Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chỉ không biết

30/07/201203:07(Xem: 14241)
Chỉ không biết
Thiền Sư Sùng Sơn
CHỈ KHÔNG BIẾT
Người dịch: Thích Giác Nguyên
2011


only_dont_know-thichgiacnguyen
zenmasterSeungSahn

Bìa sách ấn bản tiếng Anh và chân dung Thiền sư Sùng Sơn

LỜI BẠT

Nói về Giáo, trong Kinh Trung A Hàm (Bahuvedaniya-Majjhima Nikaya) số 57, đức Phật đã chỉ dẫn Mười loại Hạnh phúc Tối thượng, sắp xếp thứ tự do kết quả tu chứng, trong đó có:

Đoạn thứ 6. “ Này Anandà. Nơi đây vượt hẳn lên khỏi mọi tri giác và hình thể (Sắc), không còn phản ứng của giác quan, hoàn toàn không chú tâm đến mọi sự khác nhau của tri giác ….”

Đoạn thứ 10. “Nơi đây vượt hẳn lên khỏi cảnh giới Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng (Chẳng Phải Tưởng, Chẳng Phải Chẳng Có Tưởng), đạt đến sự chấm dứt mọi Tri giác và Cảm giác (Sãnnavedayita Niroda).”

Trong Mười Hạnh Phúc, Đoạn thứ 10 này là Hạnh Phúc tối thượng nhất. Trạng thái ấy là Nirodhi Sàmpati (Diệt Thọ Tưởng Định), nghĩa là sống trong Niết Bàn thực tại.”

Nói về Thiền, Có lần Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma được Lương Võ Đế hỏi:-Đối diện trẫm là ai? Ngài đáp: -KHÔNG BIẾT.

Thiền sư Bổn Tịnh thời đại nhà Đường, trả lời một vị khách quan:”Đạo vốn Không Biết, nhơn giả cưỡng Biết”.

Thiền sư Hương Nghiêm khi ngộ đạo nói: “Tiếng dội viên sỏi văng vào lùm tre quên hết SỞ TRI” (thuộc cái biết).

Tổ sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi sang Việt Nam hoằng hóa, sư Pháp Hiền đến thỉnh vấn, thấy ngài im lặng bèn nói: Hòa thượng KHÔNG BIẾT à? Tổ quở: BIẾT để làm gì ? Do đây sư Pháp Hiền ngộ đạo.

Như vậy, KHÔNG BIẾT là Vô sở trụ, vô sở chấp, vô sở tu, vô sở chứng. Tại sao Thiền Đốn ngộ dạy KHÔNG BIẾT? Vì biết thuộc Hữu Tâm, Thiền vốn Vô Tâm (TÂM KHÔNG DÍNH MẮC). Vô Tâm nên KHÔNG BIẾT. Biết khởi thì vọng khởi, Tri Vọng thì vọng triền miên. Cho nên, nếu lấy Tri Vọng làm yếu chỉ tu Thiền thì chư Tổ cho là lầm vậy.

Vả lại, trong bộ Thiền Luận quyển thượng, Thiền sư D.T.SUZUKI từng nói: “Hễ có Biết là có Vô minh gắn liền theo hành vi Biết. Khi ta tưởng Biết một việc gì, thì vẫn có một việc gì khác mà ta Không Biết, cái Không Biết luôn luôn nằm sau cái Biết”.

Vậy KHÔNG BIẾT mới đích thực là Thấy Biết chơn thật rõ ràng.

Mọi người trên thế gian ai cũng hy vọng đi tìm hạnh phúc nơi ngoại cảnh, như tiền bạc, vật chất, danh lợi, sắc đẹp, tình yêu trai gái…. Tất cả những thứ đó chỉ làm cho mình tạm có trong thoáng chốc phù du. Một khi nó không còn nữa thì thất vọng, khổ đau có mặt. Bởi lẽ do mình chấp giữ cái BIẾT và MUỐN BIẾT nhiều quá.

Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗ mà con người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi, tự do tự tại được.

“CHỈ KHÔNG BIẾT” là tác phẩm do Tổ sư Sùng Sơn Hạnh Nguyện người Hàn Quốc, nối pháp Thiền Tông đời thứ 78 từ Đức Phật Thích ca Mâu ni. Ngài khai thị bằng tiếng Anh cho các môn nhơn đệ tử trong thời gian du hóa tại Hoa Kỳ vào đầu thập niên 70 của thế kỷ hai mươi. Vì có lúc thiếu duyên gặp gỡ Tổ sư, nên họ thỉnh nguyện Ngài qua thư từ thăm hỏi, nhằm giải tỏa những vướng mắc, khổ đau, hiểm nạn, bất an, vô thường trong cõi đời duyên sanh như huyễn này.

Chúng tôi, vì cuộc sống nổi trôi, nay đây mai đó, lấy đường cái làm Đạo tràng, dùng tùy duyên mà lui tới. Chẳng màng thế sự, chẳng quản thị phi, suốt hơn năm mươi năm làm kẻ chăn trâu chưa xong bổn phận, nên việc chuyển ngữ tác phẩm CHỈ KHÔNG BIẾT này trong thời gian gián đoạn khá lâu, hôm nay mới được thành tựu.

Thành kính dâng lên tưởng niệm Đại ân sư Thiền tổ Sùng Sơn Hạnh Nguyện, và Pháp hữu Thiền giáo thọ Thích Chí Năng hiệu Giác Hoàng Đại Nguyện. Cả hai vị đã theo đường chim lối thỏ về cõi vô tung tịch diệt, trong niềm tiếc thương vô hạn của môn đồ pháp quyến.

Trân trọng biết ơn các vị Pháp lữ, những Phật tử xa gần nhiệt tình khích lệ giúp đỡ cho việc chuyển ngữ và in ấn tác phẩm này để góp phần hoằng truyền Chánh pháp Nhãn tạng của chư Phật và lịch đại Tổ sư.

Kính mong quý độc giả và các bậc thiện hữu tri thức khi xem qua bản dịch này, thấy có vài chỗ khiếm khuyết hoặc dư thừa, đó là mục đích người dịch làm cho sáng nghĩa lời Tổ dạy. Nếu có sai sót là do lỗi người dịch chưa đủ trình độ trung thực với Pháp ngữ của Tổ sư, xin quý vị vui lòng bổ chính và tha thứ cho.

Nguyện đem công đức này,
Trên đền bốn ơn trọng, Dưới cứu ba đường khổ,
Nếu ai thấy hoặc nghe, Đều thành tựu Giác ngộ.
Nam mô Pháp Hỷ Tạng Bồ tát, Ma ha tát.

California, Hoa Kỳ,
Tiết Đông năm Tân Mão 2011.
Thích Giác Nguyên hiệuKhông Mãn
Khể thủ


NỘI DUNG
LỜI BẠT ....................................................................................9
LỜI TỰA .................................................................................. 13
1.THIỀN LÀ GÌ ?
THIỀN ĐÚNG ........................................................................... 19
THƯ TRONG CHỐN LAO TÙ ...................................................... 25
ĐẠT CÁI KHÔNG ĐẠT............................................................... 34
CÁCH NÀO GIẢI THÍCH THIỀN
VÀ THỰC HÀNH THIỀN VỚI NGƯỜI KHÁC ..........................39
TÌM TRUNG TÂM NHƯ CON LẬT ĐẬT ............................ 40
BẠN LÀ GÌ?.............................................................................. 44
BẠN PHẢI HỌC TỪ CON GÁI CỦA MÌNH .................................... 45
THIỀN LÀ TÂM THƯỜNG NHẬT ................................................ 48
TÌM NÓ ................................................................................... 54
2. NHỮNG CÂU HỎI VỀ ĐAU KHỔ
ĐƯỜNG NHÂN LOẠI ................................................................. 56
THẾ GIỚI NGƯỜI ĐIÊN ............................................................ 63
BA NĂM NHẬP THẤT ................................................................ 66
NHÀ LỬA ................................................................................. 72
LẦN DI CHUYỂN TỪ TRUNG TÂM MÁI NHÀ .................................. 76
3.TRONG CÔNG VIỆC
CĂN PHÒNG NHỎ ỒN ÀO KHÔNG CỬA SỔ .................................84
HỒI TƯỞNG VIỆT NAM.............................................................87
KHOA HỌC VÀ THIỀN………………………………. ............................90
CÔNG VIỆC BAN ĐẦU .............................................................95
CÔNG VIỆC CỦA BẠN LÀ GÌ?...................................................100
NGỌN BÚT PHÓNG VIÊN ........................................................ 101
4. NHỮNG MỐI QUAN HỆ
BỐN LOẠI TỨC GIẬN .............................................................. 108
VIỆC LỚN SANH TỬ ............................................................... 115
DẠY DỖ CON GÁI ...................................................................120
KHÔNG THỂ THEO CHỒNG ...................................................132
VỨT BỎ TÂM THIỀN ............................................................... 136
5. TU CHÙA
TU SĨ LÀ GÌ?..........................................................................144
MỖI TĂNG MỖI HẠNH ............................................................ 151
SỐNG ĐƠN GIẢN, TRÁCH NHIỆM LỚN ....................................159
TRUYỀN THỐNG NGUYÊN THỦY..............................................172
6. NHỮNG CÁCH THỨC TU THIỀN
NĂNG LỰC NGỒI THIỀN LÀ GÌ?..............................................187
VÀO LÚC NGỒI CHỈ NGỒI .......................................................190
THẤT TÂM, NHẤT TÂM, MINH TÂM .........................................195
THỰC HÀNH CĂN BẢN ............................................................ 200
THƯ TÍN VỚI DIANA .............................................................. 205
BIẾT BỆNH CHO THUỐC ........................................................215
7. THỰC HÀNH CÔNG ÁN
TIẾNG NỔ BÙM! .................................................................... 220
CHÓ SỦA WOW, WOW , TỐT HƠN THIỀN SƯ TRIỆU CHÂU ..........222
ỐI CHÀ!................................................................................227
Ý NGHĨA THỰC HÀNH CÔNG ÁN ............................................. 227
ĐẦU RỒNG ĐUÔI RẮN............................................................ 235
SẴN SÀNG CHẾT .................................................................... 239
THIỀN VÀ CƠ ĐỐC GIÁO ........................................................ 243
MẶT TRONG GƯƠNG.............................................................. 248
THÊM MỘT BƯỚC NỮA........................................................... 250
8. TU THIỀN CÙNG VỚI NGƯỜI KHÁC
TU MỘT MÌNH ....................................................................... 251
TU VỚI NGƯỜI KHÁC ............................................................. 257
NĂNG LƯỢNG VÔ TẬN .......................................................... 266
GIẤC MƠ CHUYẾN DU LỊCH BỊ BỎ DỞ .................................... 270
TẠO BIỂN PHÁP MÊNH MÔNG................................................. 275
9. THẦY VÀ TRÒ
MUA SẮM CHO THẦY.............................................................. 279
HIỆN TƯỢNG MẠT PHÁP VÀ PHÁ GIỚI.................................... 282
TỐT HƠN MỘT THIỀN SƯ ...................................................... 289
29 CÁI CỦA TÔI ..................................................................... 322
NGỤC TÙ TƯ TƯỞNG ............................................................. 295
GIẤC MƠ BUÔNG XẢ .............................................................. 302
BỨC TRANH GIÁO HÓA .......................................................... 308
VÒNG TRÒN THIỀN................................................................ 322
CHÚ GIẢI .............................................................................323


XEM NỘI DUNG BẢN PDF:

Chi-Khong-Biet_TS_Sung_Son_Thich_Giac_Nguyen

Ý kiến bạn đọc
09/06/201610:05
Khách
Em chào Anh/Chị.
Em đang muốn tìm mua 2 cuốn sách : Thiền Tông Chỉ Nam và Chỉ không biết.
Mong có thể nhờ Anh/Chị giúp, em có thể tìm mua 2 cuốn sách này với ạ.
Em xin chân thành cảm ơn ạ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2013(Xem: 10219)
Hơn nửa thế kỷ qua nếp sống đạo hạnh sáng ngời của Ôn đã gắn liền với sinh mệnh của Tăng Ni và tín đồ Phật tử, đặc biệt là Tăng chúng ở các Phật học viện Báo Quốc Huế, Hải Đức Nha Trang và Quảng Hương Già Lam Sài Gòn. Ôn đã yêu thương dưỡng dục chúng Tăng như cha mẹ thương yêu lo lắng cho con. Những ai may mắn được gần gũi Ôn, dù nhìn ở góc độ nào cũng nhận ra điều đó.
14/08/2013(Xem: 7239)
Bao năm bon chen, lăn lộn, nếm đủ mùi sóng gió của cuộc đời hầu chu toàn cái trách vụ công dân, làm con, làm chồng, làm cha… nhỏ thì cặm cụi học hành thi cử, lớn lên lo công ăn việc làm, công danh sự nghiệp; lập gia đình rồi thì lo con cái ăn học, dựng vợ gả chồng; hết con lại đến cháu nội, cháu ngoại,
13/08/2013(Xem: 15858)
Hôm nay chúng tôi được quý ôn, quý thầy trên cho phép và tạo điều kiện cho chúng tôi gặp gỡ đại chúng và quý Phật tử có nhân duyên. Trong hai năm qua, từ các buổi học về Câu xá, học Luật, các thầy, các chú đã có nghe tiếng nói của tôi rồi, nhưng nay mình mới có dịp để nói chuyện với nhau.
13/08/2013(Xem: 8660)
Tôi lớn lên bên cạnh người mẹ Nhật. Bà là một Phật tử. Cha tôi là người Anh gốc Nga, theo đạo Do Thái. Tôi đã tìm hiểu về nhiều tôn giáo, phong tục và văn hóa với tư cách cá nhân, trong vai trò của người làm mẹ, làm báo và người đi tìm chân lý. Hiện giờ tôi thực sự hạnh phúc hơn vì tôi đã biết chấp nhận bản thân, và người khác như họ là, và nhận thức mỗi ngày là một ngày mới, ngày đặc biệt, và tôi mãi mãi hàm ân về điều đó.
13/08/2013(Xem: 9481)
Khi dịch xong kinh Trường A-hàm năm 1962 tôi cảm thấy có một vài thắc mắc tuy thông thường nhưng sẽ không tránh khỏi xuất hiện một cách mau lẹ đến ít nhiều quý vị đọc kinh này. Ðể giải thích phần nào những thắc mắc đó hầu tránh khỏi cái nạn vì nghẹn bỏ ăn, ở đây xin nêu vài ý kiến theo trường hợp này:
13/08/2013(Xem: 9185)
Đã một giờ chiều rồi mà cha vẫn chưa mang cơm hộp đến.Nó làm chủ quản ở một nhà máy, áp lực công việc rất lớn. Buổi trưa nhà máy không phục vụ cơm, nó bảo cha mang cơm hộp cho. Một phần là tiết kiệm, một phần cơm cha nấu rất ngon.
11/08/2013(Xem: 9052)
Qua tiếp xúc, chúng tôi biết nỗi ưu tư lớn của quí vị là “Làm sao áp dụng được Phật pháp một cách chín chắn vào đời sống của mình?”. Phật tử cũng nhận biết rõ nếu như chỉ hiểu Phật pháp, dù hiểu nhiều, hiểu sâu sắc, nhưng thiếu phần áp dụng chúng ta cũng không thể gọi là người thâm nhận hoặc hưởng được giá trị thiết thực của Phật pháp.
10/08/2013(Xem: 11799)
Nói đến hạnh nhẫn nhục thì có lẽ không ai trên cõi đời này – nhất là giới giàu sang phú quý, thanh thế uy quyền – nhẫn nhục bằng Đức Phật khi còn tại thế. Ngài nhẫn nhục chỉ vì mục đích tối thượng là tìm ra chánh đạo, giải thoát sanh tử cho mình và cho mọi người, mang lại thanh bình, an lạc cho chúng sanh. Nhẫn nhục ở đây không mang ý nghĩa ráng sức chịu đựng hay “cố đấm ăn xôi” nhằm đạt đến mục tiêu danh vọng của riêng mình.
10/08/2013(Xem: 11617)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) có 26 phẩm, trong đó Đức Phật dành hẳn một phẩm nói về thái độ và quan niệm dấn thân trên mọi cuộc hành trình của tín đồ Phật giáo, cuộc hành trình nào cũng nhắm đến mục đích hạnh phúc an vui và thong dong tự tại. Đó là phẩm An Lạc (Sukkha Vagga).
08/08/2013(Xem: 10311)
Có một người buồn chán vì gia cảnh quá nghèo. Không mua nỗi chiếc giường để nằm. Trong nhà chỉ có một cái ghế dài ... Mỗi ngày anh nằm dài trên đó mà ngủ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]