Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Xuất gia

18/11/201017:21(Xem: 7313)
11. Xuất gia


XUẤT GIA

Khi người ta qui y trong các buổi lễ trang trọng để trở thành một Phật tử, họ nhận được một cái tên chỉ ra con đường chính của họ, phương thức sống mà họ nên theo và phương tiện chính của họ. Người ta thường không thích danh từ “Kỷ luật”. Nhưng phần nhiều là tùy thuộc ở cách nhìn của bạn về những điều này. Xuất gia không phải được xem như một sự tiêu cực Xuất gia cũng có nghĩa là từ bỏ.Tôi được dạy rằng xuất gia được thực hiện với sự buông bỏ mọi bám víu, những gì mà người ta đang từ bỏ không được chú ý đến hay đang bị tách đi khỏi cuộc sống. Bạn có thể nói rằng xuất gia cũng giống như sự cởi mở như những lời dạy về phút giây hiện tại.

Rất hữu ích khi nghĩ về nền tảng của sự xuất gia như là quay trở về cái ngã xưa tốt của chúng ta, cái đứng đắn cơ bản của chúng ta hay tính hài hước của chúng ta. Trong lời dạy của đức Phật cũng như trong lời dạy của nhiều truyền thống huyền niệm hoặc suy niệm khác, quan điểm chung là con người về cơ bản vốn thiện và lành mạnh. Nó như thử mọi người khi vừa mới sinh ra đều có quyền thừa kế dòng dõi như nhau tức là đều sẵn có một đầu óc trong sáng và một trái tim nồng ấm. Cái chính của sự từ bỏ là nhận ra rằng chúng ta đã sẵn có những gì chúng ta cần, rằng những gì chúng ta có sẵn đã thánh thiện rồi. Mỗi giây phút của thời gian có năng 1ượng to lớn trong nó, và chúng ta có thể nối kết với nó.

Gần đây tôi có đến văn phòng của một bác sĩ trong đó treo một bức tranh vẽ một phụ nữ lớn tuổi đang đi bộ dọc đường tay dắt một đứa trẻ nhỏ. Lời chú thích ghi: “Các mùa đến rồi đi, hè theo sau xuân, thu sau hè, đông sau thu, con người sinh ra và lớn lên, đạt tuổi trung niên, già và chết, mọi vật đều có chu kỳ của nó. Ngày rồi sang đêm, đêm sang ngày. Thật là hay để trở thành một phần trong muôn vật của vũ trụ”. Khi bạn bắt đầu có niềm tin đó trong các tạo vật cơ bản, sự ngay thẳng, sự toàn vẹn trong tính sống của bạn và của thế giới, thì bạn có thể hiểu được sự từ bỏ.

Trungpa Rinpoche đã từng nói: “Từ bỏ là nhận ra rằng nỗi luyến tiếc quá khứ đối với luân hồi (Samsara) là đầy vô nghĩa”. Từ bỏ là nhận ra rằng nỗi luyến tiếc của chúng ta muốn sống trong một thế giới nhỏ nhặt, giới hạn, được bảo vệ thật là điên rồ. Một khi bạn có cảm nhận thế giới rộng lớn như thế nào, tiềm năng kinh nghiệm cuộc sống của chúng ta to lớn ra sao thì bạn mới thực sự bắt đầu hiểu được sự từ bỏ. Khi ngồi thiền, chúng ta cảm nhận được hơi thở khi nó thoát ra, và chúng ta có một vài ý niệm về sự mong muốn cởi mở với phút giây hiện tại. Rồi tâm trí chúng ta lan man vào tất cả các loại câu chuyện, sự ngụy tạo và thực tế đầy giả tạo, và chúng ta nói với chính mình rằng: “Đó là suy nghĩ”. Chúng ta nói điều đó với sự dịu dàng và sự chuẩn xác. Mỗi lần chúng ta sẵn sàng buông bỏ mọi chuyện đi, mỗi lần chúng ta sẵn sàng buông bỏ vào cuối hơi thở ra, đó là sự từ bỏ về cơ bản. Học cách buông bỏ sự chấp thủ và buông bỏ sự muốn nắm bắt trở lại.

Con sông chảy nhanh xuống ngọn núi, và rồi bỗng nhiên nó bị kẹt bởi đá sỏi và nhiều cây cối. Nước không thể chảy xa hơn, mặc dù nó có sức mạnh to lớn, và có khả năng tiến về phía trước. Nó bị kẹt ở đó. Đó cũng là những gì xảy ra với chúng ta; chúng ta cũng bị mắc kẹt như vậy. Buông bỏ vào cuối mỗi hơi thở ra, hãy để ý nghĩ trôi đi, giống như việc di chuyển những hòn đá đi để nước có thể tiếp tục chảy, để năng lực và sức sống của chúng ta có thể phát triển một cách tự nhiên và tiến về phía trước. Chúng ta, vì sợ hãi cái không biết mà không cất đi những rào cản này, những con đê này, do đó, về cơ bản, chúng ta đã từ chối cuộc sống và sự nhận thức cuộc sống.

Vì vậy sự từ bỏ tức là nhận thấy một cách rõ ràng rằng chúng ta đã nắm giữ như thế nào, chúng ta đã dứt bỏ, đã tận diệt như thế nào và rồi học cách cởi mở. Đó là chấp nhận những gì được đặt trên dĩa của bạn, những ai gõ cửa bạn, những ai gọi bạn dậy qua điện thoại. Để thực sự làm được điều đó, chúng ta phải đối đầu với bờ mé của chính mình mà thật ra là giây phút khi chúng ta học xem từ bỏ có nghĩa là gì. Có một câu chuyện về một nhóm người trèo lên đỉnh một ngọn núi. Ngọn núi khá dốc, và khi họ vừa mới leo lên một độ cao nào đó, một vài người nhìn xuống và thấy nó khá xa, họ hoàn toàn lạnh cóng; họ phải đối đầu với bờ mé của họ và họ không thể vượt thoát nó. Nỗi sợ hãi quá lớn đến nỗi họ không thể di chuyển được. Những người khác thì vẫn tiếp tục leo, cười nói, nhưng khi núi dốc hơn và rùng rợn hơn, nhiều người bắt đầu hoảng sợ và lạnh cóng. Cả con đường lên núi này có những nơi mà người ta gặp bờ mé của họ và bị lạnh cóng, không thể đi xa hơn. Người leo được lên đỉnh núi nhìn ra xa và rất hạnh phúc vì đã leo được lên đỉnh. Bài học của câu chuyện là thật ra không có sự khác lạ nào khi bạn gặp bờ mé của bạn; chỉ việc gặp nó là điểm then chốt. Cuộc sống là cả một hành trình gặp bờ mé của bạn lặp lại nhiều lần. Đó là lúc bạn được thử thách; đó là lúc mà nếu bạn là một người muốn sống, bạn sẽ tự đặt những câu hỏi như thế này: “Bây giờ, tại sao ta lại hoảng sợ đến như vậy? Cái gì ta không muốn nhìn? Tại sao ta không thể đi xa hơn nữa?”. Người leo được lên đỉnh núi không phải là người anh hùng của ngày đó. Đó chỉ là họ không sợ độ cao; họ sắp gặp bờ mé của họ ở một nơi nào đó. Những người bị lạnh cóng dưới chân núi không phải là những người thua cuộc. Họ chỉ dừng lại sớm hơn và vì vậy bài học của họ đến sớm hơn những người khác. Tuy nhiên, dù sớm hay muộn, cuối cùng mọi người đều đi đến bờ mé của mình.

Khi leo núi, chúng ta đang tạo ra một tình huống trong đó có rất nhiều không gian. Điều đó nghe có vẻ hay nhưng thật ra nó có thể mất tự chủ, bởi vì khi có quá nhiều khoảng không, bạn có thể nhìn rất rõ ràng: Bạn vừa mới cởi bỏ mạng che mặt, áo khoác, kính râm, phone tai, các lớp găng tay của bạn, đôi ủng nặng nề của bạn. Cuối cùng bạn đang đứng, chạm đất, cảm giác được ánh nắng chiếu nơi thân thể, cảm nhận hơi ấm của mặt trời, nghe được tất cả những tiếng động mà không có vật gì làm biến đổi âm thanh. Bạn tháo bỏ ống bảo vệ mũi, và bạn có thể ngửi được, thở được không khí trong lành tươi mát hoặc bạn có thể ở giữa một đống rác hay một hố phân. Bởi vì Thiền tập có đặc tính mang bạn lại rất gần với chính bạn và kinh nghiệm của bạn, bạn có khuynh hướng phải đối đầu với bờ mé của bạn nhanh hơn. Đó không phải là một bờ mé mà không có ở đó trước đây, nhưng vì sự vật quá đơn giản và rõ ràng, bạn nhìn nó và bạn thấy nó một cách rõ ràng và đậm nét.

Làm thế nào để từ bỏ? Làm thế nào để chúng ta vượt qua được những rào cản đã làm tê cóng và khiến chúng ta không bước đi xa hơn về phía những điều chưa biết? Nếu như bờ mé của chúng ta giống như một bức tường đá lớn với một chiếc cửa, làm thế nào chúng ta biết cách mở cửa và bước vào đó nhiều lần, để cuộc sống trở thành một quá trình của trưởng thành, trở nên linh động và ít sợ hãi hơn, có nhiều khả năng đùa giỡn hơn như một con chim ưng đùa giỡn trong gió?

Thời tiết càng hung dữ thì những con chim ưng càng thích. Chúng có khoảng thời gian vui đùa vào mùa đông, khi những cơn gió trở nên mạnh bạo và có rất nhiều băng tuyết, chúng thách thức những cơn gió. Chúng đứng trên những ngọn cây và bám giữ với những móng vuốt của chúng và rồi chúng cũng bám giữ với những chiếc mỏ khoằm của chúng. Một đôi lúc chúng thả mình trong gió và để gió đưa chúng đi. Rồi chúng đùa giỡn, chúng trôi nổi trong những cơn gió. Sau một lúc, chúng quay trở lại cành cây và bắt đầu lại trò chơi. Đó là một trò chơi. Một hôm tôi thấy chúng trong một cơn bão dữ dội, chúng quặp chân lại, thả mình, buông xuôi và bay lượn. Nó giống như những màn xiếc. Muông thú và cây cỏ ở đây trên đảo Cape Breton này thật cứng cáp mạnh mẽ, cùng vui vẻ chơi đùa; mọi hiện tượng thiên nhiên đã làm chúng trở nên mạnh mẽ hơn. Để tồn tại được ở đây, chúng phải phát triển một mềm say mê đối với thử thách và đối với cuộc sống. Như bạn có thể thấy điều đó, nó thêm vào một vẻ đẹp to lớn, một cảm hứng và một cảm giác phấn khích tinh thần. Chúng ta cũng tương tự như vậy.

Nếu chúng ta hiểu sự từ bỏ một cách đàng hoàng, chúng ta sẽ phục vụ mọi người với một nguồn cảm hứng to lớn bởi vì tính chất anh hùng của chúng ta, tính chất chiến sĩ của chúng ta. Mỗi chúng ta đều gặp sự thử thách của mình thường xuyên. Khi một ai đó làm việc khó khăn với tính cách hài hước chân tình như một chiến sĩ, khi một ai đó trau dồi sự dũng cảm của họ, mọi người sẽ đáp ứng, bởi vì chúng ta biết chúng ta cũng có thể làm điều đó. Chúng ta biết rằng con người đó không phải sinh ra đã hoàn hảo, nhưng đã được gây niềm phấn khích để trau dồi tính chiến sĩ và một trái tim dịu dàng, trong sáng.

Bất cứ khi nào nhận thấy đã gặp bờ mé của bạn–bạn hốt hoảng, tê cứng và mắc kẹt–bạn có thể nhận ra điều đó bởi vì bạn khá cởi mở để nhìn những gì dang diễn ra. Nó là dấu hiệu của sự sống còn của bạn và sự kiện rằng bạn đã cởi bỏ rất nhiều, rằng bạn có thể nhìn thấy một cách rõ ràng và sâu đậm. Thay vì nghĩ rằng bạn đã phạm một sai lầm, bạn có thể nhận thức giây phút hiện tại và bài học của nó, hay nhờ nó mà bạn được chỉ dẫn. Bạn có thể nghe thông điệp, mà đơn giản rằng bạn đã nói lời chối từ “không”. Khi đó lời chỉ dẫn không phải là “đập tan và phá vỡ toàn bộ những diều ấy”. Sự chỉ dẫn là hãy mềm dịu, để nối kết với con tim của bạn và tạo ra một thái độ rộng lượng và từ hòa cơ bản đối với chính mình.

Cả hành trình của tỉnh thức–hành trình của một người anh hùng huyền thoại–là một sự đối đầu liên tục với những thử thách lớn, là một quá trình học cách trở nên mềm dịu và cởi mở. Nói cách khác, tính chất hèn yếu dường như rất phổ biến và sự buông bỏ hay sự từ bỏ thái độ đó là chỉ đơn giản cảm nhận toàn bộ chúng trong tâm bạn, hãy để cho nó xúc chạm trái tim bạn. Bạn trở nên mềm dịu để bạn có thể thật sự ngồi đó với những cảm giác phiền toái đó và để chúng làm bạn mềm dịu hơn.

Cả hành trình của từ bỏ, hoặc bắt đầu chấp nhận cuộc sống, là đầu tiên hãy nhận ra rằng bạn vừa mới đối đầu với bờ vực của bạn, rằng mọi thứ trong bạn đều là sự phản kháng và rồi vào lúc đó, hãy làm êm dịu. Đây còn là một cơ hội để bạn phát triển lòng nhân từ độ lượng với chính mình, mà kết quả là sự vui thú–học cách vui đùa như một con chim ưng đùa giỡn với gió.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/11/2021(Xem: 6375)
Mấy hôm nay đọc báo trên các mạng lưới trực tuyến xã hội tiếng Việt, người Việt khắp nơi trong cũng như ngoài nước, được nghe một nguồn dư luận mới xôn xao về việc nên giữ hay bỏ một câu khẩu hiệu đã trở thành quá quen thuộc trong tất cả các hệ thống trường học Việt Nam từ xưa tới nay. Đó là câu châm ngôn “tiên học lễ, hậu học văn” thường được dán ngay trên tường trước mặt học sinh trong lớp học. Vì đã quá quen thuộc và mặc nhiên được coi đây là một đạo lý đương nhiên kết hợp giữa tinh thần tôn sư trọng đạo và rèn luyện nhân cách nên qua nhiều thế hệ, câu khẩu hiệu này đã trở thành một lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà nghiêm cẩn chuyên chở giá trị nhân văn đào tạo thế hệ trẻ. Đây không phải là một câu khẩu hiệu thời trang để trang trí lớp học mà là một châm ngôn rèn luyện nhân cách trong đời sống học trò. Bởi vậy, chẳng có thầy giáo hay học sinh nào còn bận tâm đặt câu hỏi là nên hay không nên treo câu khẩu hiệu mang nội dung “nguyên lý giáo dục” hay đạo lý trồng người nầy. (Chữ L
27/11/2021(Xem: 6850)
Phật thời còn tại thế gian Có ông vua nọ ngọc vàng đầy kho Chất cao như ngọn núi to Một ngày vua muốn phát cho mọi người Đem ra bố thí khắp nơi Cái tâm phước thiện tuyệt vời biết bao!
23/11/2021(Xem: 21657)
314. Vua, Thiền Sư Trần Thái Tông Người thiết lập nền tảng cho Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử Đây là Thời Pháp Thoại thứ 314 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 23/11/2021 (19/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
22/11/2021(Xem: 5160)
- Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà nặng thì thành tội; cái tôi huyền thì thành tồi; và cái tôi sắc thì thành tối.
22/11/2021(Xem: 18442)
Đức Phật truyền dạy giáo pháp nhằm mang lại an lạc và giác ngộ. Nếu Phật Pháp chỉ là những tiền đề lý luận thỏa mãn tri thức thì Đạo Phật đã không có khả năng tồn tại qua bao nhiêu thế kỷ, trải rộng trên nhiều phần đất khác nhau. Dịch phẩm này có hai giá trị to lớn đối với người Phật Tử Việt Nam trong việc tu học:
20/11/2021(Xem: 4681)
Phật ơi! sao người không cho con có được một nhan sắc thật đẹp để vạn người mê, mỗi khi xuất hiện là được nhiều người yêu mến và vây quanh? - Ta đã cho con sức khoẻ. Chẳng phải con là cái đứa dễ ăn dễ ngủ,...và trong cơ thể không mắc phải các bệnh nan y đó sao? Phật ơi! sao người không cho con một bộ đồ hàng hiệu thật đẹp và sang trọng? - Ta đã cho con sự ấm áp, không phải chịu đựng những lãnh lẽo và giá rét vì không có vải để che thân.
19/11/2021(Xem: 6634)
Ở bên Ấn Độ thời xưa Có ông trưởng giả rất ư là giàu Nhưng mà keo kiệt hàng đầu Cho vay nặng lãi, nào đâu thương người,
19/11/2021(Xem: 4851)
Được tin quý Thầy Tuệ Sỹ, GS Trí Siêu Lê Mạnh Thát và nhiều vị tôn túc sẽ thực hiện một Đại Hội Hội Đồng Hoằng Pháp qua Zoom vào cuối tháng 11/2021, lòng con vui mừng xiết bao. Đó là những gì mà con, trong cương vị một người học Phật, đã chờ đợi từ lâu, từ rất lâu, từ nhiều thập niên, từ khi biết say mê tu học. Bản thân con không có học vị cao, duy chỉ nhiệt tâm ngày ngày tu học, tự biết rằng còn rất nhiều kinh luận cần phải đọc, cần phải học, cần phải nghiền ngẫm và cần phải chứng nghiệm, do vậy niềm vui này không thể nào kể xiết.
16/11/2021(Xem: 10680)
Hạnh phúc luôn là “KPI” của mỗi người và mỗi quốc gia. Mỗi người hạnh phúc sẽ góp phần xây nên một một quốc gia hạnh phúc. Vậy quốc gia nào hạnh phúc nhất thế giới? Hãy cùng mayvesinhmienbac.com.vn gọi tên top 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong năm 2021 nhé!
14/11/2021(Xem: 6368)
Vào ngày 11 tháng 11 vừa qua, Cư sĩ Mã Anh Cửu, cựu Tổng thống Đài Loan và đoàn tùy tùng của ông đã thân lâm viếng thăm Phật đà Kỷ niệm quán (佛陀紀念館), và thưởng ngoạn "Triển lãm đặc biệt Con đường Hải tuyến Phật giáo & Nghệ thuật Truyền thông Mới" (佛教海線絲綢之路&新媒體藝術特展) và kịch trường tương tác 360 độ để có tự thân trải nghiệm. Sau chuyến thăm thực tế này, Cư sĩ Mã Anh Cửu nói rằng, trước đây ông đã nghe nói về cuộc triển lãm này, quả thật là "Thật tuyệt vời!"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]