Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Thái độ cần có khi đọc Kinh Phật

17/11/201017:10(Xem: 9262)
7. Thái độ cần có khi đọc Kinh Phật

THÁÈỘ CẦN CÓ KHI ÐỌC KINH PHẬT

Sự phân chia bộphái Ðại Tiểu thừa nếu có lợi về mặt phát huy đạolý đến chỗ có hệ thống tinh vi thì cũng đã gây ra khôngít sự câu nệ sai lầm làm trở ngại, thiệt thòi cho mộtsố người tham học toàn bộ kinh giáo Phật đà. Thật vậy,có những người chỉ quan tâm đọc kinh này mà lơ là vớikinh kia vì cho là Tiểu thừa, hay có người chỉ quan tâm đọckinh kia mà hờ hững với kinh này vì cho là Ðại thừa. Nhưngsự thật nếu đứng ra ngoài thiên kiến đã gây nên bởicăn tính, địa phương, thời đại, tập truyền đó, thì aicũng nhận thái độ trên là thái độ chấp nê không lưu hoạt,tưởng làm như thế là hiểu đúng Phật pháp, nắm đượcý Phật, không ngờ làm như thế sẽ không hiểu trọn Phậtpháp, không nắm được ý Phật, vì như chúng ta đã hiểuPhật pháp là Phật pháp, Phật pháp không có đại tiểu. Phậtpháp nhất vị.

Trong thiên kinh vạn quyển ở đâulại thiếu những nguyên lý Vô thường, Vô ngã, Giải thoát,Niết-bàn, ở đâu lại thiếu Tứ đế, Thập nhị nhân duyên,Bát chánh đạo...? Nếu gạt bỏ những nguyên lý ấy đểchỉ chấp nhận một điều là kinh này kinh kia có lịch sửkết tập chứng minh hay không thì tưởng cũng là một việclàm sai lệch và ép uổng! Nhất là ở những thời đại xưa,người tu hành chú trọng đến giáo lý, đến sự tu chứnghơn là chú trọng lịch sử. Vì quan niệm lịch sử là lịchsử, lịch sử chỉ là xác chết mà giáo lý mới là phầnlinh hoạt, là tinh thần sống động biến hóa nẩy nở luôn.Giáo lý mới giúp cho con người giác ngộ.

Sau khi nghe tụng kinh Kim cang, ngàiLục tổ Huệ Năng đã chứng ngộ và nói một câu rất siêuviệt: "con người có nam bắc, chứ Phật tánh không bắc nam",như thế là giác ngộ, nhờ giáo lý. Với câu nói đó nếuđược đem áp dụng vào việc nghiên cứu kinh điển thì tựnhiên chúng ta biết rõ điều gì đáng thủ, điều gì đángxả, để đi sâu vào tinh thần chung của Phật giáo mà cáiquan niệm Ðại thừa Tiểu thừa không làm cách ngại được.

Cái tinh thần chung của Phật ấylà gì? Là tinh thần dắt dẫn, khuyến hóa chúng sanh biếnđổi điều dữ ra điều lành, mê ra ngộ, khổ ra vui trongcảnh giải thoát Niết-bàn.Vậy bất cứ là kinh nào trongTam tạng, dù mỗi kinh với mỗi sự trình bày khác nhau, nhưngnếu nhận có tinh thần giải thoát, có mục đích Niết-bàntrong đó tức chúng ta phải đem hết tinh thần khoáng đạtmà cố công tham cứu và học hỏi, không vì cớ kinh này nóiNiết-bàn với các tính đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, cònkinh kia nói Niết-bàn mà không kèm theo các đức tính đó rồiphê phán kinh này là đại, kinh kia là tiểu. Không, Niết-bàntự nó đã là cứu đích giải thoát an lạc, vô ngại tuyệtđối, dù có cắt nghĩa Niết-bàn theo mặt tiêu cực hay tíchcực Niết-bàn cũng không vì đó mà giảm giá trị không cònlà mục đích của đạo Phật, của người tu Phật, và đứcPhật đã không khuyên chúng ta phải tinh tiến để đạt Niết-bàn.

Cái tinh thần khoáng đạt cần thiếttrên sẽ giúp cho chúng ta tham học kinh điển được nhiềulợi ích, chúng ta sẽ đọc từ kinh này đến kinh khác màkhông có gì là vướng ngại, thắc mắc.

Bây giờ đến lượt chúng ta đọckinh A Hàm. Ðây là bộ kinh được xem phổ cập sớm nhấttrong lịch sử truyền giáo của Ấn Ðộ và hiện nay vẫnthịnh hành tại các nước Phật giáo mà Tăng già sống theothể chế khất thực. Ở các nước Trung Hoa, Nhật Bản, ViệtNam v.v... thường gọi là các nước theo Phật giáo Ðại thừa,thì kinh này ít được phổ cập, nhưng những ai muốn hiểutrọn tinh thần Phật giáo đã không quên những giáo lý thâmtrầm được gói ghép trong các lời lẽ giản dị mà A Hàmlà kinh trọng yếu nhất có tính cách đó.

Nếu không chỉ vì tìm hiểu triếtlý siêu huyền, lý luận xa xôi, thì đọc A Hàm ai mà khôngcảm kích trước những lời dạy nồng hậu thuần khiết vàcách thức giáo hóa của Phật đối với đương thời. Ðây,chúng ta thử đọc một đoạn Phật thuật lại đại nguyệnđộ sanh của Ngài:

"Này các Tỷ-kheo! Ta nhớxưa kia đã không biết bao nhiêu lần, Ta thường qua lại, nóinăng với hàng Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, cư sĩ, chư thiên...Nhờ định lực và tiên tiến mà nơi nào ta hiện đến, họcó sắc đẹp thì sắc Ta đẹp hơn, họ có tiếng hay thì tiếngTa hay hơn, họ từ bỏ Ta mà lui, Ta không từ bỏ họ, điềuhọ nói được Ta cũng nói được, điều họ không thể nóiđược, Ta cũng nói được. Sau khi đã thuyết pháp dạy điềuích lợi, vui mừng cho họ, Ta ẩn đi chỗ khác, mà họ chẳngbiết Ta là trời hay là người".
Xem đó thì Phật đã hóa độ chúngsanh trong nhiều kiếp trước và kiếp sau, chớ không phảichỉ một đời của đức Thích Ca tại cõi Ta bà này. Và biếtđâu chúng ta đã không một lần nhờ duyên lành nghe Ngài thuyếtpháp mà vì u mê không nhận ra Ngài là ai, để rồi ngày naycứ mãi tìm Phật.

Tiếp đến đoạn này lại thấyphảng phất một đạo lý khác, đạo lý: "Hết thảy chúngsanh đều có tính Phật" mà chúng ta thường gặp ở các kinh:

"Ta dùng Phật nhãn xem thấythế giới chúng sanh, có kẻ nghiệp chướng sâu dầy, có kẻnghiệp chướng cạn mỏng, có kẻ căn tánh lanh lợi, có kẻcăn tính chậm lụt, có kẻ dễ khai hóa, có kẻ khó khai hóa.Kẻ dễ khái hóa vì biết sợ tội lỗi kiếp sau nên gắnglo bỏ điều ác làm điều lành. Họ như các hoa sen xanh vàngđỏ trắng, có cái lên khỏi bùn mà chưa đến mặt nước,có cái lên ngang mặt nước mà chưa nở, nhưng cái nào cũngkhông bị nước dính bẩn và đều nở ra được cả. Cácloại chúng sanh cũng như thế".
Thật là một lời dạy đầy khíchlệ tinh thần tiến giác, nâng cao giá trị con người biếtbao. Nếu càng đọc nhiều, chúng ta càng nhận thấy qua lờidạy bình dị như thế, cái tinh thần từ bi, bình đẳng, thựctế, bất mê tín... được bộc lộ đầy đủ, cũng như lốiứng cơ thuyết pháp rất khéo léo của Phật. đối với căncơ tu tại gia thì chỉ dạy pháp tại gia, đối với căn cơtu xuất gia mới dạy pháp xuất gia. Không mang thuốc này trịcho bệnh kia để phải gây thiệt thòi cho người bệnh.

Ðể ý thức đầy đủ sự íchlợi khi đọc kinh A Hàm, ở đây tôi nhắc lại mấy điểmcủa nhà học giả Lương Khải Siêu đã ghi:

1. A Hàm là bộ kinh đượcthành lập sớm nhất với hình thức kiết tập công cộng(khác với những kinh kiết tập ở địa phương), do đó, tuykhông dám nói nó ghi chưa trọn lời Phật dạy nhưng chắcchắn nó là bộ phận trọng yếu đã ghi lời Phật dạy.

2. Ðại bộ phận kinh Phật là tácphẩm văn học. A Hàm tuy không thể sánh kịp các kinh khácvề mặt này song chắc chắn nó gần với lý thuyết chân thậthơn. Do đó, không dám nói mỗi câu mỗi chữ trong A Hàm toànđúng hẳn lời Phật dạy lúc tại thế, (bút tích ngôn giáonào khỏi nạn tam sao thất bổn) nhưng hẳn nó hàm chứa đượcđa phần lời Phật dạy hơn.

3. A Hàm hẳn có cái thể tài củamột tập sách "Ngôn-hạnh-lực", tính chất giống như sáchluận ngữ của Khổng giáo. Nên nếu ai muốn thể nghiệm nhâncách cao thượng của đức Thích Tôn mà không đọc A Hàm thìkhông làm sao đạt được.

4. Các giáo lý căn bản của Phậtgiáo như Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, Ngũ uẩn giai không,Nghiệp cảm luân hồi, Tứ niệm xứ, Bát chánh đạo v.v...đều có thuyết minh ở A Hàm. Nếu đối những giáo lý nàykhông có trước một quan niệm minh xác thì rất dễ lạc lốitrong khi nghiên cứu kinh luận Ðại thừa. Ðọc A Hàm chúngta càng hiểu thêm những giáo lý này Phật đã dạy trong cáctrường hợp nào nữa.

5. A Hàm chẳng những không xung độtvới kinh Ðại thừa, trái lại còn chứa nhiều ý nghĩa cănbản của Ðại thừa.

6. A Hàm thuật đến tình hình xãhội Ấn Ðộ thời bấy giờ rất nhiều. Có đọc nó chúngta mới cảm thông nỗi khổ tâm ứng cơ khai hóa của Phậttrong một hoàn cảnh khó khăn biết chừng nào!

Tuy nhiên, bên bao nhiêu cái hay, cáiquí đó không khỏi kèm theo điều đáng tiếc, đã làm chokinh A Hàm không phổ cập sâu rộng ở các nước theo Phậtgiáo Ðại thừa, không được nhiều người ham đọc! Và đâylại mấy lý do khác chúng ta phải đồng ý với ông LươngKhải Siêu:
1. Quyển điệt quá nhiều.Nói kinh A Hàm tức là nói 4 bộ A Hàm là Tăng Nhất A Hàm,Trung A Hàm, Trường A Hàm và Tạp A Hàm (Anguttara Agama, MajjhimaAgama, Digha Agama, Samyutta Agama), theo tạng Pali là Tăng chi bộkinh, Trung bộ kinh, Trường bộ kinh, Tương ưng bộ kinh vàTiểu bộ kinh. Mỗi bộ A Hàm ấy có tính cách là một tòngthư góp nhiều kinh (bài thuyết pháp) lại tạo thành, trongđó kinh trước kinh sau không liên lạc chặt chẽ như ở cácbộ khác. Có bộ gồm 30 kinh như Trường A Hàm, gồm 222 kinhnhư Trung A Hàm, gồm 72 kinh như Tăng nhất A Hàm, lại có bộgồm tới 1.200, 1.300 kinh như Tạp A Hàm.

2. Chương thiên trùng lặp. Có nhữngkinh ở bộ này có ở 3 bộ kia cũng có. Hoặc một kinh màcó tới 3, 4 lần trùng trong một bộ, tuy văn cú hơi khác đôichút.

3. Từ ngữ trùng lặp. Nhiều khichỉ một chuyện, một câu nói mà nhắc đi nhắc lại nhiềulần từ khi mới suy nghĩ, rồi phát ra ở miệng người hỏi,nhắc lại ở miệng người trả lời... thật là phiền phức!Như tuồng ngữ pháp Ấn Ðộ thời xưa là thế? Nên hễ đọcsơ ý một chút là khó nhận ra câu nào chính, câu nào phụ.

4. Văn dịch chữ Hán do các cao tăngẤn Ðộ, Tây Vức dịch quá xưa, lủng củng, các thuật ngữdùng không xác đáng thành rất khó lãnh hội cho những ai khôngkiên chí.

Tuy nhiên ở một phương diện khác,chúng ta hiểu rằng Phật khai hóa cho chúng sanh tỉnh thứcgiác ngộ chứ không cốt văn chương, nên một câu nói đượcnói đi lặp lại nhiều lần, nhắc đi nhắc lại nhiều nơi,để cho chúng sanh nghe, nhớ, thấm vào lòng, hầu chuyển cáimê thành cái ngộ mới thôi.

Bấy nhiêu ý kiến thô sơ, tôi xinnêu ra để hiến quí vị sẵn có lòng hoan hỷ muốn học hỏi,nghiên cứu toàn diện giáo lý Phật đà mà không bỏ qua cáckinh sách chính yếu và tiên khởi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/04/2012(Xem: 11306)
Đầu tiên cần nhớ lại định nghĩa về nghiệp xấu – bất cứ hành động nào mà kết quả là khổ đau, thông thường là một hành động thúc đẩy bởi sự ngu dốt, gắn bó hay thù ghét.
18/04/2012(Xem: 10074)
Ban cho với lòng vị tha có ý nghĩa rèn luyện từ chiều sâu của trái tim trong một thái độ rộng lượng chẳng hạn mà chúng ta không tìm cầu bất cứ một phần thưởng hay kết quả nào cho chính mình. Hãy nghĩ về hành vi từ thiện và tất cả những lợi ích của nó như chỉ hướng đến lợi ích của người khác. Mặc dù từ thiện có thể được tiến hành bởi những ai tìm kiếm lợi ích cho chính họ, chẳng hạn như ai đấy hiến tặng từ thiện nhằm để trở nên nổi tiếng, bố thí vị tha hoàn toàn không liên hệ đến lòng vị kỷ.
18/04/2012(Xem: 10434)
Chức năng đặc trưng của đại bi là gì? Như Liên Hoa Giới[1]nói trong Những Giai Tầng Thiền Quán: Khi chúng ta cảm thấy bi mẫn tự động phát sinh nguyện ước tiêu trừ hoàn toàn khổ đau của tất cảchúng sinh - giống như nguyện ước của một bà mẹ làm vơi bớt nổi khổ đau vì bệnhtật của đứa con yêu mến ngọt ngào của bà - thế thì lòng bi mẫn của chúng ta làhoàn toàn và do thế được gọi là đại bi[2].
17/04/2012(Xem: 10249)
Kính lễ đạo sư! Với lòng sùng mộ đến bậc đạo sư, Tam Bảo vô thượng, Và đức Bổn tôn được chọn, con xin quy y [các ngài]. Để tất thảy chúng sinh, nhiều như hư không vô tận...
16/04/2012(Xem: 7146)
Việc thực hành Pháp là một vấn đề nghiêm túc và quan trọng, mọi người cần phải nhận ra điều này. Đây là cơ hội quý giá sắp đến, điều mà chưa bao giờ từng đến trước đây.
16/04/2012(Xem: 8671)
ột vài người có thể nghĩ rằng, Rime (Rimed, phát âm là Remay) là một truyền thống riêng biệt của Phật giáo Tây Tạng, hay đây là một truyền thống mới, tách biệt khỏi tám dòng truyền thừa thực hành hay năm truyền thống chính. Nhưng sự thật thì không phải thế.
16/04/2012(Xem: 9215)
Chìa khóa để khơi dậy sự gia trì là lòng sùng mộ với động lực là sự ăn năn, của những cách thức cũ và từ bỏ luân hồi. Lòng sùng mộ này không chỉ là sự lặp lại đơn thuần...
14/04/2012(Xem: 8549)
Phật giáo dùng một thí dụ dễ hình dung và đầy thi vị để tượng trưng cho sự tu tập : « vượt sang bờ bên kia của đại dương khổ đau». « Vượt sang bờ bên kia» là nghĩa từ chương của chữ Ba-la-mật,tiếng Phạn là Paramita, kinh sách gốc Hán gọi là « đáo bỉ ngạn» (đến được bờ bên kia). Nhưng thật ra ý nghĩa của chữ Ba-la-mật thường được hiểu theo nghĩa bóng là « Hoàn hảo», « Hoàn thiện», « Siêu nhiên», « Đạo hạnh siêu phàm», « Đạt đuợc trí tuệ siêu việt»…
14/04/2012(Xem: 8185)
Cólẽ người đọc cũng hơi ngạc nhiên với một chủ đề xưanhư trái đất. Không biết đã có bao nhiêu băng đĩa CD, sáchvở, bài viết, bài giảng về chủ đề Chánh ngữ. Tuy nhiêndù đã thuộc lòng hay đã nghe giảng đến nhàm tai, có baogiờ ta tự hỏi đã áp dụng chánh ngữ được bao nhiêu lầntrong cuộc sống của mình và có khi nào ta tìm hiểu xem vaitrò của chánh ngữ nằm ở đâu không trong cái xã hội tântiến ngày nay ?
13/04/2012(Xem: 14802)
Hiện tại chúng ta niệm Phật là niệm tự tâm. Vì tự nơi mỗi chúng sanh ai cũng có Phật nhân, mà, khi đã có Phật nhân thì liền có Phật quả - là thành Phật...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]