Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

An cư kho báu niềm tin và trí tuệ

08/06/201114:39(Xem: 11198)
An cư kho báu niềm tin và trí tuệ
An Cu Chua Bat Nha (23)
AN CƯ KHO BÁU NIỀM TIN VÀ TRÍ TUỆ
TKN. Thích Nữ Chân Liễu


Ngày nay, y theo lời dạy của Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, khắp nơi nơi, Chùa chiền, Tu viện, Thiền viện hằng năm đều trang trọng tổ chức chu toàn cho tứ chúng được hội tụ về tham dự mùa an cư, sau đại lễ Phật đản. Với trí tuệ của một bậc toàn giác, Đức Phật đã để lại kho báu quí giá vô tận, củng cố niềm tin vào chân lý bất biến và khai mở trí tuệ bát nhã cho hàng đệ tử trong các mùa an cư khi Ngài còn tại thế.

- Thế nào là an cư?

Tâm tĩnh lặng tự tại gọi là AN. Thân ở yên một chỗ gọi là CƯ. Tứ chúng là bốn hình tướng của người tu bao gồm xuất gia và tại gia (chư Tăng, Ni, và Cư sĩ nam, nữ). Ngày xưa, chỉ có giới xuất gia - chư Tăng và chư Ni - hành pháp an cư, mỗi năm một lần, thường là vào mùa hạ, nên gọi là an cư kết hạ, hay an cư kiết hạ. Ngày nay, ở khá nhiều nơi, vì muốn gieo duyên xuất gia thù thắng trong một thời gian hạn định, các bậc Tôn túc cho phép hàng Cư sĩ, Phật tử tại gia tham dự an cư, tập tu đời sống xuất gia, tìm hiểu học hỏi kinh Phật, nghe giảng giáo pháp, làm quen cách sống đơn giản tri túc trong thiền môn và còn có dịp tạo phước hộ trì tam bảo. Tứ chúng tùng hạ an cư đều chân thành thúc liễm thân tâm, thăng tiến giới hạnh, trưởng dưỡng từ bi, khai mở trí tuệ, cùng chung mục tiêu giác ngộ và giải thoát.

Mùa an cư giúp người tu tập xa rời sinh hoạt ồn ào của cảnh trần, an trụ một nơi, có thời gian nghiên tầm kinh điển, giúp cho mắt tai mũi lưỡi thân ý (gọi chung là sáu căn) được thanh tịnh. An cư chính là phương tiện thù thắng giúp thân được an, tâm được định, ý nghĩ lời nói việc làm đều thường tỉnh giác và luôn sống với tâm vô ngã vị tha, tâm từ bi tâm hỷ xả. Đó cũng là con đường tìm về “Kho Báu của Niềm Tin và Trí Tuệ”.


KHO BÁU CỦA NIỀM TIN

Đạo tràng an cư giúp người tu thanh tịnh tâm và là nơi câu hội của tứ chúng tu học, tụng kinh, niệm Phật, tham thiền, trì chú, nghe pháp, học hiểu kinh, trì giới luật, tham vấn luận, để phát sanh niềm tin chánh tín vào giáo lý Đức Bổn Sư Thích Ca; hiểu rõ được chân lý vô thường, sanh, lão, bịnh, tử, đang chi phối cuộc sống con người.

- Niềm tin sâu xa nơi luật nhân quả bình đẳng, con người tạo nghiệp thiện, tất nhận kết quả an vui; tạo nghiệp ác tất phải tự lãnh chịu hậu quả đau khổ. Nghiệp thiện hay nghiệp ác tạo tác từ thân khẩu ý. Dụ như hòn đá nặng (nghiệp ác, tâm nặng nề) tất nhiên phải chìm trong nước, giọt dầu nhẹ (nghiệp thiện, tâm khinh an) tất nhiên nổi trên mặt nước. Đó là nhân quả không sai, không phân biệt người nào.

- Niềm tin mãnh liệt nơi chính mình, nhận được bản tâm thanh tịnh vốn không sanh không diệt. Cứu cánh giải thoát sanh tử y cứ vào văn tư tu, tức là con người lắng nghe giảng chánh pháp, thực hành chánh pháp thấy có lợi lạc, tu chánh pháp dứt hết phiền não, sạch tội nghiệp, đạt đến niết bàn tịch tĩnh.

- Niềm tin vững chắc là căn bản của sự thành công chiến thắng tự tâm, nhiếp phục vọng tâm, là nguồn gốc của muôn hạnh lành. Niềm tin sáng suốt của người tu theo Phật không cuồng nhiệt, không sôi nổi, không so đo và không bản ngã (cái tôi).

- Niềm tin chân chánh là sự tự do thật sự, không bị ép buộc, cũng không vì động lực của lòng tham, sân, si sai khiến. Tu và học phải song hành, từ đó phát sinh niềm tin kiên cố, phân biệt chánh tà, đúng sai rõ ràng, không còn rơi vào mê tín hay bị dụ dẫn.

- Niềm tin bất thoái chuyển nơi Tam Bảo là thấy được giá trị lợi ích đối với đời sống con người trong xã hội.

- Thế nào là Tam Bảo?

- Tam Bảo là ba điều quí giá, cao tột.

Tam Bảo bên ngoàilà Phật Pháp Tăng.

Tam Bảo tự tâmlà tâm sáng suốt, tâm chân chánh và tâm thanh tịnh.

Những điều Đức Phật dạy và những gì bản thân Ngài chứng đắc trong quá trình tu tập và hành đạo khổ hạnh, đã để lại cho hàng đệ tử xuất gia, tại gia, con đường đi đến Niết Bàn, là sự giải thoát hoàn toàn viên mãn.

- Phật:Bậc sáng suốt, giác ngộ cao tột, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, phước đức và trí tuệ lưỡng toàn. Phật là tự tâm sáng suốt của mỗi người.

- Pháp:Con đường chân chánh, phương pháp lợi ích rốt ráo đưa đến giải thoát sanh tử, là cứu cánh để trau giồi giá trị phẩm hạnh, đạo đức, thánh thiện. Pháp là tự tâm chân chánh của mỗi người.

- Tăng:Tăng già là tập thể thanh tịnh hòa hợp, đời sống đơn giản trong sạch, quên mình vì lợi ích chúng sanh, cứu người giúp đời, tu hành theo Bồ Tát hạnh. Tăng là tự tâm thanh tịnh của mỗi người.

Những buổi cúng dường trai tăng, trai nghi trong mùa an cư, được tổ chức rất trang nghiêm thanh tịnh, tứ chúng đồng tu tụng niệm, hồi huớng cho gia đình thí chủ và cho tất cả mọi chúng sanh trong khắp pháp giới, đời đời được gặp chánh pháp, để tiến tu cho đến ngày giác ngộ và giải thoát. Trước khi thọ thực, mọi người đều thầm niệm tam đề và ngũ quán.

Tam đề:

Một là nguyện không làm các điều ác,

Hai là nguyện siêng làm các việc lành,

Ba là nguyện độ tất cả chúng sanh.

Ngũ quán:

1. Một là nghĩ đến công sức cực khổ của thí chủ cúng dường vật thực,

2. Hai là xem xét đức hạnh có xứng đáng thọ dụng vật thực,

3. Ba là ngăn ngừa lòng tham ăn và thói quen chê khen,

4. Bốn là xem vật thực như món thuốc trị bệnh đói,

5. Năm là tạm dùng vật thực để có sức khoẻ hành đạo.

Tam đề và ngũ quán là phương tiện chư Tổ dạy người tu nhiếp phục tâm, trước và trong khi thọ dụng vật thực cúng dường của đàn na tín thí. Điều quan trọng là giúp hành giả trên đường hành đạo luôn tinh tấn dũng mãnh, cố gắng trau giồi đức hạnh, tăng trưởng lòng từ bi, quyết tâm đạt đến Phật quả và nguyện độ tất cả chúng sanh được viên mãn. Đó là “Kho Báu Của Niềm Tin”mà mọi người tu xuất gia hay tại gia đều mong đợi và tin tưởng.


KHO BÁU CỦA TRÍ TUỆ

“Nhân thân nan đắc. Diệu đạo nan cầu” - Thân người khó được. Chánh pháp khó gặp. Kiếp này đã được thân người, hội ngộ Phật Pháp, lại được gặp bạn đồng tu. Người biết cách tu không phí thì giờ vì những phiền não thị phi, quyết tâm tu tiến, trừ sạch các tâm ô nhiễm ganh tỵ, đố kị, tham lam, sân hận, si mê.

“Phản quan tự kỷ” - Xoay lại xét mình, không phê phán người, người tu sẽ thấy rõ thật tánh của bản thân. Thúc liễm thân tâm thanh tịnh, trau giồi giới, định, tuệ, đó là tìm về trí tuệsáng suốt, tâm sáng suốt, còn gọi là Phật tánh hay Phật tâm.

Sinh hoạt tập thể là cơ hội tốt thực hành nếp sống tri túc, phát triển tâm vị tha khiêm tốn, đối trị tâm vị kỷ ngã mạn. Tứ chúng đồng tu theo Pháp Lục Hòa,tuy có khác nhau về xuất xứ, trong hay ngoài giáo hội, nhưng tất cả đều bất tùy phân biệt, cư xử bình đẳng, từ vật chất đến tinh thần. Thân hòa, tâm hòa, vui vẻ chấp tác, hăng hái hành đường, giúp đỡ nhau công quả từ chuyện lớn nhỏ, việc nặng nhẹ, tất cả đều hiểu biết và kính quí nhau trong tình đạo vị của chốn thiền môn an tịnh. Mục đích đưa người tu đến chân thiện mỹ.

Pháp Lục Hòa là sáu phương pháp cư xử hòa hợp, thanh tịnh, trong đời sống tập thể như sau:

1. Thân hòa đồng trú:Sống chung tập thể, hòa thuận, đùm bọc, nhường nhịn nhau trong tình thân. Không ỷ mạnh hiếp yếu, ỷ thế hiếp cô. Tránh việc phe phái chia rẽ.

2. Khẩu hòa vô tranh:Sống chung tập thể, với tinh thần đồng tu, giữ gìn lời nói ôn hòa. Không tranh cãi, tranh chấp từng câu từng lời. Luận bàn trong sự tương kính và bao dung.

3. Ý hòa đồng duyệt:Sống chung tập thể, ý nghĩ thiện lành, vui vẻ trong sáng, thanh tịnh. Không cố ý tạo bất hòa, đố kỵ, ganh ghét. Đặt sự tôn trọng nhau và đồng hòa giải trên hết.

4. Giới hòa đồng tu:Sống chung tập thể, giữ gìn giới luật, tự giác giữ mình trong kỷ luật và qui tắc. Không xét việc người, tự soi mình, kính trên hòa dưới. Giúp đạo tràng trang nghiêm tề chỉnh và qui củ.

5. Kiến hòa đồng giải:Sống chung tập thể, sách tấn nhắc nhở, cùng nhau học hỏi trong sự bình đẳng. Không phân cao thấp, hay dở, khen chê, chỉ trích. Dìu dắt cùng tu, cùng lợi lạc.

6. Lợi hòa đồng quân:Sống chung tập thể, lợi dưỡng đồng chia, tài lợi vật chất đối xử công bằng. Không giành phần tốt, để người khác chịu thiệt thòi, so đo tính toán. Chia xẻ đồng đều quân bình như nhau.

Con người còn sống là còn động, còn sinh hoạt là còn phiền não. Pháp Lục Hòa tạo được hòa khí trong tình đạo vị, xóa tan phiền não ngăn cách. Hơn vậy nữa, pháp nầy có công dụng nhắc nhở sự bình đẳng trong tăng đoàn, dùng đức phục chúng, người tu trước biết thương yêu lo lắng người tu sau. Kỷ luật tự giác, thời khóa đúng giờ, tinh tấn khắc phục giải đãi, tăng niềm tự tin trong cuộc sống. Đó là “Kho Báu Của Trí Tuệ” ngàn năm vô cùng trân quí không bao giờ mất.



LỢI ÍCH CỦA AN CƯ



hững tháng ngày an cư, thật sự buông bỏ những lo âu phiền muộn, tứ chúng đồng tu có thêm niềm tin chánh tín và trí tuệ sáng suốt, giữ gìn truyền bá chánh pháp mạnh mẽ lợi lạc rất nhiều. Giá trị ánh sáng của Phật Pháp được duy trì, đạo Phật càng phát triển sâu rộng, niềm hạnh phúc an lạc lan tỏa khắp nhân gian không thể nghĩ bàn.

Trong thời gian mùa an cư, mỗi buổi sáng, tứ chúng thức dậy thật sớm, trước thời khóa tụng kinh Lăng Nghiêm có 30 phút tịnh tâm, thiền định, mọi người trong chúng từng bước nhẹ nhàng ngồi vào chỗ của mình, xếp chân với tư thế hoa sen, yên lặng thiền tọa, niệm Phật, trì chú trong yên lặng. Trong khung cảnh trang nghiêm thanh tịnh, không tạp niệm, buông bỏ phiền não, không nói chuyện, không niệm Phật ra tiếng, cũng không lễ lạy. Thời khắc đó mọi người thấy rằng, nếp sống thanh tịnh của người tu cần thiết và lợi lạc vô cùng.

Những thời khóa tụng kinh như nhắc lại lời Phật dạy, tiếp thu Phật Pháp. Trong lời giảng chư Tôn đức giúp mở mang trí tuệ, sinh hoạt đối xử nhau đầy đạo tình đạo vị giúp cho tứ chúng đồng tu niềm tin sâu xa nơi Tam bảo. Nhờ có những mùa an cư lợi lạc, người tu mới hiểu biết cách tu đúng chánh pháp, trang nghiêm giới hạnh và đi đúng theo con đường Phật dạy để đạt đến cứu cánh Niết Bàn. Đó là phước báu của kiếp được làm thân người lại được sống trong giới pháp của Chư Phật.

Tứ chúng xuất gia và tại gia thành tâm đảnh lễ, cung kính tri ân Chư Tôn Thiền Đức tổ chức những mùa an cư hằng năm, đem tâm từ bi hỷ xả cao thượng trao truyền ngọn đuốc Phật Pháp vi diệu. Các Ngài đã tạo duyên lành cho hàng Phật tử xuất gia và tại gia chúng con được học hiểu sự lợi ích thực tế của công đức và phước đức, có thể áp dụng vào cuộc sống hằng ngày nơi trụ xứ. Ngưỡng nguyện hồng ân Tam Bảo gia hộ chánh pháp trường tồn, chúng sanh dị độ.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

TKN. Thích Nữ Chân Liễu (Canada, Mùa An Cư 2011)

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/04/2015(Xem: 9738)
Trong khi cả thế giới lựa chọn chỉ số GDP (Gross Domestic Products – Tổng sản phẩm quốc nội) làm thước đo thịnh vượng và phát triển, thì riêng tại đất nước này, chỉ số đó bị loại bỏ thay vào đó là GNH (Gross National Happiness- Tổng hạnh phúc quốc dân).
17/04/2015(Xem: 8610)
Mười lần như chục, hôm nào gặp bữa ăn trưa trong căng-tin có món xúc-xích là mấy người đồng nghiệp Đức của tôi hay nói đùa bằng một câu triết lý cà rởn rằng: trên đời này cái gì cũng có đầu có đuôi, có thủy có chung, duy chỉ cây xúc-xích là có hai đầu. Có ông nhạc sĩ người Đức Stephan Remmler còn viết ra một bài tình ca nổi tiếng theo tựa đề ấy là: Alles hat ein Ende nur die Wurst hat zwei. Câu nói vui, nói ra để cười với nhau. Xúc-xích là món ăn rất phổ biến của người Đức, to nhỏ đủ cỡ, có mặt mọi nơi, từ tiệm ăn tay cầm cho đến các món ăn nấu trong nhà hàng với nhiều gia vị khác nhau, với rau xanh, cải đỏ hay kèm bột cà ri, mù tạt v.v..
16/04/2015(Xem: 8182)
Nhân duyên đưa tôi đến với đạo Phật là từ ngày mẹ chồng lâm bệnh, sau khi bệnh viện trả về, mẹ được các thầy tụng kinh cầu nguyện nên ra đi rất nhẹ nhàng. Tang lễ và các tuần thất về sau cả nhà tôi đều tụng kinh niệm Phật cầu siêu cho mẹ, vào các ngày 14 và 30 thì lên chùa sám hối, nghe thầy trụ trì thuyết giảng. Từ đó tôi đã hiểu được Phật pháp và những điều hay lẽ phải cần thực hành trong đời sống hàng ngày. Sau này, mỗi tối tôi đều cố gắng thu xếp công việc để lên chùa tụng kinh, tôi thấy thân tâm mình an lạc vô cùng.
14/04/2015(Xem: 10905)
Chúng sinh kể cả nhân loại trên Tam Giới, trong cỏi Ta Bà, không nhất thiết chỉ có người quy y đạo Phật mới có Tri Kiến Phật. Mà ngay cả những người thậm chí không biết một tý gì về Phật giáo, không là Phật Tử, cũng đều tự có Phật Nhãn giống như nhửng Phật Tử và dĩ nhiên họ có Trí Tuệ Phật để thành Phật giống như mọi người mà không cần quy y tam bảo, làm Phật Tử hay cải đạo của chính mình. Đạo Phật không hề ép buộc ai quy y, không cản trở người quy y hoàn tục, cũng như tuyệt thông công (excomunicate) ai được. Đó là ưu điểm cũng là yếu điểm của đạo từ bi hỹ xã trong việc khuyết trương củng như bão vệ Phật Pháp.
13/04/2015(Xem: 7691)
Thư giãn ở bất kỳ cách nào cũng đều hiệu quả để đối trị đau đớn. Những người tập thư giãn có khả năng tốt hơn để chịu đựng đau đớn. VÀ họ thực sự cảm thấy đau đớn ít hơn. Nói cách khác, tập thư giãn có thể giảm đau một phần, và làm cho bạn chịu phần đau còn lại dễ dàng hơn.
12/04/2015(Xem: 8754)
Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.
11/04/2015(Xem: 9294)
Nhân loại bước vào thiên niên kỷ mới với một nền văn minh ngày càng rực rỡ. Khoa học hiện đại được xem gần như là vạn năng, phục vụ mọi nhu cầu vật chất trong đời sống của con người. Thế nhưng, con người đã thật sự hạnh phúc, thật sự chấm dứt khổ đau hay chưa? Đó là điều chúng ta cần phải suy gẫm.
10/04/2015(Xem: 10716)
Người ta thường nói đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, nên những khi mơ màng lơ đãng, lúc thả hồn đi hoang, khi u buồn khắc khoải, lúc mộng mơ vượt rào, khi hạnh phúc dâng tràn, lúc bồn chồn lo lắng, sẽ khiến cho người đối diện dễ dàng phát hiện ra những thầm kín chôn dấu đó đây. Đôi mắt người thương kẻ nhớ đôi mắt lo sợ bất an đôi mắt chứa đầy buồn vui, đôi mắt nhìn đời với toàn màu hồng choáng ngợp hạnh phúc hay đong đầy hệ lụy khổ đau, đều tùy thuộc vào tầm nhìn sự xúc cảm những bất an biến động nổi dậy, hay sự bình yên lan tỏa trong tâm thức mỗi chúng ta.
10/04/2015(Xem: 9107)
Bài pháp với đề tài thực dụng “Đem sự tu tập vào đời sống” đã được Ni Sư Tenzin Palmo trình bày với phong cách đơn giản mà tinh tế, linh hoạt cuả bà. Ni Sư chấm dứt bài giảng, nhìn thính chúng, mỉm cười chờ đợi những câu hỏi của các Phật tử tham dự. Chánh điện Thiền Tự Tiêu Dao sinh động hẳn lên và hội chúng tranh nhau đưa tay xin hỏi. Thông qua sự thông dịch của hai em Phật tử, Ni Sư từ tốn giải đáp từng thắc mắc về cá nhân Ni Sư, về cuộc sống đời thường cho đến các ưu tư về trải nghiệm thiền tập...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]