Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chọn một cách sống an lạc…

03/07/201304:42(Xem: 10335)
Chọn một cách sống an lạc…

Chọn một cách sống an lạc…

Lưu Đình Long

Đó là lời khuyên để người trẻ suy nghĩ và tìm cho mình một cách để sống là sống vui, sống khỏe chứ không phải là lây lất, sống chỉ dưới dạng thức sinh học còn tâm hồn thì đau đớn, hay “chết ngắt” vì sống mà không có ích, thậm chí làm hại mình, hại người…

1384316_494145850683898_639247172_n.jpg

Chọn sống an lạc - Ảnh minh họa

1.Nhiều bạn trẻ vô tư quá! Vô tư ở đây được hiểu là không quan tâm tới cuộc sống, mặc kệ mọi thứ, nhưng trong cuộc sống luôn cần những nghĩ suy để có thể hiểu mà sống cho tốt, để tránh những vấp váp trong cuộc đời. Xã hội ngày một phát triển, đời sống vật chất tăng lên nên những người trẻ được cung ứng đầy đủ dinh dưỡng để lớn lên nhưng lại quá ít chất liệu để trưởng dưỡng nội tâm. Thế nên, rất nhiều tâm hồn trẻ em trong những cơ thể đã lớn sầm, với hình tướng không còn con nít cùng những hoạt động sinh lý đủ để thành một “người lớn”.

Chính vì thiếu nền tảng tâm hồn, chưa nghĩ được thật sâu sắc những điều lẽ nên phải biết nhằm cân bằng cuộc sống nên không thiếu người trẻ lớn rồi mà sống vô tư, vô lo theo nghĩa… vô trách nhiệm. Không thiếu những chia sẻ gần như bất lực của những ông bố, bà mẹ trên các diễn đàn, rằng “con mình không biết làm gì cả, 18-20 tuổi rồi mà cái gì cũng bố, mẹ, thiếu một kỹ năng ứng xử để gọi là trưởng thành, nên mình lo lắm”.

Cũng chính vì sự vô tư này cũng như đánh giá sai về những hoạt động tay chân, những công việc thủ công, đồng thời quá lệ thuộc vào những phương tiện khoa học, tiện ích kỹ thuật nên người trẻ cũng “thiệt thòi” trong ý nghĩa không xử lý được những tình huống đòi hỏi động tay chân, xắn ống quần lên để làm.

Hai từ “dấn thân” đôi khi trở nên xa xôi với nhiều người trẻ vì đã quen với những sự chăm sóc tận răng. Nhiều người lo lắng bởi vì thế hệ trẻ sinh ra trong một gia đình con một nên được cưng chiều dẫn tới thiếu những kỹ năng ứng phó với khó khăn, do đó dễ nổi cáu, bực bội cũng như dễ bỏ cuộc khi đối mặt với khó khăn.

Cách giáo dục trong một xã hội mà việc học đặt lên hàng đầu, xem như cơ hội đổi đời là tốt, nhưng nếu đi quá xa trong nếp nghĩ kỳ thị cả những ngành nghề liên quan đến tay chân, sức vóc thì sẽ khiến cho người trẻ chông chênh hơn là trưởng thành. Sự chông chênh của việc không thể chịu đựng được thất bại trong một cuộc cạnh tranh với cánh cửa hẹp vào giảng đường cùng áp lực “con phải đậu” trong kỳ vọng của bố mẹ đã đẩy các bạn trẻ vào chỗ mệt mỏi nhiều hơn là thoải mái. Nạn tự tử cũng từ đây mà ra!

Bên cạnh đó, lại có nhiều bạn trẻ học chỉ để “hợp thức hóa” cái bằng, còn chỗ làm thì đã được lo lót đầy đủ, dọn sẵn một con đường để về nên sự “vô lo” càng khiến cho họ trở nên ngạo mạn. Con đường tiến thân vốn cần phải được đi bằng đôi chân mình thì lại được “ô dù” che chở, đường vòng, đường tắt, không cần đổ mồ hôi, dẫn tới đạt được mục đích nhưng lại thiếu trân trọng và dễ dàng bán mình cho “quỷ dữ” vì ngay từ bước đầu đã “nương nhờ” quỷ dữ - là chức quyền hay tiền bạc sẵn có thì trách sao phạm pháp, hư hao tâm hồn không là mẫu số chung cho những quý tử, cô chiêu, cậu ấm con nhà giàu?

2.Nhiều bạn trẻ vô tâm ghê lắm!Ờ, thì người lớn đã dạy cho họ sự vô tâm bằng cách thờ ơ trong chăm sóc, nuôi nấng, truyền trao hơi ấm. Thậm chí, còn trao tình thương sai cách, bằng việc nghĩ rằng cứ lo tận răng mọi thứ, tiền bạc chu cấp không thiếu với mọi người, đòi chi được nấy, thế là được, tốt lắm rồi. Trong khi đó, đứa trẻ lớn lên cần bàn tay người mẹ, sự ân cần bảo ban từ cha, thì nay, việc ru con lắm khi cũng nhờ tới đầu đĩa, tivi, máy tính… thì lấy đâu ra hơi ấm để những người trẻ lớn lên, cảm được sự gần gụi giữa con người với con người, trước tiên là cha mẹ.

Thêm vào đó, chỉ mới lên 3, lên 5 tuổi thôi đã được cưng chìu, trao cho chiếc điện thoại Iphone, hay Ipad để “vùi đầu” vào thế giới ảo với những trò chơi đấm đánh túi bụi cùng việc lướt web suốt ngày. “Mùi” người không được “ngửi” và cũng không được “chạm” bằng mắt, bằng tai sống động nên khi tiếp xúc với con người thật, nhất là những người khổ thì người trẻ sẽ khó cảm được, nếu không muốn nói chai ì cảm xúc.

Hơn nữa, trong thế giới hỗn mang, thiếu thốn niềm tin do có quá nhiều giả dối xung quanh nên người ta cứ thế đề phòng nhau, canh me từng chút một thì lấy đâu ra những xúc cảm chân thành để mà nuôi lớn lòng từ bi? Qua một ngả tư, đứa trẻ ở trường được dạy bài học chia sẻ, định móc tiền lẻ bỏ vào chiếc nón ngửa ra của người ăn xin thì người mẹ giật lại, “họ giả bệnh, giả nghèo để lừa mình đó con”. Đứa trẻ ngát ngơ, nhìn người ăn xin, nhìn mẹ, nhớ bài học ở trường rồi buồn thiu, thất vọng. Giá mà người mẹ khuyến khích con việc làm đúng bài đã học, vì chưa biết họ lừa hay không, nhưng ngay khi sẻ chia thì trong tâm hồn ngây thơ của trẻ, hạt giống từ bi đã trổ lên, nhú mầm yêu thương rồi.

Đôi khi, cũng cần bỏ ra một ít để làm mềm tâm hồn mình, để không vô cảm. Chính vì không ai nghĩ như thế nên dần dần, mọi hình ảnh khổ đau hiện ra trước mắt cũng trở nên bình thường trong dòng nghĩ mênh mang, trong ám ảnh “họ lừa mình”.

3. Giá mà, người trẻ nào cũng được học Phật. Ước thế thôi, chứ nếu điều ước đó thành sự thật thì cũng đồng nghĩa với việc thế giới này hòa bình, cõi Ta-bà hóa thành Tịnh độ rồi. Vì nếu được học Phật, thấm lời Đức Thế Tôn dạy thì người trẻ sẽ biết nhân-quả mà không vô tư, dẹp vô tâm qua một bên để sống là biết sẻ chia, biết nghĩ đến những hạt giống liên tục được gieo cấy trong vườn tâm của mình thông qua cách mình nghĩ, điều mình nói và việc mình làm.

Đó chính là ba nghiệp (ý-khẩu-thân). Không có chi là vô nghĩa trên cuộc đời này cả. Thiền sư thấy “không khổ đau lấy chi làm chất liệu” để nhắc môn đệ mình rằng, nghịch duyên cũng giống như “lửa” để “thử vàng”, để rèn mình. Những khó khổ, dấn thân vào chỗ thiếu thốn, để chịu thiếu thốn một chút biết đâu sẽ dạy mình trân quý giá trị lao động-sáng tạo, để mình không chài ì cảm xúc trước cảnh mưu sinh khó khăn của đồng loại, hay hình ảnh nghèo đói, khát nước, thiếu ăn của bạn bè đồng trang lứa của mình ở nơi khác, vùng khác, nước khác, châu lục khác. Đồng thời, cũng là hiểu rằng, việc không làm mà hưởng thì cũng giống như người có đống tiền, ăn hoài cũng hết; phước hữu lậu có đó, mất đó. Chính vì thế mà phương Tây, các tỉ phú không bao giờ để con mình thừa kế tài sản kếch sù, tất cả đều để cho từ thiện. Con cái lớn lên, hãy đứng vững trên đôi chân mình, sống bằng đôi tay, khối óc của mình chứ đừng ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác, kể cả đó là người thân.

Thêm nữa, hiểu Phật pháp, học Phật thì người trẻ sẽ học được rằng, ai giả kệ họ, mình cứ thật tâm mà sống, cứ thương, không phân biệt thì tình thương sẽ trở nên nhẹ hều, không phải cân đo, đong đếm. Tình thương mà bị chen ngang bởi hoài nghi thì sẽ trở nên ấu trĩ, sẽ thành ích kỷ, sẽ biến người ta thành người tính toán thiệt hơn. Khi đó không phải là thương nữa, mà là đau mình và dễ hại người. Giới trẻ bây giờ vì bản thân nhiều quá, nên hễ ai động tới mình dễ sinh ra đối kháng, loại trừ. Không chịu được đau nên phản ứng mạnh lại, song, lại quên mất nhân quả-nghiệp báo, mình gây phương hại cho người thì mình sẽ khổ đau, sẽ chịu trách nhiệm (lãnh quả) không lành.

Do vậy, chọn một con đường bình an, chính là chọn sống theo lời Phật dạy, sống thật kỹ càng, từ ý-ngữ-thân, luôn nghĩ thiện, làm lành, nói điều tốt đẹp. Nguyện thế thì đường ác sẽ xa ra!

Nguon:giacngo.vn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/05/2015(Xem: 9055)
Bàn về lòng vị tha - một ấn phẩm dày 900 trang do Matthieu Ricard - nhà khoa học, nhà sư người Pháp viết và được Nhà xuất bản Nil tổ chức ấn hành. Bài phỏng vấn sau đây được thực hiện bởi Mạng nghiên cứu Cles.com với chính tác giả.
14/05/2015(Xem: 6853)
Xin đại chúng giữ gìn trang nghiêm cho tâm được yên lắng để nghe pháp thoại. Quý vị cùng với tôi thực tập, theo dõi ba hơi thở vào và ra. Thở vào, tôi biết tôi đang thở vào; Thở ra, tôi biết tôi đang thở ra.
14/05/2015(Xem: 9990)
“Để có hạnh phúc chân thật, bạn phải chuyển hóa những năng lượng tiêu cực do chính bản năng của bạn tạo ra, phải tìm lại bản chất chân thật của hợp thể con người bạn mà đất trời đã trao tặng”, thầy Minh Niệm, tác giả cuốn Hiểu về trái tim, cộng tác viên của Giác Ngộ từ nhiều năm nay, mở đầu cuộc trò chuyện với Giác Ngộ khi phóng viên hỏi về “hạnh phúc chân thật” mà thầy đề cập trong sách. Tiếp tục cuộc trò chuyện, ĐĐ.Thích Minh Niệm cắt nghĩa thêm:
08/05/2015(Xem: 12889)
Lúc mọi người muốn ông ta chứng minh lời mình nói là đúng, ông ta liền cao giọng nói như thách thức Đức Phật: “Đức Phật quả thực Người có linh, hãy xuống đây, trước mặt rất đông mọi người hãy ban phước hay giết chết tôi đi, thì tôi sẽ tin là người thực sự có tồn tại”, ông ta cố ý lặng yên chờ mấy phút nữa, đương nhiên là Đức Phật không xuống để ban phước hay giết chết ông ta. Ông ta liền nhìn mọi người xung quanh và nói “mọi người thấy rồi đấy, Đức Phật vốn dĩ là không tồn tại”.
07/05/2015(Xem: 8668)
Steve Jobs (1955-2011), người sáng lập Hãng Apple Computer, đã có lúc tu tại Ấn Độ, trong bài nói chuyện với các sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Stanford năm 2005, kể ba câu chuyện như là lời nhắn nhủ thân tình với những sinh viên tốt nghiệp, sắp bước chân vào ngưỡng cửa cuộc đời:
07/05/2015(Xem: 7384)
Tâm linh là sự kiện phi vật thể, đối lập với duy vật. Hầu hết các tôn giáo đều mang tính chất tâm linh; tín ngưỡng tâm linh của các tôn giáo không thuần nhất, tùy trình độ, căn cơ và khuynh hướng của mỗi loại tín ngưỡng mà có chánh tín và tà tín.
07/05/2015(Xem: 13782)
(Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết-bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn Độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena. Những câu hỏi thì đa trí, sắc bén mà lời giải đáp lại thâm sâu, quảng kiến, lợi tuệ; nhiều khi chỉ là những ví dụ cụ thể, bình dân, giản dị, rất bổ ích cho các nhà học giả, người nghiên cứu, kẻ đa nghi cũng như sự học Phật của các hàng hậu tấn.) - Thưa đại đức! Trẫm nghe rằng giáo hội của Đức Tôn Sư trong sạch, quý báu, cao thượng lắm phải chăng? - Tâu, vâng. - Trong giáo hội ấy, tất cả Tăng chúng và Ni chúng đều là người đã chứng đắc các quả vị thanh tịnh cả chăng?
06/05/2015(Xem: 8518)
Đời sống là một chuỗi những câu chuyện xen lẫn nhau, không phải là những khái niệm. Khái niệm thì khác xa với sự thật. Do vậy, một câu chuyện được kết cấu với tình tiết phong phú và có ý nghĩa thì gần gũi với đời sống thực tế. Đó là lý do tại sao chúng ta dễ dàng liên hệ với đời sống qua các câu chuyện hơn là những lý thuyết trừu tượng. Và đó cũng là lý do mà thầy Ajahn Brahm - tu sĩ người Anh, Tu viện trưởng rừng thiền Bodhinyana và là Giám đốc hội Phật học Tây Úc - chọn cách giảng dạy, trình bày pháp thông qua những câu chuyện.
01/05/2015(Xem: 8701)
HỎI: Tôi vì học tập và công việc nên sống xa nhà, hiện đang ở trọ một mình. Gia đình tôi thờ Phật, trước đây mỗi ngày tôi đều tụng kinh, lạy Phật. Hiện nơi tôi ở trọ cách chùa rất xa, việc đến chùa lạy Phật hàng ngày rất khó khăn. Gần đây, tôi được người quen tặng một bức tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, tôi vui lắm và mong được thờ Ngài trong phòng để tiện tụng niệm, lễ bái. Nhưng tôi rất băn khoăn vì phòng trọ rất nhỏ hẹp, bạn bè thường hay tới chơi, đôi khi có cả bạn trai của tôi đến nữa. Xin hỏi, tôi thờ Bồ-tát có trong phòng trọ có được không? Nếu được thì quy cách như thế nào để không phạm lỗi bất kính?
01/05/2015(Xem: 30298)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]