Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đốt đồ mã là trái với lời Phật dạy

04/10/201213:40(Xem: 7599)
Đốt đồ mã là trái với lời Phật dạy

ĐỐT ĐỒ MÃ LÀ TRÁI VỚI LỜI PHẬT DẠY
Minh Hạnh Đức

dotvangma-minhhanhduc

Những năm gần đây, mặt hàng đồ mã lại có thêm nhiều loại mới, đáng chú ý nhất là ô-sin (người giúp việc) bằng giấy dùng để đốt cúng người thân quá cố.

Đốt ô-sin gởi xuống âm phủ để phục vụ cho vong linh, việc làm này gợi nhớ đến tục tuẫn táng, chôn sống hoàng hậu, cung tần mỹ nữ, người hầu, nô lệ theo các hoàng đế, quan lại ngày xưa sau khi họ chết, một tập tục phi nhân tính, phi đạo đức. Việc đốt ô-sin bằng giấy tuy không tàn nhẫn, dã man nhưng đó cũng là việc làm thể hiện sự thiếu đạo đức, thiếu tình người. Bởi hình tượng ô-sin là hình tượng một con người, một người có cha mẹ, có gia đình, tận tụy giúp việc, phục vụ cho chủ nhà… Tại sao người ta lại có suy nghĩ chôn người khác theo người đã chết để làm nô dịch cho người thân của mình, đó là một ý niệm bất thiện nếu không muốn nói là độc ác. Ở những gia đình có trẻ em, trong mắt bé thơ, trong suy nghĩ của trẻ nhỏ, ô-sin, bảo mẫu là người thân yêu, gần gũi, thân thiết như cha mẹ, có khi còn gần gũi hơn cả cha mẹ (đối với những gia đình mà cha mẹ ít thời gian dành cho con cái), thì việc đốt ô-sin (dù là bằng giấy) là một hành động nhẫn tâm khó giải thích cho trẻ hiểu khi chúng thắc mắc. Trẻ sẽ nghĩ gì trước việc làm đó của cha mẹ chúng.

Càng ngày càng có nhiều loại hình đồ mã mới xuất hiện, và người dân đổ xô mua về đốt cúng mà chẳng biết việc đốt cúng đó có giá trị ý nghĩa gì, có lợi ích gì cho kẻ còn người mất hay không, chẳng biết nguồn gốc, xuất xứ của việc cúng những loại đồ mã đó! Từ đó cho thấy sự mê tín của người dân không có chiều hướng giảm mà còn gia tăng. Việc tin rằng người cõi âm có thể sử dụng đồ mã thật hết sức si mê mù quáng. Bởi không ai biết gì nhiều về sự tồn tại của cõi âm và đời sống con người sau khi chết, không ai biết người thân mình sau khi chết đã đi về đâu, nhưng phần lớn người ta cứ tưởng tượng ra lắm điều và làm nhiều việc do mình nghĩ ra, kỳ thực những việc đó hết sức hoang đường.

Những người sử dụng đồ mã không tự hỏi: Trên thế giới có 195 quốc gia, nhưng bao nhiêu quốc gia có tập tục dùng đồ mã? Chỉ là con số tính đếm trên đầu ngón tay, trong đó chủ yếu là các quốc gia ảnh hưởng nền văn hóa Trung Quốc. Còn nhiều quốc gia khác trên thế giới không có tập tục đốt cúng đồ mã, vậy chẳng lẽ người thân của họ sau khi chết không có điều kiện sinh hoạt ở cõi âm hay sao? Không có cơ sở, bằng chứng nào cho biết người quá cố có thể sử dụng những đồ mã cúng tế đã bị đốt cháy thành tro bụi hoặc đã bị hoại mục khi chôn theo người chết.

Hiếm hoi có một vài trường hợp cho biết họ nằm mơ thấy người chết về báo mộng bảo họ đốt đồ mã hoặc vật dụng của họ lúc còn sống để cúng cho họ. Điều này cũng không có gì khó hiểu, khoa Tâm lý học, Phân tâm học có thể lý giải hiện tượng này. Đó chẳng qua là tâm lý nhớ tưởng, quan tâm lo lắng cho người quá cố về phương diện đời sống ở cõi âm mà người thân mộng thấy thế. Nhiều trường hợp đốt cúng đồ mã do sự lừa bịp, xúi bảo của những thầy bói, ông đồng bà cốt giả thần giả quỷ để tạo lòng tin vào những điều mê tín.

Theo lời Phật dạy thì con người sau khi chết, nhờ thiện nghiệp (phước nghiệp) mà sinh lên cõi trời, hoặc tái sinh trở lại làm người; do ác nghiệp (tội nghiệp) mà tái sinh làm loài súc sinh hoặc rơi vào loài ngạ quỷ (quỷ đói, cô hồn, hình thái các vong linh), hoặc đọa địa ngục nếu như khi còn sống tạo nghiệp cực ác. Tức là tùy theo nghiệp mà tái sinh, tồn tại dưới hình thái này hay hình thái khác. Đâu phải chết rồi cứ tồn tại mãi ở cõi âm nào đó để nhờ người thân cung phụng cúng kiếng cho ăn uống hưởng thụ. Mà những đồ mã bằng giấy như điện thoại di động, thẻ ATM, xe hơi, nhà lầu, tiền vàng, quần áo v.v… thì làm sao người ở cõi âm (nếu người chết chưa tái sinh, còn ở hình thái thân trung ấm hoặc tái sinh làm loài ngạ quỷ) sử dụng được. Cõi âm tất nhiên có đời sống khác cõi dương, hình thái chúng sinh ở cảnh giới nào thì có sự thọ dụng theo cảnh giới đó.

Theo Phật giáo thì người quá cố chỉ có thể thọ nhận thức ăn nước uống do người thân của mình cúng khi họ còn tồn tại dưới hình thái những thân trung ấm hoặc sau khi đã tái sinh dưới hình thái ngạ quỷ, nhưng mọi sự thọ nhận, thụ hưởng chỉ bằng tâm niệm, cảm xúc, chứ không phải ăn uống, thụ hưởng như người còn sống, bởi vì họ không còn mang thân xác như con người. Người quá cố cũng thừa hưởng được phần nào những công đức, phước báo mà người thân tạo ra và hồi hướng cho mình.

Người Phật tử nên có chánh kiến, chánh tư duy (có nhận thức, hiểu biết đúng đắn, tích cực; có suy nghĩ, sự quán xét trên cơ sở chánh kiến, phù hợp với chân lý, với sự thật, phù hợp với Chánh pháp), nên làm những việc làm có giá trị, ý nghĩa, có lợi ích thiết thực đúng với kinh điển, đúng với lời Phật dạy. Những việc làm có giá trị, ý nghĩa nhất mà người thân dành cho người quá cố là giúp người quá cố hướng tâm đến điều lành, phát tâm kính tin Tam bảo, hoan hỷ trước những việc làm phước thiện mà người thân làm cho mình. Người thân nên tích cực làm việc thiện, cúng dường Tam bảo, bố thí, phóng sinh, nỗ lực tu tập để hồi hướng công đức phước báo cho người quá cố.

Thiết nghĩ các cơ sở hoằng pháp, tự viện, các cơ quan truyền thông, báo chí Phật giáo nên có những cuộc tuyên truyền vận động rộng rãi hơn nữa về việc không đốt vàng mã nhằm mục đích bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan, chống lãng phí, đem lại chánh kiến cho Phật tử và nhân dân, hướng mọi người đến với những việc làm tích cực, hữu ích thiết thực phù hợp với Chánh pháp. Cần phổ biến cho mọi người biết việc cúng tế đồ mã cho quỷ thần và người thân quá cố là tập tục của Đạo giáo, không phải là nghi lễ Phật giáo, là việc làm trái với lời Phật dạy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2012(Xem: 7720)
Tôi hành thiền Vipassanà không theo cách rập khuôn một bài bản cố định, có điều kiện của các thiền sư, thiền viện hay thiền phái nổi tiếng nào, dù biết rằng những phương pháp vận dụng quy mô ấy đều đem lại lợi lạc nhất định cho rất nhiều hành giả và bản thân tôi cũng đã học hỏi từ đó rất nhiều.
16/10/2012(Xem: 15554)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệm và ý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
16/10/2012(Xem: 6888)
Sống Như Lai, ăn Như Lai, ngủ Như Lai, ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai… Cho nên Phật cười. Cười tủm tỉm. Nụ cười vui mà từ bi, mà an lạc. Phương tiện Tuyệt vời thay phương tiện! Nhìn Phật mà không thấy phương tiện, ngheP hật mà không thấy phương tiện, chẳng tiếc lắm ru? Với năm đệ tử đầu tiên, cũng là bạn đồng hành ngày xưa, Phật chỉ cần nói Tứ diệu đế.
14/10/2012(Xem: 17680)
Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựu pháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư gia phật tử để xây nền thiện pháp...
12/10/2012(Xem: 10043)
Lòng tin là không nghi ngờ, không thắc mắc, không do dự, trung thành, tín cẩn. Khi nói chuyện với một người, có khi chúng ta tin liền điều người ấy nói...
11/10/2012(Xem: 7310)
Sau bồ đề tâm, người ta bước vào phần chính yếu của thực hành, được gọi là triệu thỉnh, triệu thỉnh gần hơn, thành tựu và thành tựu vĩ đại, ví dụ, quán tưởng, trì tụng và định.
11/10/2012(Xem: 7298)
Khi đã thọ nhận giáo lý, chúng ta cần tự mình quán chiếu về nó. Chúng ta cần đạt được vài sự xác quyết và tin tưởng về giá trị và những phương pháp của giáo lý.
11/10/2012(Xem: 6249)
Chi tiết nổi bật nhất của pho tượng là đôi chân không tréo vào nhau trong tư thế ngồi thiền mà lại có vẻ như buông lơi: một chân gập lại và một chân buông thõng.
10/10/2012(Xem: 9035)
Tôi muốn nói về sự thích hợp của tôn giáo trong thế giới hiện đại. Vì bản tánh tự nhiên, tất cả mọi người đều có sự cảm nhận về tự ngã, và từ đó, họ sẽ trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác khổ đau, vui sướng hay trung tính... Nếu nền tảng đổi thay thì dĩ nhiên cái danh xưng đặt để cho nó cũng phải thay đổi. Vì vậy, không có một linh hồn thường hằng, bất biến...
10/10/2012(Xem: 8634)
Tôi muốn nói một vài điều về sự hòa hợp tôn giáo. Đôi khi, sự xung đột liên quan đến niềm tin tôn giáo. Thí dụ, trước đây ở Bắc Ái Nhĩ Lan, mặc dù sự xung đột đơn giản chỉ là vấn đề chính trị, nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một vấn đề tôn giáo... Tất cả chúng ta đều có tiềm năng của sự thiện hảo. Thế nên, hãy nhìn lại chính mình để thấy tất cả những tiềm năng tích cực ở trong ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]