- Một Cõi Tịnh Độ Trong Mỗi Người Chúng Ta: Đàm thoại với ngài Dagpo Rimpoché
- Có Ma Hay Không? Ý nghĩa và Quan niệm về Ma trong Phật giáo
- Nguồn Gốc và Ý Nghĩa của Chiếc Áo Cà Sa
- Logic Học Trong Phật Giáo
- Chiến Thắng và Chiến Bại - KINH SANGAMA - SUTTA
- Kinh «Tất Cả Đều Bốc Cháy»
- Phật Giáo và Đạo JA-IN
- AJANTA Một Di Tích Phật Giáo Ngoại Hạng
- Một câu chuyện về vô minh
- Cuộc Diện Kiến với Ngài Cát-mã-ba
- Câu Chuyện về BARLAAM VÀ JOASAPH hay một sự trùng hợp lạ lùng giữa các tôn giáo
- Lầu Hoàng Hạc
Hoang Phong
MỘT CÕI TỊNH ĐỘ
TRONG MỖI CHÚNG TA
Nhà xuất bản TÔN GIÁO Hà Nội 2010
MỘT CÂUCHUYỆN VỀ VÔ MINH
Đức Phậtcó kể một câu chuyện như sau :
Cómột anh thương gia cưới một người vợ xinh đẹp. Họ sốngvới nhau và sinh ra một bé trai kháu khỉnh. Nhưng người vợlại ngã bịnh và mất sau đó, người chồng bất hạnh dồntất cả tình thương vào đứa con. Đứa bé trở thành nguồnvui và hạnh phúc duy nhất của anh. Một hôm, vì việc buônbán anh phải rời khỏi nhà, có một bọn cướp kéo đếnđốt phá và cướp sạch cả làng, bắt cả đứa con củaanh mang đi, lúc ấy đứa bé mới lên năm tuổi. Khi trở về,trước cảnh tang thương và điêu tàn, anh thương gia đau khổvô ngần. Lúc bới những đống vật liệu cháy dở còn ngổnngang ở nền nhà, anh tìm thấy xác một đứa bé cháy đen.Ngỡ là xác của con mình, anh bứt tóc, đấm ngược than khócthật thảm thương và không sao nguôi ngoa được. Sau đó anhđem xác đứa bé đi hỏa táng rồi lấy một ít tro gói vàomột mảnh lụa quý. Anh đeo gói tro ấy vào người, dù đanglàm việc, đang ăn hay đang ngủ anh cũng không rời gói lụa.Thỉnh thoảng anh vẫn ngồi yên một mình để nhớ và thươngcon, và mỗi lần như thế anh lại khóc thật lâu.
Mộtthời gian sau, một hôm đứa bé trốn thoát được bọn cướp,tìm đường lần mò về làng. Đứa bé tìm được căn nhàmới của cha mình thì lúc ấy đã nữa đêm, nó đập cửaliên hồi. Trong nhà, người cha đang nằm khóc trên giường,gói tro đặt bên cạnh, liền cất tiếng hỏi :
-Ai đấy ?
Đứabé đáp lại :
-Con đây, cha ơi, con của cha đây, mở cửa cho con với !
Tronglúc đang lo buồn và hoang mang, người cha lại ngỡ rằng cókẻ nào muốn trêu chọc, chế nhạo cảnh khổ đau của mình,liền giận dữ và hét to lên :
-Hãy cút đi, cứ để yên cho ta !
Vàrồi anh ta lại tiếp tục khóc, đứa con vẫn tiếp tục đậpcửa. Nhưng người cha nhất định cho rằng đấy không phảilà con mình, vì bên cạnh con mình đang nằm yên trong cái bọclụa quý. Đứa bé thất vọng, đau khổ và bỏ đi. Từ đóhai cha con không còn gặp lại nhau nữa.
Vôminh không phải là một sự kiện thiếu hiểu biết, mà làmột sự hiểu biết sai lạc và lầm lẫn, như trường hợpngười cha đoan chắc tro của con mình đang được gói trongcái bọc lụa quý. Sự hiểu biết sai lạc hay vô minh chínhlà nguồn gốc của khổ đau. Ta hãy lấy một thí dụ trongcuộc sống thường nhật, chẳng hạn một số người có tríthông minh khác thường, chẳng những trí thông minh ấy khônggiúp gì được cho họ, lại còn làm cho họ điêu đứng hơn.Không hẳn sự thiếu hiểu biết gây ra khổ đau, nhưng chínhtrí thông minh sai lạc đã giữ vai trò trực tiếp. Kinh sáchgọi trí thông minh sai lạc là tà kiến.
Tríthông minh của ta bị chi phối bởi vô minh, lèo lái bởi vôminh. Dù cho ta hết sức thông minh đi nữa, nhưng đồng thờita cũng có thể đang lầm lẫn. Trí thông minh giúp ta xác địnhmột cách quả quyết một sự việc nào đó là đúng, nhưngthật sự việc đó là sai. Sự quả quyết như thế là nguồngốc đem đến khổ đau, nhưng ta lại không ý thức đượcđiều ấy. Một trong những thể dạng độc hại và tồi tệnhất trong cuộc sống chính là sự u mê và bất lực khiếnta không nhìn thấy nguồn gốc của khổ đau, giống như sựbất lực và lầm lẫn của người cha trong câu chuyện.
Sựsai lầm, tệ hại và nguy hiểm nhất là sự kiện đánh giáquá thấp vô minh, xem vô minh là một thứ gì ngu xuẩn, thiểncận, lộ liễu và khờ khạo. Vô minh thật ra rất khôn ngoan,khéo léo, cứng đầu, ranh mãnh, nham hiểm và thâm độc, luônluôn tìm cách đánh lừa ta. Vô minh đủ sức làm cho ngườicha khăng khăng ôm cái bọc tro và nhất định không nghe thấytiếng con mình đang kêu khóc ở cửa. Vô minh không thụ độngnhư ta tưởng, mà là một sức mạnh chủ động và tích cực,trong cuộc sống hàng ngày nó xui khiến mỗi người trong chúngta binh vực quan điểm của mình để tranh cãi với nhau, đixa hơn là xô xát và gây chiến với nhau. Trên một cấp bậccao hơn, ta thử quan sát qua lịch sử nhân loại xem có mấynhà lãnh đạo tự cho mình là sai và nhận ra cái vô minh củamình ? Hitler hay Pol Pot ? Bạo chúa Neron hay Tần Thủy Hoàng?...Còn nhiều nữa, và cũng không nên kể ra hết làm gì. Họlà những người không thiếu thông minh, nhưng nếu họ nhậnthấy cái vô minh của họ thì biết đâu chúng ta đã khôngthừa hưởng một thế giới giống như hôm nay. Họa chăngtrong số họ có vua A-dục ?
Trênmột bình diện thấp hơn, hình như mỗi người trong chúngta vẫn thấy hạnh phúc và an tâm khi cài cửa thật chặt,đắp chăn nằm trên giường để ôm lấy cái vô minh củamình, mặc cho sự thực đang ra sức đập cửa để réo gọichúng ta. Hành vi trốn tránh đó tức là biểu hiện của sựbảo vệ « cái ngã ». Mục đích những lời giảng huấn củaPhật là giúp ta nhìn thấy « sự thực tối hậu củamọi hiện tượng », tức là sự quán thấy « thực thể đíchthực » của mọi vật thể và biến cố. Ta nên diệt bỏcái ngã để đủ sức mở cửa đón nhận sự thật, sử dụngchánh kiến và trí tuệ để loại bỏ vô minh, giống như mộtngười cha biết mở cửa để ôm con mình vào lòng.
Bures-Sur-Yvette,01.01.08
Gửi ý kiến của bạn