Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chỉ không biết

30/07/201203:07(Xem: 14289)
Chỉ không biết
Thiền Sư Sùng Sơn
CHỈ KHÔNG BIẾT
Người dịch: Thích Giác Nguyên
2011


only_dont_know-thichgiacnguyen
zenmasterSeungSahn

Bìa sách ấn bản tiếng Anh và chân dung Thiền sư Sùng Sơn

LỜI BẠT

Nói về Giáo, trong Kinh Trung A Hàm (Bahuvedaniya-Majjhima Nikaya) số 57, đức Phật đã chỉ dẫn Mười loại Hạnh phúc Tối thượng, sắp xếp thứ tự do kết quả tu chứng, trong đó có:

Đoạn thứ 6. “ Này Anandà. Nơi đây vượt hẳn lên khỏi mọi tri giác và hình thể (Sắc), không còn phản ứng của giác quan, hoàn toàn không chú tâm đến mọi sự khác nhau của tri giác ….”

Đoạn thứ 10. “Nơi đây vượt hẳn lên khỏi cảnh giới Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng (Chẳng Phải Tưởng, Chẳng Phải Chẳng Có Tưởng), đạt đến sự chấm dứt mọi Tri giác và Cảm giác (Sãnnavedayita Niroda).”

Trong Mười Hạnh Phúc, Đoạn thứ 10 này là Hạnh Phúc tối thượng nhất. Trạng thái ấy là Nirodhi Sàmpati (Diệt Thọ Tưởng Định), nghĩa là sống trong Niết Bàn thực tại.”

Nói về Thiền, Có lần Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma được Lương Võ Đế hỏi:-Đối diện trẫm là ai? Ngài đáp: -KHÔNG BIẾT.

Thiền sư Bổn Tịnh thời đại nhà Đường, trả lời một vị khách quan:”Đạo vốn Không Biết, nhơn giả cưỡng Biết”.

Thiền sư Hương Nghiêm khi ngộ đạo nói: “Tiếng dội viên sỏi văng vào lùm tre quên hết SỞ TRI” (thuộc cái biết).

Tổ sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi sang Việt Nam hoằng hóa, sư Pháp Hiền đến thỉnh vấn, thấy ngài im lặng bèn nói: Hòa thượng KHÔNG BIẾT à? Tổ quở: BIẾT để làm gì ? Do đây sư Pháp Hiền ngộ đạo.

Như vậy, KHÔNG BIẾT là Vô sở trụ, vô sở chấp, vô sở tu, vô sở chứng. Tại sao Thiền Đốn ngộ dạy KHÔNG BIẾT? Vì biết thuộc Hữu Tâm, Thiền vốn Vô Tâm (TÂM KHÔNG DÍNH MẮC). Vô Tâm nên KHÔNG BIẾT. Biết khởi thì vọng khởi, Tri Vọng thì vọng triền miên. Cho nên, nếu lấy Tri Vọng làm yếu chỉ tu Thiền thì chư Tổ cho là lầm vậy.

Vả lại, trong bộ Thiền Luận quyển thượng, Thiền sư D.T.SUZUKI từng nói: “Hễ có Biết là có Vô minh gắn liền theo hành vi Biết. Khi ta tưởng Biết một việc gì, thì vẫn có một việc gì khác mà ta Không Biết, cái Không Biết luôn luôn nằm sau cái Biết”.

Vậy KHÔNG BIẾT mới đích thực là Thấy Biết chơn thật rõ ràng.

Mọi người trên thế gian ai cũng hy vọng đi tìm hạnh phúc nơi ngoại cảnh, như tiền bạc, vật chất, danh lợi, sắc đẹp, tình yêu trai gái…. Tất cả những thứ đó chỉ làm cho mình tạm có trong thoáng chốc phù du. Một khi nó không còn nữa thì thất vọng, khổ đau có mặt. Bởi lẽ do mình chấp giữ cái BIẾT và MUỐN BIẾT nhiều quá.

Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗ mà con người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi, tự do tự tại được.

“CHỈ KHÔNG BIẾT” là tác phẩm do Tổ sư Sùng Sơn Hạnh Nguyện người Hàn Quốc, nối pháp Thiền Tông đời thứ 78 từ Đức Phật Thích ca Mâu ni. Ngài khai thị bằng tiếng Anh cho các môn nhơn đệ tử trong thời gian du hóa tại Hoa Kỳ vào đầu thập niên 70 của thế kỷ hai mươi. Vì có lúc thiếu duyên gặp gỡ Tổ sư, nên họ thỉnh nguyện Ngài qua thư từ thăm hỏi, nhằm giải tỏa những vướng mắc, khổ đau, hiểm nạn, bất an, vô thường trong cõi đời duyên sanh như huyễn này.

Chúng tôi, vì cuộc sống nổi trôi, nay đây mai đó, lấy đường cái làm Đạo tràng, dùng tùy duyên mà lui tới. Chẳng màng thế sự, chẳng quản thị phi, suốt hơn năm mươi năm làm kẻ chăn trâu chưa xong bổn phận, nên việc chuyển ngữ tác phẩm CHỈ KHÔNG BIẾT này trong thời gian gián đoạn khá lâu, hôm nay mới được thành tựu.

Thành kính dâng lên tưởng niệm Đại ân sư Thiền tổ Sùng Sơn Hạnh Nguyện, và Pháp hữu Thiền giáo thọ Thích Chí Năng hiệu Giác Hoàng Đại Nguyện. Cả hai vị đã theo đường chim lối thỏ về cõi vô tung tịch diệt, trong niềm tiếc thương vô hạn của môn đồ pháp quyến.

Trân trọng biết ơn các vị Pháp lữ, những Phật tử xa gần nhiệt tình khích lệ giúp đỡ cho việc chuyển ngữ và in ấn tác phẩm này để góp phần hoằng truyền Chánh pháp Nhãn tạng của chư Phật và lịch đại Tổ sư.

Kính mong quý độc giả và các bậc thiện hữu tri thức khi xem qua bản dịch này, thấy có vài chỗ khiếm khuyết hoặc dư thừa, đó là mục đích người dịch làm cho sáng nghĩa lời Tổ dạy. Nếu có sai sót là do lỗi người dịch chưa đủ trình độ trung thực với Pháp ngữ của Tổ sư, xin quý vị vui lòng bổ chính và tha thứ cho.

Nguyện đem công đức này,
Trên đền bốn ơn trọng, Dưới cứu ba đường khổ,
Nếu ai thấy hoặc nghe, Đều thành tựu Giác ngộ.
Nam mô Pháp Hỷ Tạng Bồ tát, Ma ha tát.

California, Hoa Kỳ,
Tiết Đông năm Tân Mão 2011.
Thích Giác Nguyên hiệuKhông Mãn
Khể thủ


NỘI DUNG
LỜI BẠT ....................................................................................9
LỜI TỰA .................................................................................. 13
1.THIỀN LÀ GÌ ?
THIỀN ĐÚNG ........................................................................... 19
THƯ TRONG CHỐN LAO TÙ ...................................................... 25
ĐẠT CÁI KHÔNG ĐẠT............................................................... 34
CÁCH NÀO GIẢI THÍCH THIỀN
VÀ THỰC HÀNH THIỀN VỚI NGƯỜI KHÁC ..........................39
TÌM TRUNG TÂM NHƯ CON LẬT ĐẬT ............................ 40
BẠN LÀ GÌ?.............................................................................. 44
BẠN PHẢI HỌC TỪ CON GÁI CỦA MÌNH .................................... 45
THIỀN LÀ TÂM THƯỜNG NHẬT ................................................ 48
TÌM NÓ ................................................................................... 54
2. NHỮNG CÂU HỎI VỀ ĐAU KHỔ
ĐƯỜNG NHÂN LOẠI ................................................................. 56
THẾ GIỚI NGƯỜI ĐIÊN ............................................................ 63
BA NĂM NHẬP THẤT ................................................................ 66
NHÀ LỬA ................................................................................. 72
LẦN DI CHUYỂN TỪ TRUNG TÂM MÁI NHÀ .................................. 76
3.TRONG CÔNG VIỆC
CĂN PHÒNG NHỎ ỒN ÀO KHÔNG CỬA SỔ .................................84
HỒI TƯỞNG VIỆT NAM.............................................................87
KHOA HỌC VÀ THIỀN………………………………. ............................90
CÔNG VIỆC BAN ĐẦU .............................................................95
CÔNG VIỆC CỦA BẠN LÀ GÌ?...................................................100
NGỌN BÚT PHÓNG VIÊN ........................................................ 101
4. NHỮNG MỐI QUAN HỆ
BỐN LOẠI TỨC GIẬN .............................................................. 108
VIỆC LỚN SANH TỬ ............................................................... 115
DẠY DỖ CON GÁI ...................................................................120
KHÔNG THỂ THEO CHỒNG ...................................................132
VỨT BỎ TÂM THIỀN ............................................................... 136
5. TU CHÙA
TU SĨ LÀ GÌ?..........................................................................144
MỖI TĂNG MỖI HẠNH ............................................................ 151
SỐNG ĐƠN GIẢN, TRÁCH NHIỆM LỚN ....................................159
TRUYỀN THỐNG NGUYÊN THỦY..............................................172
6. NHỮNG CÁCH THỨC TU THIỀN
NĂNG LỰC NGỒI THIỀN LÀ GÌ?..............................................187
VÀO LÚC NGỒI CHỈ NGỒI .......................................................190
THẤT TÂM, NHẤT TÂM, MINH TÂM .........................................195
THỰC HÀNH CĂN BẢN ............................................................ 200
THƯ TÍN VỚI DIANA .............................................................. 205
BIẾT BỆNH CHO THUỐC ........................................................215
7. THỰC HÀNH CÔNG ÁN
TIẾNG NỔ BÙM! .................................................................... 220
CHÓ SỦA WOW, WOW , TỐT HƠN THIỀN SƯ TRIỆU CHÂU ..........222
ỐI CHÀ!................................................................................227
Ý NGHĨA THỰC HÀNH CÔNG ÁN ............................................. 227
ĐẦU RỒNG ĐUÔI RẮN............................................................ 235
SẴN SÀNG CHẾT .................................................................... 239
THIỀN VÀ CƠ ĐỐC GIÁO ........................................................ 243
MẶT TRONG GƯƠNG.............................................................. 248
THÊM MỘT BƯỚC NỮA........................................................... 250
8. TU THIỀN CÙNG VỚI NGƯỜI KHÁC
TU MỘT MÌNH ....................................................................... 251
TU VỚI NGƯỜI KHÁC ............................................................. 257
NĂNG LƯỢNG VÔ TẬN .......................................................... 266
GIẤC MƠ CHUYẾN DU LỊCH BỊ BỎ DỞ .................................... 270
TẠO BIỂN PHÁP MÊNH MÔNG................................................. 275
9. THẦY VÀ TRÒ
MUA SẮM CHO THẦY.............................................................. 279
HIỆN TƯỢNG MẠT PHÁP VÀ PHÁ GIỚI.................................... 282
TỐT HƠN MỘT THIỀN SƯ ...................................................... 289
29 CÁI CỦA TÔI ..................................................................... 322
NGỤC TÙ TƯ TƯỞNG ............................................................. 295
GIẤC MƠ BUÔNG XẢ .............................................................. 302
BỨC TRANH GIÁO HÓA .......................................................... 308
VÒNG TRÒN THIỀN................................................................ 322
CHÚ GIẢI .............................................................................323


XEM NỘI DUNG BẢN PDF:

Chi-Khong-Biet_TS_Sung_Son_Thich_Giac_Nguyen

Ý kiến bạn đọc
09/06/201610:05
Khách
Em chào Anh/Chị.
Em đang muốn tìm mua 2 cuốn sách : Thiền Tông Chỉ Nam và Chỉ không biết.
Mong có thể nhờ Anh/Chị giúp, em có thể tìm mua 2 cuốn sách này với ạ.
Em xin chân thành cảm ơn ạ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2021(Xem: 5165)
Nội dung tác phẩm dựa trên một bức tranh nổi tiếng có tên là “Thanh minh thượng hà đồ” (nghĩa là “tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh”) của nghệ sĩ Trương Trạch Đoan vào thời nhà Tống cách đây hơn 1000 năm. Thiên tài Albert Einstein đã từng nói: “Nghệ thuật thật sự được định hình bởi sự thôi thúc không thể cưỡng lại của người nghệ sĩ sáng tạo”. Và một nghệ sĩ điêu khắc người Trung Quốc – Trịnh Xuân Huy đã chứng minh điều đó qua kiệt tác nghệ thuật của ông trên một thân cây dài hơn 12 mét. Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên về một người có thể sở hữu tài năng tinh xảo đến như vậy!
17/02/2021(Xem: 5591)
Một quán chiếu về những ánh lung linh trên bề mặt một hồ nước gợn sóng lăn tăn bởi làn gió nhẹ. Một con sông khổng lồ của si mê tin tưởng sai lầm tâm-thân là tồn tại cố hữu tuôn chảy vào hồ nước của việc hiểu sai cái "tôi" như tồn tại cố hữu. Hồ nước bị xáo động bởi những làn gió của tư tưởng phiền não chướng ngại ẩn tàng và của những hành vi thiện và bất thiện. Sự quán chiếu ánh trăng lung linh biểu tượng cho cả trình độ thô của vô thường, qua sự chết, và trình độ vi tế của vô thường, qua sự tàn hoại từng thời khắc thống trị chúng sanh. Ánh lung linh của những làn sóng minh họa tính vô thường mà chúng sanh là đối tượng, và quý vị thấy chúng sinh trong cách này. Bằng sự ẩn dụ này, quý vị có thể phát triển tuệ giác vào trong vấn đề chúng sinh bị kéo vào trong khổ đau một cách không cần thiết như thế nào bằng việc điều hướng với tính bản nhiên của chính họ; tuệ giác này, lần lượt, kích hoạt từ ái và bi mẫn.
16/02/2021(Xem: 4441)
Nói về pháp khí, nhạc khí của Phật giáo là nói đến chuông, trống và mõ. Trong ba pháp cụ đó. Tiếng chuông chùa đã gợi nguồn cảm hứng không ít cho những văn, thi sĩ. Hiện nay rất ít tài liệu nói về nguồn gốc của chuông, trống và mõ. Sự kiện trên khiến các học giả nghiên cứu về chuông, trống, mõ gặp trở ngại không nhỏ. Tuy thế dựa vào bài Lịch sử và ý nghĩa của chuông trống Bát nhã do thầy Thích Giác Duyên viết đã đăng trong Thư Viện Hoa Sen, khiến chúng ta biết được người Trung Hoa đã dùng chuông vào đời nhà Chu ( thế kỷ 11 Trước CN – 256 Trước CN ). Riêng việc chuông được đưa vào các chùa chiền ở Việt Nam từ thời nào người viết không biết có tài liệu nào đề cập đến không?
14/02/2021(Xem: 4993)
Pháp Hoa kinh là vua của các kinh vì ở vào thời kỳ thứ 5 trong lịch sử đạo Phật. Lúc bấy giờ là cuối đời thọ mạng của đức Phật nên kinh giảng của người mang toàn bộ tính chất của đạo Phật do người thuyết pháp. Có hai cốt lỏi của kinh Pháp Hoa là Phật tánh và Tri kiến Phật. Phật tánh đã được tóm lược trong bài Nhận biết Phật tánh cùng tác giả. Tri là biết, kiến là thấy, biết thấy Phật là gì? Biết là tuệ giác người dạy cho chúng ta và thấy là thấy đại từ bi của Phật. Đó là trí tuệ và từ bi là đôi cánh chim đại bàng cất cao bay lên trong tu tập. Chúng ta nghiên cứu trí tuệ của toàn bộ đạo Phật một cách tổng luận để tư duy, về phần từ bi chúng ta đã hiểu qua bài Tôi Học kinh Pháp Hoa đồng tác giả. Trí tuệ đạo Phật có gồm hai phần triết lý đạo Phật và ứng dụng. Tri kiến Phật là nắm hết các điểm chính của đạo Phật theo lịch sử của thời gian. Chúng ta hãy đi sâu về tuệ giác.
14/02/2021(Xem: 4571)
Ta hãy tự thoát ra khỏi thân mình hiện tại mà trở về lúc ta mới được sanh ra. Trong phút giây đặc biệt đó ta là gì? Ta vừa được chào đời, được vỗ mông để bật tiếng khóc là phổi ta hoạt động, mọi chất nhớt trong miệng được lấy ra và không khí vào buồng phổi: ta chào đời. Thân ta lúc đó là do 5 uẩn kết tạo từ hư không, 5 uẩn do duyên mà hội tụ. Cơ cấu của thân thể ta là 7 đại đất nước gió lửa không kiến thức. Cơ thể ta mở ra 6 cổng (căn) để nhập vào từ ngoài là 6 trần để rồi tạo ra 6 thức.
14/02/2021(Xem: 5281)
Nhân đọc bài về tuổi già của Đỗ Hồng Ngọc Bác sĩ y khoa, tôi mỉm cười. Mình cũng thuộc tuổi già rồi đấy!! Các bạn mình cũng dùng chữ ACCC= ăn chơi chờ chết vì vượt qua ngưỡng tuổi 70 rồi. Vậy theo BS Ngọc là làm như vậy cũng thực tế đó nhưng có thật là hạnh phúc tuổi già không? Bạn có đủ hết, con cái thì hết lo cho chúng được nữa rồi, chúng tự lo lấy chúng. Tiền bạc thì hết lo được nữa rồi có bấy nhiêu thì hưởng bấy nhiêu.
14/02/2021(Xem: 4778)
Phật giảng thuyết có ba phương cách: a. Giảng trực tiếp như các kinh đạo Phật Nguyên thủy, b. Giảng bằng phủ định, từ chối là không và phủ định hai lần là xác định tuyệt đối. c. Giảng bằng biểu tượng, đưa câu chuyện cánh hoa sen hay viên ngọc trong túi người ăn mày để biểu tượng hoá ý nghĩa sâu xa của kinh. Phương cách thứ ba này là kinh Pháp Hoa. Có nhiều biểu tượng nhưng nổi bật nhất là cánh hoa sen là biểu tượng kinh Pháp Hoa.
10/02/2021(Xem: 9504)
Long Khánh là một thị xã ven Đô, Phật giáo tuy không sung túc như các Tỉnh miền Trung Nam bộ, nhưng sớm có những ngôi chùa khang trang trước 1975, do một số chư Tăng miền Trung khai sơn lập địa. Hiện nay Long Khánh có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hiển Mật hay còn gọi là chùa Ruộng Lớn tọa lạc tại Thị xã Long Khánh, chùa Huyền Trang, tọa lạc tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang,.…Nhưng điều đáng nói là một ngôi Tam Bảo hình thành trong vòng 5 năm,khá bề thế. Qua tổng thể kiến trúc và xây dựng, không ai ngờ hoàn hảo trong thời gian cực ngắn, đó là Tịnh xá Ngọc Xuân, do sư Giác Đăng,đệ tử HT Giác Hà, hệ phái Khất sĩ, thuộc giáo đoàn 5 của Đức thầy Lý.
08/02/2021(Xem: 4885)
Hình ảnh con trâu tượng trưng cho tâm ý của chúng sinh. Mỗi người ai cũng đều có một con “trâu tâm" của riêng mình. Và cứ như thế pháp chăn trâu được nhiều người sử dụng, vừa tự mình chăn vừa dạy kẻ khác chăn. Vào cuối thế kỷ mười ba, thời nhà Trần, trong THIỀN MÔN VIÊT NAM xuất hiện một nhân vật kiệt xuất. Đó là Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Tung, ông là một thiền sư đắc đạo. Ông là người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền và có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của vị vua sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử này.
08/02/2021(Xem: 4122)
Sau khi đạt được Giác ngộ, Đức Phật nêu lên Bốn Sự Thật và sự thật thứ nhất là "Khổ đau". Khổ đau ẩn chứa trong thân xác, bàng bạc trong tâm thức của mỗi cá thể con người và bùng ra cùng khắp trong thế giới: bịnh tật, hận thù, ích kỷ, lường gạt, đại dịch, bom đạn, chiến tranh... Sự thật đó, khổ đau mang tính cách hiện sinh đó, thuộc bản chất của sự sống, gắn liền với sự vận hành của thế giới. Sự thật về khổ đau không phải là một "phán lệnh" hay một cái "đế", cũng không mang tính cách "kỳ diệu" gì cả, mà chỉ là một sự thật trần trụi, phản ảnh một khía cạnh vận hành của hiện thực.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]