Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Phật ở trên Chùa, Phật ở trong lòng

02/01/201107:18(Xem: 9595)
2. Phật ở trên Chùa, Phật ở trong lòng

2.Phật ở trên Chùa, Phật ở trong lòng

Đầu năm Sửu tại nơi đây chúng ta đã đặt viên đá đầu tiên để kiến thiết Sắc tứ Tịnh Quangtự. Thời gian thắm thoát đã hai năm, trải qua bao sự khó khăn vì thời tiết, vì công việc, vì trở ngại bên trong và bên ngoài. Trở ngại bên ngoài là thời khí, còn trở ngại bên trong là những ý kiến dị đồng. Nhữngý kiến có khi có thiện chí đóng góp cho sự xây dựng mau thành tựu tốt đẹp, nhưng cũng có những ý kiến nhiều khi không thuận cho việc xây dựng.Mặc dầu thế, Ban kiết thiết đã cố gắng kiên trì, vượt qua tất cả mọi khó khăn đó, để hoàn thành được phần cơ bản kiến thiết Sắc tứ Tịnh Quangtự đẹp đẽ như ngày hôm nay. Đó là nhờ thiện chí chung không những của Ban Kiến thiết mà còn của tất cả quí vị Tôn túc, các Phật tử xa gần và cũng nhờ sự thiện chí giúp đỡ của chính quyền địa phương tỉnh Quảng Trị,đã nhiệt tình và nhận thức rõ, ngôi Sắc tứ Tịnh Quang tự này đã có một lịch sử gắn liền với đất nước, nhất là gắn liền với sự xây dựng miền đấttỉnh Quảng Trị. Nhờ sự thiện chí này một phần nào đó giúp cho hàng Phậttử chúng ta luôn luôn gắn bó với đạo, dù trải qua thời gian nào, có lúcthịnh lúc suy, dù khó khăn dù thuận lợi, nhưng lòng đạo của chúng ta không bao giờ thay đổi. Và biết đâu trong số chúng ta ngày hôm nay lại không thể không là những Phật tử đã có duyên lành xây dựng am Tịnh độ thời ngài Chí Khả ngày xưa.

Bởi vì theo quan niệm Phật giáo chúng ta thì con người không chỉ sinh ra nằm trong chiếc nôi và chấm dứt trong cái nhà mồ. Nhưng quan niệm Phật giáo chúng ta là con người có một mạng sống miên viễn lâu dài, một quan niệm không gian vô cùng và thời gian vô tận. Vì thế mà lòng sống đạo của chúng ta cũng đi theo quan niệm thời gian đó, không bị thời gian chi phối mà thay đổi.

Hôm nay, trong ngày kỵ giỗ Tổ, lại là lúc mà sự xây dựng Sắc tứ Tịnh Quang tự được hoànthành cơ bản và các vị trong Ban Kiến thiết Tỉnh Giáo hội ở đây quyết định tổ chức lễ An vị Phật để phụng thờ.

Nhân đây tôi xin nói thêm về việc thờ tự như tại sao phải an vị Phật và an vị có ý nghĩa gì đối với chúng ta?

Chúng ta an vị Phật là rước Phật trong lòng chúng ta đem thờ tại chùa, để khi nhìn thấyPhật tại chùa mà nhớ Phật trong lòng của chúng ta và cũng để làm duyên cho mọi người khác đến. Sau chúng ta có thể nhìn thấy Phật mà phát huy Đức Phật trong lòng của mình lên.

Nói về thờ Phật thì có câu chuyện của ngài Triệu Châu như sau:

Ngày xưa có một người đến chùa lạy Phật thì gặp Thiền sư Triệu Châu, ngài bảo vào chùa lễ Phật đi. Anh ta vào chùa ngó qua ngó lại vài vòng trở ra thưa rằng: Phật đâu có, chỉ có mấy vị tượng gỗ tượng đồng mà thôi. Ngài Triệu Châu nói: Chính là đó. Anh ta lại hỏi: Vậy thì Phật đâu? Ngài nói: Phật ở trong chùa.

Chúng ta hiểu thế nào về câu chuyện đối đáp của ngài với anh cư sĩ đến chùa lạy Phật? Cũngvới tinh thần đó có một lần thượng đường, Thiền sư Triệu Châu đọc bốn câu kệ:

"Kim Phật bất độ lô,
Mộc Phật bất độ hỏa,
Thổ Phật bất độ thủy,
Chơn Phật tại Kỳ trung".

Nghĩa là:

"Phật vàng không qua khỏi lò,
Phật gỗ không qua khỏi lửa,
Phật đất không qua khỏi nước,
Phật thật ở trong đó".

Vua Lê Thánh Tông trong khi đọc bài kệ đó, đầu óc ông nặng kiến thức về Nho giáo cho nên vua quên câu sau: Chơn Phật tại kỳ trung mà vua chỉ đọc ba câu đầu rồi cho rằng: Phật không tự cứu được mình thì còn cứu ai! Chính ý kiến của vua Lê Thánh Tông ngày trước không hiểu đúng tinh thần Phật pháp thì lảng vãng đâu đó lúc này, lúc khác, sau này cũng có những người đem ý kiến đó ra để chê rằng: Phật không tự cứu lấy mình thì làm sao cứu được ai.

Vậy khi chúng ta thờ Phật, chúng ta phải cố gắng đọc cho hết 4 kệ đó, nhất là cố gắng đọccho trọn ý nghĩa của câu chót: Chơn Phật tại kỳ trung, thì chúng ta mớithấy hết ý nghĩa của sự thờ Phật là cao cả như thế nào. Bởi vì Phật pháp bất ly thế gian giác, không ngoài sự tướng thế gian, không ngoài công việc thế gian mà có Phật pháp. Chính trong công việc thế gian, trong sự tướng thế gian mà có Phật pháp. Phật pháp ở trong đó với những tinh thần sáng suốt giác ngộ của những người hiểu Phật pháp.

Vì vậy, nếu chúng ta thờ Phật một cách trang nghiêm thanh tịnh thì chúng ta phải hiểu tinhthần bốn câu kệ của ngài Triệu Châu, khi ấy việc thờ Phật của chúng ta mới có ý nghĩa và việc thờ Phật của chúng ta mới đem lại sự an lạc cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội. Chính tinh thần từ bi đó của đạo Phật là tinh thần cởi mở, tinh thần hòa hợp, tinh thần bao dung, cho nênđạo Phật đã nối kết được tinh thần yêu nước chống ngoại xâm như là một chất keo nối kết quá khứ với hiện tại, gắn liền dân tộc từ xưa cho đến ngày hôm nay.

Trong chất keo để gắn bó tạo nên sự đoàn kết của nhân dân ta để tạo thành một sức mạnh giữgìn độc lập cho dân tộc đến ngày hôm nay, chất keo ấy chính là đạo Phật. Và chất keo đó ngày nay vẫn còn.

Vì vậy tôi mong rằng, khi Phật đã thờ ở đây thì các Phật tử cố gắng đi chùa để tụng kinh, học Phật, nhất là cố gắng chiêm ngưỡng tượng Phật trên chùa để phát huy Đức Phật ở trong lòng của chúng ta lên. Được như thế thì sự thờPhật của chúng ta mới đầy đủ ý nghĩa và mới đem lại cho chúng ta sự an lành thiết thực mà Đức Phật đã dạy bảo cho chúng ta.

Bấy nhiêu lời tôi xin cầu chúc quí vị Tôn túc và chư Phật tử luôn luôn được an lạc trong chánh pháp của Phật đà.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2011(Xem: 7533)
Ngay từ thuở nhỏ ta được dạy nói cảm ơn khi ai đó giúp mình. Lời cảm ơn không phải để xã giao mà thật sự biểu lộ lòng biết ơn chân thành của mình đối với người đó. Thế nhưng có lẽ chưa bao giờ ta được dạy nói cảm ơn ta vì nhiều khi ta coi chuyện cảm ơn mình là một điều gì đó lố bịch, kỳ cục, không cần thiết! Trái lại nhiều khi ta còn có khuynh hướng nói xấu mình, bất mãn với mình, thậm chí…nguyền rủa mình.
26/01/2011(Xem: 6884)
Phật Giáo, Đạo của an lạc, Đạo của thương yêu, Đạo sống chân thật trong từng phút giây mình có, Đạo của tâm từ luôn hướng người nên tin tưởng vào ngày mai...
25/01/2011(Xem: 13071)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
25/01/2011(Xem: 8354)
Chúng ta cứ ngỡ rằng vào Niết bàn là vào một cảnh giới rực rỡ, có đủ thứ sung sướng, tươi đẹp… Tưởng Niết bàn như vậy là Niết bàn tưởng tượng. Niết bàn là vô sanh, vô sanh mà hằng tri hằng giác, chứ không phải vô sanh mà vô tri vô giác.
24/01/2011(Xem: 9325)
Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc?
23/01/2011(Xem: 7299)
Thời gian trôi một dòng, trôi không trở lại. Quà tặng của thời gian là dành cho những ai quên nó, có nghĩa là quên chiều dài để vươn tới chiều cao thời gian cũng chính là không gian cao rộng.
20/01/2011(Xem: 18632)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
19/01/2011(Xem: 10101)
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ chủ trì Pháp Hội Karachakra tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 07 năm 2011. Pháp hội bao gồm các nghi thức chuẩn bị, trì tụng cho hòa bình thế giới, quán đảnh Thời Luân và các nghi lễ thiết lập và hủy mạn-đà-la Thời Luân bằng cát. Đây là một Pháp hội 12 năm mới tổ chức 1 lần ở Hoa Kỳ, dưới sự chủ trì của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhân dịp này, BBT TVHS xin giới thiệu hai bài viết về pháp hội này. Bài viết dưới đây của thầy thầy Thích Nguyên Tạng nói về pháp hội này diễn ra tại Tây Ban Nhavà một bài khác của thầy Thích Nguyên Hiền nói về pháp hội Karachkra tại Ấn Độ.
19/01/2011(Xem: 13213)
Những nguyên tắc sống của Đức Đạt Lai Lạt Ma
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]