Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bước Cơ Bản: SUY NGHĨ VỀ BẠN VÀ KẺ THÙ

07/11/201015:06(Xem: 14165)
Bước Cơ Bản: SUY NGHĨ VỀ BẠN VÀ KẺ THÙ

 

BẢY BƯỚC YÊU THƯƠNG
Tác giả : Đức Đạt Lai Lạt Ma
Biên dịch: Lê Tuyên - Hiệu đính: Lê Gia

BƯỚC CƠ BẢN:
SUY NGHĨ VỀ BẠN VÀ KẺTHÙ

Lúc này đây bạn nhậnthấy rằng thật không thể chịu được
khi bạn bè của mình đangchịu đau khổ nhưng bạn lại
cảm thấy hài lòng khi kẻthù của mình đang chịu đau khổ
và bạn tỏ ra lãnh đạmthờ ơ đối với những đau khổ
của những người mà mìnhkhông quen biết.

TSONGKHAPA, tríchtừ cuốn Các giai đoạn phát triển

Từ nền tảng cơ bản củatâm hồn, bạn cần phải phát triển lòng yêu thương và lòng từ bi mạnh mẽ đến mứcmà bạn sẽ không thể chịu đựng được khi biết rằng tất cả mọi người, bạn bè lẫnkẻ thù, đang chịu đau khổ. Vì lòng yêu thương và lòng từ bi phải được cảm nhậnđồng đều nơi tất cả mọi sinh linh, sức mạnh của những tình cảm này sẽ phụ thuộcvào mức độ gần gũi và chân thành mà bạn dành cho mọi người. Ví dụ, khi mộtngười bạn thân của bạn bị đau bệnh, trong bạn xuất hiện lòng yêu thương và lòngtừ bi dành cho người đó, bạn mong ước sao cho người đó sẽ vượt qua được cơn đauvà khỏe mạnh lại như xưa, mong ước trong hoàn cảnh này mạnh mẽ hơn so với mongước trong cùng một hoàn cảnh mà bạn dành cho một người bạn không quen biết hoặckhông thích. Lòng yêu thương và lòng từ bi như thế này được trộn lẫn với mongmuốn tìm kiếm ích lợi cho bản thân mình.

Nếu một người trước đâyđã từng thu hút bạn qua vẻ đẹp ngoại hình của người đó, theo thời gian người đósẽ già đi và xấu đi, theo thời gian người đó sẽ đánh mất những nét hấp dẫn vềthể xác của mình thì đồng thời tình cảm của bạn, sự cảm thông của bạn dành chongười đó cũng dần dần biến mất. Nếu bạn có được lòng từ bi dành cho ngay cả vớimột người xấu xí, bất luận vẻ ngoài của người đó có thay đổi ra sao thì lòng từbi mà bạn dành cho người đó có thay đổi ra sao thì lòng từ bi mà bạn dành chongười đó không hề suy giảm hoặc biến mất.

Lòng từ bi đúng nghĩakhông hề kèm theo bất kỳ một thiên kiến định kiến nào, không hề thiên vị; lòngtừ bi đúng nghĩa luôn hòa quyện với sự công bằng bình đẳng dành cho bạn bè lẫnkẻ thù.

Khi chúng ta không cóđược ý thức về sự công bằng bình đẳng, chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được lòngyêu thương và lòng từ bi không thiên vị. Một khi bạn đã phát huy được thái độđối xử công bằng đối với tất cả mọi người, khi đó bạn mới có thể có được sự quýmến dành cho cả bạn bè, những người không quen biết và kẻ thù của mình. Việcnày không dễ thực hiện chút nào. Chúng ta khó có thể phát triển được một tháiđộ gần gũi đối với tất cả mọi người. Bài thiền định chiêm nghiệm sau đây sẽgiúp ích nhiều cho bạn.

SỰ BÌNH ĐẲNG

Bạn hãy hình dung trongtâm trí mình ba loại người – bạn bè, những người không quen biết và kẻ thù. Bạncó thể có nhiều thái độ khác nhau dành cho họ, nhưng nhìn chung bạn có ba tháiđộ tương ứng khác nhau dành cho họ - yêu mến, lãnh đạm thờ ơ và căm thù. Khimột trong ba thái độ này xuất hiện này trong bạn, khi đó bạn không thể nào pháthuy được thái độ gần gũi đối với tất cả mọi người. Bạn cần phải trung hòa bathái độ này – ham muốn, lãnh đạm thờ ơ và căm thù.

Thiền định

Sau đây là bài thiềnđịnh giúp chúng ta có thể trau dồi phát triển được thái độ công bằng dành chotất cả mọi người.
1. Bạn hãy đồng thờihình dung hình ảnh của ba loại người – bạn bè, kẻ thù, người không quen biết.

2. Bạn hãy khám phánhững cảm xúc của mình để xem bạn đang xem người nào gần gũi với mình và ngườinào xa lạ với mình. Rất tự nhiên, bạn xem bạn bè của mình là người gần gũi hơnhết; đối với kẻ thù, bạn cảm thấy gì dành cho người mà bạn không quenbiết. Bạn hãy khám phá thử xem vì sao thế.

3. Bạn hãy suy nghĩ xemcó phải bạn cảm thấy gần gũi hơn với bạn bè của mình bởi vì họ đã từng giúp đỡbạn bè hoặc bạn bè của bạn không.

4. Bạn hãy suy nghĩ xemcó phải bạn cảm thấy căm ghét kẻ thù của bạn bởi vì họ đã từng gây hại cho bạnhoặc bạn bè của bạn không.

5. Bạn hãy suy nghĩ xemcó phải bạn cảm thấy lãnh đạm thờ ơ đối với một người bạn không yêu không ghétbởi vì họ chẳng hề giúp đỡ bạn và cũng chẳng hề gây hại cho bạn hoặc bạn bè củabạn không.

6. Bạn cần ý thức đượcrằng, giống như chính bạn, tất cả những người này đều muốn được hạnh phúc,không muốn bị đau khổ và xét về góc độ này thì tất cả bọn họ đều giống nhau.

7. Bạn cần duy trì ýthức này mãi cho đến khi nó hòa lẫn hoàn toàn vào tâm hồn bạn.

NÂNG CAO

Nếu bạn mở rộng lòngmình và chấp nhận khả năng tái sinh liên tục từ kiếp trước cho đến kiếp này vàliên tiếp cho đến kiếp sau, bạn có thể phát huy được khả năng đánh giá cao sựbình đẳng bằng cách chiêm nghiệm về những ẩn ý có liên quan đến việc tái sinh.Một sự liên kết về kiếp sống có nghĩa là sự tái sinh của chúng ta diễn ra đếnbất tận. Trong suốt các kiếp sống đã qua tất cả mọi người dường như đã từng lànhiều loại người khác nhau (bạn bè, kẻ thù, người xa lạ) đối với người khác.Bạn không thể khẳng định rằng những người hiện nay là bạn bè của bạn trước đâykhông phải là kẻ thù của bạn, đồng thời bạn cũng không thể khẳng định rằngnhững ai giờ đây là kẻ thù của bạn, đồng thời bạn cũng không thể khẳng địnhrằng những ai giờ đây là kẻ thù của bạn trước đây là không phải là những ngườithân của bạn. Thậm chí ngay cả trong cùng một kiếp sống, có những người trướcđây đã từng là kẻ thù của bạn nhưng bây giờ lại trở thành những người bạn củabạn và ngược lại. Khi nhìn về tương lai, chẳng có lý do nào để bạn có thể khẳngđịnh rằng kẻ thù hiện nay của mình sẽ mãi mãi là kẻ thù của mình và những ngườibạn hiện nay của mình sẽ mãi mãi là những người bạn của mình. Bạn bè, kẻ thù vànhững người trung lập không yêu không ghét là những người hoàn toàn bình đẳngvới nhau, họ có thể thay đổi từ bạn bè thành kẻ thù, hoặc từ kẻ thù thành bạnbè…

Vì vậy, không có lý dogì để chúng ta có thể kết luận chắc chắn rằng một người nào đó sẽ mãi mãi là kẻthù của mình và vì thế nên anh ta cần phải bị coi khinh, hoặc rằng một ngườinào đó sẽ mãi mãi là bạn bè của mình và vì thế anh ta cần phải được nâng niutrân trọng, hoặc rằng một người nào đó sẽ mãi mãi là một người xa lạ và vì thếnên anh ta cần phải được đối xử một cách thờ ơ lãnh đạm. Nói đúng ra, tất cảmọi người đều là kẻ thù, đều là bạn bè, đều là những người xa lạ. Nếu một ngườinào đó đã gây hại cho bạn vào năm ngoái và năm nay lại giúp đỡ bạn và một ngườikhác đã giúp đỡ bạn vào năm ngoái và năm nay lại gây hại cho bạn, vậy thì họ lànhững người hoàn toàn giống nhau, không phải vậy sao? Đây là lý do tại saochúng ta không nên khăng khăng xem một người nào đó là bạn bè và một người kháclà kẻ thù hoặc là một người hoàn toàn xa lạ. Cấu trúc đời sống cơ bản của chúngta hoàn toàn không phải là không có khả năng thay đổi: Có những lúc chúng tathành công, có những lúc chúng ta thất bại. Mọi việc liên tục thay đổi, thayđổi và thay đổi. Việc chúng ta luôn khăng khăng bám chặt lấy định kiến cho rằngmột người nào đó mãi mãi là kẻ thù và một người nào mãi mãi là bạn bè, đó làmột quan niệm sai lạc. Chẳng có lý do gì để chúng ta có thể khẳng định sự vữngchắc đó; đó là điều xuẩn ngốc. Việc chiêm nghiệm về điều này sẽ dần dần giúptâm hồn bạn trở nên công bằng hơn.

Thiền định

1. Bạn hãy suy nghĩ xem,thậm chí trong suốt kiếp sống này, chẳng có gì để chắc chắn rằng một người nàođó sẽ mãi mãi là bạn bè của mình, kẻ thù của mình, hoặc một người không quenbiết. Bạn hãy nghĩ về những ví dụ điển hình trong cuộc sống của chính mình –một người xa lạ trở thành một người bạn; một người xa lạ trở thành một ngườithù địch; một người bạn trở thành kẻ thù địch; một kẻ thù địch trở thành mộtngười bạn…

2. Bạn hãy hình dung mộtngười một người nào đó hiện giờ là một người xa lạ và bạn hãy hình dung rằng côấy đã giúp bạn đã gây hại cho bạn trong những kiếp trước.

3. Bạn hãy hình dung mộtngười bạn, cô ấy đã giúp đỡ nhiều cho bạn trong kiếp này, đã từng gây hại chobạn trong những kiếp trước và đã từng có lúc là những người xa lạ đối với bạntrong những kiếp trước.

4. Bạn hãy hình dung mộtngười thù địch, cô ấy đã gây hại cho bạn trong kiếp này, đã từng có lúc lànhững người xa lạ đối với những bạn trong những kiếp trước và cũng đã từng giúpđỡ bạn trong những kiếp trước.

5. Bạn cần ý thức rằng,xét ở phạm vi nhiều kiếp sống khác nhau thì bạn bè, kẻ thù, người xa lạ, tất cảbọn họ đều đã từng giúp đỡ bạn và đã từng gây hại cho bạn hoặc cho bạn bè củabạn, thế nên chúng ta không thể kết luận rằng họ là “kẻ thù”, “bạn bè” hoặc“người xa lạ”.

6. Bạn cần ý thức rằng,xét ở phạm vi vô tận của sự tái sinh, không ai trong số chúng ta có thể khẳngđịnh một người nào đó đã và đang giúp đỡ hoặc gây hại cho chúng ta trong kiếpnày sẽ tiếp tục làm như thế trong những kiếp sau.

7. Bạn cần xác địnhrằng, sẽ là một việc làm sai lạc khi luôn coi khinh người này, trân trọng ngườikia và lãnh đạm thờ ơ người nọ.

Việc chiêm nghiệm sâu vềnhững điều này sẽ giúp bạn có được ý thức sâu sắc hơn về thái độ công bằng bìnhđẳng dành cho bạn bè, kẻ thù và những người xa lạ.

Dường như bạn thườngquan tâm nhiều đến những người khác đang làm đối với bạn trong kiếp sống nàyhơn so với những kiếp trước, nhưng đó là điều sai lạc. Như chúng ta đã biết,cương vị của một người trong vai trò là một người bạn hoặc một kẻ thù địch sẽdễ dàng thay đổi ngay trong kiếp này. Việc bạn nhận được sự trợ giúp hoặc bạnbị gây hại bởi một người nào đó chỉ là một trạng thái nhất thời, thế nên thờigian không thể là nền tảng vững chắc cho việc bạn quyết định coi khinh ngườinày và nâng niu người khác.

KỸ THUẬT NGẮN GỌN

Khi bạn đã cân nhắc kỹvấn đề này, bạn sẽ dần dần bỏ được định kiến luôn phân biệt người này là bạn bèvà người kia là kẻ thù. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng được các bài luyện tậpnày tại nhà, bạn cần phải chiêm nghiệm về hoàn cảnh sau:

1. Bạn hãy mường tượngvề hai người.

2. Bạn hãy hình dung mộttrong số họ đang vung nắm đấm về phía bạn.

3. Bạn hãy chiêm nghiệmvề lý do tại sao bạn lại cảm thấy khó chịu: bạn dường như sắp sửa gặp nguy hiểmdo bị anh ta tấn công.

4. Bạn hãy hình dungrằng người còn lại đồng thời đang làm một điều gì đó giúp bạn cảm thấy hài lòng- anh ta cổ vũ bạn, anh ta cổ vũ bạn, anh ta ban tặng cho bạn một mónquà, hoặc anh ta đang hôn tay bạn.

5. Bạn hãy khám phá xemtại sao bạn lại cảm thấy hài lòng về việc này. Bạn hài lòng trong một hoàn cảnhtức thời và hời hợt như thế.

6. Khi hiểu được điềunày, bạn sẽ nhận thấy rằng lối phản ứng của bạn dành cho bạn bè và kẻ thù củamình hoàn toàn chẳng hề sâu sắc và chín chắn chút nào.

BÀI THIỀN ĐỊNH TỔNG QUÁT

Chẳng có gì có thể chắcchắn rằng một người bạn, một người thù địch, hoặc một người xa lạ sẽ luôn luônhoặc giúp đỡ, hoặc gây hại, hoặc chẳng làm gì đối với bạn. Khi những suy nghĩvà những động cơ tiêu cực chẳng hạn như lòng căm thù hoặc cảm xúc tức giận xuấthiện thì thậm chí một người bạn cũng được xem là một kẻ thù nhưng khi những suynghĩ tiêu cực dành cho kẻ thù biến mất thì kẻ thù lập tức trở thành mộtngười bạn. Bạn hãy chiêm ngưỡng về những điều sau:

1. Từ góc nhìn của họ,bạn bè, kẻ thù và những người xa lạ, tất cả họ đều muốn được hạnh phúc và khôngmuốn chịu đau khổ.

2. Từ góc nhìn của chínhbạn, mỗi người trong số họ đã từng là những người bạn của bạn, sẽ tiếp tục lànhững người bạn của bạn; tương tự như thế đối với kẻ thù và những người xa lạvới bạn.

3. Vì thế, dù ở góc nhìnnào thì chúng ta cũng không nên cực đoan xem một người nào đó luôn luôn là kẻthù, hoặc luôn luôn là bạn bè, hoặc luôn luôn là những người xa lạ. Bạn khôngnên đánh giá một người nào đó là luôn luôn tốt hoặc luôn luôn xấu hay cả khihành vi tức thời của người đó là tốt hoặc xấu, là có lợi hoặc gây hại chobạn. Chẳng có lý do gì để bạn tỏ ra tôn trọng người này và không tôn trọngngười khác. Dù rằng ngay trong tức thời một người nào đó là bạn bè hoặc kẻ thùcủa bạn – có lợi hoặc có hại cho bạn – thì việc bạn quan sát nhìn nhận mọingười qua lăng kính là “kẻ thù” hoặc “bạn bè” cũng là điều sai lạc.

Điều quan trọng là bạncần phải ứng dụng bài thiền định này đối với một người nào đó và đừng lập tứcứng dụng đối với mọi sinh linh bởi vì như thế sẽ khiến bạn cảm thấy mơ hồ vàkhó tập trung thay đổi thái độ của mình hơn. Qua việc mở rộng lòng mình đối vớitừng cá nhân, bạn sẽ phát huy được tình cảm này đến với tất cả mọi người, bạnsẽ phát triển được ý thức công bằng bình đẳng đối với toàn bộ sinh linh trênthế gian này.

Giống như việc chà sạch mộtbức tường trước khi sơn phết lại nó, việc trau dồi ý thức về sự công bằng bìnhđẳng giữa tất cả mọi người là yếu tố cần thiết giúp bạn có được nền tảng cơ bảnđể phát triển lòng yêu thương: ý thức được rằng tất cả mọi sinh linh đều lànhững người bạn tốt nhất. Giờ đây, việc trau dồi phát triển ý thức công bằng sẽđóng vai trò là nền tảng cơ bản để phát triển lòng yêu thương.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2015(Xem: 8367)
Mùa hè tôi về thăm quê, nhân tiện ghé Viện Phật Học Vạn Hạnh để thăm và đảnh lễ Cố Đại Lão Hòa Thượng Minh Châu. Sau khi vào Tổ Đường Hòa Thượng Chơn Nguyên thắp hai cây hương và trao cho tôi. Hai cây hương rất lạ, dài gần gấp tư cở thường mua ở chợ bây giờ và tỏa mùi thơm ngào ngạt. Tôi vốn đã bị bệnh dị ứng nhiều năm nay, thường ngửi mùi hương là phải hách xì liên miên. Ở nhà, ngay cả những hộp hương thơm có người mang từ Nhật về biếu hay mua tại các cửa hàng bên Mỹ, loại hương cây ít khói, đựng trong hộp và không có que bên trong
01/02/2015(Xem: 7818)
Sinh ra không được lạnh lặn, thiếu đi đôi bàn tay nhưng Hạnh đã vượt lên số phận để vươn lên và ông trời đã không phụ lòng Hạnh. Sinh ra đã không có tay, nhiều người lại đồn thổi rằng Hạnh bị “ma ám”, tuy nhiên, vượt qua mọi khó khăn, cậu bé Hạnh khiến nhiều người phải cảm phục nghị lực của em khi em dùng chân viết chữ, chải đầu, chạy xe và hơn cả là em đã đoạt huy chương bơi lội. Đó là cậu bé Hồ Hữu Hạnh (16 tuổi, ngụ xã Gia Canh, huyện Định Quán, Đồng Nai). Là con trai đầu trong gia đình có bốn anh chị em nhưng Hạnh lại là người khác biệt nhất. Khi sinh ra Hạnh không có tay. Nhưng điều gia đình và mọi người xung quanh ngạc nhiên là khi lên 3 tuổi, Hạnh đã dùng chân cầm nắm những vật nhỏ như lược chải tóc, đồ chơi...
31/01/2015(Xem: 7899)
Như một thiện duyên, tôi khởi sự viết tản văn khi đã lớn tuổi. Dầu cho tâm thế là nhẹ nhàng khi viết, nhưng nhiều lúc cứ tự trách mình, sao trí nhớ mình dở để đến nỗi những gì mình đọc, những gì mình nghe bị cuốn đi đâu; thế là khi viết, phải đi tìm tài liệu, rồi đi hỏi. Vì vậy, tôi rất phục những người có trí nhớ tốt, lại càng khâm phục những người nghiên
30/01/2015(Xem: 9906)
Hôm mồng 08 tháng 12 Âm lịch (27/01/2015), Tổ đình Thiền tông Thiếu Lâm Tự tổ chức nấu Cháo Bát Lạp, để dâng cúng dường Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, hoạt động này đã thu hút hàng trăm Phật tử tham gia chế biến món truyền thống với hương vị đặc trưng này. Hôm nay cũng là Lễ hội Cháo Bát Lạp nhân Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, được gọi là “Pháp Bảo Tiết”. Vào buổi sáng lúc 08 giờ 30 phút, Hòa thượng Thích Vĩnh Tín, Phương trượng Thiếu Lâm Tự, cùng đại chúng vân tập Đại Hùng Bửu điện cử hành cung phụng Pháp hội, những tình nguyện viên, thiện nam tín nữ Phật cầu Phúc.
26/01/2015(Xem: 9778)
Bất cứ tổ chức nào muốn tồn tại lâu dài và muốn phát triển mục đích, cũng như tôn chỉ của mình đến với đa số quần chúng, thì tổ chức đó phải có nhân sự. Nhân sự là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển hay suy vong của tổ chức. Đào tạo nhân sự thiếu phẩm chất Bi Trí Dũng, đó là nguyên nhân suy thoái của Tổ chức GĐPT. Đào tạo nhân sự có đầy đủ phẩm chất Bi Trí Dũng, đó là nguyên nhân tồn tại và phát triển của Tổ chức GĐPT.
20/01/2015(Xem: 7867)
Đến bây giờ mới thấy đây. Câu nói này của ai mà nghe quen thuộc thế? Của Nguyễn Du rồi. Ô hay! Cái ở đây chỉ có thể thấy được khi mình trở về được với cái bây giờ. Đến được cái bây giờ thì mới thấy được cái ở đây. Cái ở đây là cái không gian. Cái bây giờ là cái thời gian.
20/01/2015(Xem: 7186)
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của Phật Giáo Tây Tạng là tương duyên sanh khởi hay duyên sanh. Không điều gì có thể tồn tại hay có thể xảy ra trên chính nó mà không liên hệ và nương tựa vào những nhân tố khác. Hơn thế nữa, mọi thứ sinh khởi từ một phức hợp của nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh; không thứ nào sinh khởi từ việc chỉ dựa trên một nguyên nhân hay từ hoàn toàn không nguyên nhân. Thí dụ, một thân thể khỏe mạnh sinh khởi, trên trình độ nội tại, lệ thuộc trên tất cả những nội tạng và hệ thống chức năng của nó biểu hiện trong sự hòa điệu với nhau.Về trình độ ngoại tại, sức khỏe tốt cũng tùy thuộc vào thuốc men, dinh dưỡng, sự săn sóc ân cần từ người khác, môi trường, và v.v… Tương tự thế, một xã hội lành mạnh sinh khởi, trên trình độ nội tại, lệ thuộc vào toàn thể những nhóm thành viên của nó hợp tác với nhau và hoạt động hòa hiệp với nhau. Ở trình độ ngoại tại, xã hội lành mạnh cũng tùy thuộc vào những nhân tố kinh tế, chính trị môi trường, cũng như hoàn cảnh thế giới
20/01/2015(Xem: 7168)
Một nhóm 50 người đang tham dự một seminar, đột nhiên diễn giả ngừng lại và đề nghị nhóm tham gia một hoạt động, ông ta đưa cho mỗi người một quả bóng bay và yêu cầu từng người viết tên của mình lên quả bóng bay. Sau đó, những quả bóng bay được đưa tới một căn phòng khác. Những người tham dự bước vào căn phòng có những quả bóng và phải tìm ra quả bóng có tên của họ trong vòng 5 phút. Mọi người đều cố gắng tìm quả bóng có tên của mình, xô đẩy những người khác và đẩy các quả bóng khác sang một bên. Khung cảnh rất hỗn độn.
18/01/2015(Xem: 7811)
Đức Đạt Lai Lạt Ma từng dạy rằng tiền bạc không mang lại hạnh phúc, vì hạnh phúc thuộc về lãnh vực tinh thần, con người không thể mua được, kể cả máy móc cũng không thể cung cấp cho chúng ta chút hạnh phúc nào cả: “Tiền bạc và giàu sang chỉ mang lại cho con người một phần nào hạnh phúc, chứ không thể có hạnh phúc trọn vẹn. Không ai có thể ban phát cho chúng ta hạnh phúc, hạnh phúc đến từ trong tâm của chính chúng ta. Tâm bình an chính là nguồn hạnh phúc tuyệt vời nhất. Nó không tùy thuộc vào ngoại cảnh. Cuộc sống của chúng ta dù tiện nghi vật chất không đầy đủ, học vấn thời tầm thường hay sự nghiệp công danh không mấy thành công thời cũng chẳng sao, miễn là tâm chúng ta an lạc.” (Live In A Better Way.)
17/01/2015(Xem: 14438)
Trong kinh A Hàm lại kể một câu chuyện như sau: Có một người ngoại đạo tên Tu Nhàn Đề đến yết kiến Đức Phật để bài bác chủ trương xa lìa ngũ dục của Phật giáo. Sau khi Đức Phật dùng đạo lý giáo hóa thì ông tỉnh ngộ và bấy giờ Đức Phật mới nói cho ông nghe bài kệ: Không bịnh lợi bậc nhất Niết bàn vui bậc nhất. (Tịch diệt vi lạc)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]