Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Bất diệt trong sinh diệt

02/01/201107:21(Xem: 7855)
5. Bất diệt trong sinh diệt

5. Bất diệt trong sinh diệt

Trong Kinh Lăng Nghiêm, vua Ba-tư-nặc bạch Phật:

- Bạch đức Thế tôn: Ngày trước, khi chưa gặp Ngài, Trẫm thường nghe các ngoại đạo nói thân này chết rồi mất hẳn. Và như thế gọi là Niết-bàn. Đến nay tuy gặp Phật, đối với vấn đề ấy Trẫm vẫn chưa thể giải quyết cách nào cho khỏi trái với Tâm tánh bất sinh diệt?

Phật dạy:

- Đại vương: Cái thân thể của Đại vương đó có thường còn không tiêu diệt không?

- Bạch đức Thế Tôn! Phải tiêu diệt.

- Đại vương chưa chết sao biết sẽ tiêu diệt?

- Vì thân Trẫm tuy chưa chết như Trẫm xét thấy nó thay đổi mãi mãi như lửa đốt củi thành than, than tiêu ra tro, cho đến tan mất.

- Chính vậy, Đại vương! Nhưng Đại vương già yếu như thế dáng mạo hiện giờ có giống lúc còn nhỏ không?

- Bạch đức Thế Tôn: Giống thế nào được! Khi còn nhỏ Trẫm tươi trẻ mà nay già cả thì tóc bạc mặt nhăn...

- Nhưng đột nhiên thay đổi như thế chăng?

- Bạch đức Thế Tôn: Nó ngấm ngầm thay đổi, Trẫm không hề biết. Khi 20 khác lúc 10 tuổi, khi 30 lại suy hơn 20; đến bây giờ 62 tuổi, ngó lại lúc 50 thì lúc ấy cường tráng nhiều. Nhưng đó là kể trong từng chục năm, chứ thật suy xét kỹ càng thì nó thay đổi trong từng phút từng giây và rồi đây sẽ điêu tàn...

- Đại vương: Đại vương xét thân thể Đại vương biến hóa không ngừng và sẽ tiêu diệt như thế, nhưng Đại vương có biết trong cái thân sinh diệt ấy có cái gì bất sinh diệt không?

- Bạch đức Thế Tôn! Thật Trẫm không biết.

- Đại vương! Đại vương bắt đầu thấy nước sông Hằng lúc mấy tuổi?

- Bạch đức Thế Tôn! Khi 3 tuổi, mẫu thân Trẫm dắt đi bái yết đền thờ trời Kỳ-bà, bấy giờ đi ngang qua sông Hằng Trẫm đã trông thấy nước sông ấy.

- Đại vương vừa nói thân thể Đại vương thay đổi rõ ràng nhất là trong hàng chục năm. Vậy khi 2 tuổi Đại vương thấy nước sông Hằng với 13 tuổi thấy nước sông ấy, hai cái thấy đócó khác gì nhau không?

- Bạch không! Cho đến nay 62 tuổi rồi mà sự thấy vẫn cũng như thế.

- Đại vương! Đại vương lấy làm lo lắng khi thấy thân thể Đại vương tóc bạc da nhăn, khi già khác lúc trẻ. Nhưng cái thấy nước sông Hằng đó có trẻ già thay đổi như thân thể ông không?

- Bạch không! Cái thấy ấy lúc nhỏ cho đến bây giờ đây không sai biệt gì cả.

Phật dạy:

- Đại vương! Mặt Đại vương tuy nhăn mà tánh thấy (kiến tính) chưa khi nào nhăn. Hễ cái gì nhăn thì quyết phải biến đổi, còn cái gì không nhăn thì cái ấy quyết định bất biến. Cái gì biến đổi thì phải tiêu diệt, còn cái gì không biến đổi thì vốn bất sinh diệt. Cái đã trong sinh diệt thì đâu có bị sinh tử lưu chuyển. Sao Đại vương không tự giác bản tánh bất sinh diệt ấy mà dẫn câuchết rồi mất hẳn của bọn đoạn kiến ngoại đạo để tự nghi hoặc.

Vua Ba-tư-nặc nghe Phật khai thị như thế, liền giác ngộ bỏ thân thì thọ thân, chứ không khi nào mất hẳn.

*

Như một người ngồi trên chiếc đò, đò đi mà thấy và cho rằng bờ chạy. Cũng như thế, người ta chỉ nhìn mình hoàn toàn với con mắt sinh diệt. Người ta đã tự phủ nhận giá trị của mình vậy.

Đạo Phật, trái lại, lại phát huy cho ta thấy trong cái thân thể sinh diệt vô thường có cái bản tánh vô thượng bất sinh diệt. Đạo Phật đã phát huy bản tánh ấy bằng cách căn cứ ngay với giác quan thô cạn chứ không xa xôi đâu khác. Và khi nói đến bảntánh bất sinh diệt ấy, thì đạo Phật đã dùng vô số danh từ rất cao đẹp.

Thật ra, chúng ta bất lực, tư tưởng hành động bị "vô minh" chi phối, là vì chúng ta không tự ngộ bản tánh ấy. Nếu giác ngộ tánh bất diệt trong sinh diệt thì toàn thể sinh diệt là bất diệt vậy.

Và cuộc đời chúng ta sẽ hiện thân của Từ bi, sẽ rạng ngời ánh Trí tuệ, nếu chúng ta luôn luôn sống với bảntánh bất diệt trong cuộc đời sinh diệt.

(1959)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/01/2017(Xem: 6573)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Tháng Giêng, mùa Đông mới thật sự về trên xứ Ấn với những buổi sớm mai sương mù dày đặc và cái rét căm căm. Được quí vị thương tưởng, chúng tôi lại có dịp tìm đến với những mảnh đời nghèo trên xứ Phật, thắp cho họ chút lửa ấm mùa Đông - Xin tường trình và chia sẻ một vài hình ảnh của buổi phát chẩn tại làng Rampur Bihar dưới chân núi Khổ Hạnh Lâm, nơi mà ngàn xưa đức Phật đã 6 năm tu hành khổ hạnh.
09/01/2017(Xem: 10440)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thườngcũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
08/01/2017(Xem: 6985)
Tôi nghe Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Công ty sách Thái Hà báo tin sẽ diễn ra Tết Chay mà mừng muốn khóc. Tôi mừng vì đây có thể là một cơ hội để thay đổi thói quen xấu của nhiều và rất nhiều người dân. Bởi ở quê tôi và nhiều vùng quê khác có thói quen là cúng thịt, gà,… vào tết. Và ăn tết âm lịch là cần rượu, thịt, gà. Như vậy tức ăn tết là phải sát sinh, nhiều sinh mạng phải hy sinh cho con người ăn tết.
08/01/2017(Xem: 11729)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
07/01/2017(Xem: 12268)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
06/01/2017(Xem: 10611)
Phật giáo Tây Tạng hay Kim Cương Thừa nói chung rất thực tế và cụ thể, giúp người tu tập trực tiếp biến cải tâm thức mình và đạt được giác ngộ. Dưới đây là một bài giảng ngắn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về một trong các phép luyện tập thiền định chủ yếu và thiết thực của Phật giáo Tây Tạng, là "Phép thiền định gồm bảy điểm" do Atisha (A-đề-sa) đề xướng.
06/01/2017(Xem: 8175)
Đây là một câu chuyện có thật trong lịch sử. Tại một trường trung học ở Mỹ, có một lớp học nọ với 26 em học sinh cá biệt. Những em học sinh trong lớp học này đều có tiểu sử không mấy hay ho: em từng tiêm chích ma túy, em từng vào trại cải tạo, thậm chí có một học sinh nữ mà trong một năm đã phá thai tới 3 lần.
03/01/2017(Xem: 9658)
Trong quá trình học tập và nghiên cứu Phật điển Hán tạng, chúng tôi nhận thấy việc ghi nhớ các từ ngữ Phật học là điều không dễ, bởi số lượng từ ngữ Phật học rất nhiều, Phật Quang Đại Từ Điển tổng cộng có 22608 mục từ. Nếu đi vào cụ thể từng tông phái thì số lượng mục từ đó vẫn còn chưa đủ, chỉ xét riêng tông Duy Thức đã có hơn 15.000 từ ngữ; Thiền tông có hơn 8.000 mục từ…nếu không tuần tự đi từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu người học sẽ ngập mình trong khối từ ngữ Phật học.
28/12/2016(Xem: 12245)
Chùa chiền là chốn Thiền môn thanh tịnh, là ngôi nhà giáo pháp che chở cũng như nuôi lớn tình thương, khơi nguồn trí tuệ và giúp chúng ta giải phóng những nỗi khổ niềm đau trong cuộc đời. Vì thế, người Phật tử tại gia, khi tới chùa không nên làm những điều sau:
27/12/2016(Xem: 6647)
Tôi đi công tác Đà Nẵng. Sau khi Đường Sách Nguyễn văn Bình đi vào hoạt động ổn định từ một năm nay và sau khi lễ khở công Phố Sách Hà Nội đã diễn ra tốt đẹp ngày 19 tháng 12 tại ngay phố 19 tháng 12 để rồi theo kế hoạch, đúng Ngày Sách Việt nam 21/04/2017 sẽ khánh thành, tôi quyết định vào Đà Nẵng để gặp và bàn bạc với lãnh đạo thành phố đáng sống nhất Việt Nam để bàn về Phố Sách nơi đây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]