Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Cõi Tịnh Độ Trong Mỗi Người Chúng Ta: Đàm thoại với ngài Dagpo Rimpoché

30/11/201016:52(Xem: 5179)
Một Cõi Tịnh Độ Trong Mỗi Người Chúng Ta: Đàm thoại với ngài Dagpo Rimpoché

Hoang Phong
MỘT CÕI TỊNH ĐỘ
TRONG MỖI CHÚNG TA

Nhà xuất bản TÔN GIÁO Hà Nội 2010


MỘT CÕI TỊNH ĐỘ

TRONG MỖI NGƯỜI CHÚNG TA
Đàm thoại với ngài Dagpo Rimpoché
(Frédéic Lenoir và Jennifer Schwarz ghi chép, Hoang Phong chuyển ngữ)

Dagpo Rimpoché là vị Lạt-ma đầu tiên đến Pháp và lưu ngụ từ năm1960.
Hiện nay Ngài đang quản lý một trung tâm Phật giáo trong vùngParis.
Theo Ngài thì nếu muốn đến gần hơn với Niết bàn và xa lánh cõiTa bà
thì cần phải dựa vào sự tu tập thiền định lâu dài để vượt lêntrên ảo giác của cái ngã.

Vài lời giới thiệu của người dịch:

Nguyệt san "LeMonde des Religions" chuyên đề về tôn giáo, thuộc một tổ hợp báo chíuy tín của nước Pháp, trong số 41 (tháng 5 và 6, 2010) đã mang chủ đề "HạnhPhúc thật sự" ra bàn thảo. Những quan điểm về hạnh phúc của các vịsáng lập ra các tôn giáo lớn cũng như của các triết gia từ đông sang tây, từnhiều ngàn năm trước cho đến gần đây hơn gồm có : Đức Phật, Lão tử, Socrate,Platon, Aristote, Epicure, Qohelet, Jésus, Epictète, Mohammed, Montaigne,Spinosa, Schopenhauer đều đã được nêu lên. Hình của Đức Phật được trình nơitrang bìa và theo thứ tự thì Đức Phật cũng được nêu lên trước các vị kia, nhưngbài báo phỏng vấn Ngài Dagpo Rimpoché về hạnh phúc theoquan điểm Phật giáo thì lại được xếp vào những trang cuối cùng. Tất cả những bàiviết đều do các học giả lỗi lạc phụ trách. Càng đọc càng say mê trước trí thôngminh đa dạng thúc đẩy bởi ít nhiều xung động trong lòng của từng vị. Các xung độngấy được hiển lộ qua những cách nhìn khác nhau, từ thực tế, khôn ngoan, khéo léo,sâu xa, lạc quan, yếm thế, hoặc mang ít nhiều mê tín hay đôi khi cũng phảng phấtmột chút từ tâm nào đó về nhân loại trong thế giới này. Tuy nhiên khi đọc đến nhữngdòng đàm thoại với Ngài Dagpo Rimpoché thì dường như chúng ta đi lạc vào một thếgiới khác của tôn giáo, của triết học và khoa học, người ta có cảm giác dường nhưcác bài viết trình bày trong các trang trước là có dụng ý làm nổi bật hơn bài đàmthoại với Ngài Dagpo Rimpoché (?).

Khi bước vào thế kỷ XXI này, chúngta đều phải công nhận là các hệ tư tưởng lớn, các chủ thuyết chính trị không tưởng,kể cả các hệ thống kinh tế toàn cầu đều sụp đổ. Tư bản chủ nghĩa cứng rắn cũngnhư Cộng sản chủ nghĩa dưới hình thức tập thể đều bị lỗi thời. Như vậy thì nhữnggì sẽ còn lại cho chúng ta hôm nay ? Có phải chăng là một sự giải thoát cánhân? Có phải là một thứ hạnh phúc mà chính chúng ta phải tự tạo lấy cho mìnhhay không ?

Nếu đúng như thế thì mỗi ngườiphải biết quan tâm đến cái Hạnh phúc của chính mình. Có nhiều loại hạnh phúc :có những thứ hạnh phúc ở những nơi rất cao xa và còn phải chờ đợi, có những thứhạnh phúc dựa vào sự khôn ngoan và khéo léo, và cũng có những thứ hạnh phúc phảibịt mắt lại mới thấy... Vậy thì cái Hạnh phúc nào sẽ được Ngài Dagpo Rimpoché trìnhbày qua bài chuyển ngữ dưới đây ?

Bìatạp chí "Le Monde des Religions" số tháng 5 và 6 năm 2010.
Dagpo Rimpoché sinh vào tháng 2 năm1932 tại tỉnh Kongpo thuộc vùng đông-nam Tây tạng. Khi Ngài chưa đầy một tuổithì vị Đạt-lai Lạt-ma thứ XIII là Thoupten Gyatso (1875-1933) đã xác nhận Ngàilà hóa thân của đại sư Bamtcheu Rimpoché sống vào hậu bán thế kỷ XIX. Khi đượcsáu tuổi thì Ngài xuất gia. Đến hai mươi bốn tuổi thì Ngài được đưa đi tu học tạimột tu viện đại học rất lớn là Drépoung thuộc miền trung Tây tạng. Tại đây Ngàiđã được thụ giáo với nhiều vị thầy thuộc học phái Cách-lỗ (Guelougpa) và đã lưulại nơi này cho đến ngày người dân Tây tạng nổi lên khởi nghĩa vào năm 1959.Sau tám năm sống dưới ách cai trị của Trung quốc, Ngài tìm cách vượt Hy-mã Lạp-sơnvà đã may mắn đến được đất Ấn. Tại Ấnđộ Ngài gặp được một số giáo sư đại học người Pháp đã sang đây và những vị nàyđã mời Ngài hợp tác trong các công cuộc nghiên cứu và dịch thuật mà họ đang thựchiện. Nhờ thế Ngài đã sang Pháp từ năm 1960 và là vị Lạt-ma Tây tạng đầu tiên lưulại xứ sở này. Ngài dạy ngôn ngữ và văn minh Tây tạng tại Viện ngôn ngữ học vàvăn minh Đông phương tại Paris. Hiện nay thì Ngài quản lý viện Ganden Ling tạiVeneux-les-Sablon thuộc vùng Paris một nơi gần với tỉnh Fontainebleau, và tại đâyNgài phụ trách nhiều khóa giảng dạy về Phật giáo. Ngoài ra Ngài còn thiết lậpđược nhiều trung tâm Phật giáo khác tại Pháp, Hòa lan, và cả ở vùng Đông nam Á,nhất là tại Ấn độ, nơi mà Ngài thường xuyên quay về để giảng dạy tại tu viện doNgài thành lập trước đây.

Hạnh phúc đối với Phật giáo là gì ?

Trong tư tưởng Phật giáo thì màu sắccủa hạnh phúc gồm nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, từ những thể dạng tạm bợcho đến tối hậu. Dầu sao đối với ý nghĩa trọn vẹn của nó thì hạnh phúc"đích thực" phải được hiểu như là một thứ hạnh phúc hiện hữu trong mộttư thế thăng bằng và bền vững. Vì thế "hạnh phúc thực sự" rất khác biệtvới các thứ "hạnh phúc thông thường" chỉ gồm có những cảm nhận mang tínhcách thích thú hay hân hoan và đó chỉ là những gì thật biến động và phù du. Chukỳ hiện hữu của chúng ta lệ thuộc vào vô số điều kiện và cái chu kỳ ấy cũngchính là thế giới Ta bà. Trong cái thế giới đó thì sự sinh và cái chết đều thoátra ngoài tầm chủ động của chúng ta và do đó chúng ta không thể nào tìm ra đượchạnh phúc tối thượng - tức là một thứ hạnh phúc vĩnh cữu.

Ý thức được điều đó sẽ khiến phátsinh trong chúng ta niềm ước vọng vượt thoát ra khỏi vòng ràng buộc của thế giớiTa bà. Đó là giải pháp hữu hiệu duy nhất vì hễ còn tiếp tục hiện hữu dựa vào mộtcơ sở do những thứ "cấu hợp bằng điều kiện mà có", tức là một thânxác và một tâm thức còn khiếm khuyết, thì bất cứ thứ hạnh phúc nào dù lớn lao cáchmấy đi nữa thì đến một lúc nào đó cũng sẽ làm phát sinh ra khổ đau, tức là đưađến mất mát và thất vọng.

Vậy những thăng trầm và biến động là gì ?

Sốngtrong thế giới Ta bà có nghĩa là phải gánh chịu sự chi phối của các thứ nghiệp ônhiễm và cả những xúc cảm bấn loạn (klesha): tức là những yếu tố gây ra rối loạn tâm thần, chẳng hạn như thù ghét hoặc bámvíu, là những thứ luôn tìm cách để hành hạ ta. Hãy nhìn thẳng vào thực tế : cóphải vì chúng mà ta đã bị lệ thuộc và mất hết tự do hay không ? Hãy lấy một thídụ, có phải lúc nào ta cũng muốn tạo ra một ấn tượng tốt đẹp với kẻ khác haykhông. Và cũng chính vì thế mà chỉ cần một chút gì đó thật nhỏ nhoi : một ánh mắt,một lời nói là cũng đủ làm cho ta nổi giận. Một con người vừa mới đây thật khả áibỗng vụt mất hết tự chủ và trở nên hung bạo, có thể nói là đáng kinh sợ nữa.Con người ấy có thể không kìm hãm được những lời phát ngôn mà chính họ cũng phảihiểu là không nên thốt ra.

Trên thực tế, khi nào ta vẫn còn bịchi phối bởi những yếu tố bấn loạn thì khi đó ta vẫn chưa có thể nào tạo ra đượccho mình một thể dạng hạnh phúc. Các yếu tố bấn loạn sẽ xô đẩy ta vào những hànhđộng mà đáng lý ra ta không nên làm, kể cả trên phương diện thể xác, ngôn từ vàtâm thức. Những hành động đó sẽ mang lại cho ta những nghiệp "ô nhiễm"tức là những nghiệp sẽ đưa tới sự tái sinh trong thế giới Ta bà, rơi vào nhữngthể dạng bất hạnh mà ta khó tránh khỏi. Sự xô đẩy ấy hết sức là nghiệt ngã. Phậtgiáo xác định một cách rõ rệt là ngoài những đau đớn đơn thuần còn có hai thứkhổ đau khác nữa rất tinh tế. Trước hết là sự kiện phải "khổ đau vì sự đổithay", nó ẩn nấp phía sau những cảm giác thật thích thú để sau đó đưa ta vàonhững khổ đau phát sinh từ sự bất toại nguyện và mọi sự mất mát. Kế tiếp là sự"khổ đau tự tại nơi sự hiện hữu trói buộc" của chính mình, nó phátsinh từ những cảm giác trung hòa. Vì loại khổ đau này vượt ra khỏi ý nghĩa thôngthường cho nên khó để gọi nó là một thứ khổ đau. Lý do vì chúng là những thể dạngtâm thần thấm đượm những nghiệp thích hợp để làm phát sinh ra những cảm giác thúvị hay khó chịu. Chính vì thế mà các giác cảm trung hòa hiện ra như một cơ sởtiếp nhận hai thứ khổ đau tinh tế trên đây phải được xem đúng thực là một thứ "khổđau".

Dầu sao thì cũng phải công nhận mộtcách minh bạch rằng Phật giáo không phủ nhận cũng không hề gạt bỏ những thứ hạnhphúc thuộc vào thế giới Ta bà. Hơn thế nữa Phật giáo còn chỉ dạy phải làm thế nàođể có thể tạo ra những thứ hạnh phúc đó. Phật giáo cho rằng những thứ hạnh phúcnày vẫn còn tốt hơn là phải chọn những thứ khổ đau thô thiển, tuy nhiên Phậtgiáo cũng nhận thấy rằng những thứ hạnh phúc đó còn thiếu sót, không phải là nhữngthứ hạnh phúc trọn vẹn. Một cách vắn tắt, không phải vì chúng là những thứ hạnhphúc thiếu sót mà ta phải chối bỏ chúng. Đó chỉ là cách để nhắc nhở chúng takhông nên đòi hỏi quá đáng những gì mà chúng không thể nào mang lại cho ta được.Sự nhắc nhở đó kêu gọi chúng ta nên thực tế, khách quan : những thứ hạnh phúcthông thường có những mục tiêu hạn hẹp và phù du.

Vậy phải sử dụng phương tiện nào đây để thoátra khỏi thế giới Ta bà,

để tìm thấy hạnh phúc của sự giải thoát nơicõi Niết bàn ?

Phải quay ngược về những nguyên nhậnđã tác tạo ra thế giới Ta bà và tất cả những gì bất lợi do nó sinh ra : đó lànhững yếu tố bấn loạn trong tâm thức của mỉnh. Bấn loạn này làm phát sinh ra bấnloạn kia : đấy chính là vô minh làm cho ta không hiểu được chính mình là gì. Đólà sự cảm nhận tuy rất tự nhiên nhưng lại rất sai lầm của chính mình : "nắmbắt lấy cái ngã" và nhận thức một cách sai lầm để xem đấy chính là"ta", chính là "cái tôi". Cách nắm bắt một cá thể như thế làmột khả năng đặc thù của vô minh, ta phải hủy diệt sự nắm bắt đó để tự giải thoátmình ra khỏi thế giới Ta bà. Bởi vì chính từ sự nắm bắt đó đã làm phát sinh ratất cả mọi thứ khác.

Muốn thực hiện được điều đó không phảichỉ cần lập đi lập lại như một con két rằng"cái tôi không hề hiện hữu, cái tôi không hề hiện hữu,...". Phương tiệnduy nhất theo chúng tôi là phải đẩy sự suy luận ngày càng sâu sắc hơn để tìm hiểucái ta, cái tôi được cấu tạo như thế nào, để dần dần nhận thức được phương cáchhiển hiện của một cá thể. Tất nhiên là một cá thể hiện hữu, nhưng chỉ hiện hữumột cách tương đối, lệ thuộc vào đủ mọi hiện tượng khác. Khi sự nhận thức về hiện tượng tương liênngày càng minh bạch hơn thì đồng thời nó cũng sẽ làm yếu dần đi sự nắm bắt sailầm về một cái ngã, và từ đó sự cả tin vào một cái ngã cũng sẽ giảm đi. Rồi đếnmột lúc nào đó, mọi sự sẽ trở nên thật hiển nhiên, vâng quả đúng như thế, một cáthể hiện hữu nhưng mà nó lệ thuộc. Đến khi đó, vô minh tức là sự nắm bắt sai lầmvề một cái ngã sẽ không còn tác hại được nữa. Nó sẽ bị sự hiểu biết về cái màngười ta gọi là tánh không hủy diệt nó - nên hiểu "tánh không" không phảilà hư vô, mà chỉ có nghĩa là không có một thực thể tuyệt đối.

Sự hiểu biết đó có cần nhờ vào sự tu tập thiềnđịnh hay không ?

Vô minh làm cho ta tin rằng cá thể đangtạo ra ta hàm chứa những đặc tính riêng biệt, tự nó tác tạo ra cho nó một cáchtự tại. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng. Thật rõ ràng không thể nàothay đổi từ căn nguyên phương cách suy nghĩ của ta một cách đột ngột được. Khôngphải chỉ cần đạt được một sự hiểu biết duy lý mang tính cách trí thức về tánhkhông là đủ để quét sạch sự nắm bắt của cái tôi. Chuyện đó phải thực hiện tuầntự từng bước một.

Trong giai đoạn đầu, sự hiểu biếtduy lý sẽ làm suy yếu đi sự nắm bắt cái ngã ; nói một cách khác là làm cho cáingã bị ốm đau. Vô minh khi đã yếu đuối sẽ mất đi khả năng thúc đẩy ta tích lũynhững nghiệp hướng ta vào thế giới Ta bà, tuy nhiên không phải làm được như thếlà đã thắng cuộc. Chính vì vậy mà phải cần đến thiền định. Tóm lại thiền định làtập cho tâm thức cảm nhận mọi sự dưới một góc cạnh mới ; trong trường hợp trên đâylà sự vắng mặt của một thực thể cá biệt. Điều đó sẽ phá bỏ thói quen của ta vềsự quán thấy sai lầm một cái tôi mang tính cách thực thể.

Vây thì từ khởi điểm, sự hiểu biếtnhất định còn mang tính cách duy lý, nhưng đến một lúc nào đó nó sẽ trở nên thậthiển nhiên. Và tình trạng ấy có nghĩa là đạt được vô ngã một cách trực tiếp. Cáitrí tuệ đó là một công cụ vô cùng quý giá, một phương tiện duy nhất đủ khả nănglàm bật gốc và hủy diệt sự nắm bắt cái tôi, sự nắm bắt đó mặc dù là một cảm nhậnsai lầm nhưng trên thực tế nó bám rất chặt vào ta. Tuy nhiên, nếu muốn cho sựhiểu biết về tánh không có đủ sức mạnh cần thiết thì nó phải được phát sinh từ mộttâm thức thật thăng bằng. Do đó cần phải tập luyện về sự chú tâm để đạt được sự"tĩnh lặng tâm thần" (shamatha): tức là một mức độ chú tâm giúp vượt lên trên và hóa giải mọi sự xao lãng tinhtế nhất.

Nếu muốn đạt đến cấp bậc tĩnh lặng tâmthần, thì trước đó ít nhất phải khắc phục được sự xao lãng dưới mọi hình thứcthô thiển nhất, nếu chưa thực hiện được việc đó thì đừng mong gì có thể bước vàogiai đoạn chú tâm. Vì thế nhu cầu cấp bách và tiên khởi nhất là phải tuân thủ mộtmức độ tối thiểu về đạo đức : khi nào tâm thức còn "xao lãng" có nghĩalà dao động, gây ra bởi sự ham muốn sát sinh, cướp của, nói dối,... hoặc còn thíchba hoa, thì khi đó ta vẫn chưa hội đủ khả năng để chú tâm.

Tóm lại, đạo đức trước hết là giúpta giữ kỷ cương để tránh không hành động sai lầm và sau đó là để tạo ra một nềnmóng không thể thiếu sót giúp cho sự chú tâm vượt lên trên mọi hình thức tinh tếnhất của sự xao lãng. Sự thăng bằng phát sinh từ sự chú tâm sẽ làm gia tăng thêmsức mạnh cho trí tuệ để có thể thực hiện mọi sự suy luận. Từ đó sẽ phát sinh sựhiểu biết trực tiếp về tánh không và sự hiểu biết ấy sẽ xóa bỏ vô minh liênquan đến sự nắm bắt một cái tôi.

Đức Phật dạy rằng nếu muốn tự giảithoát ra khỏi thế giới Ta bà thì phải tuân theo ba lời giáo huấn tối thượng nhưsau : đạo đức, chú tâm và trí tuệ. Khi nào biết noi theo ba lời giáo huấn ấy thìta sẽ đạt được sự giải thoát cá nhân mà ta hằng mong đợi, có nghĩa là trở thànhmột vi a-la-hán(arhat) - tức là một chúng sinh tự do không còn bị trói buộc. Trongtrường hợp khác nếu ta áp dụng phương pháp ba lời giáo huấn ấy trong mục đíchgiúp cho tất cả chúng sinh đạt được giải thoát, thì kết quả đạt được sẽ là thểdạng của một vị Phật.

Khi đã đạt được thể dạng giải thoát thì sẽkhông còn tái sinh nữa. Nhưng mà nếu không quay lại Địa cầu này nữa và khôngcòn sự nhận biết một cái ngã nữa, thì "ai" sẽ hạnh phúc và ở nơi nào?

Trong cả hai trường hợp giải thoát, dùlà sự giải thoát cá nhân hay là bằng thể dạng Giác ngộ tối thượng của một vị Phật,thì trong cả hai trường hợp, nhận thức cho rằng ta bị hủy diệt là hoàn toàn sailầm. Không phải một cá thể bị hủy diệt mà là cách nhìn sai lầm về một cá thể bịhủy diệt. Một cá thể thì vẫn hiện hữu sờ sờ ra đó đấy chứ. Chỉ có một sự khácbiệt duy nhất là hắn đã lột bỏ được cái vô minh của hắn và những hậu quả liên hệcủa nó mà thôi. Hắn sẽ không còn phải gánh chịu khổ đau nữa dù là dưới bất cứ hìnhthức nào. Hắn được giải thoát có nghĩa là hắn không còn bị bắt buộc phải táisinh vào cái thế giới thấp này nữa tức là cái thế giới Ta bà này để phải chịu đựngmọi thứ nghiệp và những xúc cảm bấn loạn.

Tuy nhiên còn tùy vào hắn, nếu hắnmong muốn và nếu hắn nhận thấy đấy sẽ là một điều hữu ích, thì hắn cứ tái sinhtrở lại với những con người chưa được giải thoát, nhưng riêng phần hắn thì hắnvẫn cứ tiếp tục hưởng thụ cái hạnh phúc lâu dài phát sinh từ sự giải thoát của hắn.Tuy là nói như thế, nhưng khi Đức Phật thuyết giảng thì Ngài luôn luôn chọn lựanhững lời giảng huấn thích nghi với người nghe. Do đó mà sinh ra đến bốn hệ thốngtriết học Phật giáo khác nhau. Theo hệ thống Tỳ bà sa luận (Vaibhashika) thì Niếtbàn đơn thuần và giản dị chỉ là một sự tắt nghỉ, tuy nhiên các hệ thống khác khônghoàn toàn đồng ý với cách giải thích như thế. Vậy thì trong các trường hợp đóNiết bàn ở đâu ?

Chẳng có ở đâu cả bên ngoài một cáthể. Niết bàn chỉ là một thể dạng cảm nhận của tâm thức mà thôi. Bên ngoài thìchuyện đó [Niết bàn] nhất địnhlà không có. Niết bàn không phải là mộtthế giới thật xa, hay là một thế giới siêu nhiên, nơi đó có các vị siêu phàm đãđược giải thoát sống quay quần với nhau và hoàn hoàn toàn cách biệt với con ngườithường tình. Thật ra khi một người đã đạt được Giác ngộ thì sẽ tự tạo ra cho mìnhvà trong lòng mình một mảnh đất tinh khiết [Tịnh độ], cũng có thể gọi đấy là một "thiên đường"của riêng mình và chính mình đang an trú trong đó. Tuy nhiên hắn [người đó] vẫn tiếp tục giữ một đặc tính cá thể nào đó.Sự "hòa nhập" ấy [tức là giữa cá thểvà cõi Tịnh độ] mang ý nghĩa bình đẳng - trên phương diện phẩmtính, sự hiểu biết, v.v... - nhưng không phải là một sự "thẩm thấu" [tức là không phải "nhập" vào cõi Tịnh độ mà chính mình làcõi Tịnh độ].

Vậy thì chính Ngài, Ngài đã từng tập luyện tâmthức thì Ngài đã tìm thấy một thứ hạnh phúc bền vững hay chưa ?

Trong kiếp sống này, tôi may mắn gặpnhiều cơ hội thuận lợi để học hỏi về Phật giáo và tôi cũng có một cái may mắn thậtđặc biệt là được hội ngộ với nhiều vị thầy thật vĩ đại đã ban cho tôi những lờigiảng dạy quý giá. Cũng như tất cả những người trong chúng ta đây, tôi cũng phảigặp nhiều khó khăn. Còn lâu thì tôi mới đạt được cái hạnh phúc vững bền, tuynhiên cho đến nay tôi chưa bao giờ bị khổ đau nghiền nát tôi cả. Có thể biếtđâu cũng là vì tôi chưa bao giờ gặp hoàn cảnh phải gánh chịu những khổ đau thậtsự ? Tuy nhiên cũng có thể đấy chính là kết quả của một sự hình thành nào đó màtôi được thụ hưởng.

Trên phương diện thể xác, khi một sựđau đớn phát sinh, tôi vẫn nhận thấy sự đau đớn đó, tuy nhiên tôi vẫn ý thức đượcrằng đấy là hậu quả của những nghiệp xấu của chính tôi và tôi không để cho nónghiền nát tôi. Tôi vẫn giữ được trầm tĩnh để suy nghĩ. Trên phương diện tinhthần, đôi khi tôi vẫn có những mối lo lắng, chẳng hạn như có những sự việc khôngxảy ra như ý tôi muốn, tuy nhiên và đồng thời tôi lại nghĩ rằng đấy chẳng qua làhậu quả của những nghiệp không tốt. Tôi không nghĩ rằng đấy là một sự dửng dưngvô tình, mà đúng hơn là một thái độ sáng suốt trước những gì đang xảy ra. Vì thếtại sao phải bất mãn ? Những gì đang xảy ra đâu phải là một sự "bất công",đấy chỉ là một thứ gì thật bình thường : khi mọi nguyên nhân hội đủ, hậu quả sẽ phát sinh. Ít ra thì tôi cũng không phảilà một kẻ ích kỷ từ bản chất để không cảm thấy liên hệ đến những biến cố đang xảyra ?...

Để kết luận, thiết nghĩ cũng nên nhấnmạnh đến một điều là tất cả mọi người không phải ai cũng sẵn sàng hướng về nhữngthứ hạnh phúc tối thượng của sự giải thoát. Những phương pháp giúp đạt được cácthứ hạnh phúc trong cõi Ta bà cũng có nêu lên trong Phật giáo. Tốt hơn là số đôngmọi người nên khởi sự bằng những thứ hạnh phúc này. Những thứ hạnh phúc đó sẽgiúp cho họ thăng tiến dần dần, theo nhịp độ thích nghi của từng người, rồi đếnmột ngày nào đó ai mà biết được thì người ấy sẽ trở nên tinh tấn hơn để đạt đếnmức độ mà họ biết thích nghe đàm luận về sự giác ngộ.

Buổi đàm thoại được ông Frédéric Lenoir

và bà JenniferSchwarzghi chép.

HoangPhongchuyển ngữ

(Bures-Suy-Yvette, 10.07.10)

634148551326992840

Ngài Dagpo Rimpoché

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/03/2024(Xem: 394)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Bát cháo sữa của nàng thôn nữ Sujata tuy giá trị rất nhỏ, nhưng mang lại lợi ích cho nhân loại và quả địa cầu này là rất lớn, vì nhờ đó mà Sa-môn Gautama không chết do kiệt sức trong giai đoạn cần khổ tu hành. Cũng vậy, những giúp đỡ nho nhỏ, từ thiện nho nhỏ, đôi lúc có giá trị lớn & ý nghĩa lớn đối với những mảnh đời khốn khó..
29/02/2024(Xem: 1639)
Một trong những Phúc Lành cao thượng! Bạn biết chăng? May mắn lớn nhất của cuộc đời, chẳng phải nhặt được tiền, cũng không phải trúng số, mà là bạn gặp được những người có thể dẫn bạn đi đến 1 nền tảng cao hơn. Thật ra hạn chế sự phát triển của bạn, không phải là trí thông minh hay học lực, mà là các mối quan hệ trong cuộc sống, mối quan hệ trong công việc.
27/02/2024(Xem: 332)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm và pháp hữu . Dân gian VN ta có câu: ''Lễ lạy quanh năm, không bằng tạo Phúc rằm tháng giêng?'' Vì sao thế? Vì ngày mùng 1 là ngày đầu tháng nhưng đêm lại tối đen; còn ngày Rằm lại có trăng sáng sủa. Trong một năm, ngày rằm đầu tiên là rằm tháng giêng nên người ta mới rủ nhau tạo phúc. Cùng trong ý niệm đó, xin chia sẻ với chư vị thiện pháp Rằm Thượng Nguyên tại quê nhà, qua lời tường trình của Ni Sư Thích nữ Huệ Lạc, thành viên của Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề tại VN!
16/02/2024(Xem: 463)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm Năm hết Tết đến rồi, trong tâm tình : ''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ'' của người con Phật, vào hôm qua (05 Feb 24) hội từ thiện Trái tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những mảnh đời bất hạnh, những người dân nghèo khó nơi xứ Phật tại tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
07/02/2024(Xem: 458)
Tại Bịnh Viện Ung Thư, Phân Khoa Nhi Đồng, Cô Giác Ngọc Phước, trao Tịnh Tài của Cô Dương Thái Phượng, Houston Texas, tận giường bịnh cho các em đang được điều trị tại đây, đóng tiền Hóa & Xạ Trị.
03/02/2024(Xem: 493)
THƯ TÒA SOẠN, trang 2 THIỀN SƯ TRẦN NHÂN TÔNG ĐÃ NHẮC NHỞ GÌ... (HT. Thích Phước An), trang 4 BÊN THỀM CHÂN NHƯ (thơ HT. Thích Thắng Hoan), trang 5 DUYÊN SANH TỨC VÔ SANH (Nguyễn Thế Đăng), trang 6 MỘT THOÁNG TRONG MƠ HIỆN TRỞ VỀ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 16
01/02/2024(Xem: 553)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. '' Ngào ngạt hương Xuân dẫu tại xứ Người không mất gốc Lung linh ánh lửa dù xa quê cũ chẳng quên nguồn.'' Tết đến, là thời điểm người Việt tha hương thương nhớ quê nhà, tri ân Ông bà quốc tổ nhiều nhất trong năm, và để thể hiện niềm thương nhớ và tri ân đó không gì hơn là những món quà chia sẻ gọi là: '' Của Ít Lòng Nhiều ''..
17/01/2024(Xem: 399)
Thiết nghĩ là Phật Tử chân chánh hoặc người yêu mến đạo Phật, người tham gia buổi lễ Phật Giáo. Lúc chư Tăng Ni bắt đầu thọ trai thì mình cất cái máy quay đi. Bản thân tôi, tôi thấy ăn miếng cơm không yên khi ngồi mà cái máy quay chỉa vào người. Đó là bất lịch sự cái đã chưa nói đến chuyện gì. Riết hồi ngó kỳ cục quá sức. Chúng ta cập nhật hình ảnh buổi lễ cúng dường thì khi kết thúc phần nghi lễ mình cũng đi ra ngoài nhường không gian lại. Nói cho cùng thì lúc đó cũng là buổi ăn cơm trong chánh niệm nhưng cũng khó tránh ….!!
18/12/2023(Xem: 882)
Hiểu thêm về chữ Tu Tu dưỡng hiểu theo một cách giản dị là: Tâm đừng nghĩ bậy, thân đừng làm bậy, miệng đừng nói bậy, người có tu thì lòng phải ngay thẳng. Không lừa mình, dối người, gạt trời cao, có ở một mình cũng phải thận trọng. Ở nơi đông người, phải giữ miệng, khi ở một mình phải phòng tâm. (Đại Sư Hoằng Nhất)
18/12/2023(Xem: 833)
Kính thưa chư Pháp hữu & chư vị Phật tử hảo tâm Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567