Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cộng đồng Phật giáo nghĩ như thế nào trước sự việc này?

21/11/201203:49(Xem: 7284)
Cộng đồng Phật giáo nghĩ như thế nào trước sự việc này?

lotus_3

Gần đây, tòa soạn nhận được rất nhiều thông tin từ bạn đọc trong nước và hải ngoại gửi về, với yêu cầu tha thiết cần có sự kiểm chứng trước một số thông tin mang tính quy chụp, tự dựng vô căn cứ, hoặc những phát biểu – thông điệp tiếm xưng đụng chạm đến lòng tự trọng dân tộc của người Việt…Câu chuyện trong tuần kỳ này xin giới thiệu cùng bạn đọc những ý kiến của CTV. Minh Thạnh, về khía cạnh văn hóa ứng xử trong một thông điệp ẩn chứa nhiều nội dung khác của một chức sắc tôn giáo nước ngoài tại nước ta, được nhiều diễn đàn quan tâm.

Cải đạo, một biến tướng của sự cuồng tín tôn giáo

Cách đây chưa lâu, một cây viết đạo Ca tô La Mã đã viết những lời gây xôn xao cộng đồng Phật giáo Việt Nam, nhất là đối với cộng đồng Phật giáo ở ngoài nước.

Đó là nhận định, đại ý, Phật giáo Việt Nam trong lịch sử đã giết 100.000 ngàn tín đồ Thiên Chúa giáo (?).

Từ phía một số tổ chức Phật giáo, hội đoàn, nhóm đã có thư yêu cầu xác định rõ, cũng như yêu cầu đính chính, xin lỗi…

Thông tin từ một số trang web cho biết người viết nhận định kỳ lạ đó, sau nhiều lần tìm cách tránh né, đã phải xin lỗi, rút lại nhận định…

lavang-quangtri

Nhà thờ La Vang xây dựng trên đất chàu Lá Vằng xưa.
Nhiều ngôi chùa trong thời đất nước bị thực dân Pháp xâm chiếm
đã bị phát hủy và dựng nhà thờ trên ngay khu đất đó.

Cũng không có gì lạ, ngày nay, ‘chủ nghĩa Ngô Đình Diệm cũ’ không thích hợp, thì xét thấy cần thiết, người ta chuyển sang ‘chủ nghĩa Ngô Đình Diệm mới’, rút lại kiểu nói “Ngô Đình Diệm cũ” đó.

Có quan trọng gì lắm đâu lời nhận định của một vài “Diemist” cực đoan nào đó. Ông bà ta có câu:

“Con mèo con chuột có lông
Ống tre có mắt, nồi đồng có quai”.

Đương nhiên họ phải nói như thế. Mà người nói có phẩm trật gì cho cam, mà phải quan tâm.

Còn như trường hợp lời phát biểu sau đây, từ một chức sắc thuộc hàng lãnh đạo của một tôn giáo đã hiện diện toàn cầu, không phải chỉ là một tín đồ, có liên quan gián tiếp đến lòng tự trọng dân tộc của người công dân Việt Nam nói chung và Phật giáo Việt Nam chúng ta nói riêng, vì phần lớn tín đồ Phật giáo Việt Nam là tín đồ trong nước. Hơn nữa, đây không phải là một lời phát biểu vu vơ đâu đó, mà là một thông điệp đọc trong một buổi lễ có hàng trăm ngàn người tham dự.

Sự việc như sau, xin ghi nhận lại để cộng đồng Phật giáo chúng ta cùng suy nghĩ.

Trang BBCVietnamese, mục Diễn đàn(*)có đăng bài “Nhà nước và Giáo hội Công giáo ở Việt Nam”, tác giả Đoàn Xuân Lộc, được ghi chú là “Nghiên cứu sinh quan hệ quốc tế ở Anh”, đã mở đầu bài viết bằng thông tin như sau:

“Trong bài diễn văn tại Đại lễ La Vang, Đức Hồng y Ivan Dias – Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc và là Đặc sứ của Đức Giáo hoàng có nhắc đến quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội.

Ngài đã ví Nhà nước và Giáo hội “như bậc cha và mẹ của một gia đình. Khi họ sống thuận hòa, thì con cái của họ hạnh phúc hơn”.

Và qua đó Ngài cũng “ước gì Thiên Chúa làm như thế giữa Giáo hội và Nhà nước, ngay trên đất nước Việt Nam này”.

Như vậy phải chăng tại Việt Nam vẫn thiếu sự ‘thuận hòa’ giữa ‘cha’ và ‘mẹ’? Nếu vậy, điều gì đã dẫn đến mối bất hòa ấy? Liệu trong bối cảnh hiện tại ở Việt Nam Nhà nước và Giáo hội có thể có ‘hòa thuận’ như Đặc sứ của Đức Giáo hoàng mong ước?

Trong số khách dự và nghe phát biểu của Đức Hồng y Dias có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, đại diện cao nhất của chính quyền đến chúc mừng và phát biểu tại Đại lễ ngày 5/1”.

(Tiếp sau đó bài viết điểm qua “một số xung đột”)

Là công dân Việt Nam, người Phật tử Việt Nam suy nghĩ ra sao trước ý nghĩ kỳ quặc, đặt một giáo hội của một tôn giáo thiểu số, so với tôn giáo khác và những người không tôn giáo, ngang hàng với nhà nước (“mẹ” so với “cha”, cùng là bậc “cha mẹ”).

Những người không tôn giáo, những người Phật tử và tín đồ các tôn giáo khác, tự dưng thấy người ta tiếm xưng vị trí ngang hàng với nhà nước của mình và mình bị coi là con cháu của người “mẹ” bắt quàng đó.

Một tổ chức tôn giáo, dù cho là tôn giáo đa số đi nữa, cũng không thể tự đặt mình ngang hàng với nhà nước, xưng “mẹ” và coi tất cả người dân là con cái.

Tổ chức tôn giáo không phải là một kiểu nhà nước, nhà nước “mẹ” bên cạnh nhà nước chính thống, mà tự nhận mình có nghĩa vụ và trách nhiệm làm cho thuận hòa để “con cái” có hạnh phúc.

Giáo hội, dù là giáo hội nào, cũng hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước. Tự đặt ở vị trí ngang hàng với Nhà nước là đương nhiên vi phạm pháp luật, láo xược xúc phạm đến tất cả công dân của nước đó.

Phật giáo khác các tôn giáo khác ở điểm nào?

Phật giáo khác các tôn giáo khác ở chỗ: Phật giáo không thừa nhận có một Thượng đế sáng tạo, ngự trị và chi phối đời sống của con người. Khổ đau hay hạnh phúc là do mỗi con người tự tác thành cộng với sự chi phối của dòng nghiệp lực cũng do chính mỗi con người tạo ra.

Đức Phật dạy: “Con người trở nên cao quý hay đê hèn không phải do nguồn gốc sinh thành từ gia đình hay đẳng cấp xã hội mà trái lại do chính hành động của tự thân làm cho con người trở nên cao quý hay đê hèn” .

Thêm vào đó, điểm khác biệt căn bản trong hệ thống triết lý của Phật giáo và các tôn giáo khác là: Phật giáo cho rằng tất cả pháp (những gì có mặt trên cuộc đời, bao gồm cả tâm và vật) trên thế gian này đều là duyên sinh, có điều kiện; và do đó, tất cả pháp là vô ngã, không hề có một thực thể nào bất biến, vĩnh hằng, cũng không có ai làm chủ đời sống của con người, ngoại trừ con người cá thể.

Điều quan trọng nổi bật trong giáo lý của đạo Phật là tất cả chúng sinh đều có Phật tính, và đều có khả năng thành Phật.

Sự giác ngộ, giải thoát tối thượng là chân lý bình đẳng đối với tất cả chúng hữu tình mà không phải là một ân sủng đặc biệt dành cho riêng ai. Đây là quan điểm bình đẳng vĩ đại, khó có thể tìm thấy ở những tôn giáo thần quyền khác.

Khải Thiên (TheoCẩm nang của người Phật tử)

Đối với người viết bài này, Nhà nước cấp giấy khai sinh cho tôi, cấp giấy chứng minh nhân dân của tôi, kiểm soát mọi hoạt động của tôi xem có tuân thủ đúng pháp luật và có quyền xử phạt nếu tôi vi phạm pháp luật. Ấy vậy mà tôi chưa thấy một quan chức nhà nước nào nói nhà nước là cha của tôi. Giáo hội Phật giáo Việt Nam của tôi cũng hoạt động dưới sự chỉ đạo của Nhà nước trong hướng phát triển chung, cũng chưa bao giờ xưng “mẹ” của tôi.

Nay, tại một buổi lễ long trọng, lại có ý kiến đặt một giáo hội nào đó mà tôi chưa từng có quan hệ, hoàn toàn xa lạ, lên vị trí ngang hàng với nhà nước tôi.

Như vậy, tất nhiên, Giáo hội Phật giáo cũng là “con cái” họ theo cách nghĩ làm “mẹ” đó?

Cũng không lạ, nếu sau cái cách nghĩ như vậy là một số xung đột (tựa nhỏ tiếp sau của bài viết đang được tìm hiểu).

Nghĩ một cách trịch thượng, thách thức và láo xược, có tính chất có xu hướng tiếm quyền, đoạt quyền như thế, thì trách sao không có “xung đột”.

Tôi luôn luôn chủ trương không nói đến chuyện tôn giáo khác, nếu không có liên hệ gì đến đạo mình, đến nước mình.

Nhưng nay có một ông Tổng trưởng một bộ của một nước nào đó, đến Việt Nam, đặt giáo hội một tôn giáo thiểu số lên ngang tầm nhà nước Việt Nam, xưng là “mẹ” của người dân Việt Nam, thì quả thật không thể không lên tiếng!

Những vị trước đây lên tiếng mạnh mẽ về việc một cây bút không tên tuổi nào đó nói vu vơ Phật giáo giết 100.000 ngàn tín đồ tôn giáo của họ, thì nghĩ sao trước nhận định quá đỗi bất thường này. Liệu có thể gửi thư phản đối, thư yêu cầu đính chính, thư yêu cầu xin lỗi đến Hồng y Tổng trưởng kia như quý vị đã làm?

Riêng tôi, tôi nghĩ là viết một bài như thế này cho mọi người cùng biết là đủ.

Nếu mà tôi đi xưng cha, xưng mẹ với những đứa bé (bé thôi, không phải người lớn), mà tôi không có quan hệ gì hết, không có quyền hạn gì hết, thì hoặc người ta nghĩ tôi là người không bình thường, là “hâm” không đáng chấp nhất, hoặc là sẽ chửi mắng, thậm chí có thể bị cha mẹ thật của những đứa bé đó cho một trận để phải xin lỗi mà thôi cái kiểu nói kỳ cục đó.

Tuy nhiên, như Freud vẫn nói, qua một số chi tiết của lời nói, có thể phát hiện được mong muốn thầm kín của người nói.

Phải chăng, nói kiểu tự xưng “mẹ” đó là người ta lúc nào trong thâm tâm cũng muốn biến cả nước Việt Nam thành “con” họ thật?

(*) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2011/01/110110-catholic-c...

Minh Thạnh
Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/04/2012(Xem: 10051)
Ban cho với lòng vị tha có ý nghĩa rèn luyện từ chiều sâu của trái tim trong một thái độ rộng lượng chẳng hạn mà chúng ta không tìm cầu bất cứ một phần thưởng hay kết quả nào cho chính mình. Hãy nghĩ về hành vi từ thiện và tất cả những lợi ích của nó như chỉ hướng đến lợi ích của người khác. Mặc dù từ thiện có thể được tiến hành bởi những ai tìm kiếm lợi ích cho chính họ, chẳng hạn như ai đấy hiến tặng từ thiện nhằm để trở nên nổi tiếng, bố thí vị tha hoàn toàn không liên hệ đến lòng vị kỷ.
18/04/2012(Xem: 10423)
Chức năng đặc trưng của đại bi là gì? Như Liên Hoa Giới[1]nói trong Những Giai Tầng Thiền Quán: Khi chúng ta cảm thấy bi mẫn tự động phát sinh nguyện ước tiêu trừ hoàn toàn khổ đau của tất cảchúng sinh - giống như nguyện ước của một bà mẹ làm vơi bớt nổi khổ đau vì bệnhtật của đứa con yêu mến ngọt ngào của bà - thế thì lòng bi mẫn của chúng ta làhoàn toàn và do thế được gọi là đại bi[2].
17/04/2012(Xem: 10227)
Kính lễ đạo sư! Với lòng sùng mộ đến bậc đạo sư, Tam Bảo vô thượng, Và đức Bổn tôn được chọn, con xin quy y [các ngài]. Để tất thảy chúng sinh, nhiều như hư không vô tận...
16/04/2012(Xem: 7113)
Việc thực hành Pháp là một vấn đề nghiêm túc và quan trọng, mọi người cần phải nhận ra điều này. Đây là cơ hội quý giá sắp đến, điều mà chưa bao giờ từng đến trước đây.
16/04/2012(Xem: 8631)
ột vài người có thể nghĩ rằng, Rime (Rimed, phát âm là Remay) là một truyền thống riêng biệt của Phật giáo Tây Tạng, hay đây là một truyền thống mới, tách biệt khỏi tám dòng truyền thừa thực hành hay năm truyền thống chính. Nhưng sự thật thì không phải thế.
16/04/2012(Xem: 9182)
Chìa khóa để khơi dậy sự gia trì là lòng sùng mộ với động lực là sự ăn năn, của những cách thức cũ và từ bỏ luân hồi. Lòng sùng mộ này không chỉ là sự lặp lại đơn thuần...
14/04/2012(Xem: 8506)
Phật giáo dùng một thí dụ dễ hình dung và đầy thi vị để tượng trưng cho sự tu tập : « vượt sang bờ bên kia của đại dương khổ đau». « Vượt sang bờ bên kia» là nghĩa từ chương của chữ Ba-la-mật,tiếng Phạn là Paramita, kinh sách gốc Hán gọi là « đáo bỉ ngạn» (đến được bờ bên kia). Nhưng thật ra ý nghĩa của chữ Ba-la-mật thường được hiểu theo nghĩa bóng là « Hoàn hảo», « Hoàn thiện», « Siêu nhiên», « Đạo hạnh siêu phàm», « Đạt đuợc trí tuệ siêu việt»…
14/04/2012(Xem: 8125)
Cólẽ người đọc cũng hơi ngạc nhiên với một chủ đề xưanhư trái đất. Không biết đã có bao nhiêu băng đĩa CD, sáchvở, bài viết, bài giảng về chủ đề Chánh ngữ. Tuy nhiêndù đã thuộc lòng hay đã nghe giảng đến nhàm tai, có baogiờ ta tự hỏi đã áp dụng chánh ngữ được bao nhiêu lầntrong cuộc sống của mình và có khi nào ta tìm hiểu xem vaitrò của chánh ngữ nằm ở đâu không trong cái xã hội tântiến ngày nay ?
13/04/2012(Xem: 14725)
Hiện tại chúng ta niệm Phật là niệm tự tâm. Vì tự nơi mỗi chúng sanh ai cũng có Phật nhân, mà, khi đã có Phật nhân thì liền có Phật quả - là thành Phật...
12/04/2012(Xem: 11271)
Hai từ Bụt và Phật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong ngôn ngữ lịch sử Việt Nam, vết tích còn thấy trong ca dao tục ngữ của văn hóa dân gian như thành ngữ ăn chay niệm Phật...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]