Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giá trị của An cư kiết hạ trong đời sống hiện đại

06/10/201007:23(Xem: 13583)
Giá trị của An cư kiết hạ trong đời sống hiện đại

Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma(q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”. Hay nói cách khác, khái niệm an cư cần được hiểu “An” là an tịnh nội tâm, “Cư” là kỳ hạn
ancu-xuhuecư trú tu tập, chuyển hóa tâm thức trong suốt thời gian nhất định nào đó.

Vì vậy, mùa An cư kiết hạ của chư Tăng, Ni thực chất chính là thời kỳ thuận lợi nhất trong việc thực thi đời sống hướng thượng, quyết định sự chuyển hóa tâm thức, là cơ sở thành tựu phạm hạnh giải thoát tối hậu.

Do có giá trị cao cả như thế, ngay từ thời Phật còn tại thế, Ngài đã chú trọng vấn đề này. Chính Đức Phật đã từng khiển trách nhóm Tỷ kheo sáu người và khuyến giáo rằng: “Này các thầy Tỷ kheo, phải an cư trong mùa mưa. Đây là hai thời điểm an cư. Thời điểm trước là ngày kế của ngày trăng tròn tháng Àsàlha, thời điểm sau là vào ngày sau ngày trăng tròn của tháng sau. Này các Tỷ kheo, trong ba tháng mùa mưa an cư không nên du hành. Vị nào đi ra ngoài, nếu không có lý do chính đáng thì phạm Dukkata”.

Rõ ràng, thời gian an cư có thể nói là thời gian quan trọng nhất trong năm của bất cứ hành giả nào hướng tâm giải thoát. Nó không chỉ có giá trị quyết định vấn đề thăng chứng tâm linh, phẩm hạnh trí tuệ của từng cá nhân đoàn thể Tăng già mà còn có tác động khai mở tâm thức, thiết lập và phát triển đời sống sinh hoạt tín ngưỡng của giới Phật tử tại gia thuần tịnh.

Cho nên, ta chẳng ngạc nhiên gì, ngày nay đến thời điểm an cư, giới lãnh đạo Phật giáo đã chú trọng chỉ đạo thiết lập những trường hạ quy củ để chư Tăng, Ni tập trung an cư trong một môi trường thanh tịnh, thuận lợi cho việc hành trì tu tập. Giá trị việc thiết lập đạo tràng an cư không đơn giản là hành giả an cư phải sống tập trung để tránh mưa, sợ đi lại nhiều và dẫm đạp trên đất làm chết côn trùng, mà thật ra còn có ý nghĩa cao hơn là để Tăng, Ni có điều kiện thanh tịnh tam nghiệp, học hỏi giáo pháp, thăng tiến trong lộ trình hành trì giới định tuệ. Trong ý nghĩa đó, an cư được minh giải như một quá trình tự thân tu tập, tự thân hành trì, mục đích cuối cùng là tự thân giải thoát thành Phật mà bất cứ người nào hành trì giáo pháp Như Lai ước nguyện.

Các bản kinh A hàmNikàyatừng thuật lại, nhờ có sự tập trung An cư kiết hạ mà các hành giả trong thời gian này đã có sự thăng chứng vượt trội; kết quả là nhờ sống phạm hạnh mà thành tựu giới, nhờ thành tựu giới mà chứng đạt được định, nhờ chứng đạt định mà khai mở trí tuệ, nhờ có trí tuệ mà chứng đắc quả Thánh. Kinh Chánh pháp niệm xứđề cập đến sự nhiệt tâm tinh tấn của chư Tăng thật đáng tôn kính, ngoài việc đi vệ sinh, thì các hành giả an cư dành toàn bộ thời gian còn lại để ngồi kiết già, hành trì thiền định cho đến khi chứng đắc quả Thánh.

Trong đời sống văn minh hiện đại, đạo tràng An cư kiết hạ là môi trường lý tưởng để chư Tăng, Ni tập trung thành một hội chúng hòa hợp, học pháp, hành trì pháp. Các hành giả Tăng, Ni trẻ tuổi có cơ may học pháp từ các bậc trưởng thượng; và các bậc trưởng thượng có thuận duyên sách tấn giáo huấn đàn hậu học thăng tiến trưởng thành. Có như thế, sinh mệnh Tăng già không những trường tồn mà việc hoằng hóa độ sanh ngày một hưng thạnh, đem lại lợi ích cho quần sanh. Đúng như tinh thần Phật dạy theo kinh Tăng Chi: “Hội chúng nào có các Tỷ kheo sống không biếng nhác, từ bỏ các đọa lạc, đi đầu hạnh viễn ly, sống theo tinh thần tinh tấn để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ, hội chúng này sẽ làm lợi ích cho đa số, sẽ làm tăng trưởng lạc giải thoát”. Chính sự thành tựu của việc tu tập này, sẽ góp phần đem lại các chân giá trị hạnh phúc thiết thực cho tự thân mỗi hành giả tu tập giải thoát, kết nối sự hòa hợp thanh tịnh của cả một đoàn thể Tăng già, quyết định cho sự truyền đăng tục diệm, hưng thịnh đạo pháp.

Do đó, việc giới Phật tử tại gia nương theo các đạo tràng An cư kiết hạ của chư Tăng, Ni để hướng tâm tu tập giải thoát là điều tất nhiên. Chính Đức Phật từng tán thán: “Nơi nào có hội chúng xuất gia thành tựu pháp, thì nơi đó hội chúng tại gia được an lạc, hạnh phúc nhờ sự hướng dẫn thực tập hành pháp của hội chúng xuất gia”. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, giới Phật tử tại gia ngày nay có nhiều áp lực, lắm nỗi lo toan cần phải giải quyết trong một nền kinh tế thị trường khá biến động, thay đổi và đang ở trong thời kỳ suy thoái khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Việc các trường hạ cũng là nơi thiết lập đạo tràng cho hội chúng tại gia có điều kiện nghe pháp, hành trì pháp, thực tập đời sống hướng nội một cách thiết thực và hữu hiệu nhất. Kinh Tăng Chi IInói rằng: “Có 5 lợi ích cho người sống chung với người an cư có mục đích. Đó là: 1- Nghe điều chưa được nghe. 2- Làm cho thanh tịnh điều được nghe. 3- An trú chánh tín những gì đã được học. 4- Không cảm xúc bệnh hoạn trầm trọng. 5- Có được các thiện tri thức đồng tu tập”.

Đọc các bản kinh A hàmhay Nikàya, truyện ký Phật giáo, chúng ta cũng thấy giới Phật tử tại gia thời Đức Phật, nhờ biết nương tựa chư Tăng tu hành mà thành tựu các pháp trong thời kỳ An cư kiết hạ hàng năm. Thậm chí các Phật tử ở vùng sâu đã liên kết với bà con quyến thuộc, các bộ tộc, những người cùng thôn xóm đến xin Thế Tôn thỉnh cầu một số chư Tăng về trú xứ của mình an cư để họ có cơ duyên thân cận thiện tri thức, nghe pháp và hành thiện, tạo phước điền. Tại đây, sự kết nối yêu thương được thiết lập, các giá trị đạo đức, nhân cách, trí tuệ của mọi người cũng được định hình nhờ sự tiếp nhận suối nguồn Chánh pháp. Mọi mâu thuẫn, những áp lực của công việc, những ham muốn sẽ giảm thiểu, thay vào đó là sự nảy mầm của các hạt giống thiện lành làm cho đời xanh tươi lên qua sự sự trải nghiệm thực hành các hạnh công đức Ba la mật như bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ mà người Phật tử thường làm như là một sự hộ trì Chánh pháp cao cả.

Ngày nay, các đạo tràng tịnh nghiệp chư Tăng, Ni an cư trong ba tháng hạ hàng năm, các đệ tử tại gia đã không ngừng thăng tiến trong việc tu tập hướng đến đời sống hướng thượng. Mô hình tu tập một ngày an lạc, tu Bát quan trai, niệm Phật, bái sám,… dưới sự hướng dẫn của chư Tăng, Ni đã đi trở thành nếp sống quen thuộc, là truyền thống sinh hoạt của người Phật tử trong mùa an cư. Hẳn nhiên, giới Phật tử cũng trở thành người đóng vai trò hộ trì, cung cấp “tứ sự” cần thiết cho chư Tăng, Ni và ủng hộ các việc công ích xã hội khác.

Và như thế, hội chúng xuất gia cùng hội chúng tại gia trong mùa an cư có cơ duyên thân cận, nối kết các thành phần trong xã hội. Người thầy nỗ lực tu tập và hoằng pháp; người trò tiếp nhận pháp và hành pháp trong khả năng, điều kiện có thể, góp sức cùng cộng đồng xây dựng đời sống hạnh phúc. Suy cho cùng, đây chính là mối liên hệ hữu cơ giữa hội chúng xuất gia và tại gia. Nó là cơ sở làm cho đạo pháp hưng thịnh, nước nhà an lạc như Phật dạy: “Tại trú xứ này, đệ tử xuất gia và tại gia sống hòa hợp, hoan hỷ, tu tập thiện pháp như nước hòa với sữa thì tại đó có sự an nhiên tự tại, thoải mái, có sự lợi ích an lạc”(Tăng Chi I).

Vậy là việc An cư kiết hạ của chư Tăng, Ni thực chất là sự an tịnh, tịnh hóa tâm thức không chỉ dành cho chư Tăng, Ni mà cho bất cứ ai hướng tâm tu tập. Chư Tăng, Ni ba tháng ở yên một chỗ, nỗ lực hành trì giới định tuệ trong tinh thần hòa hợp, thanh tịnh để thăng chứng đạo nghiệp, là cơ sở làm cho đạo pháp hưng thịnh, chúng sinh được an lạc. Phật tử tại gia nhờ nhân duyên này, mà chính tự thân của mỗi người có cơ duyên học pháp, khai mở trí tuệ, làm các việc lành, tạo sự nối kết yêu thương cho cộng đồng. Đây chính là giá trị cao nhất mà việc An cư kiết hạ đem lại. Thiết nghĩ, mọi giá trị khác của con người nếu có mặt, chúng cũng xoay quanh giá trị cơ bản này.

Vạn Hạnh, mùa An cư, tháng 6-2009

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2013(Xem: 3133)
Thế giới ngày nay không còn là thế giới của nửa thế kỷ đã qua. Những quan niệm về tốt - xấu đang nhanh chóng đổi thay, những ứng xử tinh thần đang trên đà chuyển biến và quan niệm chung về cuộc sống của con người cũng khác trước nhiều.
01/04/2013(Xem: 4810)
Tiếng Pali của "tám pháp thế gian" là "atthalokadhamma". "Attha" là tám, "loka" là thế gian, và "dhamma" là pháp. Atthalokadhamma còn được dịch là Bát Pháp, hay Bát Phong, là tám ngọn gió làm rung chuyển thế gian ...
01/04/2013(Xem: 6983)
MỤC NGƯU ĐỔ là tranh chăn trâu. Tranh ra đời tự triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được. Điều chắc chắn là tranh có từ xa xưa lắm, ban đầu chỉ có sáu bức, sau thất lạc luôn ...
01/04/2013(Xem: 9930)
Một ngày nóng, rồi một ngày lạnh . Người ta cứ mãi triền miên giữa những cơn nóng lạnh bức bách. Bức bách đến kỳ cùng, cho đến khi lòng người vĩnh viễn đắm chìm tận lòng biển.
01/04/2013(Xem: 5477)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, giáo lý đức Phật và bức thông điệp của Ngài gửi cho nhân loại vẫn còn vững chắc tồn tại với thời gian. Trong những sự nghiệp vĩ đại được xem như vĩnh cửu và bất biến, ta phải kể trước nhất là giáo pháp của đức Phật ...
01/04/2013(Xem: 3096)
Có một bài thuyết pháp của Đức Thế Tôn mà không thấy sách sử ghi lại, bài thuyết ấy cũng tại Vườn Nai, xứ Ba La Nại, được nói ra trước bài kinh Tứ Diệu Đế chỉ vài giờ ...
01/04/2013(Xem: 5656)
Một lần nọ, tôi hỏi một vị Sư “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”có phải là câu hay nhất trong kinh Kim Cang không thì Sư nhẹ nhàng bảo không, trong kinh Kim Cang câu nào cũng hay cả! Quả thật dần dần tôi cũng thấy ra kinh Kim Cang chỗ nào cũng hay cả, mà hình như ngày càng hay hơn, nhất là khi… áp dụng vào đời sống hằng ngày, đúng như Edward Conze nói. Cách viết, cách trình bày từng chữ từng câu trong kinh Kim Cang chặt chẽ, thuyết phục và nói chung là… hấp dẫn! Tôibị cuốn hút vào Kim Cang cũng như trước kia với Tâm Kinh. Tâm Kinh- dạycho Xá Lợi Phất, một đại đệ tử thông tuệ, trí thức nhất của Phật- hình như là để trả lời rốt ráo cho câu hỏi Tại sao,mang tính lý thuyết; còn Kim Cang thì nói cho Tu Bồ Đề
31/03/2013(Xem: 6280)
Một ngạn ngữ nhà Thiền vẫn thường được nhắc đến để sách tấn, khuyên răn Tăng Ni trong việc tùng chúng tu tập, giữ mình không rơi vào những sa ngã, kéo lôi của dòng thế tục, đó là câu: “Tăng ly chúng tăng tàn, hổ ly sơn hổ bại” (Tăng mà rời đại chúng thì tăng suy tàn; cọp mà xa rừng thì cọp thất bại).
30/03/2013(Xem: 5506)
Lại nói Tu Bồ Đề kính cẩn đặt hai câu hỏi với Phật: “…làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?” thì Phật bảo rằng không có gì khó cả, các vị Đại Bồ tát đều hàng phục tâm bằng cách như vầy… như vầy… “Ông hãy lắng tai nghe cho kỹ đây. Ta sẽ vì ông mà nói”. Tu Bồ Đề hớn hở: “Xin vâng, xin vâng. Con đang rất muốn nghe!”.
29/03/2013(Xem: 6243)
N ăm nay (2006) Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Chi Bộ Đức Quốc và Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức đăng cai tổ chức kỳ thứ 18 Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu, từ ngày 27 tháng 7 năm 2006 đến ngày 5 tháng 8 năm 2006 tại địa điểm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567