Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Hiếu hạnh

02/01/201107:33(Xem: 6925)
17. Hiếu hạnh

17. Hiếu hạnh

Đức Phật có dạy: Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Đó là một lời dạy từ bi thâm thúy vô cùng.Qua đó, Ngài muốn nhắc nhở cho tất cả những người con phải biết sống cóhiếu hạnh. Nếp sống hiếu hạnh là nếp sống có văn hóa, là nếp sống có đạo đức. Văn hóa đạo đức là ý nghĩa cao quí nhất của đời người. Nếu sốngthiếu văn hóa đạo đức thì uổng cuộc đời, không có ý nghĩa. Vì vậy nên tiền nhân của chúng ta đã có biết bao nhiêu lời căn dặn để lại trong ca dao tục ngữ:

Nào là:

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Hoặc là:

Có ông bà mới có ta,
Ông bà là gốc, mẹ cha là cành,
Thân ta như thể lá xanh,
Nhờ gốc tiếp nhựa, nhờ cành dưỡng nuôi,
Con người có tổ có tông,
Như cây có gốc,như sông có nguồn.

Qua những lời ca dao tục ngữ ấy, chúng ta biết rằng người sống hiếu hạnh đó là một người sống với một nếpsống văn hóa, là một nếp sống đạo đức của dân tộc Việt Nam chúng ta. Cho nên người nào thể hiện được hiếu hạnh của mình chừng nào đối với chamẹ thì người đó biết sống và người đó thực là một người Phật tử, một người Việt Nam.

Công ơn cha mẹ sâu dày vô kể cho nên Đức Phật đã dạy: Có hai hạng người khó đền ơn cho hết được: đó là cha với mẹ. Nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ đi xa ngàn dặm, cung phụng đủ mọi thứ thức ăn, áo mặc, thuốc men, chăn mền, thậm chí cha mẹ tiểu tiện trên vai mình, người con vẫn vui vẻ, như thế cũng chưa đền đáp được công ơn sinh thành của cha mẹ. Thế cho biết công ơn sinh thành cha mẹ lớn lao, vì tận tụy nuôi dưỡng, săn sóc thương yêu đùmbọc người con từ khi mới lọt lòng bơ vơ. Chính tình thương đó là một tình thương vô tư, một tình thương không tính toán, một tình thương đậm đà, không xiết kể. Từ tình thương đó mà có bao nhiêu sự công khó cha mẹ dành dụm cho con, để cho con được khôn lớn, để cho con được học hành, đểcho con được sung sướng ăn mặc dầu cha mẹ lắm khi vất vả khổ sở. Cũng có những trường hợp vì con mà cha mẹ phải làm những điều tội lỗi, vì conmà cha mẹ phải sa đọa, nếu người con không biết tới những điều đó thì người con đó thật là vô tình, thật là bất hiếu. Vô tình bất hiếu tức nhiên không xứng đáng làm người, ngược lại, có tình có hiếu chừng nào thì công hạnh con người càng xứng đáng chừng nấy. Nên gia đình nào có cha lành, có con thảo thì chính đó là một gia đình hạnh phúc. Nhưng làm sao để có được cha lành, làm sao để có được con thảo nếu không biết tu? Làm cha không biết tu, làm mẹ không biết tu, bị rượu chè cờ bạc lôi cuốnthì khó mà đem hết cái lòng từ nuôi nấng dạy dỗ con mình. Còn nếu ngườicon không biết tu, bị rượu chè, lôi cuốn thì cũng khó lòng mà yêu thương hiếu kính với cha mẹ mình. Cho nên Đức Phật đã dạy: Trong gia đình nào có người con biết tu, biết bố thí, biết ái ngữ, biết lợi hành, biết đồng sự thì gia đình đó được sự hiếu kính của con. Gia đình nào không có người con biết tu, không bố thí, không ái ngữ, không lợi hành, không đồng sự thì gia đình đó cha mẹ không hưởng được sự hiếu kính của con.

Như vậy cái hạnh phúc gia đình ở chỗ nào, chính là ở nơi cha lành con thảo. Nếu cha không lành con không thảo, tức gia đình đó khó nói rằng có hạnh phúc, có an vui. Nếu ai thể hiện được lòng hiếu hạnh chừng nào, chính là đem lại sự an vui hạnh phúccho gia đình chừng nấy.

Hôm nay quí vị vừa xuất gia vừa tại gia, sanh trong một gia đình có hiếu hạnh, biết tôn thờ Tam bảo, và cũng đã nhớ lời Đức Phật dạy, thấm thía những lời ca dao tục ngữ của tiền nhơn, thiết lễ trai tăng cúng dường để cầu nguyện ơn Tam bảo gia hộcho tiên vong của mình được siêu thăng lạc quốc. Trước lời thỉnh cầu hôm nay, chư Tăng hiện tiền sinh nhứt tâm cầu nguyện Tam bảo gia hộ cho các tiên linh quí Phật tử tội chướng tiêu trừ, phước trí tăng trưởng, sớm vãng sanh cực lạc thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/05/2012(Xem: 7851)
Bà Cụ nhà tôi và nhà tôi chuyên tu Tịnh Độ. Mỗi ngày bà cụ ít nhất ba lần công phu niệm Phật. Nhà tôi ít nhất mỗi ngày một lần, từ 5 giờ đến 7 giờ sáng. Khi nghe bàn đến chuyện Tịnh Độ thì nhà tôi như rồng gặp mây, thao thao bất tuyệt, cho rằng mình đã đi đúng đường, vì căn cơ thấp nên không thể hành trì thiền quán mà chỉ biết trì danh niệm Phật, tụng kinh bái sám, để một ngày nào đó được vãng sinh vào thế giới Cực Lạc.
02/05/2012(Xem: 5985)
Lớn lên, mang trong mình trái tim thương yêu đạo pháp thiết tha, tôi luôn ghi đậm hình ảnh mùa Phật Đản Phật lịch 2508-1963 đầy tự hào nhưng cũng nhiều hoài vọng...
02/05/2012(Xem: 6981)
Hằng năm, cứ vào dịp đến những ngày tháng tư âm lịch, lòng tôi lại dâng lên một niềm hân hoan khôn tả; niềm vui ấy chính là khoảnh khắc đón chờ đến ngày Phật đản...
02/05/2012(Xem: 9501)
Nói về pháp khí, nhạc khí của Phật giáo là nói đến chuông, trống và mõ. Trong ba pháp cụ đó. Tiếng chuông chùa đã gợi nguồn cảm hứng không ít cho những văn, thi sĩ. Hiện nay rất ít tài liệu nói về nguồn gốc của chuông, trống và mõ. Sự kiện trên khiến các học giả nghiên cứu về chuông, trống, mõ gặp trở ngại không nhỏ.
28/04/2012(Xem: 4907)
Lịch sử Phật giáo nói rằng: Vừa sinh ra, Thái tử Tất Đạt Đa đã đi bảy bước, dưới mỗi bước chân nở một đóa sen nâng gót. Đến bước cuối cùng một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, Ngài dõng dạc cất cao tiếng sư tử hống rồi nói bài kệ:
28/04/2012(Xem: 6901)
Tôi chỉ muốn nói với cháu rằng, các cháu thật sự là thế hệ mới của thế kỷ 21 này. 11tuổi? Nên tôi nghĩ cháu sinh ra vào lúc bắt đầu của thế kỷ này. Thế hệ của tôi thuộc vào thế kỷ trước. Thế kỷ ấy đã qua rồi. Nên chúng ta đã nói lời chào giả biệt, bye bye. Thế nào đi nữa, tôi nghĩ thế hệ của tôi thuộc thế kỷ đã qua, đã cống hiến nhiều cho thế giới, nhưng cũng gây ra nhiều rắc rối cho nhân loại. Tôi muốn nói với quý vị một điều. Thế kỷ trước đã có nhiều thành tựu kỳ diệu, nhưng cũng là thế kỷ của những cuộc tắm máu. Do vậy, thế kỷ 21, một cách căn bản, logic, đừng có những cuộc tắm máu nữa.
27/04/2012(Xem: 6734)
Trong một quyển sách nhỏ mang tựa đề "Phật Giáo nhập môn" (ABC du Bouddhisme, nhà xuất bảnGrancher, 2008), tác giả Fabrice Midal đã dành một chương để trình bày về vấn đềĐạo Đức và các Giới Luật trong Phật Giáo. "Tam giới" hay "ngũ giới"là những gì khá sơ đẳng và "quen thuộc" ít nhất là đối với những ngườitu tập đang bước trên Con Đường, thế nhưng dưới ngòi bút của Fabrice Midalchúng ta cũng sẽ khám phá ra một vài góc nhìn thật mới lạ.
26/04/2012(Xem: 7585)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
25/04/2012(Xem: 7350)
Hình ảnh Bồ Tát sơ sinh đứng trên quả địa cầu thật có nhiều ý nghĩa: Bồ Tát vào đời với nguyện lực khai sáng cho đời và hoàn thiện Ba La Mật...
22/04/2012(Xem: 6898)
Bởi con đã có được thân người quý giá này, với những tự do và thuận duyên Xin hãy cho con thành tựu các giáo lý quan trọng nhất!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567