Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Cầu thấy Phật

02/01/201107:23(Xem: 6595)
7. Cầu thấy Phật

7. Cầu thấy Phật

Tự tánh chơn như bản lai thanh tịnh là chơn Phật; tà kiến, tham, sân, si là ma vương. Tà mê là khi ma vương ở trong nhà, chánh kiến là khi Phật ở trong ta. Cho nên trong tâm tánh phát sanh những điều tà kiến, tham, sân, si, tức là ma vương tự do qua lại; nếu chánh kiến phát hiện trừ hết tham, sân, si, tức thời ma biến thành Phật, giả hóa thành chơn.

Pháp thân Phật, báo thân Phật, hóathân Phật, ba thân ấy vốn là một thể, nếu thấy được tự tánh chơn thật thanh tịnh, tức là chính nhơn thành Phật Bồ-đề. Tự tánh chơn thật thanh tịnh vốn từ hóa thân mà sanh và thường ở trong hóa thân; do tự tánh khích sử, tác động hóa thân thực hành chánh đạo, vậy sau mới viên mãn chơn tánh, không cùng không tận.

Dâm tánh vốn là nhân của tịnh tánh; trừ hết dâm tánh tức thành tánh thanh tịnh; tự trong tâm tánh của mình xa lìa ngũ dục mà thấy được chơn tánh thì chỉ trong giây lát tức làchơn rồi.

Ngày nay nếu chỉ gặp đặng pháp mônĐại thừa đốn giáo, thấy tự tánh ấy tức là thấy Phật; ngoài ra nếu muốn tu hành cầu mong làm Phật, thì chẳng biết chỗ nào tìm thấy. Người nào trong tâm tự thấy mình chơn thật, hễ có chơn là nguyên nhân thành Phật, còn giả sử không thấy được tự tánh mà cứ dong ruổi tìm Phật ở ngoài, thìvừa khởi tâm đi tìm đã thành ngu si vậy.

Pháp môn Đại thừa đốn giáo này, lưu truyền cứu độ trong thế gian, mỗi người phải tự mình tu tập, nếu những người học đạo sau nầy, không có kiến giải như trên để tu hành, ắt bị luống phế công phu.

Hoài bão duy nhất xưa nay của những người tin Phật là mong cầu được thấy Phật, để vượt bể trầm luân vìcó thấy Phật mới có thể gần Phật, gần Phật mới có thể như Phật và thànhPhật vậy.

Nhưng Phật ở đâu mà mong thấy mong thành?

Phải chăng Phật là 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp; và phải chăng Phật là những sắc tướng đoan trang mà chúng ta thường thấy thờ phụng trong các chùa chiền tinh xá?

Nếu chỉ bằng vào hình dung sắc tướng ấy mà cho là thấy Phật, thì phải chăng là những người đem tâm tà kiến điên đảo, phỉ báng Như Lai khi họ đứng trước hình tượng Đức Phật cũng có thể cho rằng họ đã thấy Phật. Phải chăng những người không tâm tin thuận, mê tín dị đoạn, khi họ đứng trước hình dung Đức Phật cũng có thể bảo rằng họ đã thấy Phật...

Thế nên, Phật tuy có đủ 32 tướng tốt song ta chỉ nhìn Phật bằng 32 tướng đó chưa phải là nhìn thấy chơn thân của Phật. Kinh Kim Cang nói: "Nếu lấy sắc thấy Ta, lấy âm thanh cầuTa, người ấy hành tà đạo, không thể thấy Như Lai" là thế. Thành thử muốn cầu thấy Phật tự tướng phải cầu thấy tự tâm, tự tâm đã có Phật thì lúc nào chỗ nào cũng đều thấy Phật; trái lại tự tâm không Phật, thì dầu Phật ở trước mắt cũng như trông thấy một tướng gì. Vậy ta nên biết tâm Phật và tâm chúng sanh vốn là một, nếu gạn lọc mê lầm tức là sáng suốt, tẩy trừ cấu uế tức là thanh tịnh; tâm thanh tịnh, tánh sáng suốt ấy tức là Phật, vì Phật chỉ là hiện thân của chơn tánh vô cùng thanh tịnh sáng suốt ấy.

Tự tánh thanh tịnh là Phật, nhưng tự tánh vốn ở trong ta nếu khi tự tánh đã trừ sạch vô minh tà kiến, phiền não tham sân thì tức nơi thân nầy cũng có thể bảo là hóa thân của Phật. Đã có Hóa thân ắt có Báo thân, có Báo thân ắt có Pháp thân, ba thân không hai không khác.

Đến đây ta không nên quan niệm ĐứcPhật là một đấng siêu hình như thần linh, thượng đế. Không nên quan niệm Đức Phật chỉ hoàn toàn nơi sắc tướng bên ngoài; cũng không nên quanniệm khi thấy được hình dung gọi là thấy Phật; khi không thấy hình dunggọi rằng Phật không thể cầu.

Nhưng tự tánh chơn tâm là Phật, Phật là không bị còn mất sanh diệt. Chỉ vì vô minh ràng buộc phải bị ẩn mờ, hễ ta phá hết vô minh, phát huy chánh kiến, gầy dựng Đức Phật trong tâm, un đúc Phật trong tánh được vững vàng thì dầu trải qua thiên ma bách chiết, ở vào khổ thú nê lê cũng chẳng chút phai sờn, không lạc vào ma đạo.

Cầu thấy Phật được như thế mới thiết thực và lợi ích cho thân tâm.

(Phỏng dịch bài kệ trong Pháp Bảo Đàn kinh, 1950)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/12/2010(Xem: 15307)
Hoàngđế A-dục trị vì nước Ấn vào thế kỷ thứ III trướcTây lịch và cũng là một trong những nhân vật sáng chói nhấttrong lịch sử Phật giáo. Là vị hoàng đế nổi tiếng nhấtcủa triều đại Maurya ông đã thống nhất gần toàn thểbán lục địa Ấn độ. Dưới triều đại của ông,văn hóa được phát triển cao độ và cũng là lần đầu tiêntrong lịch sử nước Ấn mà sử liệu thật phong phú ghi chépbằng chữ viết còn lưu lại đến ngày nay. Nghệ thuật tiêubiểu và đặc trưng nhất cho nền văn hóa Ấn độ nói chungcũng đã phát sinh trong thời kỳ này.
19/12/2010(Xem: 6904)
Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma được chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Ngài. Sách gồm VI chương, dày 192 trang và sau đây là chương V của quyển sách mang tựa đề "Cẩm nang cho cuộc sống".
18/12/2010(Xem: 7229)
Nghiệp: Trong đạo Phật thường nói ý là căn bản của hành động và lời nói. Khi suy nghĩ điều thiện thì lời nói sẽ lành và hành động khắc đẹp. Nghiệp là một thói quen, có tất thảy ba nghiệp: nghiệp thân, nghiệp khẩu và nghiệp ý. Nghiệp có thể là nghiệp nhân, nguyên nhân của hành động, nhưng cũng có thể là nghiệp quả, kết quả của hành động. Nghiệp nhân giống như là hạt giống, nghiệp quả ví như là quả. Khi tư duy (khởi tâm) thì nó trở thành một năng lượng, và năng lượng đó chỉ mới là hạt giống. Nhưng hạt giống thì thế nào cũng sẽ thành cây và kết trái.
16/12/2010(Xem: 6505)
Chúng ta, người Phật tử, nên hoan hỷ với Noel, và “vui” Noel theo cách chủ động của chúng ta, đồng thời cũng hết sức thận trọng trong thời gian “cận điểm” cải đạo này. Chân thành cảm ơn quý bạn đọc Phật tử đã gợi ý cho chúng tôi đề tài này.
14/12/2010(Xem: 6852)
Buổi sáng khi chúng ta thức dậy, chúng ta nhận ra là mình đang còn sống và sự sống đang có mặt xung quanh ta. Chúng ta nhận ra 24 giờ là một món quà của sự sống và chúng ta nguyện sống thật sâu sắc với những giờ phút quý báu này.
13/12/2010(Xem: 6026)
Cách nay hơn 20 năm, qua giới thiệu của một người bạn làm ở chi nhánh địa phương của cơ quan từ thiện Thiên Chúa giáo Hoa Kỳ (thường gọi là hội USCC), vị linh mục tuyên úy xã hội giáo phận Richmond (tiểu bang Virginia) yêu cầu tôi viết một bài về Phật giáo để đăng trên số Xuân tờ báo tiếng Việt do ông chủ trương.
08/12/2010(Xem: 15104)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
08/12/2010(Xem: 8042)
Mỗi giây phút trong cuộc sống đều tượng trưng cho một giá trị vô biên. Thế nhưng chúng ta lại cứ để cho thời gian trôi đi như những hạt cát vàng lọt qua kẻ hở của bàn tay
08/12/2010(Xem: 8272)
Từ thuở năm vị Tỳ Kheo nơi vườn Nai đắc pháp, Tăng già Đạo Phật nơi trần thế ứng thân. Phật thuyết “Thiện Lai Tỳ Kheo” bậc cụ duyên đại đức liền thọ tâm giới đủ tướng Tỳ Kheo, còn trần thế chúng sanh tùy theo nghiệp cảnh nên ứng trí, lượng tâm nên có chổ không đồng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567