Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương VI: Bao La Và Sâu Sắc: Hai Hướng Của Con Đường

08/12/201016:48(Xem: 8747)
Chương VI: Bao La Và Sâu Sắc: Hai Hướng Của Con Đường

 

TẤM LÒNG RỘNG MỞ
LUYỆN TẬP LÒNG TỪ BI TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính
Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: An Open Heart Practicing Compassion in EverydayLife

CHƯƠNGVI
BAO LA VÀ SÂU SẮC: HAI HƯỚNG CỦA CON ĐƯỜNG
(THE VAST AND THEPROFOUND : TWO ASPECTS OF THE PATH)

Trên con đường hướng đếnPhật giáo, có 2 hướng đi phản ánh rõ rệt 2 phương pháp tập luyện. Mặc dù Đ ứcPhật đã gộp thành một phương pháp, những bậc thầy vẫn truyền dạy cho học tròtheo 2 phương pháp. Tuy nhiên, giống như 2 cánh của một con chim, chúng đều cầnthiết khi chúng ta tiến hành cuộc hành trình tìm kiếm sự giác ngộ – trạng thái khôngbị ràng buộc bởi những đau khổ hoặc trạng thạng thái thông suốt hoàn toàn vềCõi Phật(Buddhahood) mà chúng ta cố tìm kiếm nhằm giúp đỡ mọi người.

Đ ến đây chúng ta tậptrung vào "sự bao la". Việc luyện tập này được xem như là một phươngpháp nhằm mở rộng trái tim của chúng ta về lòng yêu thương và lòng từ bi, cùngnhững phẩm chất như lòng khoan dung tồn tại nơi một trái tim nhân hậu. Ở đây,việc luyện tập của chúng ta bao gồm việc phát huy những phẩm chất đạo đức vàhạn chế những khuynh hướng phi đạo đức.

Mở rộng trái tim cónghĩa là sao? Trước hết, chúng ta hiểu rằng hình tượng "trái tim" ởđây là một hình tượng ẩn dụ. Trong hầu hết mọi nền văn hóa, "tráitim" được xem như là nơi chứa đựng lòng từ bi trắc ẩn, lòng yêu thương,lòng thương cảm, sự hiểu biết và tính ngay thẳng, chứ không đơn thuần chỉ làmột bộ phận cơ bắp có chức năng tuần hoàn máu trong cơ thể. Theo quan điểm Phậtgiáo, cả 2 phương pháp này đều diển ra trong tâm hồn. Thật là buồn cười , theoquan điểm Phật giáo thì tâm hồn nằm nơi giữa ngực. Một trái tim rộng mở là mộttâm hồn rộng mở. Một sự thay đổi nơi trái tim là một sự thay đổi nơi tâm hồn.Hơn nữa, trong nhất thời, khái niệm của chúng ta về "trái tim" tạo ranhững lợi khí hữu ích để cố gắng thông hiểu sự khác biệt giữa sự "sự bao la"và "sự sâu sắc" của việc luyện tập.

Một khía cạnh khác củaviệc luyện tập là "sự thông suốt" (wisdom), cũng được biết đến như"sự sâu sắc". Ở đây, chúng ta đang tập trung vào "đầu", nơimà mọi sự hiểu biết, phân tích và nhận thức đều hiện diện. Xét khía cạnh"thông suốt" của việc luyện tập, chúng ta luyện tập nhằm nâng cao sựhiểu biết về tính tạm thời, điều bất hạnh của cuộc sống này, và lòng vị tha.Những ai muốn có được sự thông suốt sâu sắc này có lẻ sẽ phải hy sinh cả đời đểmà luyện tập. Tuy nhiên, chỉ cần nhận thức được tính tạm thời của mọi sự vật,chúng ta có thể có được sự thông suốt về chúng và mọi khái niệm về tính lâubền. Khi chúng ta thiếu sự hiểu biết về bản chất đau khổ của cuộc đời này, lònglưu luyến của chúng ta đối với cuộc đời này sẽ gia tăng.

Nếu chúng ta trau dồihiểu biết của mình về bản chất đau khổ của cuộc đời này, chúng ta sẽ chiếnthắng lòng lưu luyến đó.

Chủ yếu mọi khó khăn củachúng ta đều xuất phát từ ảo tưởng cơ bản này. Chúng ta tin vào sự tồn tại cốhữu của chúng ta và của mọi sự vật hiện tượng khác. Chúng ta đề ra và bám vào,những quan niệm về bản chất của mọi sự vật hiện tượng mà ở đó những điều phithường hoàn toàn không xảy ra. Chúng ta hãy lấy một cái ghế làm ví dụ, chúng tatin, mà không nhìn nhận đầy đủ niềm tin này, rằng có một vật được gọi là"ghế",phẩm chất gía trị của một cái ghế dường như tồn tại bên trongnhững bộ phận của nó: chân, chỗ ngồi và chỗ dựa. Cũng giống như vậy, mỗi ngườitrong chúng ta đều tin rằng có một cái "tôi" bền bỉ thiết yếu lan tỏatrong khắp tâm hồn và thể xác của chúng ta để cấu thành chúng ta. Phẩm chất bềnbỉ thiết yếu này là do chúng ta gán cho nó; nó thật sự không tồn tại.

Tin vào sự tồn tại cốhữu này là một tri giác sai lầm cơ bản mà chúng ta phải loại trừ khỏi việc tậpluyện thiền định theo hướng thông suốt (wisdom). Tại sao? Bởi vì nó là cănnguyên của mọi đau khổ. Nó là cốt lõi của mọi cảm xúc đau khổ.

Chúng ta chỉ có thể loạibỏ được ảo tưởng sai lệch về bản thân và mọi sự vật này bằng cách sáng suốttrau dồi những tư tưởng đối kháng với ảo tưởng đó, nhận ra sự không tồn tại củaphẩm chất bền bỉ thiết yếu đó. Một lần nữa, chúng ta trau dồi những tư tưởngđối kháng giống như khi chúng ta phát huy lòng khiêm tốn để trừ khử tính kiêucăng của mình. Đầu tiên, chúng ta quen với những nhận thức sai lệch về bảnthân, những nhận thức sai lệch về những điều phi thường tồn tại nơi bản thânchúng ta; sau đó, ta phát huy một tri giác đúng đắn hơn về bản thân và mọi sựvật xung quanh. Dần dần, tri giác này sẽ thấm vào tâm hồn chúng ta giống nhưnhững kiến thức dần dần thấm vào tâm trí của một người nghiên cứu học hỏi nhữnglời truyền dạy. Để tăng thêm sức mạnh của tri giác này, đòi hỏi sự luyện tậpbền bỉ được trình bày ở những chương sau. Chỉ khi chúng ta luyện tập bền bỉ nhưvậy, tri giác này mới có thể thật sự gây tác động đến quan điểm của chúng ta vềbản thân và mọi sự vật sự việc. Bằng cách nhận thức ra được một điều rằng đờisống này chỉ là tạm bợ, chúng ta tiệt trừ được tính ích kỷ cá nhân gây ra mọiđiều đau khổ.

Phát triển "sựthông suốt" là một quá trình làm cho chúng ta suy nghĩ đúng đắn theo đúngbản chất của mọi đối tượng. Qua quá trình này, chúng ta dần dần khai trừ nhữngtri giác sai lầm về thực tế mà chúng ta đã bám vào bao lâu nay. Điều này khôngphải dễ dàng. Để hiểu được "sự tồn tại thực chất của mọi đối tượng",đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và suy xét rất nhiều. Để nhận ra được rằng mọisự vật đều không tồn tại cố hữu- đó là một hiểu biết sâu sắc- đòi hỏi chúng taphải nhiều năm suy ngẫm và thiền định. Chúng ta nên bắt đầu hòa mình vào nhữngquan điểm này, phần sau của quyển sách này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm. Tuynhiên, tiếp ngay đây chúng ta hãy quay lại với phương pháp khảo sát ý niệm vềlòng từ bi.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/07/2010(Xem: 6888)
Đất nước ta có một lịch sử bốn ngàn năm văn hiến, Phật giáo Viẹt Nam có bề dày lịch sử hơn hai ngàn năm hoằng pháp độ sanh. Kể từ ngày du nhập đến nay, với tinh thần khế lý, khế cơ, khế thời, Đạo Phật đã thực sự hoà nhập cùng với đà phát triển của đất nước và dân tộc. Trải qua bao cuộc biến thiên, Phật Giáo Việt Nam cũng thăng trầm theo những thời kỳ thịnh suy của dân tộc, nhưng không vì thế mà việc hướng dẫn các giới Phật tử tại gia bị lãng quên.
17/07/2010(Xem: 8487)
Phận làm người xuất gia, việc đi cúng dường như xuất hiện đồng thời với chí nguyện phụng Phật, độ sanh. Đi cúng là đi đến nhà cư sĩ, đơn giản thì để chứng minh, chú nguyện cho một sở cầu nào đó của họ. Phức tạp hơn là thực hiện một lễ nghi nào đó như cầu an, cầu siêu, an vị Phật hay cúng nhà mới v.v… Đi cúng là một hiện tượng mà xung quanh nó xuất hiện nhiều quan điểm, thái độ đánh giá. Với một vài vị xuất gia, việc đi cúng dường như không phải là trách vụ cơ bản của hàng xuất sĩ, và do vậy họ đã cực lực lên án, thậm chí là cười nhạo, đả phá. Trong khi đó có một số vị khác tận lực, và thậm chí chấp nhận buông bỏ việc tìm cầu tri thức, thời khóa tu tập … để toàn tâm đi cúng khắp nhân gian.
01/07/2010(Xem: 14922)
Ở làng quê Việt Nam ngày xưa, khi làm mùa vụ, người nông dân có thể nhờ vài người trong thôn xóm đến phụ giúp mà không phải trả tiền. Chỉ cần đến phiên bên kia làm mùa vụ, hay sửa sang nhà cửa, hoặc bất cứ công việc nặng nhọc nào đó, thì bên này sẽ qua phụ giúp lại. Cái đó gọi là vần công. Cách thức này thật hay.
25/06/2010(Xem: 7504)
Cô Sue Dixon, một Phật tử người Úc, vướng phải căn bệnh hiểm nghèo, ung thư ngực, trong lúc dường như phải bó tay và hoàn toàn tuyệt vọng thì các Tăng sĩ Tây Tạng đã hướng dẫn phương pháp Thiền quán. Tuyệt vời thay, không lâu sau đó, cô bình phục và khỏe mạnh như xưa. Bài viết dưới đây, cô sẽ kể cho đọc giả biết quá trình loại bỏ bệnh ung thư như thế nào
17/06/2010(Xem: 7346)
Gần90 phần trăm dân tộc Miến đều theo Phật Giáo. Giữa khung cảnh xanh tươicủa đất Miến, người ta thấy vươn lên từ các đỉnh đồi dọc theo bờ sông hay trên thung lũng những ngôi chùa màu trắng. Ðời sống xã hội Miến hoàntoàn xây dựng trên nền tảng Phật Giáo. Tinh thần từ bi của đạo Phật đã thấm nhuần sâu xa khắp mọi tâm hồn dân Miến. Trong xã hội tăng già hay Phongyis chiếm một địa vị cao quý, quan trọng. Ảnh hưởng của họ chi phốikhắp các từng lớp dân chúng. Họ tham dự vào hết thảy mọi công tác từ thiện. Mỗi thôn xóm đều có một ngôi chùa gọi là Phong yikyaung để giúp đỡ, phát triển Phật sự trong vùng.
02/06/2010(Xem: 6508)
Một người bề ngoài trông có vẽ khỏe mạnh với vóc dáng hấp dẫn , diện mạo phương phi nhưng nếu trong lòng có điều phiền muộn , bất ổn về tâm lý thì không thể xem là có sức khỏe toàn diện . Và yếu tố tâm lý luôn luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì , bảo vệ sức khỏe .
01/06/2010(Xem: 5616)
Phóng sinh bắt nguồn từ kinh Phật Đại Thừa, thịnh hành ở Trung Hoa, Tây Tạng, truyền sang Nhật Bản và các nước láng giềng Triều Tiên, Việt Nam. Hoạt động phóng sinh dựa trên tinh thần từ bi và bình đẳng giữa chúng sinh, và quan niệm nhân quả của sinh tử luân hồi. Nếu vừa giữ giới sát, lại vừa phóng sinh thì công đức gấp bội.Những tỷ dụ kinh nghiệm cảm ứng về phóng sinh, sách sử nói đến rất nhiều.
27/05/2010(Xem: 8803)
Có người nói ngủ chiếm một phần ba cuộc đời, uổng phí quá! Đừng ngủ thì lợi hơn! Nhưng lợi đâu không thấy chỉ thấy mất ngủ vài ba đêm thì đầu óc không sảng khỏai để làm việc, năng suất thấp, mất ngủ lâu dài hơn thì dẫn tới bệnh tâm thần và cuối cùng thì thay vì cuôc sống dài ra lại bị rút ngắn đi một cách đáng tiếc!
15/05/2010(Xem: 6415)
Kinh Bốn Mươi Hai Chương - Thích Thanh Cát, Sau khi Đức Thế Tôn thành đạo, Ngài tự nghĩ : “Xa lìa mọi ham muốn, tâm được yên vui bình tĩnh. Tâm yên vui bình tĩnh là điều cao quý nhất. Chính Tâm ấy mới ở trong Đại-định để hàng phục mọi ma chướng.” Suy nghĩ xong, Đức Phật đến vườn Lộc-Giả nói pháp Tứ-đế, độ anh em ông Kiều Trần Như, năm người đều chứng đạo quả. Tiếp đó có vị Tỳ-khưu lại muốn hỏi những điều còn nghi ngờ, xin Phật chỉ bảo cho các điều phải trái. Vì vậy, Đức Thế-Tôn lại cặn kẽ dạy bảo khiến các vị Tỳ-khưu, ai nấy đều lĩnh hiểu rành mạch, và chắp tay kính cẩn đón nghe những lời Phật dạy.
09/05/2010(Xem: 10974)
Có người nói: "Cuộc đời như giấc mộng", có người nói "Cuộc đời như tấn trò", có người nói "Cuộc đời như hạt sương"; cũng có người nói: "Đời là bể khổ", đời người như "khách qua đường", cuộc đời như "mây trôi"! Nếu như những ví von này xác đáng thì cuộc đời quả đáng buồn biết bao.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567