Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Học Phật Hành Nghi

14/10/201212:23(Xem: 17703)
Học Phật Hành Nghi

HỌC PHẬT HÀNH NGHI

(PHÉP TẮC CHO NGƯỜI HỌC PHẬT)
Thích Minh Thông Lược dịch và Phụ chú

hocphathanhnghi_thichminhthong


MỤC LỤC
Bài 1 - Tôn Kính Phật
Bài 2 - Kính Trọng Pháp
Bài 3 - Cung Kính Tăng
Bài 4 - Trụ Am Thất
Bài 5 - Hầu Thầy
Bài 6 - Phụng Dưỡng Người Thân
Bài 7 - Làm Bồ-tát Ở Nhà
Bài 8 - Tiếp Đãi Khách
Bài 9 - Đọc Kinh Sách
Bài 10 - Làm Quan Chức
Bài 11 - Làm Thương Mại
Bài 12 - Làm Nghề Nông
Bài 13 - Làm Công Cho Người
Bài 14 - Làm Việc Chúng
Bài 15 - Lễ Bái Tụng Niệm
Bài 16 - Ngồi Thiền
Bài 17 - Nghi Biểu Khi Ăn
Bài 18 - Ngủ Nghỉ
Bài 19 - Cùng Người Chung Ở
Bài 20 - Chăm Sóc Người Bệnh
Bài 21 - Nhập Thất Tịnh Tu
Bài 22 - Duyên Sự Khi Ra Ngoài
Bài 23 - Tống Táng Hậu Sự
Bài 24 - Các Việc Trong Thiền Đường
Phụ Lục
- Lời di chúc & hộ niệm
- Những điều gia quyến cần biết
- Điều cần biết khi hộ niệm
- Khai thị cho người lúc lâm chung
- Quy tắc & ý nghĩa của sự hộ niệm

LỜI TỰA

Xưa kia, ngài Liên Trì đại sư vào cuối đời tượng-pháp, thấy trong hàng thích-tử có nhiều chỗ chẳng như pháp nên ở trong Luật Tạng, hội tập rút ra các nghi quỹ thiết yếu, tạo thành 24 chương Oai Nghi. Vì để tiện cho người học ghi nhớ và dễ dàng hành trì, thực tập lâu dần thành tánh thì đối với giới luật sẽ tránh được nhiều lỗi lầm. (Ngày nay nhu yếu thúc liễm thân tâm của người tu để bảo trì phẩm chất đức hạnh tăng-già cũng rất cần, thế nhưng muốn đi vào chi tiết hành trì ắt phải) lập riêng một chương mới tường tận hết được. Nhân gần đây, có một số cư sĩ tinh tấn tuy phát tâm dõng mãnh, nhưng đối với hành nghĩa thì phần nhiều lại không hợp pháp. Có một phần cung kính tất được một phần đạo đức. Nếu hành nghi chưa thẩm thấu thông suốt mà có thể tự tu tự đắc, thâm nhập Phật đạo thì thật chưa từng thấy vậy.

Nay chẳng ngại cân nhắc đắn đo chỗ cạn hẹp của mình, lựa ra những chỗ thiết yếu từ trong Nhựt Dụng thuật lại thành 24 chương để tên là Học Phật Hành Nghi. Phàm tỳ-kheo, sa-di, cư sĩ cùng ni chúng, v.v... đều có thể học tập và hành theo. Trong văn đây có chỗ chung và riêng có thể học, vì sợ văn nhiều nên không tách ra và phân loại. Tuy nhiên đầu câu của mỗi chương đều có chỉ rõ. Hy vọng chư vị đồng học cùng chí hướng, mỗi người tự xét phân biệt để học tập và thực hành theo.

Lạp cư chúng sanh

Thích Thiện Nhân biên thuật

LỜI THƯA

Do vì có số Phật-tử yêu cầu chúng tôi nói một ít về những quy tắc lễ nghi trong chùa, nên chúng tôi đem cuốn Học Phật Hành Nghi này ra giới thiệu, tạm lược dịch để cùng nhau học tập. Bởi thời gian eo hẹp nên không thể giải thích tường tận được, chỉ ghi lời phụ chú làm thêm rõ nghĩa mà thôi. Thứ nữa, văn này chẳng thuộc về Giáo Môn, mà thuộc về Hành Môn, là giáo lý nặng phần thực hành nên không nặng về phần nghĩa lý. Chỉ cần chúng ta đọc kỹ, suy gẫm và chiếu theo đây thực hành là đúng rồi. Còn về lợi ích đạt được khi thực hành thì tùy theo căn cơ và sở hành của mỗi người. Tuy nhiên, chúng tôi không dám kỳ vọng cao xa, chỉ muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình hầu tạo duyên lành cho người và đền ơn Tam-bảo.

Kinh Hoa Nghiêm nói: giữ gìn trọn đủ phép dạy oai nghi, hay khiến ngôi Tam-bảo chẳng đoạn, phải vậy. Học văn này là để ước thúc tự thân, biết đường tiến thoái trong lúc tu tập, chẳng phải để dòm ngó lỗi người rồi sanh lòng hiềm chê, được như thế mới hợp với bổn nguyện lược dịch của chúng tôi vậy.

Mong lắm thay!

Tam-bảo đệ tử

Thích Minh Thông kính đề


LỜI GIỚI THIỆU

Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựu pháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư gia phật tử để xây nền thiện pháp đều là khuôn thước và định chuẩn để nuôi dưỡng quả lành, phước báo nhân thiên, viên mãn Bồ đề tâm, thành tựu đức hạnh, và chứng nghiệm giải thoát cho người tu Phật. Thế nên, những văn bản dịch thuật, biên soạn thuộc lĩnh vực củng cố, phù trì luật tạng, uy nghi và pháp hành cho tu sĩ hay cư sĩ muôn đời đều cần thiết.

Đây là văn bản được Thầy Minh Thông (Chùa Quan Âm – Nam Cali) soạn dịch khá công phu, nhưng chắc sẽ không tránh được những vụng về sơ thất ngữ nghĩa. Tuy nhiên, bằng vào năng lực tự mình học Phật và phát tâm dịch thuật cống hiến nên rất đáng được khích lệ và tán thưởng.

Xin trân trọng giới thiệu văn bản “Học Phật Hành Nghi” này đến những phật tử hữu duyên đọc học và hành trì.

Lộc Uyển mùa Xuân 2010

Thích Phước Tịnh

Phiên bản PDF:Học Phật hành nghi - Thích Minh Thông

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2010(Xem: 8033)
Người tham muốn ngủ nghỉ nhiều, thì quá nửa đời mình lẩn quẩn trên chiếc giường, bộ ván; ăn xong lại nghỉ chuyện đi nằm chẳng muốn làm gì hết, khi ngủ xong lại muốn ngủ nữa giống như các loài heo vậy đó, mất cả tự chủ và thể diện của mình. Con người vì không biết rõ thực tướng của vạn vật nên si mê chấp thân tâm làm ngã rồi dẫn đến chiếm hữu, lười biếng, ăn không ngồi rồi. Loài heo vì tham ăn ngon, ngủ kỹ nên mới bị đọa lạc như thế, tối ngày chỉ biết ăn rồi ngủ, ngủ dậy rồi ăn, chẳng biết làm gì.
23/09/2010(Xem: 12438)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
22/09/2010(Xem: 14197)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
22/09/2010(Xem: 12649)
Cuộchành trình miên viễn của kiếp sống trầm luân sáu nẻo luân hồi đã thôithúc rất nhiều người đi tìm những phương pháp để thoát ly khổ não. Hạnh phúc và khổ đau là hai thực trạng của cuộc sống mà con người luôn đề cập tới. Nhưng để biết được hạnh phúc là gì thì con người phải trực nhận ra được bản chất của khổ đau như thế nào rồi mới bàn tới phương pháp giải quyết khổ đau... Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
22/09/2010(Xem: 14431)
Ngàynay,lễ Tự tứ không còn đơn thuần mang dấu ấn lớn dành cho chư Tăngtrong giới thiền môn sau ba tháng An cư kiết hạ hàng năm, mà nó đã thựcsự tác động mạnh vào đời sống đạo đức xã hội trong việc xây dựng nếpsống an lạc, hạnh phúc cho con người. Bởi vì, suy cho cùng thì giá trịcủa lễ Tự tứ là sự thể hiện việc quyết định nỗ lực hoàn thiện nhâncách, thăng chứng tâm linh và khai mở trí tuệ đối với mỗi cá nhân conngười trong cuộc sống vốn biến động không ngừng... Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
22/09/2010(Xem: 12479)
Trongtấtcả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau làtối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanhtrục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất giahay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát.Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có nhữngý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến... Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
22/09/2010(Xem: 6991)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
21/09/2010(Xem: 7794)
Gần đây, do có nhiều hình ảnh về Mạn Đà La chụp được trong các cuộc lễ cungnghinh Phật Ngọc cầu nguyện hòa bình thế giới tại các chùa ở hải ngoại và được đăng trên một số trang mạng điện tử toàn cầu, cũng như được phổ biến qua thư điện tử, có vị đã viết bài chỉ trích cho rằng đó là “hiện tượng mê tín không nên truyền bá,” đã làm một số Phật tử hoang mang không biết đâu là thật đâu là giả.
21/09/2010(Xem: 9886)
Sợ hãi và lo âu sinh ra bởi sự tưởng tượng của đầu óc bị tác động bởi ngoại cảnh. Cuộc đời là một bức tranh di động, mọi vật đều thường xuyên thay đổi, không có vật gì trên thế gian này đứng yên vĩnh viễn. Những người trẻ trung khỏe mạnh sợ phải chết sớm. Những kẻ già yếu sợ sống lâu. Hạng người trung niên mong muốn được an vui quanh năm. Những điều hân hoan thích thú qua nhanh. Những việc không vui thường tạo ra sự âu lo lâu dài. Những cảm giác làm cho đời sống thăng trầm theo cái bản ngã hư huyễn, giống như con rối múa theo sợi dây.*** Đức Phật đã dạy: " Tham muốn sinh ra lo âu Tham muốn sinh ra sợ hãi, Ai dứt sạch tham muốn Không còn lo âu sợ hãi "
21/09/2010(Xem: 8254)
Muốnngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được.Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi. Tuy nhiên trong số bốn oai nghi đó, các Thiền sư nói chỉ có ngồi là thù thắng hơn cả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]