Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Có Ma Hay Không? Ý nghĩa và Quan niệm về Ma trong Phật giáo

30/11/201016:54(Xem: 9666)
Có Ma Hay Không? Ý nghĩa và Quan niệm về Ma trong Phật giáo

Hoang Phong
MỘT CÕI TỊNH ĐỘ
TRONG MỖI CHÚNG TA
Nhà xuất bản TÔN GIÁO Hà Nội 2010

CÓ MA HAY KHÔNG?
Ý nghĩa và Quan niệm về Ma trong Phật giáo

comahaykhong1Có ma hay không có ma?Ma là gì? Ma ở đâu? Ma có làm hại được ta hay không? Nếu phảitrừ ma thì phải làm như như thế nào?... Đấy là những thắc mắc có thể ám ảnhít nhiều mỗi người trong chúng ta. Thật thế, đấy chẳng qua vì có người chưa hề "gặpma" bao giờ, nên tò mò cũng muốn biết xem ma ra thế nào, hoặc có người đãtừng "thấy ma" nên vẫn còn bị ma ám ảnh và muốn biết xem cái thấycủa mình, hay là cái con ma mà mình trông thấy có thật hay không. Vậy ta hãyxem quan điểm của Phật giáo về ma như thế nào.

Định nghĩa về Matrong kinh sách

Chữ Ma do chữ Phạn Mâramà ra. Tiếng Tây tạng là bDud, người Nhật gọi là Mahay Hajun, tiếng Hán là Mo hay Mó.Người Trung quốc thường gọi là Ma-la,có lẽ cũng do tiếng Phạn Mâramà ra, thếnhưng vì ngôn ngữ Trung Quốc không có vần r nên chữ Mârađược âm thành Ma-la (?).Kể dài dòng ra như thế để thấy rằng không phải chỉ có người Việt Nam ta mới "thấy"ma.

Kinh sách định nghĩa chữ Ma(Mâra)là "quỷ sứ cám dỗ", một thứ"quỷ tinh ranh"tượng trưngcho những xu hướng tâm thần bấn loạn và lầm lẫn, cản trở con đường tu tập của mộthành giả. Phổ diệu Kinh(Latitavistara),là bộ kinh kể lại cuộc đời của Đức Phật, cho biết ma đã từng dùng mọi xảo thuậtma quái để quấy nhiễu và cản trở không cho Vị Phật tương lai là Đức Thích-Ca Mâu-Niđạt được Giác Ngộ. Trong đêm trước khi Ngài thành Phật, ba con ma nữ đến quyếnrũ Ngài, và cả một đoàn ma quân kéo đến để ném đá như mưa vào Ngài. Tên cầm đầuđòi Ngài phải nhường ngai lại cho hắn, vì hắn nhất định bảo rằng không có gì chứngthực Ngài đã đạt được Giác ngộ. Đức Phật liền dùng tay phải chạm xuống mặt đất,mặt đất liền bị chấn động và rung chuyển ầm ầm, chứng minh cho sự Giác Ngộ đíchthật của Ngài. Cả đoàn ma liền biến mất như bị phù phép vậy.

Như vừa kể trên đây, nếu có ma quân…thìcũng phải có tên cầm đầu tức là Ma Vương.Ma Vương cũng là cách dịch khác của chữ Mâra.Ma Vương là Vua của các loài Thiên ma, ngụ ở cảnh trời gọi là Tha-hoáTự-tại Thiên (Paranirmitavasavartin),tức là cảnh trời thứ sáu trong cõi Dục Giới, một cảnh giới thấp nhất trong TamGiới.Ma Vươngcó phép thần thông, chuyên dùng ma thuật để phá rối, ngăn cản sựtu tập của những vị Bồ-tát. Ma Vương còn có tên là Ma-vương Ba-tuần, tức là têncủa Tha-hoá Tự-tại Thiên Vương.

Vậy theo kinh sách, có bao nhiêu thứma tất cả ? Thật ra thì ma nhiều lắm, nhưng tựu trung được kinh sách phânloại thành bốn thứ gọi là Tứ ma. Vì có vài khác biệt giữa Thừa Kinh điển (Sutrayana) và Thừa Kim Cương(Vajrayana)trong cách định nghĩa về bốn loại ma, do đó nếu đem cộng lại cả bốn thứ ma củacả hai thừa thì sẽ có đến tám thứ ma hay Bát ma.

Tứ Ma của Thừa Kinh điển là:

1. Ma cấu hợp (Skandhamara) :đó là thứ ma quái tượng trưng bởi ngũ uẩn làm cơ sở cho khổ đau và cái chết màta phải gánh chịu trong cõi luân hồi. Con ma đó gọi là "con ma gánh chịu cái chết", kinh sách tiếng Hán gọi là Ấm ma,Uẩn ma, hay Ngũ chúng ma.

2. Ma dục vọng (Klesamara) :bao gồm các dục vọng, sự ham muốn, thèm khát, xui khiến ta phạm vào những hành độngtiêu cực, tạo ra nghiệp xấu, thu ngắn kiếp nhân sinh, đưa ta vào vòng khổ đau củacõi luân hồi. Đó là "con ma đưa đến cáichết", kinh sách gốc Hán gọi là Phiềnnão ma.

3. Ma thần chết(Mrtyumara) :đó là sự hủy hoại, cứu cánh tất nhiên của sự sinh, hậu quả của bản chất cấu hợpcủa mọi hiện tượng, tức đấy là quy luật vô thường. Con ma này có tên là "conma vô thường",kinh sách gốc Hán gọi là Tử ma.

4. Ma con trời(Devaputramara) :bao gồm những thứ ma làm cho ta đãng trí, phân tâm, xúi dục ta bám víu vào ảogiác của những vật thể bên ngoài và cả trong tâm thức, cản trở sự tu học. Đó là"con ma bấn loạn", kinh sáchgốc Hán gọi là Tha-hoá Tự-tại Thiên-tử ma,gọi tắt là Thiên ma, tức thần thánhtay sai của Thiên-hóa Tự-tại Vương.

Tứ ma củaThừa Kim Cương là:

1. Ma xiềng xích(tiếng Tây Tạng : thogs-bcas-kyi bdud) :con ma này rất hung tợn và lộ liễu, gây ra phiền não, bệnh tật và các chướng ngạibên ngoài. Đây là con ma của sự bám víu và ghét bỏ đối với những vật thể và hiệntượng chung quanh. Con ma này luôn tìm cách trói buộc ta vào những thứ ấy. Kinhsách gốc Hán gọi con ma xiềng xích là Phiềnnão ma.

2. Ma thả lỏng(tiếng Tây tạng : thogs-med-kyi bdud) : đó làba thứ nọc độc chính và năm thứ nọc độc phụ, tức là những dục vọng chính yếu vàthứ yếu, những tư tưởng hay tư duy bấn loạn chưa được khắc phục, xâm chiếm tâmthức và gây ra khổ đau cho ta. Kinh sách gốc Hán gọi con ma này là Tâm ma.

3. Ma khánh hỷ(tiếng Tây tạng : dga’-brod-kyi bdud) : đó làcon ma đội lốt hân hoan, vui thích, thỏa mãn với chính mình, xem ta hơn cả mọingười, xúi dục ta bám víu vào những "kết quả" và "kinh nghiệm"thiền định đã thực hiện được và cho đấy là cao siêu, rồi trở nên hãnh diện, khôngchịu cố gắng tu tập thêm. Kinh sách gốc Hán gọi con ma này là Thiện-căn ma.

4. Ma kiêu căng(tiếng Tây tạng : snyems-byed-kyi bdud) : đólà con ma ngạo mạn, tự mãn, tự kiêu, tự đại. Đấy là bản chất căn bản của con mamang tên là cái "ta", cái "tôi", cái "ngã". Kinh sáchgốc Hán gọi con mà này là Tam-muội ma.

Ngoài ra người ta còn thấy kinh Hoa nghiêm sớ saophân chia ma ra làm mườithứ gọi là Thập ma, trong số mười loại ma này thì nhiều thứ đã được liệt kê trênđây, tuy nhiên cũng xin kể ra đầy đủ như sau:

  1. Uẩn ma
  2. Phiền não ma
  3. Nghiệp ma: tức các nghiệp tiêu cực ngăntrở việc tu tập.
  4. Tâm ma
  5. Tử ma
  6. Thiên ma
  7. Thiện căn ma
  8. Tam muội ma
  9. Thiện trí thức ma: tức là những kẻ thônghiểu được đạo lý, nhưng vì ích kỷ tham tiếc đạo lý ấy mà giữ riêng cho mình, chẳngchỉ dạy cho kẻ khác. Những kẻ như thế cũng bị xem là một loại ma.

10. Bồ-đề Pháp-trí ma: là những kẻ tuy đã phátlộ được trí tuệ, nhưng vẫn còn chấp trước không quán thấy được chính đạo.

Đã nói đến danh từ và định nghĩa thìcũng mạn phép kể ra thêm:

Macảnh: khung cảnh do ma quái tạo ra để phỉnh gạt và ngăn trở người tuhành.

Machướng: những chướng ngại, ngăn chận việc tu hành và sự thăng tiến củatrí tuệ.

Maduyên: còn gọi là ác duyên,tức là các cơ duyên xui khiến đưa đến nghịch cảnh, bất lợi hay độc hại.

Mađàn: là sự bố thí của ma, không phải là của người. Đó là sự bố thí củanhững kẻ mang lòng tà, lòng tham, cầu danh, cầu lợi mà bố thí, sợ oai lực của maquỷ mà bố thí, muốn tránh tai nạn mà bố thí. Loại ma này nhan nhản chung quanhta, rất dễ trông thấy, không cần đến "kính chiếu yêu". Chữ Ma đànnghịch nghĩa với chữ Phật đàn,Phật đàn là bố thí mà không biếtlà mình đã bố thí, không biết mình bố thí cái gì và bố thí cho ai, bố thí chỉ vìlòng từ bi vô biên mà thôi. Bố thí như thế còn gọi là Bố thí Ba-la-mật.

Mađạo: đường đi của ma, chốn lui tới của ma, còn gọi là ma giới, tức cảnh giới của ma.

Malực: sức mạnh tiêu cực, kích động và xui khiến phạm vào những hành vịxấu hay hung ác.

Mangoại: là những kẻ phỉ báng, chê bai Đạo pháp.

MaPhạm: (Mârahay Brâma) tức là Ma Vươngở cõi Phạm Vương,gọi tắt là Ma Phạm. Chữ Ma Vươngđã được giải thích trên đây, đólà Thiên-hoá Tự-tại Vương, còn Ma Phạmhay Phạm Vươnghay Phạm Thiên Vương(Mahabrahma) là vị Chúa Tể của cõi Ta-bà,quyền lực của Ma Phạm hay Phạm Thiên Vương, chiếm vị thế cao nhất trong tam giớigồm dục giới, sắc giới và cả vô sắc giới, tức cai quản và điều hành cả thế giớinày. Kinh điển gốc Hán gọi "Ngài" là Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Mathiền: phép thiền định tà mị, sai lầm, liên hệ với ma quỷ, đi ngược vớichánh đạo. Ma thuật: nói chung là những hành vi mê tín, dị đoan, phảnkhoa học.

Masự: ý nghĩa của chữ này khá bao quát và rắc rối, nói chung thì đấy lànhững sự việc, những hành visai lầm, ngăn cản sự tu học trênđường chánh Pháp. Những người thực thi ma sự có thể xem như những con machạy theo lục trần : yêu sắc đẹp,thích tiếng êm tai, ưa thích mùi thơm, miếng ngon, thích đụng chạm và sờ mó nhữnggì ưa thích, ước mong những cảnh huống tiện nghi sang trọng. Ma sự cũng là nhữngthứ cám dỗ kích động người tu hành phá giới, chạy theo danh lợi, sắc dục. Ma sựcũng có thể dùng để chỉ người ngồi thiền u mê và ngủ gục, hoặc trụ vào những cảnhhiện ra khi thiền, hoặc cảm thấy bấn loạn trong tâm thức, thấy cảnh dữ mà bỏthiền... Ma sự cũng dùng để ám chỉ những người đã xuất gia tu hành nhưng cònham thích luận bàn thế sự, chiến tranh, tình yêu nam nữ, hoặc xu nịnh bọn cư sĩvà bá tánh lui tới chùa có nhiều của cải, cúng dường nhiều, hoặc vướng vào phépbói toán, đoán số mệnh, ếm ma, trừ quỷ…

Vậy Ma thực sự làgì ?

Ma hay Mâralà một biểu tượng trong Phật giáo và cả trong Ấn Độ giáo, dùngđể chỉ một vị trời hay vị thần linh đứng vào hàng đầu, cao siêu và mạnh hơn hết,giống như định nghĩa của chữ Ma Phạm trên đây. Tên của ma có nghĩa là thần chết.Malà chúa tể của mọi dục vọng, thèmkhát, ham muốn, mọi thứ khoái lạc do thân xác. Đó là chủ nhân ông của thế giớivật chất và mọi hiện tượng. Trọng trách và bổn phận của vị chủ nhân ông này làphải điều khiển và canh chừng sự vận hành của thế giới đang diễn biến chungquanh ta.

Ma không những tượng trưng cho nhữngbiểu hiện của dục vọng như vừa kể mà còn tượng trưng cho những thèm khát, nhữngxung năng tiềm ẩn thật sâu kín bên trong tâm thức ta. Do đó ma nằm trong da thịtta, trong tâm thức ta, tức trong sự vận hành chung của ngũ uẩn. Tuy con ma ẩn nấptrong ngũ uẩn của ta rất tinh ranh thế nhưng nếu ta thật chú tâm thì đôi khi cũngcó thể trông thấy nó được hay bất chợt chạm trán với nó. Thí dụ vì nóng giận, vìmột phút thiếu suy nghĩ, vì thèm muốn khích động quá độ mà ta phạm vào một hànhđộng thật đáng trách, sau đó thì hối hận và ta tự nghĩ rằng không ngờ mình lạicó thể phạm vào một hành động tồi tệ đến như thế. Ta có cảm giác hình như "maquỷ xúi khiến" ta phạm vào việc ấy chứ thật ra ta nào có tồi tệ đến thế. Nhưthế là ta đã thấy ma rồi đấy, sự hối hận là một trong các cách giúp mình trôngthấy con ma đang ẩn nấp trong thân xác và tâm thức của chính mình.

Ma còn mang một cái tên nữa mà kinhsách ít nói đến, đó là con ma Ái dục (kâma,xin đừng lầm lộn với karma), đó là sự yêumến, lòng yêu thương, nôm na là con ma tìnhyêu. Ái dục hay con ma tình yêu là một thứ bản năng, tinh anh của sự sống,luôn luôn "canh chừng" và "chăm lo" cho ta rất cẩn thận.Con ma này hiển hiện một cách tuyệt vời, thật đẹp, hoặc thật thanh tú, nó làmphát sinh ra mọi hình tướng, màu sắc và âm thanh đủ loại. Con ma đó hiến dângcho ta những ảo giác biến động như vừa kể do chính nó tạo ra, mang lại mọi thứlạc thú và mọi cảnh giới tuyệt đẹp thuộc vào thế giới luân hồi, và tạo ra mọithứ hạnh phúc của thế tục.

Vấn đề rắc rối và gay go là con ma tìnhyêu không bao giờ chú ý đến hậu quả của những thứ do nó tạo ra. Nó rất hàophóng, cho không tiếc tay, "tham" bao nhiêu nó cũng cho, "yêu"bao nhiêu nó cũng khuyến khích thêm, "bám víu" bao nhiêu nó cũng sẵnsàng tiếp tay. Thế nhưng hậu quả của những ảo giác ấy mà nó đem tặng cho ta thậtra chỉ là khổ đau mà thôi : "lạc thú", "hạnh phúc lứa đôi","sinh ra thêm một đám khổ đau", hay đấy chỉ là mưu mô, lường gạt, tự ái,thất tình, tự tử, đâm chém… Những khổ đau ấy ma không cần biết. Ma cho ta lạcthú, nhưng đồng thời cũng tập cho ta thèm khát lạc thú. Điều này có nghĩa là ngũuẩn quen dần với lạc thú, lệ thuộc vào lạc thú và bị kích động bởi lạc thú, hậuquả rất phức tạp và đa dạng kể ra không hết được. Mavừa là kẻ sáng tạovà đồngthời cũng vừa là kẻ phá hoạilà nhưthế đó.

Tóm lại khi nhìn ma qua các khíacạnh như liệt kê trên đây, thì ta sẽ hiểu ngay là ma ngự trị ở đâu: trong đầu củachúng ta. Nó nằm sẵn trong tâm thức ta, trong da thịt ta, trong sự vận hành củathân xác và tâm trí ta. Nói cách khác là makhông phải là một thực thể bên ngoài, có nghĩa là không có ta thì cũng khôngcó ma, cái "ta"càng mạnh vàcàng phức tạp thì "ma"cũngcàng đông và càng hung dữ. Ma quân hay những đạo binh ma chính là sự thèm khát,thất vọng, buồn bực, đói khát, bám víu, tham lam, lười biếng, đờ đẫn, sợ hãi,nghi ngờ, hận thù, tiện nghi, kiêu căng, tự phụ, yêu thương một cách ích kỷ, tựmãn với cái "tôi" của chính mình v.v. và v.v... Nếu cứ tiếp tục suy luậntheo chiều hướng đó thì ta sẽ thấy ma còn đông đảo và đa dạng hơn nhiều so vớinhững gì do kinh sách liệt kê, chúng hiển hiện cùng khắp trong thế giới luân hồinày.

Tuy nhiên người đọc biết đâu cũng cóthể lấy làm lạ là phần trình bày trên đây dựa vào kinh sách đã mô tả và liệt kêra đủ mọi thứ ma, thế nhưng vẫn không thấy đề cập gì đến các loại ma có thể làmcho ta dựng tóc gáy, hét lên và phóng chạy, hoặc làm cho người ngủ mê kêu ú ớ,tay chân lạnh ngắt và toát mồ hôi đầm đìa. Vậy ta cứ thử lấy thêm một chút can đảmnữa để tìm hiểu loại ma này xem sao.

Một thí dụ cụ thể vềMa

Để tránh cách trình bày tổng quát, siêu hình và ẩn dụ như trên đây, ta thử đưa ra một vài thí dụ cụ thể và đơn giản hơn vểnhững con ma thường hiện ra để dọa nạt những con người bình dị như chúng ta đây,kể cả trẻ con cho đến người lớn. Chẳng hạn khi ta bước vào một gian phòng tối,ta thấy trong một góc phòng có một con ma, tóc xõa, mặt xanh mét, đang nhe răngtrợn mắt… và cười với ta một cách thật rùng rợn.

Nếu ta bình thản, từ tốn, không khiếpsợ, tiến thẳng đến con ma, thì ta sẽ không thấy nó khi ta đến gần. Vì thật ra đấychỉ là những ảo giác do ta tạo ra trong đầu và do bóng tối mờ ảo nuôi thêm trítưởng tượng của ta. Nếu như ta vẫn "không dám" tiến đến gần "nó"thì ta cứ bật đèn lên, thì con ma cũng sẽ biến mất. Ngược lại, nếu ta hét lên mộttiếng, "vắt giò lên cổ" mà phóng chạy, thì nhất định con ma sẽ đuổitheo, và nhất định là ta sẽ không thể nào chạy nhanh hơn nó được, vì chính ta cõng nó mà chạy. Nó ở trong đầu ta, trong thân xác đang "nổida gà" của ta.

Tệ hơn nữa, có thể sau đó ta lại đemchuyện "thấy ma" ấy mà vừa thở hổn hển, vừa kể lại với đầy đủ chi tiếtcho một người khác nghe. Đấy là cách mà ta giới thiệu con ma mà ta trông thấycho một người thứ hai, có thể người này cũng hơi sợ thế nhưng vẫn cứ đón rước nóvới sự thích thú và đem cất nó vào trong đầu mình, sau đó lại đem nó ra để kể chongười thứ ba nghe, người thứ ba lại kể cho người thứ tư. Cứ mỗi lần chuyển sangđầu một người khác thì con malại trởnên hung tợn hơn và khiếp đảm hơn một chút, mắt nó trợn to hơn, răng nó dài hơn,và nó cười rùng rợn hơn. Biết đâu sau một vòng chu du hết người này sang ngườikhác thì con ma ấy lại được người nghe sau cùng thuật lại cho chính ta nghe, vàcó thể là ta sẽ còn sợ con ma đó hơn cả con ma mà chính ta đã từng trông thấy tậnmắt trước đây.

Đức Phật có đưa ra một thí dụ dễhiểu. Khi bước ngang ngưỡng cửa lúc nhá nhem tối, ta thấy một con rắn. Ta hoảnghốt và giật lùi lại. Thế nhưng khi nhìn kỹ lại thì đấy chỉ là một cuộn dây thừng.Con rắn ở trong đầu ta, con ma cũng ở trong đầu ta là như vậy. Vì thế nếu trôngthấy có con ma trong góc phòng thì nên bật đèn lên hay tiến đến gần "nó"để xem thực hư ra sao mà không nên thét lên một tiếng rồi cõng nó mà chạy.

Khi ta ngủ mê, đôi khi ta "thấyma", ta hét lên hoặc la ú ớ… Giật mình thức giấc, ta không thấy con manào cả. Khi ngủ, ta nhắm mắt, nằm trên giườngvà trong gian phòng tối om, làm gì ta có thế dùng mắt mà thấy được. Cái thấy ấylà do tâm thức của ta thấy, hình ảnh con ma hiện lên từ nơi tiềm thức của ta,sinh khởi từ những xúc cảm bấn loạn tiềm ẩn trong ta, từ những nghiệp sâu kín củata, từ những ám ảnh bịnh hoạn của ta, từ những đam mê, tham dục của ta, từnhững bám víu vào ảo giác, sân hận của ta…Đối với những người tu tập cao, nhấtlà các vị đại sư tu tập theo các phép thiền định của Phật Giáo Tây Tạng, thì ítkhi họ chiêm bao, hoặc nếu có chiêm bao thì họ cũng chỉ "thấy" những phảnứng thấm đượm lòng từ bi, yêu thương, khoan dung và độ lương của họ trước nhữngcảnh xảy ra trong giấc mơ, thế nhưng tuyệt nhiên họ không còn thấy ma hoăcnhững gì làm cho họ khiếp sợ nữa.

Tóm lại, ma nằm trong tâm trí ta,trong tâm thức ta. Nó là chủ nhân ông của mọi tư duy và tác ý của ta. Vị chủnhân ông ấy khích động và tiếp tay cho sự vận hành của nghiệp. Ngũ uẩn(skandha) tức tổng hợp thân xác và tâm thức ta là cơ sở chống đỡ cho sự vậnhành ấyđể tác động với ngoại cảnh -tức cơ duyên - để giúp cho nghiệp biến thành quả. Vậy con ma, hay vị chủ nhânông của ta chính là cái "ta", cái "ngã", cái "tôi"đang ẩn nấp trong ta, đang điểu khiển ta. Nói cách khác đơn giản hơn thì con maấy chính là ta. Con ma đó đại diện cho vô minh, tức các bản năng thú tính, dụcvọng, thèm khát, bám víu, hận thù, ảo giác… kích động và xúi dục ta tìm mọicách làm thoả mãn những đòi hỏi đó của nó. Hậu quả đưa đến là khổ đau. Trongđầu ta, ma luôn luôn nhắc nhở ta phải bảo vệ cái "tôi", cái "ngã"của ta. Nó rất khôn ngoan và khéo léo, vì tùy theo từng người, từng bối cảnh vàtừng trường hợp mà nó sẽ dùng cách quát nạt, ra lệnh hay vỗ về bằng những tiếngêm ái, dễ thương, hoặc hét lên the thé…, mục đích là để in đậm trong tâm trí tasự hiện diện của cái "ngã".

Ma là cái "ngã"đang thống trị ta, dạy ta tham lam, íchkỷ, xúi giục ta, nịnh hót ta để biến ta trở thành đốn mạt, quỷ quyệt và lừa dối.Đấy là cách mà ma đã làm phát sinh ra cả cái thế giới luân hồi này, ma nào phảichỉ biết có dọa nạt suông đâu. Cái thế giới của chúng ta nằm trong sự kiềm tỏacủa nó, đồng thời nó lại nằm trong tâm thức ta. Ma là hiện thân của sự sợ hãi,đọa đày, già nua và cái chết trong thế giới này. Nó đội lốt của vô minh để tunghoành trong tâm thức ta, tạo ra u mê và lầm lẫn, kích động ta tạo nghiệp, buộc chặtta vào cảnh giới của Ta-bà. Đánh đuổi con ma ấy ra khỏi tâm thức tức có nghĩalà xoá bỏ cả thế giới luân hồi.

Tóm lại sự vận hành của bánh xe luânhồi hay chu kỳ của sự sống sở dĩ quay đều là nhờ vào bộ máy vận chuyển do mađiều khiển và lèo lái. Bộ máy đó được thiết kế bởi sự tương tác của vô sốnghiệp. Chỉ có sự tu tập nhằm đạt được những thể dạng tâm thức trong sáng,an bình và tinh khiết mới có thể giúp ta tháo gỡ và phá bỏ cấu trúc của bộ máy đóvà đuổi con ma ra khỏi đầu. Sử dụng bùa chú, phù phép hay nghi lễ để đuổi ma thìchẳng những chỉ làm trò hề cho trẻ con xem mà còn làm cho ta thêm hoang mang vàkhiếp sợ. Lý do thật hết sức đơn giản, nếu muốn đuổi ma trong gian phòng thì nàocó con ma nào đâu trong đó để mà đuổi, còn nếu muốn đuổi con ma trong đầu ta thìnó lại quá sức tinh ranh để mà có thể đuổi nó, bởi vì nó biết sử dụng tấm màn vôminh dầy đặc của ta để nấp.

Trừ Ma theo Phật giáoTây tạng

Trong mục đích "cụ thểhóa" những gì trình bày trên đây, cũng xin mạn phép mượn câu chuyện trừ mahay trị ma của một vị thánh nhân Tây tạng là Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, thế kỷXI-XII) do một đại sư Tây tạng khác là Kalou Rinpoché (1904-1989) thuật lạitrong một quyển sách của ông như sau:

Mật-lặc-Nhật-ba ẩn cư trong một hangđộng trên Hy-mã Lạp-sơn. Một hôm, khi ông quay trở về hang thì bất ngờ bắt gặpmột đàn ma rất hung tợn đang chờ đợi ông trong hang. Chúng nhe răng và trợn haimắt to như hai cái đĩa, hò hét thật khiếp đảm, dậm chân làm rung chuyển cả mặt đấtđể dọa nạt ông. Mật-lặc Nhật-ba bèn chắp tay khấn nguyện vị thầy của mình là Lạt-maMã-nhĩ-ba và các vị Thần linh phù trợ hãy dùng thần lực để tiếp tay với ông, thếnhưng vẫn không thấy hiệu quả gì, đàn ma quỷ vẫn cứ tiếp tục hò hét vàvung khí giới để dọa nạt. Ông đổi chiến lược, tỏ vẻ giận dữ, trợn mắt, vung tayvà hăm dọa trở lại chúng. Thế nhưng chẳng những chúng không sợ mà còn chế nhạo lạiông:

- Nhìn thấy mi múa may như thế, chúng ta thừa biết mi hoảng sợ lắm rồi.Mi mất hết trầm tĩnh và sự an bình rồi. Ha ! ha !

Mật-lặcNhật-ba liền tự nhủ :

- Thầy ta là Mã-nhĩ-ba có dạy rằng những biểu hiện bên ngoài chỉ là nhữngphóng ảnh của tâm thức, bản chất của tâm thức thật ra là trống không và trongsáng. Xem ma quỷ thuộc bên ngoài tâm thức để mà đánh đuổi chúng thì quả đấy chỉlà chuyện hão huyền, chúng là những ảo giác phát sinh từ bên trong tâm thức.

Mật-lặc-Nhật-ba liền hiểu rằng ôngkhông được phép để cho tâm thức bị ám ảnh bởi những biểu hiện bên ngoài ấy, mà phảigiữ cho tâm thức vững vàng trước các đàn ma quỷ dù cho chúng hung tợn đến đâu cũngthế. Ông cũng quán nhận được rằng ma quỷ chỉ là những bám víu, và những tư duynhị nguyên phát sinh từ trong tâm thức mình. Tức thời ông hết sợ, chấp nhận sự đốidiện với ma quỷ, đồng thời phát lộ lòng từ bi vô biên với chúng. Ông thầm nghĩ:"Nếu chúng nó muốn ăn thịt ta, thì tacứ hiến dâng cái thân xác cấu hợp này cho chúng ngấu nghiến hầu giúp chúng bớtcơn đói khát. Sự sống là tạm bợ, đây là một dịp tốt giúp ta sử dụng thân xác trốngkhông này để làm một việc thiện". Thật bất ngờ, thái độ từ bi sâu xa vàsự quán thấy tánh không và vô thường của Mật-lặc-Nhật-ba đã làm nguôi cơn thịnhnộ của đám ma quỷ mà vừa mới đây còn đang hung hăng và dữ tợn. Tên cầm đầu liềnnói với Mật-lặc Nhật-ba như sau:

- "Chúng ta cứ ngỡ là mi khiếp sợ chúng ta, thế nhưng những ý nghĩvề ma quỷ chẳng hiển hiện được trong đầu mi, vậy mi chẳng có gì để sợ hãi cả".

Dứt lời, tất cả đám ma quỷ đều biếnmất.

Ma sử dụng tấm màn vô minh trong tâmthức ta để ẩn nấp, chúng chỉ hiện hữu trong đầu của ta mà thôi. Những con ma màchúng ta trông thấy trong góc phòng hay trong giấc mơ là những phóng tưởng củatâm thức. Nếu ánh sáng của từ bi và trí tuệ tỏa rộng thì sẽ không có bóng dáng củamột con ma nào có thể hiển hiện ra trong gian phòng hay trong tâm thức của ta được.


Hoang Phong, 14.12.06
Đọc lại và sửa chữa, 26.11.11

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2012(Xem: 6891)
Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn chịu để vượt qua.
07/01/2012(Xem: 8766)
Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác Ngộ là Trí Tuệ, và đối nghịch với Trí Tuệ là Vô Minh. Vậy muốn đạt được Giác Ngộ thì phải loại trừ Vô Minh.
07/01/2012(Xem: 8483)
Theo giới luật truyền thông của đạo Phật thì hàng năm, bắt đầu từ 15 tháng Tư trở đi cho đến 15 tháng Bảy âm lịch, toàn thể chư Tăng Nitu học theo truyền thống thừa Bắc tông đều thực hành quy chế cấm túc, an cư tại các trú xứ như chùa chiền, tịnh xá, tịnh thất. Cấm túc an cư có nghĩa là giới hạn việc cư trú và sinh hoạt trong phạm vi một trú xứ,hạn chế tối đa việc đi lại và sinh hoạt ở bên ngoài, dành trọn thời gian ba táng an cư cho việc nghiêm trì giới – pháp của Đức Phật... An cư nghĩa là khoảng thời gian người xuất gia chuyên tâm tu trì lời Phật dạy hay còn gọi là thúc liễm thân tâm theo giáo pháp và giới luật do Đức Phật tuyên thuyết.
07/01/2012(Xem: 10223)
Sángnay nắng vàng rực rỡ. Những tia nắng trong suốt xuyên qua các cành cây kẻ lánơi tinh xá Kỳ Viên. Trên các lối mòn, những con đường chung quanh khu vườn đượctươi hẳn lên, tỏa mùi thơm thoang thoảng, hương vị những bước SakyAmuniBuddha248chân thiền hành củaĐức Thế Tôn. ..Dù có ánh nắng vàng rực rỡ hay không, sắc diện của Đức Thế Tôn vẫn như vầng trăng rằm. Đôi mắt dịu hiền từ bi tỏa rộng...
04/01/2012(Xem: 12818)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
03/01/2012(Xem: 6671)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, dù khổ đau thế này hay thế khác, dù tiêu cực hay tích cực chúng ta phải nhìn chúng qua lăng kính duyên khởi...
02/01/2012(Xem: 8210)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người. Những ảo giác của con người cá nhân và con người cộng đồng đã tạo nên những khổ hải cho chính họ và thế giới của họ. Vì vậy, thế giới vật chất chỉ là những dụng cụ giúp con người sống mà không phải thay thếcho con người để sống. Nếu ai cho rằng, vật chất là cứu cánh của hạnh phúc, người ấy sẽ bị rơi vào cạm bẫy của ảo giác. Chính những ảo giác của họ đã làm cho họ khổ đau.
02/01/2012(Xem: 21008)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
01/01/2012(Xem: 7249)
Trong màn sương lạnh lẽo của đêm tháng chạp . Mờ thoáng trong tiếng chuông khuya đánh thức lòng người vô minh đang còn lặng hụp giữa sóng trần. Con chợt nhớ đến ngài.
31/12/2011(Xem: 8426)
Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền, sau những tháng năm tu tập, vào ngày 8 tháng 12 âm lịch, Thái tử Tất-đạt-đa giác ngộ giáo lý duyên khởi, thành tựu Phật đạo, rồi giáo hóa nhân gian, mở bày con đường giải thoát cho nhân loại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]