biết hy sinh và cho đi.
16/03/2014(Xem: 7985)
Berzin sinh tại Paterson, New Jersey, Hoa Kỳ. Ông nhận bằng cử nhân năm 1965 tại Khoa Nghiên cứu Đông phương học, Đại học Rutgers liên kết với Đại học Princeton], nhận bằng Thạc sĩ năm 1967, bằng Tiến sĩ năm 1972 của Khoa Ngôn ngữ học Viễn đông (Hoa ngữ) và Khoa Nghiên cứu Ấn Độ và Phạn ngữ, Đại học Harvard.
16/03/2014(Xem: 7664)
Như những con người, tất cả chúng ta giống nhau; xét cho cùng tất cả chúng ta thuộc cùng một hành tinh. Tất cả chúng sinh có cùng bản chất tự bẩm sinh là muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Tất cả chúng ta yêu mến chính mình và khao khát điều gì đấy tốt đẹp.
15/03/2014(Xem: 14543)
“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì. Trái lại nếu tôi tin, tôi có thể làm thì sớm muộn gì tôi cũng sẽ thành tựu như ý muốn”. Thánh Ghandi *
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]