Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Tìm thấy bản chất chân thật của chính mình

18/11/201017:13(Xem: 8591)
3. Tìm thấy bản chất chân thật của chính mình


TÌM THẤY BẢN CHẤT CHÂN THẬT CỦA CHÍNH MÌNH

Trong một bài thuyết pháp, Đức Phật đã nói về 4 loại ngựa: loại ngựa xuất sắc, loại ngựa giỏi, loại ngựa trung bình và loại ngựa tồi. Theo bài pháp, loại ngựa xuất sắc chạy trước khi ngọn roi chạm đến lưng nó; nó chạy khi chỉ thoáng thấy bóng dáng của chiếc roi hoặc thoáng nghe tiếng vút nhỏ của chiếc roi người chủ. Loại ngựa giỏi chạy khi chiếc roi vừa chạm nhẹ vào lưng nó. Loại ngựa thường không chạy cho đến khi nó cảm thấy đau trên lưng và loại ngựa tồi không nhúc nhích cho đến khi cơn đau thâm nhập vào tận xương tủy của nó.

Trong một câu chuyện mà Shunryu Suzuki kể trong cuốn Zen Mind–Beginner’s Mind, ông kể rằng khi người ta nghe bài pháp này, họ luôn mong muốn họ là con người tốt nhất nhưng thực ra khi chúng ta ngồi Thiền, không quan trọng chúng ta là hạng người xuất sắc nhất hay hạng người tồi nhất. Ông nhấn mạnh rằng thật ra, hạng người đáng sợ nhất chính là người nhận thấy mình thực hành hay nhất.

Những gì tôi đã nhận ra trong suốt thời gian thực tập là thực tập không có nghĩa là trở thành con người tốt nhất hay con người tệ nhất. Điều quan trọng là phải tìm ra bản chất chân thật của chính mình và ngôn ngữ cũng như hành động phải bắt nguồn từ bản chất đó. Cho dù phẩm chất của chúng ta là gì đi chăng nữa thì đó cũng là sức mạnh và vẻ đẹp của chính chúng ta, đó cũng là những gì mà người khác sẽ đáp lại cho chúng ta.

Một lần nọ tôi có dịp được nói chuyện với Chogyam Trungpa Rinpoche về việc tôi không thể chơi cái xập xẻng và cái trống và không biết phải làm sao để chơi hai loại nhạc khí ấy với nhau. Hàng ngày chúng tôi cứ tập đi tập lại mãi. Chúng tôi đã tự tập với nhau và rồi chúng tôi chơi cho Lama Sherap nghe, Đức Lama ngồi đó với cái nhìn hơi u buồn trên nét mặt Ngài. Sau đó, Ngài cầm tay chúng tôi và dạy chúng tôi cách chơi. Rồi chúng tôi đã tự mình chơi và nghe Ngài thở dài. Điều này tiếp diễn trong khoảng 49 ngày. Ngài không bao giờ nói rằng chúng tôi chơi rất hay, nhưng Ngài rất dịu dàng với chúng tôi. Cuối cùng, tất cả cũng kết thúc và chúng tôi đã trình diễn thật tuyệt vời. Chúng tôi được chúc tụng và ngợi ca. Lama Sherap đã nói: “Thật ra các bạn đã chơi rất tốt. Các bạn đã chơi rất tốt từ buổi tập đầu tiên. Nhưng tôi biết nếu tôi báo rằng các bạn đã chơi tốt thì các bạn sẽ ngừng tập ngay”. Ngài rất đúng. Ngài có một phương pháp dịu dàng để khuyến khích chúng tôi; phương pháp đó đã không làm chúng tôi cảm thấy giận Ngài, cũng không làm chúng tôi cảm thấy bị tổn thương. Nó chỉ làm chúng tôi cảm nhận rằng Ngài có cách riêng của Ngài khi chơi nhạc khí cymbal (một loại nhạc khí gõ gồm hai đĩa tròn bằng hợp kim đồng có núm cầm ở giữa, đánh chập vào nhau khi biểu diễn); Ngài đã chơi loại nhạc khí ấy từ khi Ngài còn là một cậu bé con, và chúng tôi phải tiếp tục cố gắng. Vì thế trong 49 ngày chúng tôi đã làm việc rất tích cực.

Chúng ta có thể làm việc với chính mình bằng cách ấy. Chúng ta không cần phải quá khắt khe với chính mình khi nghĩ rằng chúng ta đang ngồi đây với phương pháp Thiền định hay với lối tập Oryoki, với lối sống của chúng ta trong thế giới này là thuộc phạm vi loại người tồi tệ nhất. Chúng ta có thể cảm thông cho chính chúng ta về điều đó và dùng nó như một động cơ để tiếp tục phát triển chính mình, để tìm ra bản chất thật của chính mình. Chúng ta không những tìm ra bản chất thật của chính chúng ta mà chúng ta cũng sẽ biết được bản chất của những người khác, bởi vì trong trái tim của tất cả mọi người, hầu như tất cả chúng ta đều cho rằng mình là loại người tồi nhất. Bạn có thể nghĩ rằng chính bạn là một người kiêu ngạo, bạn cũng có thể nghĩ chính những người khác là những kẻ kiêu ngạo. Tuy nhiên, những ai đã từng có những phút giây kiêu ngạo đều nhận thấy rằng sự kiêu ngạo chỉ là dáng vẻ bề ngoài vì họ thật sự nghĩ rằng họ là loại người tồi nhất và họ luôn luôn cố gắng để tự chứng tỏ ngược lại.

Trong một bài nói chuyện, Suzuki Roshi đã nói rằng sự thực tập Thiền định hay cả tiến trình đi tìm bản chất thật của bạn là một tiến trình liên tục của lỗi lầm và còn hơn thế nữa đó không phải là một lý do để chán nản hoặc nhụt chí mà nó thật sự là một động cơ để tiến bộ. Khi bạn nhận thấy sự suy sụp của chính bạn, thì đó là một động cơ để bạn đứng lên, không những để vượt khỏi sự tự chê trách mà còn vượt khỏi sự hãnh diện đối với tất cả mọi thứ xảy đến với bạn, sự hãnh diện về bản thân bạn là ai, về sự tốt đẹp, sự tuyệt vời hay sự tồi tệ của chính bạn–tuy vậy bạn sẽ tìm thấy ở chính bạn một số ý niệm của sự hãnh diện và dùng nó để thúc đẩy bạn đi lên.

Dòng Karma Kagyu của Phật giáo Tây Tạng, nơi mà những học trò của Chogyam Trungpa được giáo dục, đôi khi được gọi là “dòng rủi ro”, do bởi những phương pháp mà những vị Thầy thông minh và đáng tôn kính của dòng này đã “thổi vào đó” từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đầu tiên ta thấy có Tilopa, một người khùng, hoàn toàn hoang dại. Đệ tử chính của ông là Naropa. Naropa quá phụ thuộc khái niệm và quá suy luận duy lí đến đỗi ông đã mất 12 năm bị chiếc xe ba gác cán qua, bị đưa vào tất cả những loại thử thách bởi Thầy của ông để ông có thể bừng tỉnh ra. Ông phụ thuộc vào khái niệm đến độ nếu ai đó nói với ông điều gì, ông sẽ đáp lại: “Ồ vâng, nhưng chắc chắn là bạn đã dựa vào lý thuyết đó để nói lên điều này”. Ông ta có loại trí óc như vậy. Học trò chính của ông là Marpa, rất nổi tiếng về tính nóng nảy, ông thường nổi xung lên, đánh đập mọi người và hét toáng lên với họ. Ông ta cũng là một kẻ say rượu, cũng khét tiếng là cứng đầu. Đệ tử chính của ông là Milarepa. Milarepa là một kẻ sát nhân! Rinpoche thường nói rằng Marpa trở thành đệ tử của giáo phái bởi vì ông ta nghĩ rằng ông có thể làm ra nhiều tiền bằng cách mang những sách vở từ Ấn Độ về và dịch chúng ra tiếng Tây Tạng. Học trò của ông, Milarepa trở thành đệ tử của giáo phái vì Milarepa sợ rằng ông sẽ bị đày xuống địa ngục vì tội giết người–điều đó đã làm ông sợ hãi.

Học trò của Milarepa là Gampopa (theo tên này mà Tu viện Gampo được đặt tên). Bởi vì mọi thứ có vẻ êm xuôi đối với Gampopa, nên ông trở thành một kẻ kiêu căng. Chắng hạn vào đêm trước khi gặp Gampopa lần đầu, Milarepa đã nói với một vài đệ tử của ông rằng: “Một người có ý định làm đệ tử của ta sẽ đến đây vào ngày mai. Bất cứ ai đem anh ta đến với ta đều được trọng thưởng”. Vì vậy khi Gampopa đến thị trấn, một bà già thấy ông, bà chạy ra và bảo: “Ô, Milarepa bảo với chúng tôi rằng ông đang đến và rằng ông có dự định trở thành một trong những đại đệ tử của Ngài và tôi muốn con của tôi sẽ dẫn ông lên gặp Ngài”. Vì thế, Gampopa nghĩ: “Ta chắc chắn là người số một rồi”. Ông hãnh diện đi gặp Milarepa với niềm tin rằng mình sẽ được đón tiếp rất long trọng. Tuy nhiên, Milarepa đã bảo một người dẫn Gampopa vào một cái hang và không gặp ông ta trong vòng 3 tuần lễ.

Còn với đệ từ chính của Gampopa, người đầu tiên là Karmapa. Điều duy nhất chúng ta biết về ông là ông cực kỳ xấu xí. Người ta nói rằng ông ta trông giống một con khỉ. Tuy vậy vẫn có một câu chuyện về ông ta và ba vị đệ tử chính khác của Gampopa. Họ đã bị đưa ra khỏi đạo viện vì say sưa, nhảy múa ca hát và phá nội qui của đạo viện.

Tất cả chúng ta phải trở nên can đảm và tự tin. Đây là những người đi trước chúng ta, những người mà chúng ta lễ lạy mỗi khi chúng ta làm lễ. Chúng ta có thể lễ lạy các Ngài như một tấm gương của sự khôn ngoan trong chính tâm trí chúng ta về sự giác ngộ. Nhưng có lẽ cũng thật hữu ích để lễ lạy các Ngài như những con người hòa lẫn nhiều tâm lý được xem là tiêu cực cũng như chính chúng ta. Họ là những tấm gương sáng về những người mà không bao giờ lìa bỏ chính họ và không e ngại để trở nên chính họ, và do đó họ là những người có thể tìm thấy bản chất thật và phẩm chất chân chính của chính họ.

Điều quan trọng là bản chất thật của chúng ta không phải là một lý tưởng nào đó mà chúng ta cần phải sống theo. Nó chính là bản thân chúng ta ngay giờ phút này và nó là những gì mà chúng ta cần phải trở nên thân thiện và gần gũi.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/07/2015(Xem: 19653)
Chủ đề Một Cõi Đi Về, Thơ và Tạp Bút tập hai, một lần nữa, được cái cơ duyên thuận lợi hân hạnh ra mắt quý độc giả. Cách đây ba năm tập một đã được xuất bản vào năm 2011. Hình thức và nội dung của tập hai nầy, cũng không khác tập một. Nghĩa là chúng tôi cũng chia ra làm hai phần: Phần đầu là thơ và phần sau là những bài viết rải rác đã được đăng tải trên các tờ Đặc san Phước Huệ. Tờ báo mỗi năm phát hành ba kỳ vào những dịp đại lễ như: Phật Đản, Vu Lan và Tết Nguyên Đán. Do đó nên những bài viết có những tiêu đề trùng hợp và nội dung có chút ít giống nhau. Tuy nhiên, mỗi bài đều có những sắc thái hương vị riêng của nó. Ngoài ra, có những bài viết với những tiêu đề khác không nằm trong phạm vi của những ngày đại lễ đặc biệt đó. Nay chúng tôi gom góp tất cả những bài viết đó lại để in chung thành một quyển sách tập hai nầy. Về ý nghĩa của chủ đề nói trên, chúng tôi cũng đã có trình bày rõ trong tập một. Ở đây, chúng tôi không muốn lặp lại. Điều quan trọng mà chúng tôi muốn nói ở đây là
01/07/2015(Xem: 11375)
Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ. Tiếng nói của người thương kẻ nhớ kẻ đợi người mong, âm thanh của những ngọt ngào êm dịu, lời ru miên man đưa ta về miền gợi nhớ, những yêu thương da diết chôn dấu trong từng góc khuất, những trăn trở buồn vui có dịp đi qua. Và còn nữa, những thứ mà lúc nào ta cũng trông mong, lời khen tán thưởng tiếng vỗ tay tung hô của thiên hạ.
29/06/2015(Xem: 9144)
Như truyền thông đại chúng đã loan tải vào ngày 24 tháng 4/ 2015 một trận động đất xảy ra tại đất nước Nepal đã làm thiệt mạng gần 9.000 nạn nhân, và làm sập hư trên 100.000 ngôi nhà, trong hiện tại có trên 200.000 người không nhà cửa, và hàng ngàn trẻ em mồ côi cha mẹ. Nhìn thấy cảnh đời bể dâu tang thương đổ nát của người dân Nepal, Hòa Thượng Hội Chủ Thích Như Huệ đã ra thông tư, cũng như tâm thư kêu gọi lòng từ tâm của người con Phật. Sau gần 2 tháng kêu gọi, với tấm lòng tùy tâm của đồng hương Phật tử xa gần trong và ngoài nước Úc, cũng như 37 tự viện thành viên của Giáo Hội đã đem đến kết quả với số tiền cứu trợ là $ 304.900. Úc Kim. Phái Đoàn Cứu Trợ Nepal thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan đã lên đường vào tối ngày 8.6.2015 tại sân bay Melbourne.
29/06/2015(Xem: 8140)
Thời tiết mùa hè năm nay bất thường. Đã có những ngày quá oi bức, và cũng có những ngày lù mù, không mưa không nắng, gió se lạnh. Khí hậu đôi khi cũng tác động vào lòng người, khiến họ dễ bẳn gắt, khó chịu. Những người đã nuôi dưỡng từ lâu sự kỳ thị, thành kiến, hay tỵ hiềm nào đó, có thể bị thời tiết nóng bức châm ngòi cho sân hận và sự bạo động. Đã có những cuộc khủng bố đơn phương hoặc nhân danh tổ chức (thế tục hay tôn giáo) diễn ra khắp hành tinh trong những tháng năm qua.
27/06/2015(Xem: 12097)
Qua 4000 năm Văn Hiến của dân tộc thì trên 2000 năm, Phật giáo có mặt, đồng hành cùng dân tộc. Tính từ thời lập quốc họ Hồng Bàng – Kinh Dương Vương tên nước là Xích Quỷ (năm 2879 trước c.n) đến thời nhà Lý vào năm 1010-1225 đã là 4000 năm, đến nay cũng gần 5.000 năm. Từ thời lập quốc ở Trường Giang, bị Hoa tộc lấn dần cho đến Hùng Vương qua 18 đời, đất nước Văn Lang chỉ còn lại Bắc Việt và Bắc Trung Việt ngày nay.Quê hương vốn ở Hồ Động Đình, do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh 100 con lập quốc. Kinh Dương Vương là con của Đế Minh và Vụ Tiên, là cháu ba đời của Thần Nông, mà Thần Nông là một trong Tam Hoàng thời thượng cổ.Như thế, Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương, Kinh Dương Vương là họ Hồng Bàng, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương truyền ngôi cho Lạc Long Quân, Lạc Long Quân truyền cho Hùng Vương, lấy quốc hiệu là Văn Lang. Từ thời kinh Dương Vương lập quốc đến nay, dân tộc trãi qua 11 lần thay danh đổi hiệu:
24/06/2015(Xem: 31037)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
23/06/2015(Xem: 13007)
Câu hỏi: Lý do tại sao Trịnh Hội lại đi học tu? Có phải bị mất phương hướng cuộc đời hay chán cuộc đời nhiều phiền toái?(Than Nguyen ) Trả lời: Xin chào anh Than Nguyen. Có hai lý do chính thưa anh. Thứ nhất vì cách đây 3 năm mình có lời cầu nguyện với chư Phật là nếu cho mình cơ hội làm xong công việc giúp những thuyên nhân Việt Nam cuối cùng tại Thái Lan, mình sẽ xuống tóc để cảm ơn. Thứ hai là, một công hai việc, mình muốn và cần một thời gian tĩnh lặng để xem mình thật sự muốn làm gì trong suốt quãng đời còn lại.
23/06/2015(Xem: 12266)
Hơn hai mươi năm trước, khi đọc được bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế nói về tiếng chuông Chùa Hàn San ở Tô Châu bên Trung Hoa, tôi cứ thắc mắc không hiểu tại sao thơ Đường có không biết bao nhiêu bài thơ tuyệt tác, vậy mà bài thơ chỉ bốn câu này lại gây ra bao nhiêu cuộc bút đàm tốn bao nhiêu giấy mực. Hay tại vì ngôi Chùa ở bến Cô Tô này đã quá nổi tiếng chăng? Nhưng đã ngờ thì phải cố mày mò tìm cho ra lẽ. Tôi tìm đọc thêm những câu chuyện chung quanh quả Đại hồng chung và tiếng chuông Hàn San. Nhiều huyền thoại đọc thật thú vị nhưng sao thấy nó cứ thực thực hư hư! Trong số ấy có một câu chuyện nói rằng, tiếng chuông chùa Hàn San có thể ngân vang rất xa, xa
21/06/2015(Xem: 7293)
Văn phòng Chính phủ Tây Tạng lưu vong, Dharamsala đưa tin – Hội nghị Tôn giáo lần thứ 12 của bốn truyền thống Phật giáo Tây Tạng đã diễn ra vào các ngày 18-20/06/2015 tại Dharamsala miền bắc của bang Himachal Pradesh, Tây Bắc của Ấn Độ.
21/06/2015(Xem: 9589)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc. Một niệm tức là một móng tâm, một ý nghĩ khởi sinh từ tâm. Điều này cho thấy hai ý nghĩa: làn sóng vi ba khởi sinh từ tâm dù vô hình vô tướng vẫn có thể lan xa khắp ba cõi, và qua đó, ảnh hưởng của một niệm có thể bao trùm cả cõi không gian rộng lớn vô cùng. Quan điểm này có thể nhìn thấy rõ nhất trong thế giới truyền thông ngày nay. Chỉ trong chớp mắt, trong một cái nhấp tay hay cái bấm tay trên máy điện toán hay điện thoại cầm tay thì một bản tin, một sự kiện, một hình ảnh có thể đi khắp thế giới và ảnh hưởng đến hàng tỉ người trong “ngôi làng toàn cầu.”[1]
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]