Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bước Thứ Năm: SỨC MẠNH CỦA LÒNG TỪ BI

07/11/201015:12(Xem: 12647)
Bước Thứ Năm: SỨC MẠNH CỦA LÒNG TỪ BI

 

BẢY BƯỚC YÊU THƯƠNG
Tác giả : Đức Đạt Lai Lạt Ma
Biên dịch: Lê Tuyên - Hiệu đính: Lê Gia

BƯỚC THỨ NĂM
SỨC MẠNH CỦA LÒNG TỪBI

Lòng từ bi là một tâmhồn thấm đẫm sự ngưỡng mộ biết ơn
dành cho tất cả mọi sinhlinh.
Nhờ có lòng từ bi này màbạn có thể đạt được tất cả mọi mục tiêu cần tìm đến.

NAGARJUNA, trích từ cuốnNhững lời khuyên quý báu.

Cùng với lòng yêuthương, lòng từ bi là một mặt của lòng vị tha. Đó là tình cảm xuất hiện từ đáylòng khiến bạn không thể chịu được khi nhận thấy đau khổ của người khác màkhông làm gì để giúp họ. Khi lòng từ bi phát triển mạnh mẽ hơn thì lòng tựnguyện muốn hiến mình vì ích lợi của tất cả mọi người khác cũng sẽ phát triển.Đây là sự phục vụ mọi người một cách không thiên vị. Trong quá trình tự nguyệnnày, bạn nhận thấy rằng qua việc đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn, cuối cùng bạncó thể đáp ứng niềm hy vọng của tất cả mọi người trong vòng tay yêu thương củabạn. “Tôi sẽ làm bất cứ những gì tôi có thể để đạt được sự giác ngộ vì lợi íchcủa họ”, bạn quyết định như thế. Lòng từ bi là một nền tảng vững chắc cho việcđạt được sự giác ngộ cao nhất nhằm trợ giúp tất cả mọi sinh linh.

Lòng từ bi bao la là cănnguyên của hành động vị tha là tác nhân tạo ra những hành động cao đẹp đến phithường trên thế gian; chẳng có nguồn trợ giúp và nguồn hanh phúc nào to lớn hơnlòng từ bi cao cả. Khi bạn có được lòng từ bi, bạn sẽ được tự do thoát khỏi tấtcả mọi khắc khoải trong lòng. Bạn hãy phát triển lòng từ bi và bạn trở thànhmột người bạn của tất cả mọi sinh linh.

LÒNG TỪ BI LÀ HẠT GIỐNG,
NƯỚC VÀ VỤ MÙA

Lòng từ bi được xem làhạt mầm tạo ra một mùa gặt bội thu,
Được xem là nguồn nướccho sự phát triển,
Và là trạng thái chínmuồi của mọi niềm vui sướng.
Thế nên, tôi luôn tônsùng lòng từ bi

CHANDRAKIRTI

Lòng từ bi là yếu tốquyết định trong toàn bộ bài luyện tập tâm linh ngay ở giai đoạn đầu, giai đoạngiữa và giai đoạn cuối. Nó giống như hạt mầm để đưa bạn đến với sự giác ngộcuối cùng. Bạn cần có nước, đất và chất dinh dưỡng để có thể tạo nên một vụ mùa– gạo, bắp, lúa mì hay lúa mạch. Một hạt bắp chỉ có thể tạo ra một cây bắp vàkhông thể tạo ra một cây lúa mì, thế nên nó là tác nhân phi thường tạo ra bắp.Tương tự như thế, một động cơ thúc đẩy lòng từ bi là một tác nhân phi thườngđưa đến sự giác ngộ cuối cùng và thế nên nó trở thành nền tảng cơ bản cho bàiluyện tập tâm linh, giống như một hạt mầm. Đó là ở giai đoạn đầu.

Ở giai đoạn giữa, khibạn đưa lòng vị tha vào bài luyện tập của mình, bạn phát hiện rằng thật khôngdễ chút nào trong việc trợ giúp ngay cả chỉ một sinh linh nào đó vượt qua đượcmột đau khổ nào đó, để làm được việc này bạn cần phải có sự nỗ lực liên tục.Bạn có thể trở nên mệt mỏi và nản lòng, nhưng nếu bạn liên tục phát triển lòngtừ bi, bạn sẽ không đánh mất lòng vị tha mà bạn đã phát triển được trước đó.Nếu bạn giữ được lòng từ bi của mình trong khi bạn đối mặt với những hoàn cảnhkhó khăn thì nghị lực của bạn cũng tự nhiên phát triển vững mạnh. Đây chính làtầm quan trọng của lòng từ bi trong giai đoạn giữa; nó giống như nước nuôi dưỡngcác phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn bạn, đưa bạn đến với sự giác ngộ hoàn toàn.

Sự giác ngộ hoàn toàn cónghĩa là trong bạn liên tục xuất hiện lòng từ bi bao là; thế nên bạn sẽ khôngcòn là một người đơn độc, mà bạn sẽ liên tục tham gia thực hiện tất cả những gìcó thể vì ích lợi của mọi sinh linh. Đây chính là tầm quan trọng của lòng từ biở giai đoạn cuối.

Sự quan tâm đến mọingười là sự sẵn lòng gánh vác trách nhiệm giúp đỡ họ đạt được niềm hạnh phúccủa chính họ. Tại Tây Tạng, khi tôi được hơn ba mươi tuổi, biết rằng sự giácngộ là điều có thể đạt được và sau khi đã tham gia bài luyện tập Hướng dẫn sốngđời Bồ Tát của Shantideva, tôi có thể cảm nhận được phát triển mạnh mẽ, tôicũng phát triển được thái độ tự tin trong khi thể hiện lòng vị tha của mình mỗikhi có dịp. Kể từ đó trở đi tôi liên tục tiến bộ hướng đến mục tiêu giác ngộ.

MỞ RỘNG PHẠM VI QUAN TÂMĐẾN MỌI NGƯỜI

Bạn trau dồi lòng từ bidành cho ai? Câu trả lời là “Dành cho tất cả mọi người” bởi vì tất cả mọi ngườiđều đang chịu một số hình thức đau khổ nào đó. Trong các bài thiền định trướcđây bạn đã phát triển lòng thương mến dành cho mọi người. Trước tiên bạn ý thứcrõ rằng bạn và họ, tất cả đều mong muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đaukhổ; sau đó bạn biết rằng trong vô số những kiếp trước của tất cả mọi người đãtừng là những người bạn tốt nhất của mình, họ giúp đỡ bạn một cách tự nguyện vàvui vẻ; cuối cùng bạn nhận thấy rằng sự thực là tất cả mọi người đều cung cấpcho bạn những dịch vụ thiết yếu, những nhu cầu thiết yếu nhằm giúp đỡ bạn, dùrằng họ có chủ định hay không. Nếu bạn không có được sự đồng cảm này thì khibạn cố gắng tìm hiểu đau khổ của người khác qua đau khổ của chính mình, khi đócó thể thậm chí bạn còn cảm thấy hài lòng khi nhận nghĩ về đau khổ của kẻ thùcủa mình.

Cách đây nhiều thế kỷ,một vị thầy tăng tỏ ra vui vẻ khi nghe nói rằng một vị thầy tăng khác màông ta không thích đã kết hôn, điều này vi phạm vào các lời thề nguyền của giớităng lữ. Vị thầy tăng vui vẻ này pha trà và mời một vài người bạn khác của mìnhđến, ông ta nói với họ rằng “Tôi có một tin vui để nói với các bạn đây. Ngườita nói rằng vị tăng đó đã cưới vợ rồi”. Khi người thầy của vị tăng này bước vàovà biết được điều gì đã xảy ra, ông ta nói “Kẻ ngôi lê đôi mách này đã tích lũythêm nghiệp chướng tiêu cực khi tỏ ra thích thú vì việc một thầy tăng khác đãvi phạm lời thề nhiều hơn so với mình”. Theo lời Tsongkhapa nói:

Khi một người không giúpích gì cho bạn cũng chẳng hề gây hại cho bạn đang chịu đau khổ, bạn thường tỏra dửng dưng với anh ta. Thái độ này là do bạn nghĩ rằng mình chẳng có quan hệgì với anh ta cả.

Tuy nhiên, khi bạn trôngthấy một người bạn của mình đang chịu đau khổ, khi đó bạn cảm thấy khó có thểchịu được và mức độ khó chịu này sẽ gia tăng tùy thuộc vào mức độ quan hệ giữabạn và người đó. Thế nên, điều quan trọng là bạn cần phải phát huy một ý thứcmạnh mẽ về tình cảm yêu thương trìu mến dành cho tất cả mọi người.

Bất luận họ giàu haynghèo, khỏe mạnh hay đau ốm, già hay trẻ thì điều cốt lõi là bạn cần phải nghĩvề những người dường như chẳng hề chịu đau khổ gì cả nhưng thực ra thì họ đangthực hiện những hành vi có khả năng dẫn đến những đau khổ cho họ về sau. Bạncần mở rộng ý thức này và trải rộng lòng từ bi của mình đến với những người đãtừng có những hành vi sai lạc trong quá khứ, đã từng trau dồi nghiệp chướngtiêu cực trong quá khứ. Mặc dù tác động của nghiệp chướng của họ vẫn chưa đượcthể hiện ngay lúc này nhưng rồi đây nghiệp chướng của họ sẽ gây ra những đaukhổ cho họ trong tương lai về sau, chẳng hạn như họ sẽ mắc phải chứng ung thưhoặc một đau khổ nào đó đại loại như thế.

Các bước thiền định

Vì bạn dễ dàng phát huylòng từ bi dành cho bạn bè của mình hơn, thế nên bạn hãy khởi đầu cùng mộtngười bạn thân nhất của mình.

1. Bạn hãy hình dung mộtngười bạn đang chịu đau khổ và bạn hãy nghĩ rằng:

Giống như mình, ngườinày cũng muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ thế nhưng anh ta đangbị đau khổ hành hạ. Mong sao anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọinguyên nhân tạo ra đau khổ!

Bạn hãy tìm hiểu phântích về những đau khổ mà anh ta đang phải gánh chịu mãi cho đến khi trong bạncó cảm xúc mạnh mẽ rằng “Sẽ thật tuyệt biết bao nếu anh ta có thể được tự dothoát ra khỏi mọi đau khổ” và cảm xúc này vẫn đọng lại trong bạn mà không cầnbạn phải tập trung suy nghĩ gì cả. Khi cảm xúc này suy yếu, bạn hãy suy nghĩnhiều hơn về việc anh ta đang chịu đau khổ như thế nào và khi suy nghĩ này cấuthành lòng thương xót trong bạn và giúp bạn có được mong ước sao cho anh tathoát khỏi đau khổ, khi đó bạn hãy cố gắng duy trì nó. Bài tập này được gọi làbài luyện tập luân phiên giữa Thiền định Cố định và Thiền định Phân giải. Bạnhãy liên tục vận dụng hai bước này, phân tích và duy trì, luân phiên vận dụngchúng mãi cho đến khi vảm xúc cảm thông xuất hiện mạnh mẽ trong tâm hồn bạn.

2. Bạn hãy hình dung mộtngười bạn, anh ta sẽ chịu đau khổ trong tương lai do những hành vi tiêu cực củaanh ta trong hiện tại, những hành vi tiêu cực của anh ta là những hành vi màtất cả chúng ta đều tham gia thực hiện trong khoảng thời gian bất tận này. Bạnhãy suy nghĩ rằng:

Giống như mình, ngườinày cũng muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ thế nhưng anh ta đangbị đau khổ hành hạ. Mong sao anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọinguyên nhân tạo ra đau khổ!

Sau đó bạn luân phiênvận dụng Thiền định Cố định và Thiền định Phân giải.

3. Bạn chầm chậm mở rộngsuy nghĩ của mình đến với từng người một, đầu tiên là bạn bè, sau đó là nhữngngười xa lạ và kế đến là với kẻ thù của mình, cuối cùng là toàn thể mọi sinhlinh trong vũ trụ này.

Bạn hãy mở rộng phạm vithiền định của mình đến mức bạn không còn bị giới hạn ở mức độ chỉ mong ước chomột vài người được giải thoát khỏi một số đau khổ hoặc chỉ mong ước rằng tất cảmọi người được giải thoát khỏi một số đau khổ đó mà thôi. Lòng mong ướcvì lợi ích của mọi người không mang tính cục bộ thiên vị - đó là lòng mong ướcchân thành rằng mọi và mỗi người đều được giải phóng thoát ra khỏi mọi đau khổvà mọi nguyên nhân dẫn đến đau khổ.

KỸ THUẬT THIỀN ĐỊNH NGẮNGỌN

Cũng sẽ rất hữu ích nếubạn hình dung một con vật bơ vơ – một sinh linh có khả năng bị giới hạn vàkhông có người bảo vệ che chở - trong hoàn cảnh thiếu thốn cơ cực. Bạn hãy hìnhdung con vật đó đang đứng trước mặt mình và bạn suy nghĩ về những gì có thể xảyra khi mình ở trong hoàn cảnh của nó. Bạn suy nghĩ rằng:

Nếu mình ở trong địa vịcủa con vật đáng thương này thì liệu mình có thể chịu được hay không?

Bạn hãy cố gắng cảm nhậnmọi suy nghĩ của tất cả mọi sinh linh. Bài Thiền định hình dung này sẽ rất hữuích trong việc giúp bạn nâng cao và mở rộng lòng từ bi của mình.

LÒNG TỪ BI SÂU SẮC

Khi bạn đã có được mộtsố tiến bộ, bạn hãy nâng cao sức mạnh của lòng từ bi bằng cách chuyển từ “Mongsao anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọi nguyên nhân đau khổ!” sang“Mong ước sao cho anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọi nguyên nhântạo ra đau khổ!”

1. Bạn hãy hình dung mộtngười bạn đang chịu đau khổ và bạn hãy nghĩ rằng:

Giống như mình, ngườinày cũng muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ thế nhưng anh ta đangbị đau khổ hành hạ. Mong sao anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọinguyên nhân tạo ra đau khổ!

Rồi bạn vận dụng luânphiên bài luyện tập Thiền định Cố định và Thiền định Phân giải.

2. Bạn hãy hình dung mộtngười bạn, anh ta sẽ chịu đau khổ trong tương lai vời những hành vi tiêu cựccủa anh ta trong hiện tại, những hành vi tiêu cực của anh ta là những hành vimà tất cả chúng ta đều tham gia thực hiện trong khoảng thời gian bất tận này.Bạn hãy suy nghĩ rằng:

Giống như mình, người nàycũng muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ thế nhưng anh ta đang bịđau khổ hành hạ. Mong sao anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọi nguyênnhân tạo ra đau khổ!

Sau đó bạn vận dụng luânphiên bài luyện tập Thiền định Cố định và Thiền định Phân giải.

3. Bạn chầm chậm mở rộngsuy nghĩ của mình đến từng người một, đầu tiên là bạn bè, sau đó là những ngườixa lạ và kế đến là với kẻ thù của mình, cuối cùng là toàn thể mọi sinh linhtrong vũ trụ này.

Khi bạn cảm nhận đượctác động mạnh mẽ của niềm mong ước cao độ này, bạn hãy chuyển sang mức độ caonhất của lòng từ bi, đây chính là quyết tâm “Mình sẽ giúp đỡ người này được tựdo thoát khỏi mọi đau khổ và mọi nguyên nhân cấu thành đau khổ!”

1. Bạn hãy hìnhdung một người bạn đang chịu đau khổ và bạn hãy nghĩ rằng:
Giống như mình, ngườinày cũng muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ thế nhưng anh ta đangbị đau khổ hành hạ. Mong sao anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọinguyên nhân tạo ra đau khổ!

Rồi bạn vận dụng luân phiênbài luyện tập Thiền định Cố định và Thiền định Phân giải.

2. Bạn hãy hình dung mộtngười bạn, anh ta sẽ chịu đau khổ trong tương lai vời những hành vi tiêu cựccủa anh ta trong hiện tại, những hành vi tiêu cực của anh ta là những hành vimà tất cả chúng ta đều tham gia thực hiện trong khoảng thời gian bất tận này.Bạn hãy suy nghĩ rằng:

Giống như mình, ngườinày cũng muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ thế nhưng anh ta đangbị đau khổ hành hạ. Mong sao anh ta có thể thoát ra được mọi đau khổ và mọinguyên nhân tạo ra đau khổ!

Sau đó bạn luân phiênvận dụng bài luyện tập Thiền định Cố định và Thiền định Phân giải.

3. Bạn chầm chậm mở rộngsuy nghĩ của mình đến từng người một, đầu tiên là bạn bè, sau đó là những ngườixa lạ và kế đến là với kẻ thù của mình, cuối cùng là toàn thể mọi sinh linhtrong vũ trụ này.

Qua quá trình thiền địnhnày, lòng từ bi đúng nghĩa sẽ thực sự xuất hiện. Đây không phải là lòng từ bibị pha lẫn lòng lưu luyến thì khi chúng ta gặp một rắc rối này nho nhỏ nào đóchúng ta lập tức trở nên tức giận. Lòng từ bi đúng nghĩa là một ý thức cao độrằng tất cả mọi sinh linh đều cần phải được tự do thoát ra khỏi mọi đaukhổ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KÌM CHẾTỨC GIẬN

Khi người khác tỏ tháiđộ hèn hạ và thô tục với bạn, bạn khó có thể giữ vững được lòng trắc ẩn củamình. Cảm xúc tức giận là một cảm xúc cần được kiểm soát chặt chẽ, nhưng nhấtthiết không được che giấu. Bạn cần thừa nhận những phản ứng của mình;đừng phủ nhận chúng. Nếu bạn phủ nhận chúng thì lòng từ bi của bạn chỉmang tính thiển cận hời hợt mà thôi.

Có hai loại cảm xúc tìnhcảm. Một loại cần phải được thể hiện ra bên ngoài, cần phải được thảo luận cụthể. Ví dụ như cảm xúc buồn phiền. Giả nhe khi một người thân của bạn qua đờivà bạn cảm thấy đau buồn. nếu thay vì che giấu chúng, bạn thể hiện chúng mộtcách thoải mái thì sức mạnh to lớn của nỗi đau buồn đó sẽ bị suy yếu ngay. Mộtloại cảm xúc khác gồm có tức giận, lòng lưu luyến và tham vọng; chẳng có giớihạn nào đối với những cảm xúc tình cảm như thế này. Ví dụ, nếu bạn thể hiện cảmxúc tức giận thì ngày mai nó có thể phát triển mạnh mẽ thêm; trong khi đó nếubạn cố gắng kìm chế cảm xúc tức giận của mình thì nó sẽ suy yếu đi. Chúng ta cóthể nhận thấy rõ điều này qua kinh nghiệm của chính mình. Việc bạn trau cho cảmxúc tức giận những công cụ gồm có lời nói và hành động cũng chẳng khác nào việcbạn trao cho một đứa bé một đống rơm và một chiếc que diêm. Một khi được thắpsáng, cảm xúc tức giận lập tức nuốt chửng lấy toàn bộ bầu không khí quanh nó vàcó thể bộc phát lấy toàn bộ bầu không khí quanh nó và có thể bộc phát ngoài khảnăng kiểm soát của chúng ta. Giải pháp duy nhất là bạn cần phải liên tục kìmchế tức giận và để kìm chế được cảm xúc tức giận thì bạn cần phải suy nghĩ “Đâulà giá trị và ý nghĩa của cảm xúc tức giận? Đâu là giá trị của lòng khoan dungvị tha và lòng từ bi?”

Khi những ai khôngxem những tình cảm ưu phiền chẳng hạn như tức giận là những cảm xúc tiêu cựccần phải được tẩy trừ thì họ cảm thấy như là chúng hoàn toàn đúng đắn. vì họxem việc thỉnh thoảng họ nổi cáu là chuyện bình thường nên họ chẳng hề mảy mayquan tâm đến việc kiểm soát cảm xúc tức giận của mình. Mặt khác, những ai xemchúng là những cảm xúc tiêu cực và có hại thì lại hoàn toàn không chấp nhậnchúng.

Bạn hãy vận dụng khảnăng nhận thức của mình để tự hỏi xem liệu cảm xúc tức giận có phải là cảm xúccó ích không. Nếu bạn trở nên tức giận với một người nào đó thì kết quả là cảbạn lẫn người đó đều chẳng gặt hái được kết quả nào cho tốt đẹp cả. chẳng cóích lợi nào có thể xuất hiện từ cảm xúc tức giận này. Cuối cùng, tức giận khônggây hại cho người khác; nó gây hại cho chính bản thân bạn. Khi bạn tức giận thìthức ăn ngon cũng trở thành dở. Khi bạn tức giận thì thận chí bạn cũng cảm thấykhó chịu khi trông thấy gương mặt của chồng vợ mình, của con cái mình, hoặc bạnbè mình, không phải là do gương mặt của họ thay đổi mà là bởi vì có một cái gìđó sai lạc đang diễn ra trong thái độ của bạn. Khi một sự kiện không may xảyra, bạn có thể đối mặt và kiểm soát nó một cách hiệu quả hơn nếu trong bạnkhông xuất hiện cảm xúc tức giận. Tức giận hầu như hoàn toàn không đem lại bấtkỳ một lợi ích nào cho bạn cả. Có lẽ một lời nói lỗ mãng nào đó đôi khi cầnthiết trong trường hợp bạn muốn ngăn ai đó không thực hiện một hành vi xuẩnngốc nào đó, trong trường hợp này bạn không nên để cảm xúc tức giận xuất hiệntrong bạn, bạn không nên để cảm xúc tức giận trở thành động cơ thúc đẩy chínhtrong bạn; bạn nên vận dụng lòng yêu thương và lòng từ bi là động cơ thúc đẩychính trong mọi hoạt động của mình. Mọi hành vi xuất nguồn từ cảm xúc tức giậnđều là những hành vi vô ích; việc ý thức rõ được điều này sẽ giúp bạn sẽ giúpbạn nâng cao được quyết tâ, kìm chế được chúng.

Sẽ là một việc không dễdàng khi bạn muốn phát huy lòng cảm thông dành cho mọi người, thế nên bạn đừngnản lòng nếu thái độ thiên vị vẫn xuất hiện trong quá trình thiền định của bạn.Một thay đổi sâu sắc như thế không thể xuất hiện chỉ trong một đêm, hoặc quamột tuần lễ, hoặc qua một tháng, hoặc thậm chí qua một năm. Tuy nhiên, bạn sẽdần dần nhận thấy được những thay đổi diễn ra chầm chậm trong thái độ và hànhvi của mình đối với từng cá nhân và toàn bộ thế gian này. Khi những phản ứngsai lạc xưa cũ xuất hiện trong bạn, bạn đừng suy nghĩ rằng điều bày cho thấyrằng mình đã thất bại trong bài thiền định này; mà bạn hãy xem đó là dấu hiệucho thấy bạn cần phải thiền định nhiều hơn nữa.

KỸ THUẬT HÌNH DUNG: CHOVÀ NHẬN

Khi bạn trông thấy mộtai đó đang gặp rắc rối bởi những đau khổ, bạn cần biết rằng những đau khổ củahọ là do bởi những hành vi của chính họ ( nghiệp chướng ) và rằng vì vậy nênbạn không thể trực tiếp giúp đỡ họ được. Tuy nhiên, bạn có thể tự nguyện và sẵnlòng – từ lòng chân thật của mình – nguyện cầu cho anh ta với một ý chí mạnhmẽ:

Người này đang chịu đaukhổ trong nguy ngập và mặc dù anh ta muốn được hưởng niềm hạnh phúc và tránh xamọi đau khổ, anh ta không biết làm thế nào để tẩy trừ những xấu xa và trau dồinhững phẩm hạnh trong lòng mình. Mong ước sao cho mọi đau khổ và mọi nguyênnhân cấu thành đau khổ nơi anh ta sẽ chuyển sang cho mình để mình gánh chịuthay !

Đây được gọi là bàiluyện tập nhằm gánh chịu mọi đau khổ hộ người khác trong phạm vi vận dụng lòngtừ bi của mình.

Vì lẽ đó, từ sâu thẳmlòng mình bạn có thể mong ước và hình dung rằng bạn trao tặng cho người đangchịu đau khổ đó niềm hạnh phúc của bản thân mình:

Tôi sẽ trao tặng chonhững người đang chịu đau khổ này, không hề mảy may hối tiếc, tất cả mọi đứchạnh mà tôi đã có được do nghiệp chướng tốt của mình và những phẩm hạnh này sẽgiúp ích nhiều cho họ.

Đây được gọi là bàiluyện tập nhằm trao tặng niềm hạnh phúc của chính mình trong phạm vi vận dụnglòng yêu thương.

Mặc dù sự hình dung nàykhông thực sự đem lại các kết quả như thế, nhưng nó thực sự làm gia tăng mạnhmẽ quyết tâm và nghị lực trong bạn, đồng thời cũng tạo nên một không khí hòabình tĩnh tại trong bạn. Hai bài luyện tập này được thực hiện kết hợp cùng quátrình tập trung quan sát hơi thở của chính mình – hít vào những đau khổ củangười khác và thở ra niềm hạnh phúc của chính mình để trao tặng cho họ.

KỸ THUẬT HÌNH DUNG:
VẬN DỤNG NHỮNG RỦI ROBẤT HẠNH

Tương tự như thế, khibạn chịu đau khổ từ một bất hạnh nào đó, bạn hãy hình dung:

Mong ước sao cho bấthạnh này sẽ gánh chịu thay cho mọi bất hạnh khác của tất cả mọi người.

Bài luyện tập này sẽgiúp cho đau khổ của bạn không trở nên tồi tệ thêm do bạn phiền muộn về nó vàsẽ giúp bạn củng cố thêm dũng khí của mình. Cũng rất hữu ích nếu bạn suy nghĩrằng:

Mong ước sao cho đau khổmà mình đang gánh chịu sẽ giúp bạn luôn giữ được nụ cười trên môi của mình.Việc lo lắng sẽ chẳng đem lại lợi ích gì, không đúng vậy sao?

Gần đây xuất hiện mộttrận động đất khá mạnh ở Dharmsala trong khi tôi đang tham gia bài thiền địnhhàng ngày nhằm trau dồi phát triển lòng yêu thương và lòng từ bi. Mặc dù trậnđộng đất đó có khả năng gây hại cho tính mạng của tôi, nhưng tôi vẫn không hềsợ hãi, đó là do bởi khi ấy tôi đang tập trung chiêm nghiệm về những bất hạnhcủa mọi người. Nhưng tôi phải thú nhận rằng chỉ cách đó vài tuần lễ, trong khibay ngang khu vực diễn ra chiến tranh giữa Bombay và Nam Phi thì tôi nhận thấyrằng lòng bàn tay mình đẫm mồ hôi. Thế nên tôi đã nghĩ rằng nếu nghiệp chướngcủa tôi là phải chết thì tôi không còn cách nào thoát chết khi ấy, nếu khôngthế thì sáng hôm sau tôi sẽ có mặt tại Nam Phi. Khi suy nghĩ như thế thì tôicảm thấy trong lòng nhẹ nhõm hơn. Điểm khác biệt ở đây chính là quan điểm củatôi. Nếu bạn có thể làm được một điều gì đó để giải quyết một rắc rối nào đó,bạn hãy thực hiện ngay; nếu bạn không thể thì việc bạn lo lắng cũng chẳng đemlại ích lợi gì.

Theo đoạn kinh Phật giáoTây Tạng nói về việc trau dồi luyện tập lòng vị tha, khi bạn vui vẻ, bạn đừngđể mình trở nên quá hứng khởi vì niềm vui đó và khi bạn đau khổ, bạn đừng đểmình trở nên quá đau buồn vì đau khổ đó. Chúng ta thường có những lúc vui buồnnhưng theo cách này thì bạn có thể duy trì được sức mạnh nội qua của mình,không cho phép những bất hạnh phiền nhiễu đến sự tĩnh tại trong tâm hồn mình –không quá vui cũng không quá buồn, luôn tĩnh tại.

KHI NGƯỜI KHÁC LỢI DỤNG BẠN

Khi người khác cố ý muốnlợi dụng bạn vì một mục tiêu nào đó của họ, trong hoàn cảnh như thế, trước tiênbạn cần phải hiểu rằng mọi người cũng là loài người và họ có quyền được hưởngniềm hạnh phúc. Với lòng ngưỡng mộ và lòng từ bi dành cho họ, bạn có thể hànhxử tùy theo hoàn cảnh mà họ tạo ra. Điều này có nghĩa là bạn có quyền phản ứngmạnh mẽ nếu cần thiết nhưng bạn đừng bao giờ đánh mất lòng từ bi trong timmình. Thực ra, lòng từ bi là cách duy nhất có thể giúp ích cho bạn trong nhữnghoàn cảnh như thế, vì tức giận trong trường hợp này chỉ đóng vai trò là rào cảngây trở ngại cho những hành vi tích cực và đồng thời tạo thêm nhiều rắc rối hơnnữa. Thoạt tiên bạn khó có thể duy trì được lòng từ bi dành cho một người nàođó đang thể hiện khả năng gây hại cho bạn, nhưng nếu bạn cố gắng lặp đi lặplại, bạn sẽ tìm được cách hành xử hợp lý mà không đánh mất lòng từ bi và lòngyêu thương trong tim mình.

Cũng giống như mối quanhệ giữa cha mẹ và con cái vậy. Đôi khi con cái cũng tỏ ra bướng bĩnh và ngỗnghịch và để ngăn cản thái độ đó của con cái mình, người cha hoặc ngườimẹ hành xử - tùy theo từng hoàn cảnh – bằng những lời nói cứng rắn hoặccó thể xử phạt đứa trẻ nhưng trong khi hành xử như thế thì họ vẫn không đánhmất lòng yêu thương của mình dành cho đứa trẻ đó. Đó chính là cách hành xử hợplý nhất trong trường hợp này.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2021(Xem: 5188)
Nội dung tác phẩm dựa trên một bức tranh nổi tiếng có tên là “Thanh minh thượng hà đồ” (nghĩa là “tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh”) của nghệ sĩ Trương Trạch Đoan vào thời nhà Tống cách đây hơn 1000 năm. Thiên tài Albert Einstein đã từng nói: “Nghệ thuật thật sự được định hình bởi sự thôi thúc không thể cưỡng lại của người nghệ sĩ sáng tạo”. Và một nghệ sĩ điêu khắc người Trung Quốc – Trịnh Xuân Huy đã chứng minh điều đó qua kiệt tác nghệ thuật của ông trên một thân cây dài hơn 12 mét. Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên về một người có thể sở hữu tài năng tinh xảo đến như vậy!
17/02/2021(Xem: 5610)
Một quán chiếu về những ánh lung linh trên bề mặt một hồ nước gợn sóng lăn tăn bởi làn gió nhẹ. Một con sông khổng lồ của si mê tin tưởng sai lầm tâm-thân là tồn tại cố hữu tuôn chảy vào hồ nước của việc hiểu sai cái "tôi" như tồn tại cố hữu. Hồ nước bị xáo động bởi những làn gió của tư tưởng phiền não chướng ngại ẩn tàng và của những hành vi thiện và bất thiện. Sự quán chiếu ánh trăng lung linh biểu tượng cho cả trình độ thô của vô thường, qua sự chết, và trình độ vi tế của vô thường, qua sự tàn hoại từng thời khắc thống trị chúng sanh. Ánh lung linh của những làn sóng minh họa tính vô thường mà chúng sanh là đối tượng, và quý vị thấy chúng sinh trong cách này. Bằng sự ẩn dụ này, quý vị có thể phát triển tuệ giác vào trong vấn đề chúng sinh bị kéo vào trong khổ đau một cách không cần thiết như thế nào bằng việc điều hướng với tính bản nhiên của chính họ; tuệ giác này, lần lượt, kích hoạt từ ái và bi mẫn.
16/02/2021(Xem: 4470)
Nói về pháp khí, nhạc khí của Phật giáo là nói đến chuông, trống và mõ. Trong ba pháp cụ đó. Tiếng chuông chùa đã gợi nguồn cảm hứng không ít cho những văn, thi sĩ. Hiện nay rất ít tài liệu nói về nguồn gốc của chuông, trống và mõ. Sự kiện trên khiến các học giả nghiên cứu về chuông, trống, mõ gặp trở ngại không nhỏ. Tuy thế dựa vào bài Lịch sử và ý nghĩa của chuông trống Bát nhã do thầy Thích Giác Duyên viết đã đăng trong Thư Viện Hoa Sen, khiến chúng ta biết được người Trung Hoa đã dùng chuông vào đời nhà Chu ( thế kỷ 11 Trước CN – 256 Trước CN ). Riêng việc chuông được đưa vào các chùa chiền ở Việt Nam từ thời nào người viết không biết có tài liệu nào đề cập đến không?
14/02/2021(Xem: 5032)
Pháp Hoa kinh là vua của các kinh vì ở vào thời kỳ thứ 5 trong lịch sử đạo Phật. Lúc bấy giờ là cuối đời thọ mạng của đức Phật nên kinh giảng của người mang toàn bộ tính chất của đạo Phật do người thuyết pháp. Có hai cốt lỏi của kinh Pháp Hoa là Phật tánh và Tri kiến Phật. Phật tánh đã được tóm lược trong bài Nhận biết Phật tánh cùng tác giả. Tri là biết, kiến là thấy, biết thấy Phật là gì? Biết là tuệ giác người dạy cho chúng ta và thấy là thấy đại từ bi của Phật. Đó là trí tuệ và từ bi là đôi cánh chim đại bàng cất cao bay lên trong tu tập. Chúng ta nghiên cứu trí tuệ của toàn bộ đạo Phật một cách tổng luận để tư duy, về phần từ bi chúng ta đã hiểu qua bài Tôi Học kinh Pháp Hoa đồng tác giả. Trí tuệ đạo Phật có gồm hai phần triết lý đạo Phật và ứng dụng. Tri kiến Phật là nắm hết các điểm chính của đạo Phật theo lịch sử của thời gian. Chúng ta hãy đi sâu về tuệ giác.
14/02/2021(Xem: 4615)
Ta hãy tự thoát ra khỏi thân mình hiện tại mà trở về lúc ta mới được sanh ra. Trong phút giây đặc biệt đó ta là gì? Ta vừa được chào đời, được vỗ mông để bật tiếng khóc là phổi ta hoạt động, mọi chất nhớt trong miệng được lấy ra và không khí vào buồng phổi: ta chào đời. Thân ta lúc đó là do 5 uẩn kết tạo từ hư không, 5 uẩn do duyên mà hội tụ. Cơ cấu của thân thể ta là 7 đại đất nước gió lửa không kiến thức. Cơ thể ta mở ra 6 cổng (căn) để nhập vào từ ngoài là 6 trần để rồi tạo ra 6 thức.
14/02/2021(Xem: 5314)
Nhân đọc bài về tuổi già của Đỗ Hồng Ngọc Bác sĩ y khoa, tôi mỉm cười. Mình cũng thuộc tuổi già rồi đấy!! Các bạn mình cũng dùng chữ ACCC= ăn chơi chờ chết vì vượt qua ngưỡng tuổi 70 rồi. Vậy theo BS Ngọc là làm như vậy cũng thực tế đó nhưng có thật là hạnh phúc tuổi già không? Bạn có đủ hết, con cái thì hết lo cho chúng được nữa rồi, chúng tự lo lấy chúng. Tiền bạc thì hết lo được nữa rồi có bấy nhiêu thì hưởng bấy nhiêu.
14/02/2021(Xem: 4810)
Phật giảng thuyết có ba phương cách: a. Giảng trực tiếp như các kinh đạo Phật Nguyên thủy, b. Giảng bằng phủ định, từ chối là không và phủ định hai lần là xác định tuyệt đối. c. Giảng bằng biểu tượng, đưa câu chuyện cánh hoa sen hay viên ngọc trong túi người ăn mày để biểu tượng hoá ý nghĩa sâu xa của kinh. Phương cách thứ ba này là kinh Pháp Hoa. Có nhiều biểu tượng nhưng nổi bật nhất là cánh hoa sen là biểu tượng kinh Pháp Hoa.
10/02/2021(Xem: 9524)
Long Khánh là một thị xã ven Đô, Phật giáo tuy không sung túc như các Tỉnh miền Trung Nam bộ, nhưng sớm có những ngôi chùa khang trang trước 1975, do một số chư Tăng miền Trung khai sơn lập địa. Hiện nay Long Khánh có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hiển Mật hay còn gọi là chùa Ruộng Lớn tọa lạc tại Thị xã Long Khánh, chùa Huyền Trang, tọa lạc tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang,.…Nhưng điều đáng nói là một ngôi Tam Bảo hình thành trong vòng 5 năm,khá bề thế. Qua tổng thể kiến trúc và xây dựng, không ai ngờ hoàn hảo trong thời gian cực ngắn, đó là Tịnh xá Ngọc Xuân, do sư Giác Đăng,đệ tử HT Giác Hà, hệ phái Khất sĩ, thuộc giáo đoàn 5 của Đức thầy Lý.
08/02/2021(Xem: 4893)
Hình ảnh con trâu tượng trưng cho tâm ý của chúng sinh. Mỗi người ai cũng đều có một con “trâu tâm" của riêng mình. Và cứ như thế pháp chăn trâu được nhiều người sử dụng, vừa tự mình chăn vừa dạy kẻ khác chăn. Vào cuối thế kỷ mười ba, thời nhà Trần, trong THIỀN MÔN VIÊT NAM xuất hiện một nhân vật kiệt xuất. Đó là Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Tung, ông là một thiền sư đắc đạo. Ông là người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền và có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của vị vua sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử này.
08/02/2021(Xem: 4125)
Sau khi đạt được Giác ngộ, Đức Phật nêu lên Bốn Sự Thật và sự thật thứ nhất là "Khổ đau". Khổ đau ẩn chứa trong thân xác, bàng bạc trong tâm thức của mỗi cá thể con người và bùng ra cùng khắp trong thế giới: bịnh tật, hận thù, ích kỷ, lường gạt, đại dịch, bom đạn, chiến tranh... Sự thật đó, khổ đau mang tính cách hiện sinh đó, thuộc bản chất của sự sống, gắn liền với sự vận hành của thế giới. Sự thật về khổ đau không phải là một "phán lệnh" hay một cái "đế", cũng không mang tính cách "kỳ diệu" gì cả, mà chỉ là một sự thật trần trụi, phản ảnh một khía cạnh vận hành của hiện thực.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]